Nước Thải Sinh Hoạt Của Công Nhân Lao Động Trong Các Công Ty Than Ở Khu Vực Nghiên Cứu

hàm lượng dầu mỡ tại các điểm quan trắc bến rót than cảng than vượt ngưỡng cho phép dùng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước ở mức độ nhỏ.

3.2.6. Nước thải sinh hoạt của công nhân lao động trong các công ty than ở khu vực nghiên cứu

a. Công ty than Cao Sơn

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động cũng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lượng nước mặt nếu không được quản lý, xử lý chặ chẽ. Hiện tại toàn công ty là 3.812 người. Theo tính toán mức tiêu thụ nước hiện nay trên các khai trường được tính như sau:

Nước sinh hoạt, ăn uống tắm giặt lấy theo tiêu chuẩn TCXD 33:2006. Trong

đó:


Nước ăn uống sinh hoạt giữa 2 ca: 25 lít/người/ngày đêm. Nước tắm rửa của công nhân: 60 lít/lần tắm

Nước sinh hoạt của công nhân ở tập thể: 40 lít/người/ngày đêm Nước giặt ủng, quần áo: 50 lít/bộ

Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt khoảng 400 m3/ngày đêm. Với khối

lượng nước này nếu không xử lý sẽ tác động xấu tới môi trường nước mặt tại khu vực của công ty. Tuy nhiên ảnh hưởng này chỉ mang tính chất cục bộ, sẽ khắc phục bởi hệ thống vệ sinh tự hoại, hệ thống lắng lọc nước thải sinh hoạt trước khi thải ra ngoài môi trường.

Bảng 3.15. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải


STT

Chất ô nhiễm

Tải lượng (kg/ngày)

1

Nhu cầu ô xy sinh học (BOD)

166,69 – 195, 82

2

Nhu cầu ô xy hóa học (COD)

1257,75 – 1365, 37

3

Chất rắn lơ lửng

255,75 – 530,9

4

Tổng ni tơ

21,09 – 44,18

5

Tổng phospho

2,94 – 14,72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu, nghiên cứu của học viên Vũ Xuân Lịch)

Do nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt thấp, chủ yếu chứa các chất hữu cơ, không chứa các kim loại độc hại, do vậy xử lý bằng bể phốt trước khi đưa ra môi trường là biện pháp hạn chế ảnh hưởng tốt nhất.

* Ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận nước thải

Trong nước thải sinh hoạt có hàm lượng vi sinh vật rất cao và có đặc tính gây ô nhiễm lớn. Tổng số vi khuẩn, kể cả các nhóm tương đối không có hại khoảng 1000 loại. Vi sinh vật sống trong nước thải chủ yếu là các loại virut và vi khuẩn. Loại vi khuẩn Salmoele tạo nên bệnh sốt, một phần ở trong trứng của động vật ký sinh như giun... Ngoài các sinh vật có vấn đề sinh học ra, nước thải sinh hoạt còn chứa các vi khuẩn vô hại phân hủy các chất thải qua sự thủy phân, sự khử và sự ô xy hóa. Các chất gây men và các enzim cũng tham gia vào sự phân hủy này. Nước thải sinh hoạt còn chứa các chất hoocmon, các chất kích thích, các vitamin từ các chất bài tiết của con người và động vật.

Nguồn tiếp nhận nước thải là nước sông Mông Dương. Nước thải sinh hoạt của công ty than Mông Dương sau khi xử lý, thải ra sông Mông Dương sẽ gây một số ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước, chất lượng nước sông, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước. Nhìn chung các tác động chỉ mang tính cục bộ, không lớn.

b. Công ty than Núi Béo

Loại nước thải này ô nhiễm chủ yếu bởi: các chất hữu cơ (từ nhà vệ sinh), chất cặn bã, dầu mỡ (từ nhà bếp), các chất dinh dưỡng và vi sinh,.. Nếu không được tập trung và xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước trong khu vực.

Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng 3.16 sau đây:

Bảng 3.16. Lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường


Stt

Chất ô nhiễm

Tải lượng (g/người.ngày)

1

BOD5

45 – 54

2

COD

72 – 102

3

Chất rắn lơ lửng (SS)

70 – 145

4

Dầu mỡ

10 – 30

5

Tổng Nitơ

6 – 12

6

Amôni

2,4 – 4,8

7

Tổng Phốt Pho

0,8 – 4,0

8

Tổng Coliform (MPN/100ml)

106 – 109

(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993

Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý đưa vào suối hàng ngày khá lớn và không đạt tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 3.17. Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở mỏ than Núi Béo


Chất ô nhiễm

Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

Hàm lượng trong nước thải sinh hoạt (mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(Cột B)

Không xử lý

BOD

145,32

1879,9

50

COD

259,17

3297,1

-

Chất rắn lơ lửng

315,77

4076

100

Tổng N

25,6

346

-

Amoniac

10,49

134,5

-

(Nguồn: Nghiên cứu của học viên Vũ Xuân Lịch)

Lượng nước thải phát sinh của khu vực mỏ Núi Béo khoảng 200 m3/ngày đêm. Theo tính toán bảng trên, nếu nước thải sinh hoạt của mỏ không qua xử lý, thải thẳng vào nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm nước mặt của nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất, nước, thủy sinh ở khu vực nguồn tiếp nhận.

3.3. Các vụ vi phạm pháp luật về quản lý môi trường củ a cá c doanh nghiêp

than trên đia

bàn nghiên cứ u.

Măc

dù đã có nhiều nỗ lưc

trong công tác quản l ý môi trường đặc biệt là đối

́i các doanh nghiêp

than , song vân

chưa thể đáp ứ ng đươc

́i yêu cầu phát triển

của các doanh nghiệp than trên địa bàn . Ý thức bảo vệ môi trường của các doanh

nghiêp

chưa đươc

nâng cao , các biên

pháp xử lý chỉ mang tính đối phó ́i cơ quan

kiểm tra. Trong quá trình hoaṭ đôṇ g kiểm tra , khảo sát công tác quản lý môi trường

của các doanh nghiệp than trên địa bàn đã phát hiên

nhiều vu ̣vi pham

pháp luâṭ về

môi trường. Có thể kể đến một số vụ vi phạm mới xảy ra taị đia bà n:

- Vào hồi 10 giờ ngày 30 tháng 09 năm 2013, Cục cảnh sát PCTP về Môi

trường (C49) tiến hành kiểm tra thưc tế công tać châṕ haǹ h phaṕ luâṭ BVMT của

Công ty TNHH môt

thành viên than Thống Nhất – Vinacomin theo Quyết điṇ h sô

253/QĐ-KT ngày 04/01/2013 của Cuc trưởng C 49. Đoaǹ công tać của C 49 cùng

đồng chí Vũ Xuân Lic̣ h (Đội trưởng Đội 2 – Phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường –

Công an tỉnh Quảng Ninh ) đã tiến hành kiểm tra thưc tế hoaṭ đôṇ g xử lý nư ớc thải

của Công ty. Trong quá trình kiểm tra thưc phạm như sau:

tế Đoàn công tác đã phát hiên

môt

số vi


thuôc

+ Khi khảo sát toàn bô ̣hê ̣thống thoát nước th ải của khu sản xuất Lộ Trí Công ty than Thống Nhất đoàn kiểm tra thấy: Trong khuôn viên kho sản xuất

Lô ̣Trí có 01 lò thoát nước thải . Nước thải chảy qua lò thoát nước này bao gồm nước thải sinh hoaṭ của khu dân cư Mông Giăng và nước thải sinh hoaṭ của Cán bô ̣ công nhân viên khu sản xuất L ộ Trí. Tuy nhiên taị cử a lò vỉa 13, Đoàn kiểm tra phát

hiên

có 01 đường ống nước thải từ ̉ a lò 13 đươc

đấu chảy vào lò thoát nước thải

chung. Lưu lươn

g dòng nước thải sản xuất từ ̉ a lò 13 không qua xử lý này không

được Công ty đăng kí ́i cơ quan chứ c năng . Toàn bộ lượng nước thải từ cửa lò 13

này được công ty cam kết tập trung vào 1 bể chung sau tram

̉ lý sau đó đươc

bơm

lên tram

̉ lý nước thải tâp

trung . Tuy nhiên taị thời điểm kiể m tra, Đoàn kiểm tra

không thấy các máy bơm để bơm nước thải từ lò 13 lên tram

x ử lý nước thải hoạt

đôṇ g. Vì vậy toàn bộ lượng nước thải từ vỉa 13 chảy thẳng ra môi trường ( suối Ngô

