Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 10

Trong mô hình đề xuất có 3 phòng chức năng gồm:


- Phòng: Hành Chính - Kế Toán


- Phòng: Dự án – Truyền thông


- Phòng: Quản lý nước, có các bộ phận: Các trạm nước đã có; Các trạm cung ứng hóa chất; Phòng phân tích chất lượng nước; Các đội xây lắp, bảo dưỡng.

2 Phương thức hoạt động


Đây là mô hình Nhà nước kết hợp với tư nhân nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh. Trung tâm sẽ kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân thành lập các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát.

Nhiệm vụ của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh: Tham mưu cho Giám đốc sở trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt; Tham mưu cho Giám đốc sở, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, thiết bị các chương trình, dự án được phân công và thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan; Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; Bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, xây dựng các mô hình mẫu về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để áp dụng và phổ biến rộng rãi cho từng địa bàn nông thôn trong tỉnh; Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ, chất lượng các công trình cấp nước, chất lượng nước, và các công trình phục vụ vệ sinh môi trường nông thôn; Kiểm nghiệm và phân tích mẫu nước theo một số chỉ tiêu cơ bản về nước sạch nông thôn; Hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà

tài trợ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND tỉnh; Tổ chức các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đầu tư và liên kết đầu tư để quản lý vận hành, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển giao các tiến bộ khoa học- công nghệ, mô hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; Thi công xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, bơm thử áp lực tuyến ống, cung ứng vật tư, thiết bị, hóa chất ngành nước; Quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác theo quy định của nhà nước và phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh chịu trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua phòng hỗ trợ đồng thời quản lý chung và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Nhà nước.

Công ty NS&VSMT: hoạt động theo Luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Trong đó bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc. Công ty phối hợp thực hiện nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân trong các xã với mục tiêu chính:

- Cấp nước đảm bảo chất lượng và số lượng phục vụ nhân dân và các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trong xã.

- Hoạt động tài chính lành mạnh, phân chia rõ từng nhiệm vụ của doanh nghiệp và Trung tâm NS&VSMTNTT, đồng thời gắn với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên liên quan phù hợp với từng địa phương.

* Phòng Hành chính – Kế toán: Phòng có trưởng phòng và các phó phòng. Phòng có một số chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:

- Chức năng tham mưu:


+ Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty thực hiện phương án tổ chức, sắp xếp lao động phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo quyền lợi của người lao

động theo Luật lao động.


+ Tham mưu tổ chức các hoạt động nâng cao hiệu quả lao động, phát huy tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên.

+ Tham mưu cho Ban giám đốc quản lý và kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước về quản lý, hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.

- Nhiệm vụ:


+ Quản lý lưu trữ toàn bộ hồ sơ người lao động, và sản xuất kinh doanh trong Công ty. Quản lý tài sản, phương tiện và công cụ dung cụ phục vụ sản xuất trong Công ty.

+ Thực hiện các thủ tục hành chính đảm bảo mọi hoạt động của Công ty được thông suốt, đảm nhiệm khánh tiết và các điều kiện phục vụ hội nghị của Công ty triển khai.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của nhà nước, các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và cổ đông, người lao động.

+ Quản lý toàn bộ số liệu nhập và in ấn hóa đơn thu tiền nước, phối hợp chặt chẽ với Phòng quản lý nước trong việc cung ứng vật tư và hoạt động quản lý hệ thống của các tổ quản lý nước.

* Phòng Dự án – Truyền thông: Có chức năng, nhiệm vụ như phòng kế hoạch- kỹ thuật.

- Chức năng tham mưu: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất và truyền thông nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy cấp nước, chống thất thu, thất thoát nước sạch. Đảm bảo quyền lợi của đơn vị quản lý và người hưởng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được dùng nước sạch của Công ty.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và công nghệ của từng hệ thống sử lý nước.

+ Thực hiện và hướng dẫn thực hiện áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch, quản lý công tác kỹ thuật cấp nước.

+ Kiểm tra và nghiệm thu đột xuất hoặc định kỳ công tác lắp đặt đồng hồ nước, công tác đầu tư, sửa chữa hệ thống cấp nước sạch của các nhà máy cấp nước trong trong toàn bộ Công ty.

+ Đảm nhận một số công việc đột xuất khác khi ban lãnh đạo Công ty giao nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Phòng Quản lý nước: Phòng quản lý nước có vai trò quan trọng trong công tác sản xuất và kinh doanh nước sạch trong Công ty, Phòng quản lý nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ từ sản xuất nước sạch đến quản lý hệ thống đường ống và công tác ghi số thu tiền ở địa phương, là những người liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người được hưởng lợi.

Phòng quản lý nước gồm có các Tổ quản lý nước các xóm.


- Chức năng tham mưu: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty xây dựng phương án sản xuất và kinh doanh nước sạch, phương án phát triển khách hàng phù hợp với từng địa phương. Tham mưu biện pháp chăm sóc khách hàng để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng nước và duy trì hoạt động bền vững của Công ty. Tham mưu quy chế phối hợp với các địa phương trong việc kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các Tổ quản lý nước trong việc quản lý hệ thống cấp nước.

- Nhiệm vụ:


+ Chỉ đạo các nhà máy cấp nước sản xuất nước sạch đảm bảo chất lượng và sản lượng cung cấp cho nhân dân, thỏa mãn nhu cầu sử dụng của nhân dân và các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp với địa phương và quản lý tốt hệ

thống, khắc phục và sửa chữa kịp thời những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo thời gian cấp nước liên tục.

+ Triển khai công tác phát triển khách hàng, phối hợp với các Tổ quản lý nước trong công tác phát triển đồng hồ nước, lắp đặt đồng hồ nước cho hộ gia đình và các cơ quan hành chính sự nghiệp, các trạm y tế, các trường học, tạo mọi điều kiện cho nhân dân có cơ hội được sự dụng nước sạch của Công ty quản lý.

+ Tổ chức thực hiện chăm sóc khách hàng, tiếp nhận và sử lý thông tin có liên quan đến việc cung ứng và sử dụng nước của khách hàng.

+ Ghi số nước và thu nộp tiền nước sử dụng của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ hạn và báo cáo tổng hợp định kỳ.

+ Bộ phận cung ứng vật tư đề xuất, quản lý và cung cấp vật tư kịp thời cho các nhà máy phục vụ sản xuất nước sạch và duy tu bảo dưỡng định kỳ.

3. Đánh giá tính khả thi của giải pháp


Giải pháp đề xuất phù hợp với định hướng phát triển của Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình trong báo cáo Kết quả rà soát, kiểm tra các công trình cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày 30/6/2018.

Giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương là chưa có Công ty cấp NS&VSMT của tỉnh, các công trình hiện tại đang giao cho các xã, xóm quản lý nên kém hiệu quả.

Giải pháp sẽ phát huy được hiệu quả khi có sự phối hợp của tư nhân, người dân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình.

Giải pháp áp dụng đối với các công trình đã xây dựng.


3.2.2.2 Giải pháp tư nhân hóa cung cấp NS&VSMTNT

1. Mô hình

Sở NN&PTNT

(Trung tâm NS&VSMT tỉnh)

Công ty NS&VSMT

Phòng Quản lý nước Phòng HC – Kế toán Phòng Dự án - TT Các trạm Các trạm Phòng Các đội

nước đã cung ứng phân tích xây lắp, hóa chất chất lượng bảo


Tổ quản Tổ quản Tổ quản Tổ quản lý nước lý nước lý nước lý nước

xóm 1 xóm 2 xóm 3 xóm n

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác quản lý các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tình Hòa Bình - 10


Hình 3.2. Mô hình tư nhân hóa cung cấp NS&VSMTNT


2. Phương thức hoạt động


Mô hình tư nhân hóa cung cấp NS&VSMTNT tương tự như trong mô hình Mục a nhưng Sở NN&PTNT tỉnh hoặc Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh đóng vai trò là đơn vị kiểm tra, giám sát về chất lượng nguồn nước cấp và đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan khi có các vướng mắc giữa các bên. Các phòng ban chức năng của Công ty cũng phối hợp và hoạt động tương tự như trong mô hình 1. Ngoài ra phòng Quản lý dự án – Truyền thông sẽ có nhiệm vụ quan trọng hơn đó là Tư vấn, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới công trình cấp nước sạch, tính toán giá thành sản phẩm để bán cho người tiêu dùng.

3 Đánh giá tính khả thi của mô hình


Mô hình này phù hợp với các dự án xây dựng mới các công trình cấp nước sạch VNMTNT. Phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh đó là giai đoạn 2021-2030 xây

dựng mới 40 công trình cấp nước tập trung.


3.2.3 Nhóm giải pháp về đầu tư các công trình nước sinh hoạt nông thôn

3.2.3.1 Giải pháp đối với các công trình xây dựng mới

Theo định hướng phát triển của UBND tỉnh, từ năm 2021-2030 sẽ xây dựng mới 40 CTCNTT. Do đó, để đảm bảo các công trình xây dựng mới phát huy hiệu quả cấp nước, tránh tình trạng hoạt động kém hiệu quả, nhanh xuống cấp, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi:


+ Tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, phù hợp với giai đoạn thực hiện đầu tư, phù hợp với nguồn vốn của dự án. Đặc biệt trú trọng đến yếu tố tỉnh Hòa Bình là một tỉnh trung du miền núi nên việc đầu tư các CTCN sẽ được hỗ trợ nhiều từ vốn NSNN, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ chính vì thế sẽ dễ dẫn đến các yếu tố tiêu cực, lãng phí;

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của dự án;


+ Tổ chức thẩm định chặt chẽ, đúng quy định, tránh tình trạng xin cho.


- Giai đoạn thực hiện dự án:


+ Tổ chức đấu thầu tư vấn, xây lắp đúng theo quy định;


+ Tổ chức giam sát chặt chẽ, có sự giám sát của cộng đồng dân cư;


+ Tổ chức nghiệm thu, bàn giao đúng quy định.


- Giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao công trình đưa vào vận hành khai thác:


+ Tổ chức kiểm định chất lượng công trình trước khi bàn giao đưa vào sử dụng;


+ Vận hành chạy thử công trình, đảm bảo an toàn, đúng công suất thiết kế trước khi đưa vào vận hành khai thác;

+ Tổ chức đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ cho đơn vị quản lý vận hành;


3.2.3.2 Giải pháp đối với các công trình sửa chữa, nâng cấp

Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 215/303 công trình đang trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ 70,9%. Như vậy trong giai đoạn trước mắt đến năm 2020 và những năm tiếp theo việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình CNTT là hết sức cần thiết. Đứng trước thực tế đó, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Giải pháp 1: Rà soát các công trình trong tình trạng không còn sử dụng để xem xét đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 120 công trình (chiếm 39,6%) ngừng hoạt động. Cần tiến hành điều tra nguyên nhân của tình trạng ngừng hoạt động này, đánh giá lại khả năng nâng cấp, sửa chữa và hiệu quả sau khi nâng cấp sửa chữa. Trong đó tập trung vào các công trình có tính đặc thù như các công trình phục vụ người dân vùng biên giới, nơi có sự nhạy cảm về chính trị. Nếu các công trình sau khi đánh giá là không thể nâng cấp sửa chữa hoặc nâng cấp sửa chữa nhưng không phát huy hiệu quả thì đề nghị xóa bỏ hoặc đề nghị xây dựng mới.

- Giải pháp 2: Rà soát các công trình xuống cấp, hoạt động kém để ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Trong đó tập trung vào các công trình có tính chất cấp thiết, các công trình có tính đặc thù như các công trình phục vụ người dân vùng biên giới, nơi có sự nhạy cảm về chính trị để đảm bảo đời sống người dân.

3.2.4 Nhóm giải pháp phát triển ứng dụng hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình nước sạch nông thôn

Việc áp dụng hệ thống thông tin trong quản lý công trình nước sạch nhằm công khai, minh bạch hoá về chính sách quản lý, giá, dịch vụ cấp nước sạch nông thôn. Hỗ trợ thông tin, quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách quản lý, giá, dịch vụ cấp nước sạch nông thôn cho các cơ quan quản lý nhà nước. Đánh giá các hộ dùng nước, các công ty cấp nước thực hiện nhiệm vụ công ích một cách công bằng. Giúp các công ty tự đánh giá mình và sẽ có đánh giá ngoài từ phía người sử dụng nước và các cấp quản lý. Đây sẽ là kênh thông tin tăng sự liên kết giữa các bên trong quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn, giúp nâng cao vai trò trách nhiệm và quyền hạn của các bên nhằm tăng hiệu quả cấp nước, dịch vụ cấp nước, quản lý chất lượng nước sinh hoạt.

Qua tổng hợp cho thấy trên cả nước chưa có cơ sở dữ liệu quản lý về nước sạch nông thôn và chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn. Các bộ dữ liệu chưa đồng bộ giữa các ban ngành và các địa phương. Cơ sở dữ liệu lưu ở dạng các file trên máy tính

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí