Hoạt Động Của Các Đơn Vị Tư Vấn, Sự Nghiệp Đã Đạt Được Những Kết Quả Nhất Định

nhưng đã có các cán bộ kiêm nhiệm trong các phòng chức năng như phòng NN&PTNT. Phòng Y tế huyện đều có từ 1đến 3 cán bộ kiêm nhiệm nhiệm vụ liên quan đến NS&VSMTNT. Phòng Giáo dục huyện có từ 1 đến 2 cán bộ quản lý Y tế học đường kiêm nhiệm nhiệm vụ NS&VSMTNT.

- Cấp xã : Trong Uỷ ban nhân dân xã thường có phân công 1 lãnh đạo uỷ ban kiêm nhiệm, thường là Phó Chủ tịch phụ trách văn xã kiêm nhiệm nhiệm vụ quản lý nhà nước về NS&VSMTNT trên địa bàn. Một số xã còn giao luôn nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống cấp nước trên địa bàn xã cho UBND trực tiếp quản lý vận hành.

1.4.3 Hoạt động của các đơn vị tư vấn, sự nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định

* Trung tâm quốc gia NS&VSMTNT : là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT có bề dày kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, đào tạo, truyền thông.v.v. trong lĩnh vực NS&VSMTNT. Nguồn nhân lực của Trung tâm có trình độ cơ bản đại học & trên đại học đến 86,5% với các ngành nghề tương đối đồng bộ.

* Các Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh: Nhìn chung, các Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh thường được giao các nhiệm vụ cụ thể như: Làm chủ đầu tư một số công trình, dự án trong phạm vi của Chương trình mục tiêu Quốc gia hoặc các dự án hợp tác quốc tế về CN&VSMTNT; Trực tiếp quản lý và vận hành khai thác một số công trình CNTTNT đã hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản; Thực hiện công tác xét nghiệm chất lượng nước đã sản xuất ở các công trình CNTTNT do Trung tâm nước cấp tỉnh trực tiếp quản lý; Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT ở cấp tỉnh.

- Các trung tâm y tế dự phòng tỉnh : Các trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh được phân công thực hiện các nhiệm vụ mang tính sự nghiệp hỗ trợ QLNN trong lĩnh vực NS&VSMTNT, có khoảng 3 đến 7 cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm làm nhiệm vụ kiểm tra CLN, tổ chức các phong trào, vận động truyền thông về NS&VSMTNT.

1.4.4 Hiệu quả của các công trình cấp nước tập trung nông thôn (CNTTNT)

Các tỉnh đã tăng cường thực hiện các biện pháp tổ chức quản lý vận hành các công trình CNTTNT theo Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 [6] và Chỉ thị số

105/2006/CT-BNN ngày 16/11/2006 và đã đạt những kết quả như: các địa phương đã và đang lựa chọn, áp dụng các mô hình tổ chức quản lý phù hợp với địa phương mình để nâng cao hiệu quả khai thác công trình CNTTNT sau khi đã hoàn thành xây dựng. Do vậy, tình hình CLNSHNT cấp cho người dân sử dụng cũng dần được nâng cao.

1.4.5 Hiệu quả của các công trình cấp nước nhỏ lẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các công trình cấp nước nhỏ lẻ qui mô hộ gia đình đang là hình thức quản lý chủ yếu đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ nông thôn hiện nay. Các địa phương đã áp dụng cơ chế hỗ trợ đầu tư của nhà nước, vận động nhân dân xây dựng mới, tu sửa, cải tạo, quản lý, giữ gìn vệ sinh các công trình cấp nước nhỏ lẻ qui mô hộ gia đình. Từ năm 2006 đến nay, bình quân hàng năm đã có khoảng 300.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ được đầu tư mới hoặc được cải tạo, nâng cấp. Nhiều hộ gia đình đã chú trọng gìn giữ vệ sinh, bảo vệ các nguồn nước cấp nhỏ lẻ. Nhờ đó, CLN sinh hoạt cung cấp từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ ở nhiều vùng nông thôn đã có tiến bộ hơn trước khá nhiều.