Quyền). Nhân

thấy như vâỵ , Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mâu

nước thải từ vỉa 13

chảy ra môi trường phân tích kết quả thu được là nồng độ Nike (Ni) vươt 2 lâǹ ;

Chất rắn lơ lử ng (TSS) vươt

4,72 lần; Mangan (Mn) vươt

29 lần; sắt (Fe) vươt

125

lần so với QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuâṭ quốc gia về nước thải công nghiêp̣ .

+ Khi tiến hành lấy mâu nước thaỉ qua bể xử lý chaỷ ra môi trường tại địa

điểm đào lò xây dưn

g cơ bản dưới – 35 khu Lô ̣Trí các chỉ tiêu vươt

quá tiêu chuẩn

cho phép quy điṇ h taị QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuâṭ quốc gia về

nước thải công nghiêp

. Cụ thể là : Chất rắn lơ lử ng (TSS) vươt

2,13 lần; Mangan

(Mn) vươt

2,82 lần; sắt (Fe) vươt

26,4 lần.

- Vào 8 giờ 30 ngày 05 tháng 10 năm 2013, Cục cảnh sát PCTP về Môi trường (C49) trong đó có đồng chí Vũ Xuân Lịch (Đội trưởng Đội 2 – Phòng Cảnh

sát PCTP về Môi trường – Công an tỉnh Quảng Ninh ) tiến hành kiểm tra thưc

tế

công tác chấp hành pháp luâṭ BVM T của Công ty Cổ phần Than Núi Béo – Vinacomin (Số 799 - Lê Thánh Tông - Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh).

Trong quá trình kiểm tra thưc

tế , Đoàn công tác đã phát hiên

nhiều sai pham

trong

viêc

quản lý môi trường của Công ty . Hầu hết lưu lươn

g nước thải sinh hoat

của mỏ

không qua xử lý, thải thẳng vào nguồn tiếp nhận, gây ô nhiễm nước mặt của nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất, nước, thủy sinh ở khu vực nguồn tiếp

nhận. Cụ thể là hàm lượng BOD 5vươt 37,6 lâǹ ; hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)

vươt

40,76 lần so với quy điṇ h của QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuât

quốc gia về nước thải sinh hoaṭ .

Bên caṇ h 2 vụ vi phạm nghiêm trọng này còn có nhiều vụ vi phạm trong việc

quản lý m ôi trường của các doanh nghiêp ngaǹ h than khać gây an̉ h hưởng nghiêm

trọng tới môi trường xung quanh , làm suy thoái nguồn nước , ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong khu vực.

3.4. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất than trong vùng nghiên cứu

3.4.1. Đánh giá về thể chế/tổ chức

a. Các kết quả đạt được

- Các doanh nghiệp đã thành lập các phòng ban chuyên trách về môi trường đảm nhiệm các vấn đề về môi trường cho toàn doanh nghiệp.

- Đã xác định rò trách nhiệm, phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ MT trong hoạt động khai thác, chế biến KS giữa VINACOMIN, các ngành và địa phương để quản lý, phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố MT trong khai thác khoáng sản.

- Tăng cường hoạt động giám sát, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ MT và sử dụng tài nguyên trong khai thác, chế biến khoáng sản. Thực hiện nghiêm túc văn bản số 491/CP ngày 13/5/2002 của Chính phủ về vùng cấm, hạn chế HĐKS.

- Tăng cường sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị và cộng

đồng.

- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho BVMT, sử dụng có hiệu quả các

nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý tài nguyên MT trong HĐKS. Thành lập Quỹ bảo vệ tài nguyên và MT đối với HĐKS, các nguồn chính lập quỹ gồm các phí môi trường, ký quỹ MT v.v.

b. Khó khăn, tồn tại

- Cán bộ Phòng Môi trường của các Mỏ hiện nay còn kiêm nhiệm các công việc khác như Khoa học Công nghệ; Tin học; An toàn...vì vậy để đảm bảo tính chuyên nghiệp của cán bộ trong Phòng cần kiện toàn phòng Môi trường của các mỏ.

- Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh than chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị nên đôi khi sự quản lý còn bị chồng chéo.

3.4.2. Đánh giá việc thực hiện các chính sách, luật pháp và các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp

a. Kết quả đạt được

- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh than đều đã nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường, lập và thực hiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường của từng cơ sở.

- Định kỳ quan trắc môi trường, báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo các yêu cầu đã đưa ra trong cam kết với cơ quan chức năng.

- Xây dựng và vận hành các công trình xử lý nước thải mỏ.

- Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm bụi, đảm bảo sức khỏe người lao động cũng như môi trường sống chung.

b. Khó khăn, tồn tại

- Vấn đề sản xuất và kinh doanh than trải dài theo một phạm vi rộng lớn, nên gây ảnh hưởng lớn trên toàn bộ khu vực nghiên cứu:

+ Nước thải mỏ có thể bị ảnh hưởng từ đầu nguồn dòng chảy, cuối nguồn lại gần khu vực dân cư sinh sống, khu vực nước mặt chảy ra biển.

+ Quá trình vận chuyển than trải dài, cung đường vận chuyển lại đi qua khu vực đông dân cư, gây bụi bẩn đường giao thông, ảnh hưởng tới an toàn trên đường lưu thông.

3.4.3. Thực hiện các biện pháp quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bụi và do nước thải

a. Các kết quả đạt được

- Các doanh nghiệp đã có những biện pháp tối ưu hóa nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải, bụi, nước thải tới môi trường xung quanh:

* Giảm thiểu bụi

+ Phun tưới nước trên cung đường vận chuyển than, một số đoạn đường nội bộ đã được bê tông hóa.

+ Trồng cây xanh tại các tuyến đường nội bộ, đặc biệt là các tuyến đường tạm đi qua các bãi thải xít trong mặt bằng khu vực khai thác.

+ Xây dựng hệ thống lưới chống bụi trong khu vực sàng tuyển và bãi chứa than, cảng xuất nhập than.

+ Phương tiện vận chuyển than được che chắn cẩn thận, tránh gây ra tình trạng rơi vãi than, phát tán bụi tới các khu vực nó đi qua.

+ Quy định giờ vận chuyển qua các tuyến đường có khu dân cư.

* Giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải mỏ

+ Đã xây dựng các nhà máy xử lý nước thải mỏ tập trung ở các mỏ lớn như Cọc Sáu, Cao Sơn...

+ Xây dựng các hồ chứa bùn thải, hố lắng tại khu vực phát sinh nước thải sản xuất từ than.

+ Nước mưa chảy tràn qua các khu vực bãi chứa than, các khai trường được thu gom, chảy vào hệ thống riêng, lắng lọc các chất lơ lửng, các chất bẩn, rồi mới đưa vào các dòng chảy mặt.

b. Các khó khăn, tồn tại

* Hệ thống giảm thiểu bụi

- Cần áp dụng thêm các biện pháp chống bụi cho người lao động trực tiếp làm việc trong môi trường độc hại. Công nhân mới chỉ trang bị khẩu trang chống bụi nên nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi của lao động trong ngành là rất cao.

- Biện pháp dập bụi bằng nước trên các tuyến đường vận chuyển than, đặc biệt là những cung đường đi qua khu đô thị, khu dân cư gây mất mỹ quan đường phố, làm cho đường trơn trượt dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

* Hệ thống giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải

- Các công trình xử lý chủ yếu bằng cơ học, chỉ làm lắng các chất rắn lơ lửng, các chất hóa học lẫn trong nước vẫn chưa được xử lý triệt để.

- Các hệ thống xử lý nước thải tập trung cần được triển khai xây dựng ở nhiều doanh nghiệp để nguồn nước thải gây ô nhiễm được xử lý triệt để.

* Các công nghệ xử lý bụi đã và đang được áp dụng

- Phương pháp phun nước dập bụi tại các khai trường lộ thiên.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí