3.5.2. Thành lập qũi cho vay, hỗ trợ lãi suất; quĩ bảo lãnh tín dụng, qũi rủi ro tín dụng và bảo hiểm tín dụng 206
3.5.3. Một số kiến nghị khác 208
Keát luaän
Danh muïc taøi lieäu tham khaûo
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng số | Tên biểu | Trang | |
1 | Bảng 1.1 | Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng đã được kiểm kê, xếp hạng và công nhận. | 25 |
2 | Bảng 2.1 | Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 62 |
3 | Bảng 2.2 | Cơ sở lưu trú, số phòng, số giường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. | 63 |
4 | Bảng 2.3 | Số phương tiện vận tải đường bộ, đường sông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. | 65 |
5 | Bảng 2.4 | Số lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. | 65 |
6 | Bảng 2.5 | Lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 66 |
7 | Bảng 2.6 | Số lượng khách quốc tế đến Lâm Đồng | 68 |
8 | Bảng 2.7 | Số lượng khách nội địa đến Lâm Đồng | 69 |
9 | Bảng 2.8 | Doanh thu và số ngày lưu trú của du khách | 70 |
10 | Bảng 2.9 | Cơ sở vật chất ngành bưu điện tỉnh Lâm Đồng | 73 |
11 | Bảng 2.10 | Mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 80 |
12 | Bảng 2.11 | Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi tiền của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 82 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 1
- Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sự Phát Triển Ngành Du Lịch.
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Ngành Du Lịch
- Những Lợi Thế Để Phát Triển Du Lịch Lâm Đồng
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Bảng 2.12 | Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 83 | |
14 | Bảng 2.13 | Nguồn vốn huy động phân theo loại tền tệ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 84 |
15 | Bảng 2.14 | Nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên của các NHTM tỉnh Lâm Đồng | 85 |
16 | Bảng 2.15 | Phân loại dư nợ theo thời hạn vay vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 87 |
17 | Bảng 2.16 | Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 89 |
18 | Bảng 2.17 | Dư nợ cho vay ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng của các NHTM | 92 |
19 | Bảng 2.18 | Tỷ trọng dư nợ cho vay ngành du lịch trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM | 93 |
20 | Bảng 2.19 | So sánh tỷ lệ nợ xấu ngành du lịch với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ | 94 |
21 | Bảng 2.20 | Tỷ trọng cho vay ngành du lịch so với dư nợ ngành dịch vụ. | 95 |
22 | Bảng 2.21 | Dö nôï cho vay ngành du lịch cuûa moät soá ngaân haøng thöông maïi treân đòa baøn | 97 |
23 | Bảng 2.22 | Một số dự án trọng điểm có sự tham gia tài trợ của các NHTM. | 101 |
Bảng 2.23 | Hiệu quả kinh tế-xã hội từ đầu tư tín dụng | 104 |
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Đồ thị số | Tên đồ thị | Trang | |
1 | 2.1 | Doanh thu ngành du lịch Lâm Đồng ( 2005-2010) | 71 |
2 | 2.2 | Nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ( 2005-2010) | 83 |
3 | 2.3 | Tình hình biến động nguồn vốn, dư nợ và nguồn vốn điều hoà từ TW (2005-2010) | 86 |
4 | 2.4 | Dư nợ cho vay ngành du lịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (2005-2010) | 92 |
5 | 2.5 | Tỷ lệ nợ xấu trên tòan địa bàn và tỷ lệ nợ xấu cho vay ngành du lịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng | 95 |
6 | 2.6 | Tỷ trọng cho vay ngành du lịch năm 2010 của các NHTM tỉnh Lâm Đồng. | 100 |
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch là hành động tạm rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người để đi đến một, hoặc nhiều nơi khác nhau nhằm thực hiện cho những mục đích khác nhau. Ngày nay, du lịch càng trở nên quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bởi những đóng góp to lớn mà nó đã mang lại. Vì thế, tại nhiều nước trên thế giới đã dành những khoản tiền đáng kể để đầu tư cho phát triển du lịch. Hơn thế nữa, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế là một trong những ưu tiên trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như giảm tỷ trọng của những ngành sản xuất vật chất, đồng thời tăng tỷ trọng của những ngành kinh tế dịch vụ, trong đó ngành du lịch là một trọng tâm.
Việt Nam là một quốc gia có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng, con người hiền hoà và hiếu khách..., đây là những lợi thế to lớn nếu ngành du lịch biết tận dụng khai thác thì không xa ngành du lịch sẽ nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Mặt khác, trên bản đồ du lịch Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng, với thành phố Đà Lạt mộng mơ và nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác từ lâu đã được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như là một địa danh du lịch nổi tiếng ở trong nước và thế giới. Song, một cách khách quan nhìn nhận, du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Lâm Đồng nói riêng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó. Sự nghèo nàn về sản phẩm dịch vụ, yếu kém về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình trạng huỷ hoại môi trường, sinh thái đang diễn ra hàng ngày; thiếu bảo tồn, duy tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá của cha ông để lại, tính thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ làm dịch vụ du lịch…đã làm cho hiệu qủa và sự phát triển du lịch của cả nước nói chung, cũng như tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Một điều cho thấy, hiện thời đang có những rào cản cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, cũng như Lâm Đồng. Bên cạnh những rào cản mang tính chủ quan, thì rào cản khách quan cơ bản đó là tình trạng thiếu trầm trọng nguồn lực tài chính để tạo một cú huých cho sự tăng tốc phát triển của ngành du lịch. Để giải quyết được bài toán vốn cần kết hợp song hành, đồng bộ với hàng loạt các giải pháp có liên quan khác thì ngành du lịch mới có thể sớm cất cánh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Nỗ lực giải quyết bài toán vốn cần phải được thực hiện đồng bộ từ nhiều phía, từ nhiều nguồn lực khác nhau, như: trong nước, ngoài nước, ngân hàng, ngân sách, tư nhân, chính phủ, …trong đó, nguồn vốn từ các ngân hàng luôn được coi là kênh vốn quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua đầu tư cho phát triển ngành du lịch tại Lâm Đồng của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập trên nhiều mặt: nguồn vốn hạn chế, cơ chế cho vay chưa thực sự thông thoáng, các biện pháp hỗ trợ khác chưa được đồng bộ…làm cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng chưa phát huy tác dụng của nó đến hiệu quả và sự phát triển của ngành du lịch Lâm Đồng. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đòi hỏi cần phải có nghiên cứu chuyên sâu cả về cơ sở lý luận và thực tiễn và có những giải pháp thích hợp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “ Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ” làm luận án tiến sỹ kinh tế.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Theo cập nhật của tác giả, thì cho đến nay đề tài “ Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển ngành du lịch Lâm Đồng” là vấn đề chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu trước đây. Trong luận án nghiên cứu của mình, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề về tín dụng, du lịch, những điều kiện, tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng, đồng thời đưa ra một số giải pháp tăng cường vốn tín dụng ngân hàng và một số giải pháp bổ trợ khác nhằm phát triển ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích tổng quan về du lịch và tín dụng ngân hàng, từ đó làm rõ vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch.
3.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội cũng như tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
3.3. Phân tích, đánh giá, luận giải về thực trạng của du lịch Lâm Đồng, cũng như thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch, đồng thời chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó.
3.4. Nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp tín dụng ngân hàng và các giải pháp khác nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề đầu tư tín dụng đối với việc phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch Lâm Đồng và đầu tư tín dụng đối với du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua (số liệu, tư liệu sẽ lấy trong giai đoạn từ 2004-2010), đồng thời đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động tín dụng đối với sự phát triển du lịch trong thời gian tới. Các vấn đề khác được đề cập trong luận án chỉ nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp và lý thuyết hệ thống hoá; phương pháp kế toán thống kê; phương pháp khảo sát, điều tra thực địa; phương pháp hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia; phương pháp lịch sử và logic; phương pháp bản đồ và một số phương pháp khác để hoàn thành luận án.
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá vị trí, vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng.