Công Tác Quản Lý Vận Hành Công Trình Còn Yếu Kém

+ Các uỷ viên: Lãnh đạo các Sở: Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Khoa học và công nghệ, Xây dựng, Đài phát thanh và truyền hình, Báo Hoà Bình, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên.

Là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổng hợp, lập kế hoạch triển khai thực hiện Bộ chỉ số. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và huyện, thành phố triển khai công tác điều tra, cập nhật, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Bộ chỉ số hàng năm cho UBND tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT thu thập, tổng hợp cập nhật các số liệu của 8 chỉ số theo Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn như sau :


Chỉ số 1: Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh :

86%

Tỷ lệ người nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh :

79,2%

Chỉ số 3: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu :

95,2%

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh:

63,5%

Tỷ lệ hộ nghèo có nhà tiêu HVS:

31,4%

Số nhà tiêu HVS tăng thêm mỗi năm

18.580

Chỉ số 4: Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS:

75%

Tỷ lệ trường học có nước HVS:

76,9%

Tỷ lệ trường học có nhà tiêu HVS

77,2%

Chỉ số 5: Tỷ lệ trạm y tế xã có nước và nhà tiêu HVS

85%

Tỷ lệ trạm Y tế có nước HVS

86.1%

Tỷ lệ trạm y tế có nhà tiêu HVS

85.8%

Chỉ số 6: Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh

53,4%

Chỉ số 7:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 8


Số người được sử dụng nước theo thiết kế từ công trình cấp nước tập trung xây mới, cải

tạo nâng cấp mỗi năm: 2.870


Số người được sử dụng nước theo thực tế từ công trình cấp nước tập trung xây mới, cải tạo nâng cấp mỗi năm: 2.320

Chỉ số 8: Tỷ lệ hiện trạng hoạt động của các công trình cấp nước tập trung:



Bền vững

7,3%

Trung bình

21,8%

Kém hiệu quả

31,3%

Không hoạt động

39,6%


2.3.1.3 Cơ chế, chính sách

Để quản lý và thúc đẩy cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã ban hành một số cơ chế chính sách như sau:

- Ban hành Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc: Phê duyệt đề cương: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung dự án quy hoạch CNSH và VSMTNT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

- Ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc: Phê duyệt kinh phí: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung dự án quy hoạch CNSH và VSMTNT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

- UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo cung cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.

- Quyết định số 640/QĐ-SNN ngày 12-8-2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụ là Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo cung cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

- Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 4/9/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định về quản lý, vận hành, khai thác sử dụng các công trình cấp nước tập trung

nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


- Công văn số 07/UBND-NNTN ngày 6/01/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc triển khai Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả" vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2.3.1.4 Quy hoạch cấp nước nông thôn

Ngày 26/8/2013 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2014/QĐ- UBND về việc: Phê duyệt đề cương: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung dự án quy hoạch CNSH và VSMTNT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với phương án và lộ trình thực hiện quy hoạch như sau:

* Giai đoạn đến năm 2015:


- Tập trung xây dựng các công trình cấp nước cho các cơ sở công cộng.


- Nâng cấp sửa chữa một số công trình hư hỏng.


- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ tại các địa phương đặc biệt khó khăn về nước sạch nhưng không thuận lợi về địa lý, phân bố dân cư để xây dựng các công trình cấp nước tập trung (CTCNTT).

* Giai đoạn đến năm 2020:


- Tập trung nguồn vốn xây dựng các công trình cấp nước cho các cơ sở công cộng. Sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình.

- Không xây dựng thêm công trình cấp nước nhỏ lẻ.


* Giai đoạn đến năm 2030:


- Nâng cấp các CTCNTT xuống cấp,


- Xây dựng các công tình cấp nước sạch (các công trình có quy mô lớn tại các khu vực có điều kiện địa ký thuận lợi).

* Với mục tiêu:


- Vùng 1: Nội thành thành phố Hòa Bình: năm 2015 đạt 95% dân số sử dụng NHVS, Năm

2020 tỷ lệ này là 100%;


- Vùng 2: Các thị trấn, thị tứ: năm 2015 đạt 90% dân số sử dụng NHVS, năm; Năm 2020 đạt 100% dân số sử dụng NHVS;

- Vùng 3 và vùng 4: năm 2015 đạt 85% dân số sử dụng NHVS, năm 2020 tỷ lệ này đạt 95% và đến 2030 tỷ lệ này là 100%.

Năm 2014-2015 toàn tỉnh sẽ có thêm 6.119 công trình cấp NHVS nhỏ lẻ, sữa chữa nâng cấp 18 CTCNTT, 85% số trường học và 100% trạm y tế có NHVS.

Năm 2016 - 2020 có thêm 2 CTCNTT được xây mới, sửa chữa nâng cấp 129 CTCNTT, 100% số trường học có NHVS.

Năm 2021-2030 Xây mới thêm 40 CTCNTT quy mô lớn, sữa chữa, nâng cấp thêm 16 CTCNTT.

UBND tỉnh Hòa Bình và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã ban hành một số cơ chế chính sách để đảm bảo cung cấp nước sạch đến người dân trên địa bàn tỉnh.

Để thống nhất phương án chuyển đổi mô hình quản lý, vận hành, khai thác công trình nước sinh hoạt nông thôn bàn giao cho các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực quản lý, vận hành Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quy định về quản lý, vận hành, khai thác sử dụng các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tại Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 trong đó đã quy định cụ thể về phân cấp tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình; trách nhiệm của Trung tâm Nước sạch và VSMTNT; trách nhiệm của Đơn vị quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn do UBND cấp huyện quyết định thành lập; bên cạnh đó Bộ Tài chính có Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính, quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, từ đó là cơ pháp lý để xây dựng Đề án “Chuyển đổi mô hình quản lý, vận hành, khai thác các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh”.

2.3.2 Những tồn tại hạn chế

2.3.2.1 Công tác quản lý vận hành công trình còn yếu kém

Thực tế trên toàn tỉnh cho thấy việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước nông thôn còn kém hiệu quả; số lượng công trình hoạt động bền vững chiếm tỷ lệ nhỏ, số lượng công trình hoạt động trung bình và kém hiệu quả chiếm tỷ lệ lớn; đặc biệt có một số công trình không hoạt động, ở trong tình trạng đắp chiếu khá lâu, cụ thể:

Qua rà soát, đánh giá 303 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (có phụ lục đính kèm):


+ Công trình hoạt động bền vững có 22 công trình, cụ thể nằm tại các huyện như sau:


Thành phố Hòa Bình: 04/24 công trình (không kể công trình do Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Hòa Bình) chiếm 16,67%

Huyện Kim Bôi: 07/32 công trình chiếm 21,86% Huyện Đà Bắc: 01/59 công trình chiếm 1,69% Huyện Mai Châu: 03/39 công trình chiếm 7,69% Huyện Lạc Thủy: 03/17 công trình chiếm 17,65% Huyện Lương Sơn: 01/13 công trình chiếm 7,69% Huyện Kỳ Sơn: 01/12 công trình chiếm 8,33% Huyện Tân Lạc: 01/32 công trình chiếm 3,13% Huyện Lạc Sơn: 01/35 công trình chiếm 2,86%

+ Công trình hoạt động trung bình có 66 công trình, cụ thể: Thành phố Hòa Bình: 02/24 công trình chiếm 8,33% Huyện Kim Bôi: 06/32 công trình chiếm 18,75%

Huyện Cao Phong: 04/19 công trình chiếm 21,05% Huyện Đà Bắc: 10/59 công trình chiếm 16,95%

Huyện Mai Châu: 14/39 công trình chiếm 35,9% Huyện Lạc Thủy: 07/17 công trình chiếm 41/18% Huyện Yên Thủy: 04/21 công trình chiếm 19,05% Huyện Kỳ Sơn: 02/12 công trình chiếm 16,67% Huyện Tân Lạc: 06/32 công trình chiếm 18,75% Huyện Lạc Sơn: 11/35 công trình chiếm 31,43%

+ Công trình hoạt động kém hiệu quả có 95 công trình, cụ thể:


Thành phố Hòa Bình: 12/24 công trình chiếm 50% Huyện Kim Bôi: 06/32 công trình chiếm 18,75% Huyện Cao Phong: 06/19 công trình chiếm 31,58% Huyện Đà Bắc: 25/59 công trình chiếm 42,37% Huyện Mai Châu: 07/39 công trình chiếm 17,95% Huyện Lạc Thủy: 01/17 công trình chiếm 5,88% Huyện Lương Sơn: 10/13 công trình chiếm 76,92% Huyện Yên Thủy: 01/21 công trình chiếm 4,76% Huyện Kỳ Sơn: 04/12 công trình chiếm 33,33% Huyện Tân Lạc: 10/32 công trình chiếm 31,25% Huyện Lạc Sơn: 13/35 công trình chiếm 37,14%

+ Công trình không hoạt động 120 công trình, cụ thể: Thành phố Hòa Bình: 05/24 công trình chiếm 20,83% Huyện Kim Bôi: 13/32 công trình chiếm 40,63% Huyện Cao Phong: 09/19 công trình chiếm 43,37%

Huyện Đà Bắc: 23/59 công trình chiếm 38,98% Huyện Mai Châu: 17/39 công trình chiếm 43,59% Huyện Lạc Thủy: 06/17 công trình chiếm 35,29% Huyện Lương Sơn: 02/13 công trình chiếm 15,38% Huyện Yên Thủy: 16/21 công trình chiếm 76,19% Huyện Kỳ Sơn: 05/12 công trình chiếm 41,67% Huyện Tân Lạc: 15/32 công trình chiếm 46,88% Huyện Lạc Sơn: 09/35 công trình chiếm 25,71%

2.3.2.2 Theo dõi, đánh giá chất lượng nước cấp chưa được quan tâm

- Việc đánh giá chất lượng nước đều dựa vào cảm quan của người sử dụng chưa có sự kiểm tra, đánh giá định kỳ của các cơ quan chức năng, nhiều hộ gia đình còn xây dựng giếng khoan ngay gần nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, trên khu vực đầu nguồn của các suối, nước mó còn chăn thả gia súc, sử dụng thuốc diệt cỏ..., việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con người.

2.3.2.3 Mô hình quản lý vận hành không chuyên nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Hòa bình hiện nay có 02 mô hình quản lý là doanh nghiệp và cộng đồng, nhưng chủ yếu là mô hình do cộng đồng quản lý (chiếm 99%), các công trình sau khi thi công xong chủ yếu bàn giao lại cho đơn vị hưởng lợi (Ủy ban nhân dân xã) tự quản lý, khai thác và sử dụng, đa số các địa phương chưa thành lập được Tổ quản lý vận hành, chưa xây dựng quy chế quản lý và chưa có phương án thu tiền sử dụng nước, do vậy các công trình không thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ, cá biệt còn có địa phương giao cho xóm tự quản lý, vận hành không có cơ chế kiểm tra, giám sát do đó công trình nhanh bị xuống cấp, chất lượng nước không đảm bảo có những công trình hiện tại không phát huy được hiệu quả.

- Về năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn: Năng lực quản lý kỹ thuật của một số đơn vị quản lý còn yếu (nhất là Ủy ban nhân dân các xã, hợp tác xã, cộng đồng); năng lực kỹ thuật chuyên môn không đồng đều, số

cán bộ, công nhân được đào tạo cơ bản thấp, công tác đào tạo tăng cường nhân lực chưa được quan tâm đầy đủ; trang thiết bị phục vụ sửa chữa hệ thống cấp nước nông thôn ở đại đa số các trạm là thô sơ.

- Chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý vận hành, khai thác công trình, còn có hiện tượng khoán trắng về việc quản lý vận hành, khai thác cho cấp xã; do đó một số công trình sau khi bàn giao chỉ hoạt động ổn định trong thời gian chủ đầu tư đang thực hiện chuyển giao kỹ thuật. Sau khi chủ đầu tư thực hiện song công tác chuyển giao kỹ thuật, một phần do không được các cấp, các ngành tổ chức đào tạo lại, một phần do cán bộ chuyên môn thuyên chuyển hoặc thôi không tham gia quản lý, vân hành công trình dẫn đến chất lượng và số lượng nước cung cấp cho người dân giảm dần.

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại

Qua khảo sát thực tế cho thấy công tác quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn trên địa bàn tỉnh còn kém hiệu quả, số lượng công trình hoạt động thường xuyên và hiệu quả ít, cá biệt có một số công trình hoạt động cầm chừng và xuống cấp nghiêm trọng. Theo đánh giá do các nguyên nhân sau đây:

- Hầu hết tất cả các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau khi được đầu tư xây dựng đều bàn giao cho chính quyền (UBND xã vận hành, khai thác và sử dụng), trừ một số công trình cấp nước sinh hoạt cho các thị tứ, thị trấn được bàn giao cho Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Hòa Bình khai thác và vận hành sử dụng. Do vậy năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý vận hành còn rất yếu, năng lực không đồng đều, số công nhân được đào tạo cơ bản thấp, công tác đào tạo tăng cường năng lực chưa được đầy đủ và kịp thời, trang thiết bị phục vụ sửa chữa các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn hầu như không có (Chỉ các công trình nước do Trung tâm nước sạch và VSMTNT tổ chức triển khai thực hiện mới có bộ dụng cụ sửa chữa thay thế).

- Đa số người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh còn nghèo, mức thu nhập thấp, nhiều hộ dân do phong tục, tập quán có thói quen sử dụng nước tự nhiên chưa qua xử lý (Nguồn nước do tự các hộ dẫn về) mà không sử dụng nước trong hệ thống được đầu tư xây dựng (do phải mất tiền mua ống dẫn để đấu nối từ trục chính về nhà và đồng hồ đo nước) dẫn đến lượng nước tiêu thụ giảm, giá thành nước cao, hạn chế việc mở rộng mạng lưới cấp nước.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí