Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trong Hệ Thống Nhtm Việt Nam




7


8


5

0.125**

*

8

GDP

-0.121*

0.09

2

-0.175**

0.02

3

-0.145**

0.03

4

-0.150**

0.01

2

INF

0.019*

0.09

0

0.013

0.22

4

0.015

0.12

0

0.013

0.14

2

Số quan

sát

170


170


170


170


KiểmđịnhF(P-

value)


0.0000



KiểmđịnhHausma n (P-

value)


0.9562


Kiểmđịnhphươngsai thayđổi (P-

value)



0.0000



Kiểmđịnh tựtươngquan (P-

value)



0.0009



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

(Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata)


Kết quả từ bảng 4.7cho thấy các biến độc lập ROA, LG, SIZE có ý nghĩa thống kê ởmức ý nghĩa 1%, biến GDP có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% nên có phươngtrình hồi quy như sau:


𝐍𝐏𝐋𝐢,𝐭 = 𝟕. 𝟎𝟔 − 𝟎. 𝟑𝟔𝟏𝐑𝐎𝐀𝐢,𝐭 − 𝟎. 𝟎𝟎𝟔𝐋𝐆𝐢,𝐭 − 𝟎. 𝟏𝟐𝟓𝐒𝐈𝐙𝐄𝐢,𝐭


− 𝟎. 𝟏𝟓𝟎𝐆𝐃𝐏𝐢,𝐭 + 𝛆


Bảng 4.8. Kết luận các giả thuyết thống kê



Giả thuyết

Diễn giải

Kết quả Prob.

Kết quả


H1



Có mối quan hệ cùng chiều giữa ROA



0.000


Không

chấp nhận


với tỷ lệ nợ xấu



H2



Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng



0.000


Chấp nhận


trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu



H3



Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy



0.008


Chấp nhận


ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu



H4



Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng



0.012


Chấp nhận


trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu



H5



Có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ



0.142


Không có ý nghĩa

thống kê


lạm phát với tỷ lệ nợ xấu


(Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata)


4.4.5. Thảo luận kết quả


Nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, quy môngân hàng, tăng trưởng GDP có tác động đến tỷ lệ nợ xấu, cụ thể:


- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)


Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu ở mức ýnghĩa thống kê 1%. Kết quả không phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H1. Kếtquả này không phù hợp với kỳ vọng của tác giả khi lợi nhuận tăng đồng nghĩa với


rủi ro tăng cao, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng. Ngược lại, ngân hàng chấp nhận lợi nhuậnthấp thì rủi ro thấp và nợ xấu giảm.


- Tăng trưởng tín dụng (LG)


Kết quả nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệnợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 1%.Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giảthuyết H2. Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu nhất quán với các nghiên cứucủa Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009), Louzis và cộng sự (2010),Ahlem S. M. và cộng sự (2013). Khi các NHTM thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, cácdoanh nghiệp và cá nhân tiếp cận vốn vay dễ dàng, mở rộng được hoạt động sảnxuất kinh doanh, khả năng trả nợ cao, tỷ lệ nợ xấu thấp. Ngược lại, khi các NHTMgiảm tăng trưởng tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn trong vayvốn, chi phí vay vốn cao, hiệu quả kinh doanh giảm, khả năng nợ nần tăng cao, dẫnđến tỷ lệ nợ xấu tăng.


- Quy mô ngân hàng (SIZE)


Kết quả hồi quy tìm thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợxấu ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H3. Ngânhàng có quy mô càng lớn thì lại có tỷ lệ nợ xấu thấp do các ngân hàng có quy môlớn thường đa dạng hóa được danh mục cho vay đồng thời sàng lọc khách hàng vayhiệu quả hơn, kỹ càng hơn, có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với các ngân hàngcó quy mô nhỏ.Bên cạnh đó, các ngân hàng nhỏ thường sẵn sàng cho vay dướichuẩn để đổi lấy lợi nhuận cao và cạnh tranh thị phần, do đó làm tỷ lệ nợ xấu tăngcao. Kết quả này giống với các nghiên cứu thực nghiệm của Rajiv Ranjan và SaratChandra Dhal (2003); Gunsel (2011).


- Tăng trưởng GDP (GDP)


Kết quả nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợxấu với mức ý nghĩa 1%. Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H5. Kết


quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của tác giả và các bài nghiên cứu trước củaS Pasha và T Khemraj (2009); Louzis và cộng sự (2010); Nkusu (2011); Gunsel(2011); Ahlem S. M. và cộng sự (2013); Vítor Castro (2013). Tăng trưởng kinh tếcàng cao thì nợ xấu càng giảm. Điều này được giải thích là do, khi kinh tế tăngtrưởng tốt, các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động hiệ quuả, tăng khả năngthanh toán nợ ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Trong thời kỳ tăng trưởngkinh tế giảm, thu nhập của doanh nghiệp và hộ gia đình giảm, làm giảm khả năngtrả nợ và rủi ro tín dụng sẽ tăng.


Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu trước, biến không có ý nghĩa thống kê là tỷlệ lạm phát (CPI). Điều này có thể là do trong giai đoạn nghiên cứu, mối quan hệgiữa yếu tố này với nợ xấu của các NHTM Việt Nam chưa thể hiện rõ.


Như vậy, kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tíndụng của các NHTM Việt Nam gồm: ROA, LG, SIZE và GDP.


Tóm tắt chương 4

Dựa trên cơ sở lý thuyết, chương 4 đã trình bày mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợxấu (NPL) và các biến độc lập bao gồm: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA),tăng trưởng tín dụng (LG), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng GDP (GDP) vàtỷ lệ lạm phát (INF). Bằng mô hình tác động cố định (REM) và phương pháp bìnhphương bé nhất (GLS), tác giả đã tìm ra được 4 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụngtại các NHTM Việt Nam gồm ROA, LG, SIZE và GDP.

Chương 5.GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM‌

Giới thiệu chương 5‌

Chương 5 đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất đối với NHNN


trong việc điều hành chính sách nhằm ổn định hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

5.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hệ thống các NHTM Việt Nam‌

5.1.1. Đối với các NHTM‌

Thứ nhất, ngân hàng cần chú trọng tăng cường khả năng quản trị rủi ro phù hợp với quy mô tổng tài sản. Các ngân hàng cần nâng cấp cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro, học tập kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài trong phân tích tín dụng và giám sát tín dụng hiệu quả. Thực hiện quản trị rủi ro từng khoản tín dụng và toàn bộ danh mục tín dụng. Có hệ thống giám sát chất lượng danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và đặc thù của danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, tất cả các bộ phận trong hệ thống ngân hàng đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro để nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu mọi rủi ro trong mỗi khâu của ngân hàng. Cần phân loại nợ xấu theo các tiêu chí, lĩnh vực để có biện pháp xử lý phù hợp. Tiếp tục xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, tích cực thu hồi nợ. Tăng cường giãn nợ, đánh giá lại nợ, bán nợ cho VAMC và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.

Thứ hai, nghiên cứu kiểm chứng cho thấy tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Các NHTM cần đề ra mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, phù hợp với mức tăng trưởng vốn huy động và bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động. Các NHTM Việt Nam cần xây dựng cơ cấu tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, các NHTM cần duy trì tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng mức để đảm bảo chất lượng khoản vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Thứ ba, quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến nợ xấu, tức là các NHTM có quy mô lớn thường không chấp nhận các khoản vay với rủi ro cao, trong khi đó các NHTM có quy mô nhỏ vì mục tiêu cạnh tranh thị phần và lợi nhuận nên sẵn sàng chấp nhận các khoản vay rủi ro cao. Do đó, các NHTM Việt Nam có quy mô nhỏ không nên tập trung cho vay vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản,


chứng khoán mà nên đa dạng hóa danh mục cho vay để giảm thiểu tối đa rủi ro. Các ngân hàng cần xem xét các yếu tố và mức độ rủi ro của thị trường mục tiêu, phân đoạn khách hàng, sự kết hợp giữa các sản phẩm tín dụng, khả năng cấp cũng như trọng tâm danh mục. Đồng thời, các NHTM cần đa dạng hóa khách hàng vay vốn, mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất nông thôn, hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp bất động sản.


Thứ tư, các NHTM cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập, sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cầnđưa ra chính sách tín dụng hợp lý, tăng trưởng tín dụng trong mức độ kiểm soátđược mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cầnthực hiện đúng quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, xâydựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng định kỳ hoặc khicần thiết để làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng,xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp.

5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước‌

NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ kết hợp tài khóa linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, hiệu quả kinh doanh tăng đồng thời cũng phải đảm bảo mục tiêu lạm phát. Từ đó sẽ giúp tăng khả năng trả nợ vay của các doanh nghiệp và làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sẽ giảm xuống.Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo ổn định lãi suất.

Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường giám sáthoạt động của các NHTM trong việc cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. NHNN cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán xử lý nợ của VAMC và các tổ chức tín dụng. Điều này rất


cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, giúp hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn và bền vững trong tương lai.

NHNN cũng tích cực đẩy mạnh việc mua bán và sáp nhập các ngân hàng nhỏ yếu kém và mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2. Đối với các NHTM yếu kém đã thực hiện sáp nhập hoặc tự nâng cấp thì NHNN cần giám sát lộ trình cụ thể theo các tiêu chí cần đạt được sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch).

NHNN cần kiểm soát chặt việc tăng trưởng tín dụng, quản lý cấp phép ngân hàng, yêu cầu các NHTM tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, NHNN cần thực hiện chính sách tài khóa – tiền tệ theo hướng ổn định trung và dài hạn để tạo nền tảng cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển lành mạnh, qua đó kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

5.1.3. Kiến nghị đối với Chính phủ‌

- Tiếp tục duy trì môi trường chính trị - xã hội ổn định để giữ vững niềm tin cho công chúng và nhà đầu tư

-Xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; các giới hạn cho vay, đầu tư và thanh toán, giám sát chặt chữ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II.

- Đẩy mạnh xây dựng luật để hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thực hiện đề án tái cơ cấu.


- Tăng cường vai trò của VAMC, tạo cơ chế pháp lý cho VAMC giúp các NHTM xử lý nợ xấu.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo của VAMC. Tạo điều kiện cho VAMC được linh hoạt trong xử lý tài sản đảm bảo để giải quyết nhanh và hiệu quả các khoản nợ xấu.

5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo‌

5.2.1. Hạn chế của đề tài‌

- Về mô hình nghiên cứu


Nghiên cứu này còn hạn chế ở vấn đề lựa chọn các biến độc lập ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng dựa trên việc tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới trước đây. Nhiều biến không được lựa chọn như tỷ giá hối đoái,tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động,...do không thu thập được đầy đủ dữ liệuhoặc dữ liệu không được công khai. Chính vì vậy, các biến độc lập trong nghiên cứu chưa phản ánh toàn bộ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NHTM Việt Nam.

- Về mẫu nghiên cứu


Mẫu nghiên cứu gồm 17 NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh chính xác được tình hình rủi ro tín dụng của toàn hệ thống NHTM Việt Nam. Hạn chế này là do tác giả chỉ có thể thu thập được đầy đủ số liệu từ Báo cáo tài chính của 17 NHTM trong 10 năm, các ngân hàng khác không đầy đủ dữ liệu, một số ngân hàng tiến hành tái cấu trúc nên số liệu không đầy đủ.

- Nghiên cứu chỉ mới tiếp cận nợ xấu tổng thể của các NHTM Việt Nam mà chưa phân tích được cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành, khu vực địa lý hay cơ cấu sở hữu do không đủ thông tin.

Ngày đăng: 03/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*