(Nguồn: Bùi Quốc Lập “Công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn hiện nay và một số vấn đề cần giải quyết”)

1.4.6 Một số chính sách về quản lý công trình nước sinh hoạt nông thôn hiện nay

- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

- Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

- Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

- Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

- Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

1.5 Kinh nghiệm đầu tư, quản lý khai thác các công trình nước sạch nông thôn ở thế giới và Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm ở Việt Nam

1.5.1.1 Kinh nghiệm ở tỉnh Thái Bình

+ Làm sao để công trình nước sạch không lãng phí? Từ quyết tâm của các cấp chính quyền và sự thay đổi trong nhận thức của người dân, một sự chuyển động chưa từng có về nước sạch đã bắt đầu xuất hiện trên các vùng quê Thái Bình. Nếu như năm 2012, tổng vốn đầu tư các công trình nước sạch của Thái Bình chỉ là hơn 613 tỷ đồng thì đến năm 2017, đã có trên 2.000 tỷ đầu tư xây dựng, quản lý 56 công trình cấp nước. Thế nhưng thực tế, nước sạch về được tới tận hộ dân là cả một chặng đường dài. Những bất cập bắt đầu bộc lộ. Tiếng kêu về chất lượng nguồn nước bắt đầu vang lên.

+ Dân khát nước sạch. Tháng 6/2016, bà con các thôn Phú Chử, Mỹ Bổng, Hương Điền, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư khổ sở vì chất lượng nước sạch và tình trạng nước máy thiếu, yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa hè”, ông Phạm Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Việt Hùng cho biết. Xã cũng đã đề nghị doanh nghiệp cung cấp nước nâng công suất hoạt động, nâng cấp đường ống, thiết bị, đại diện doanh nghiệp cũng đã hứa hẹn nhiều lần, nhưng tình hình chưa được cải thiện. Cũng vào tháng 7/2016, gần 2.000 hộ dân xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư sử dụng nguồn nước sạch do xã cung cấp luôn trong tình trạng lo lắng về chất lượng. Ông Đỗ Ngọc Oanh, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nhấn mạnh: “Nói chung những năm trước kia nước còn đảm bảo nhưng giờ thì ô nhiễm lắm nên chúng tôi ai cũng lo lắng”. Tháng 8/2017, gần 300 hộ dân của xã Tam Quang, huyện Vũ Thư chưa được dùng nước sạch, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Hòa Bình và Vô Ngại.

Cũng tháng 9/2017, người dân của 17 xã thuộc phạm vi cấp nước của Công ty Cổ phần Nước sạch Hưng Hà phản ánh lên các cấp chính quyền đề nghị giải quyết tình trạng mất tiền mà không được dùng nước sạch. Nhiều gia đình đã đập bể nước mưa thay thế bằng test nước máy, nhưng chờ mãi mà không thấy doanh nghiệp thực hiện cam kết

đấu nối cấp nước sạch nông thôn. Chất lượng nước của một số doanh nghiệp, trạm cấp nước như trạm cấp nước thị trấn Hưng Hà, thị trấn Hưng Nhân, Công ty TNHH Bitexco Nam Long, Trạm Phương La, Trạm Thanh Cách… bỗng trở nên thất thường.

Ngoài những trạm cấp nước thất thường về chất lượng, 18 công trình nước sạch khác trên địa bàn tỉnh đã ngừng hoạt động, trong đó 13 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và 5 công trình được đầu tư bằng nguồn vốn khác như doanh nghiệp tự đầu tư, vốn của Bộ Khoa học và Công nghệ, vốn của Bộ Xây dựng… trong khi tổng công suất thiết kế của các công trình này lên tới 4.800 m3/ngày đêm với tổng số hộ dân được cấp nước là 12.595 hộ.

Nguyên nhân khiến các trạm cấp nước ngừng hoạt động được xác định là do quy mô đầu tư nhỏ, không phù hợp với xu thế sản xuất tập trung; mô hình quản lý không đồng nhất, hoạt động quản lý yếu kém, tỷ lệ nước thất thoát lớn, chưa khai thác hết công suất thiết kế và chất lượng nước của một số công trình chưa bảo đảm…

“Để người dân bước qua được rào cản, bỏ giếng khoan dùng nước sạch đã khó. Giờ nếu để người dân mất niềm tin vào nước sạch, vào cách làm của đảng bộ, chính quyền, việc làm lại sẽ khó vô cùng”. Đó là điều khiến lãnh đạo tỉnh Thái Bình trăn trở. Bởi trên thực tế nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước cũng đã vấp phải rồi!

+ Tích cực lắng nghe và quyết liệt vào cuộc: Nắm bắt tâm tư, ý kiến của nhân dân, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp, ngành đã tích cực vào cuộc. Ngày 23/8/2017, Đoàn công tác của UBND tỉnh và UBND huyện Vũ Thư đã xuống kiểm tra tình hình cung cấp nước sạch tại địa bàn xã Tam Quang, chỉ đạo Nhà máy nước Nam Long khẩn trương khắc phục mọi khó khăn để cấp nước sớm nhất cho người dân. Chỉ một ngày sau, từ ngày 24/8 nước sạch đã về đến các gia đình trên địa bàn.

Tại huyện Hưng Hà, ông Phạm Văn Sinh – Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hồng Diên – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đặng Trọng Thăng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng nhiều Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy đã trực tiếp về chỉ đạo, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện cấp nước sạch cho người dân 17 xã của huyện Hưng Hà.

“Nếu ngày 16/11/2017, Công ty không triển khai các nội dung nêu trên hoặc không đúng tiến độ trong kế hoạch thì đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm và chấp thuận để UBND tỉnh điều chỉnh lại quy hoạch cấp nước của dự án cho các doanh nghiệp khác” là chỉ đạo đanh thép của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình tại buổi làm việc này.

Cũng theo chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tại các buổi làm việc: “Đối với huyện Hưng Hà, chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện công khai các tài liệu liên quan đến chất lượng nước với người dân. Giao trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể (nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đấu nối sử dụng nước sạch. Chủ động phối hợp với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay.”

Kết quả, đến ngày 31/12/2017, huyện Hưng Hà – từ địa phương có tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh thấp nhất tỉnh, dưới 30%, đã nâng lên trên 65%.

Trong năm 2017, Tiểu ban quản lý chất lượng nước sạch - Ban Chỉ đạo việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình cùng đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra hoạt động cấp nước của 53 dự án cấp nước. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý những vấn đề còn tồn tại để đảm bảo chất lượng nước sạch cung cấp cho dân.

+ Vướng mắc ở đâu tháo ngay tại đó: “Không thể để nước sạch dừng chân ở cổng làng mà phải đến thẳng được hộ dân”. “Không thể để dân mất tiền mà không được dùng nước sạch” là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên tại nhiều cuộc họp. Quyết tâm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tại tất cả các địa phương trên địa bàn cũng được lãnh đạo tỉnh truyền đến tất cả các cấp, các ngành. Việc tổ chức họp giao ban hàng tháng, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tỉnh đã giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án của nhà đầu tư, đảm bảo thực hiện kế hoạch, mục tiêu đề ra.

Không chỉ vậy, lãnh đạo UBND tỉnh nêu hẳn một thời hạn yêu cầu các nhà đầu tư phải quyết tâm thực hiện: “Đến ngày 31/12/2017, các dự án đã hoàn thành đường ống cấp 1, phải đạt tỷ lệ đấu nối trên 80%. Các dự án đang trong quá trình hoàn thiện, mở rộng quy mô phải đẩy nhanh tiến độ xây lắp và phải đạt tỷ lệ đấu nối 65%. Sau mốc thời gian này, các doanh nghiệp chậm tiến độ, sẽ bị tỉnh xem xét điều chỉnh mạng lưới, thậm chí rút giấy chứng nhận đầu tư, căn cứ vào mức độ vi phạm”.

1.5.1.2 Kinh nghiệm Hà Nam

Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2017 tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do tỉnh Hà Nam ban hành

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa công trình nước sạch nông thôn, công tác đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác công trình nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Một số địa bàn của tỉnh gặp khó khăn về nước sạch đã cơ bản được giải quyết. Nhiều công trình cấp nước tập trung được đầu tư xây mới hoàn thành, các công trình cũ xuống cấp được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo cấp nước bền vững góp phần cải thiện đời sống của người dân nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại: toàn tỉnh vẫn còn 20 trạm cấp nước nhỏ lẻ xuống cấp, bị hư hỏng chưa được thanh lý; 15 trạm cấp nước do UBND xã quản lý vận hành kém hiệu quả chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc chưa bàn giao cho doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, dẫn đến chất lượng nước không đảm bảo; một số công trình chưa được quyết toán hoặc hồ sơ quyết toán chưa đảm bảo yêu cầu; nguồn vốn đầu tư đa dạng từ nhiều chương trình và nhiều nguồn khác nhau nên việc theo dõi, hạch toán, tính khấu hao công trình chưa được quan tâm đúng mức; chưa tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành nước sạch; việc phê duyệt giá bán nước, cấp bù giá nước chưa được thực hiện.

1.5.1.3 Kinh nghiệm Nam Định

Tại tỉnh Nam Định, mô hình này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước, điển hình như tỉnh Nam Định, theo báo cáo của Trung tâm

nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, những năm qua, nhiều hộ dân ở trung tâm thành phố hay các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nam Ðịnh đã có nước sạch sử dụng hằng ngày.

Ðể làm nên những thành công trên có phần đóng góp của Công ty cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh, với cách làm bài bản nhưng hiệu quả, đó là cấp nước sạch theo mô hình liên xã.

Hình 1 1 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam 1

Hình 1.1 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định (Nguồn: http://www.trungtamnuocsach.vn)

Hiện nay, công ty đang quản lý 5 nhà máy, cung cấp nước cho 13 xã, với giá bán đến từng gia đình là 3.800 đồng/m3 (đối với nhà máy đầu tư từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia) và 4.500 đồng/m3 (đối với nhà máy đầu tư từ vốn vay WB). Năm 2008, công ty có hơn 12,3 nghìn hộ tham gia kết nối đồng hồ sử dụng nước, tổng lượng nước thương phẩm bán ra là 754.950m3, tỷ lệ thất thoát 19,9%, lượng nước sử dụng bình quân của mỗi hộ là 5,7m3/tháng, doanh thu đạt hơn ba tỷ đồng. Với cách tổ chức cấp nước sạch theo mô hình liên xã của Công ty cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh, nhiều gia đình ở các vùng nông thôn Nam Ðịnh đã được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh. Mô hình cấp nước sạch liên xã có các lợi thế như: khai thác triệt để nguồn nước mặt tại các sông lớn để xử lý thành nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân vùng bị nhiễm asen, hiệu quả đầu tư cao

do các chi phí về đất, điện, máy móc, đường ống dẫn nước, có điều kiện áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến, tập trung quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của các nhà máy nước. Tuy nhiên, để xây dựng được các công trình cấp nước sạch tập trung liên xã rất cần có nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là huy động nguồn vốn đối ứng của dân.

1.5.2 Kinh nghiệm ở một số nước

1.5.2.1 Mô hình kinh doanh công ty nước của Pháp

Công ty nước của Pháp không tư hữu hóa. Chính phủ không chỉ trực tiếp quản lý cấp nước, mà còn trực tiếp đầu tư kinh doanh. Các mô hình kinh doanh công ty nước của Pháp có thể khái quát như sau :

Loại 1, Cơ quan quản lý thành phố không chỉ đầu tư, xây dựng mà lập công ty trực tiếp kinh doanh, quyền sở hữu và quyền kinh doanh thống nhất, bản chất là các công ty hoàn toàn của nhà nước.

Loại 2, Cơ quan quản lý thành phố đầu tư, xây dựng nhưng ủy quyền cho công ty kinh doanh tiến hành kinh doanh quản lý. Công ty kinh doanh bỏ vốn lưu động tiến hành kinh doanh, tiền thu được từ kinh doanh nước dùng để trả lãi vay xây dựng, thời hạn là 20 năm. Mô hình kinh doanh này tuy quyền sở hữu và quyền kinh doanh vẫn gắn liền với nhau nhưng quyền kinh doanh đã được ủy thác quản lý.

Loại 3, Cơ quan quản lý thành phố đầu tư, xây dựng, nhượng quyền kinh doanh cho các công ty kinh doanh (thời hạn 30 năm), các công ty kinh doanh nộp lệ phí cấp giấy phép (tương đương với việc mua các thiết bị cấp nước), thông qua việc quản lý kinh doanh thu hồi lợi nhuận, đó là quyền sở hữu và quyền quản lý trong một thời gian nhất định đã tách rời.

Loại 4, Cơ quan quản lý thành phố phê duyệt dự án, ký hợp đồng với công ty (thời hạn 30 năm), công ty được ủy nhiệm tiền hành đầu tư, xây dựng và kinh doanh, sau khi thời gian hợp đồng kết thúc, tài sản thuộc sở hữu của thành phố, đó là tư hữu hóa có thời hạn.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí