Số Kháng Nghị Tái Thẩm Trên Tổng Số Bản Án, Quyết Định Có Hlpl Bị Kháng Nghị


ra đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan để lấy tiền và 02 chiếc nhẫn của chị vào tối ngày 15/8/2003 [85].

* Kháng nghị tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ so với kháng nghị giám đốc thẩm. Không phân biệt rò căn cứ thực tế là kháng nghị tái thẩm hay giám đốc thẩm, có trường hợp gây tranh cãi, có trường hợp căn cứ giống nhau kháng nghị theo thủ tục khác nhau.

Thực tế, kháng nghị đối với bản án, quyết định có HLPL chủ yếu theo thủ tục giám đốc thẩm, kháng nghị tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ. Số liệu thống kê về kháng nghị tái thẩm so với kháng nghị giám đốc thẩm do cả Toà án và VKS thực hiện từ năm 2005 đến 2014 được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số kháng nghị tái thẩm trên tổng số bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị


Năm

Số án bị kháng nghị giám đốc

thẩm và tái thẩm

Số án bị kháng nghị tái thẩm

Tỉ lệ kháng nghị tái thẩm/số án có HLPL bị kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm (%)

2005

214

5

2,34

2006

240

12

5,0

2007

243

10

4,12

2008

195

14

7,18

2009

194

17

8,76

2010

212

3

1,42

2011

227

7

3,08

2012

124

12

9,68

2013

219

10

4,57

2014

215

16

7,44

Tổng

2.083

106

5,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 13

(Nguồn: Vụ thống kê VKSNDTC và Vụ thống kê tổng hợp TANDTC từ năm 2005 - 2014)

Theo số liệu thống kê, trong tổng số 2.083 kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm 2005 đến năm 2014 có 110 kháng nghị tái thẩm chiếm tỉ lệ 5,28%.


Kháng nghị tái thẩm có tỉ lệ thấp so với kháng nghị giám đốc thẩm ngoài những nguyên nhân đã nêu còn do không rò ràng trong việc xác định căn cứ kháng nghị. Có trường hợp ngoài phát hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung của bản án hoặc quyết định, đồng thời cũng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, việc kháng nghị tái thẩm gây tranh cãi. Ví dụ: vụ án Nguyễn Thanh Chấn, ngày 09/7/2013, Cục điều tra VKSNDTC tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến (là vợ của Nguyễn Thanh Chấn) trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tố giác cơ quan điều tra, truy tố, xét xử oan sai đối với Nguyễn Thanh Chấn. Kết quả điều tra xác minh cho kết quả người thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan ngày 15/8/2003 là Lý Nguyễn Chung. Ngày 25/10/2013 Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Sau khi có kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3 ngày 04/11/2013 của VKSTC và Quyết định tái thẩm số 18/2013/HS-TT ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Nguyễn Thanh Chấn đã cung cấp thông tin về việc các cán bộ điều tra đã ép cung, dùng nhục hình. Các nhà nghiên cứu khoa học có ý kiến khác nhau về việc vụ án này phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là để tránh việc phải bồi thường thiệt hại cho người bị kết án oan [7].

Có những trường hợp căn cứ giống nhau nhưng thực tế kháng nghị theo thủ tục khác nhau. Đó là trường hợp sau khi có Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án mới phát hiện việc người bị kết án vi phạm kỷ luật trước ngày Toà án xét giảm. Toà án không biết do hồ sơ kỷ luật của phạm nhân để lưu vào hồ sơ cải tạo đến sau khi đã xét giảm xong. Có trường hợp kháng nghị tái thẩm [74], có trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm [70]. Cả hai trường hợp Hội đồng tái thẩm và giám đốc thẩm đều chấp nhận kháng nghị, không đề nghị VKS kháng nghị theo thủ tục khác [48, 44].

Cùng một căn cứ nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng có đề xuất khác nhau là kháng nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm. Ví dụ: ngày 12/3/2007 TAND Thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơn của Lê Thị Tuyết Hoa trình bày về việc em gái là Lê Thị Hết đã lấy tên của mình khi phạm tội cướp tài sản. Ngày 18/5/2007 TAND Thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 1405 gửi TANDTC đề nghị xem xét theo


thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 24/01/2008 Toà hình sự TANDTC có công văn số 15 gửi vụ 3 VKSNDTC đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Như vậy cùng một tình tiết mới phát hiện nhưng ý kiến đề nghị của Toà án các cấp khác nhau. Trường hợp này VKSNDTC đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm [80].

Các trường hợp này cho thấy nhận thức không thống nhất về căn cứ kháng nghị tái thẩm và giám đốc thẩm của cả các nhà nghiên cứu khoa học và những người làm công tác thực tiễn.

* Tình tiết mới phát hiện là căn cứ kháng nghị tái thẩm đa dạng, chủ yếu do người thực hiện hành vi phạm tội khai nhận không đúng họ tên, lý lịch, nhiều trường hợp sử dụng lý lịch của người khác; không phân định rò hậu quả của hai trường hợp để thống nhất trong giải quyết.

Trong số 35 kháng nghị tái thẩm được khảo sát khi nghiên cứu, có 6 kháng nghị về vấn đề dân sự trong bản án hình sự, chiếm tỷ lệ 17,14%; 14 quyết định kháng nghị tái thẩm vì phát hiện tình tiết người thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng không đúng họ tên của mình để nhận tội, chiếm tỷ lệ 40% trong số kháng nghị nghiên cứu. Trong đó có 10/14 vụ các đối tượng khi bị tiến hành điều tra, xét xử sử dụng họ tên của người có thật và 4/14 vụ đối tượng sử dụng họ tên không đúng nhưng không gắn với một người cụ thể có thật.

Nhiều trường hợp tình tiết mới phát hiện có tính chất giống nhau nhưng nội dung đề nghị tái thẩm lại khác nhau, không thống nhất. Đó là trường hợp đối tượng phạm tội đã sử dụng họ tên, lý lịch người khác để khai nhận và tuyên trong bản án nhưng trong kháng nghị tái thẩm: có trường hợp đề nghị xét xử tái thẩm tuyên vô tội đối với người bị sử dụng họ tên tuyên trong bản án [71]; Có trường hợp đề nghị điều tra, truy tố, xét xử lại theo quy định của pháp luật [78].

Các trường hợp phát hiện ra tình tiết này phần lớn khi Cơ quan Công an tiến hành bắt đối tượng bị kết án đưa đi thi hành mới xác định được đối tượng phạm tội lấy họ tên người khác để khai nhận về hành vi của mình mà quá trình xét xử các cơ quan có thẩm quyền không phát hiện được. Có trường hợp bản án tuyên phạt tù đã được thi hành xong, xét xử đối tượng trong một vụ án khác mới phát hiện trước đây đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, bị kết án và thi hành án phạt tù sử dụng tên


người khác. Trường hợp thi hành án xong mới phát hiện sai họ tên là vụ án Nguyễn Việt Phương sinh năm 1969, trú tại 24 ngò Máy Xay, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng bị xử về tội “cướp tài sản của công dân” tại TAND thành phố Hải Phòng ngày 01/8/1991 (đối tượng phạm tội tên là Nguyễn Thành Long). Ngày 10/12/1995 đối tượng được trại Thanh Hà thuộc V26 Bộ Công an cấp giấy chứng nhận thi hành xong hình phạt tù. Ngày 24/9/2002 TAND thành phố Thái Nguyên khi xét xử Nguyễn Thành Long mới phát hiện ra trong vụ án cướp tài sản nêu trên, Long đã sử dụng tên anh Nguyễn Việt Phương để nhận tội và thi hành án. VKSNDTC đã tiến hành kháng nghị tái thẩm bằng quyết định kháng nghị số 02/QĐ-VKSTC-V3 ngày 19/02/2004 đề nghị hủy bản án tuyên Nguyễn Việt Phương phạm tội. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do việc xây dựng, quản lý hồ sơ, lý lịch tư pháp chưa hoàn thiện nên quá trình điều tra, so sánh đối chiếu trong hồ sơ lưu trữ để lập danh chỉ bản của đối tượng phạm tội không chính xác. Do đó, dẫn đến việc bản án tuyên đúng đối tượng đã thực hiện tội phạm nhưng lại dưới họ tên người khác, ảnh hưởng đến quyền lợi của người có tên bị kết tội trong bản án. Trường hợp này, sai lầm về điều tra lý lịch dẫn đến bản án tuyên kết tội người không phạm tội, việc tái thẩm sẽ nhanh chóng hủy bản án đã có HLPL có sai lầm, phục hồi danh dự cho người bị tuyên án sai trong bản án, kết tội đúng người phạm tội trong bản án khác. Trong trường hợp đối tượng khai sai họ tên nhưng không gắn với một người cụ thể có thể được khắc phục theo cách thức khác. Cần có hướng dẫn cụ thể về các căn cứ cũng như thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm để có thể giải quyết hậu quả của sai lầm nhanh chóng.

* Chất lượng kháng nghị tái thẩm nhìn chung bảo đảm đúng căn cứ nhưng vẫn còn trường hợp kháng nghị không được Hội đồng tái thẩm chấp nhận

Kháng nghị của VKS nhìn chung đúng căn cứ pháp luật, phần lớn các kháng nghị tái thẩm đều được Hội đồng tái thẩm chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn có kháng nghị không được Hội đồng tái thẩm chấp nhận. Việc tìm hiểu số liệu thống kê về số vụ án khi tái thẩm, Hội đồng tái thẩm không chấp nhận nằm lẫn trong số liệu giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, không có thống kê riêng biệt. Số liệu thống kê chỉ bắt đầu được lập từ năm 2009 và thể hiện ở Bảng 3.3.


Bảng 3.3. Chất lượng kháng nghị tái thẩm



Năm

Tổng số vụ đã tái thẩm

Toà án chấp nhận kháng nghị

Số vụ

Tỉ lệ %

2009

10

10

100

2010

3

2

66,67

2011

5

5

100

2012

12

10

83,33

2013

10

8

80

2014

12

11

91,67

Tổng

52

46

88,46

(Nguồn: Vụ thống kê VKSNDTC từ năm 2009- 2014)

Như vậy ngoài năm 2009, 2011 còn các năm đều có các trường hợp kháng nghị tái thẩm không được Hội đồng tái thẩm chấp nhận. Trường hợp kháng nghị không được chấp nhận như kháng nghị số 05/QĐ-VKSTC-V3 ngày 22/7/2005 của Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Toà hình sự TANDTC xét xử theo thủ tục tái thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm số 104/HSST ngày 24/7/2001 của TAND tỉnh Bắc Giang để điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung do còn bỏ lọt đồng phạm Bùi Thị Thanh (tức Trần Thị Thanh Xuân) trong vụ án Ninh Văn Biển phạm tội cướp tài sản. Kết quả xác minh khẳng định Ninh Văn Biển phạm tội cướp tài sản cùng Bùi Thị Thanh, tuy nhiên kết quả xác minh tái thẩm này không làm thay đổi cơ bản về trách nhiệm hình sự và hình phạt của Ninh Văn Biển vì vậy Hội đồng tái thẩm ra quyết định tái thẩm số 29/HS-TT ngày 30/11/2005 của Toà hình sự TANDTC không chấp nhận kháng nghị của VKS hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại vụ án có vai trò phạm tội của Bùi Thị Thanh. Hành vi phạm tội của Bùi Thị Thanh có thể giải quyết trong một vụ án khác. Kháng nghị tái thẩm không được chấp nhận do những tình tiết mới phát hiện không có ý nghĩa làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định.

Trường hợp tương đối phổ biến trong kháng nghị tái thẩm là bị cáo sử dụng tên của người có thực trong cuộc sống và trường hợp thứ hai là sử dụng tên giả không gắn với bất kỳ một người có thật nào. Trường hợp thứ nhất, việc bị cáo sử dụng họ tên, lý lịch của người có thật, việc kháng nghị tái thẩm là tất yếu vì ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của một người cụ thể, người bị coi là có tội ghi trong bản án


thực sự không phải người phạm tội. Trường hợp thứ hai bị cáo sử dụng tên giả không phải của một con người có thật, thực tế trường hợp này khi xét tái thẩm theo kháng nghị Toà án sẽ không chấp nhận [90, tr. 12]. Đó là kháng nghị tái thẩm số 03/VKSTC-V3 ngày 22/3/2005 của Viện trưởng VKSNDTC đối với ba bản án có HLPL bao gồm: bản án số 188/HSPT ngày 26/6/2001 của TAND tỉnh Đắc Lắc; bản án số 230/HSST ngày 27/12/2002 của TAND tỉnh Bình Dương; bản án số 08/HSST ngày 25/8/2003 của TAND huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang do người phạm tội là Nguyễn Hữu Bí đã khai nhận tên là Nguyễn Hữu Liệu và Hồ Công Thành khi bị điều tra, truy tố, xét xử và cả trong quá trình thi hành án. Ngày 07/6/2005 Toà hình sự TANDTC khi tái thẩm đã không chấp nhận kháng nghị giữ nguyên hai bản án để đính chính về phần lý lịch của bị cáo cho đúng họ tên và các tình tiết khác về nhân thân người phạm tội. Trường hợp này do thiếu hướng dẫn, giải thích của pháp luật nên kháng nghị tái thẩm không được chấp nhận mặc dù có căn cứ (vụ việc này sẽ phân tích cụ thể khi đánh giá chất lượng quyết định tái thẩm).

3.2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm tại Toà án

* Nhìn chung, Toà án bảo đảm giải quyết kịp thời, nhanh chóng các kháng nghị tái thẩm do VKS chuyển sang.

Tình hình tái thẩm các bản án, quyết định đã có HLPL từ năm 2009 đến năm 2014 (Từ năm 2005 đến 2008, VKS không có số liệu thống kê) thể hiện trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tình hình giải quyết tái thẩm tại Toà án



Năm

Tổng số án Toà án thụ lý để tái thẩm

Tổng số án Toà án đã tái thẩm

Tỷ lệ án đã xét xử tái thẩm/án bị kháng nghị tái thẩm (%)

2009

17

10

58,82

2010

3

3

100

2011

7

5

71,43

2012

12

12

100

2013

10

10

100

2014

16

12

75,00

Tổng

64

52

81,25

(Nguồn: Vụ thống kê VKSNDTC 2009 - 2014)


Tỷ lệ số lượng án đã tái thẩm trên tổng số án phải tái thẩm tại Toà án cao, có những năm đạt 100% cho thấy hiệu quả cao trong việc giải quyết tái thẩm của Toà án các cấp.

* Tái thẩm về cơ bản được tiến hành đúng quy định của pháp luật về thời hạn, số lượng án tái thẩm hàng năm chưa được giải quyết có tỉ lệ nhỏ trên tổng số vụ phải giải quyết hàng năm. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng tái thẩm không đúng thời hạn luật định.

Số liệu thống kê án tái thẩm đã được giải quyết trong quá trình nghiên cứu được tiến hành từ năm 2009 cho thấy còn lại 7 vụ/ 7 bị cáo; năm 2010, 2012, 2013 không còn vụ nào đã kháng nghị mà chưa giải quyết; năm 2011 còn 2 vụ/ 2 bị cáo; năm 2012 còn 1 vụ/ 1 bị cáo; năm 2014 còn 4 vụ/ 7 bị cáo [85]. Trong số liệu mà chúng tôi tìm hiểu được không đề cập đến việc quá hạn trong giải quyết tái thẩm mà chỉ thấy có số liệu chung về quá hạn giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì vậy, khó có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình Toà án có thẩm quyền tái thẩm thực hiện quy định về thời hạn tái thẩm. Tuy nhiên dựa trên việc đối chiếu giữa quyết định kháng nghị tái thẩm của VKS và quyết định tái thẩm của Toà án cho thấy trên tổng số 35 kháng nghị tái thẩm và quyết định đã nghiên cứu có 3 vụ quá hạn so với quy định của pháp luật, chiếm tỷ lệ 8,57% số vụ nghiên cứu. Vụ quá hạn nhiều nhất có thể đến hơn 6 tháng so với quy định của pháp luật. Các vụ tái thẩm quá hạn luật định thường liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như vụ án Tăng Minh Phụng phần dân sự liên quan đến giải quyết nhà 102/7 Lê Hồng Phong, phường 7 thành phố Vũng Tàu. Cụ thể, kháng nghị tái thẩm số 03/QĐ-VKSTC-V3 ngày 25/7/2007, tuy nhiên ngày 17/6/2008 Hội đồng thẩm phán TANDTC mới có thể tiến hành tái thẩm và ra quyết định tái thẩm số 10/2008/HS-TT. Nguyên nhân tái thẩm quá hạn trong những trường hợp này đều liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, phức tạp và khó giải quyết, việc giải quyết theo thời hạn của TTHS là khó khăn do cần nhiều thời gian để điều tra, xác minh. Vì vậy, cần có sự cân nhắc xem xét việc tách phần dân sự trong vụ án hình sự giải quyết theo thủ tục khác để tránh việc quá hạn luật định trên thực tế.

* Việc tái thẩm ở cấp tỉnh gần như không có.

Như đã phân tích số liệu án tái thẩm được giải quyết hàng năm là rất ít và chủ


yếu được tiến hành trên TANDTC. Quá trình tìm hiểu số liệu của các TAND cấp tỉnh cho thấy hầu như không có tái thẩm các vụ án hình sự ở Toà án cấp tỉnh. Các Toà án đã tiến hành khảo sát không cho thấy có tái thẩm bao gồm: Quảng Bình, Khánh Hoà, Phú Thọ, Lào Cai…

Việc án phải giải quyết tái thẩm ở cấp tỉnh do pháp luật TTHS Việt Nam quy định nguyên tắc hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có HLPL ngay mà có thời hạn để các chủ thể có quyền thực hiện việc kháng cáo, VKS kháng nghị. Trong trường hợp bản án thiếu căn cứ, việc xác định sự thật vụ án không chính xác, nếu VKS không phát hiện để kháng nghị thì những người tham gia tố tụng đa phần thực hiện quyền kháng cáo của mình để vụ án được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Số liệu thực tế cho thấy tỉ lệ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và phải tiến hành xét xử phúc thẩm không hề nhỏ: Năm 2010 thụ lý xử phúc thẩm 12.794 vụ/52.797 vụ đã xử sơ thẩm, chiếm tỉ lệ 24,2%; năm 2011 thụ lý xử phúc thẩm

16.356 vụ/59.197 vụ đã xử sơ thẩm, chiếm tỉ lệ 27,6%; năm 2012 thụ lý xử phúc thẩm 16.613 vụ/65.276 vụ đã xử sơ thẩm chiếm 25,5%; năm 2013 thụ lý xử phúc thẩm 17.585 vụ/66.169 vụ đã xử sơ thẩm chiếm tỷ lệ 26,6%; năm 2014 thụ lý xử phúc thẩm 17.607 vụ/ 64.139 vụ đã xử sơ thẩm chiếm tỷ lệ 27,5%. Trong trường hợp sau phúc thẩm nếu vẫn sai lầm trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án do có những tình tiết mà khi xét xử Toà án không biết dẫn đến ra bản án sai thì kháng nghị tái thẩm sẽ tiến hành ở TANDTC, vì phúc thẩm Tòa án cấp thấp nhất xét xử là ở cấp tỉnh. Trong 35 kháng nghị tái thẩm tiến hành khảo sát, số vụ án kháng nghị tái thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm có HLPL là rất ít, nếu có thì cũng là bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh và thường mang tính cá biệt. Ví dụ: Quyết định số 29/HS-TT ngày 30/11/2005 của Toà hình sự TANDTC đối với bản án sơ thẩm số 104/HSST ngày 24/7/2001 của TAND tỉnh Bắc Giang (tuy nhiên vụ án kháng nghị tái thẩm cũng không được chấp nhận do tình tiết mới không làm thay đổi cơ bản nội dung bản án); Quyết định số 38/2004/HS-TT ngày 23/11/2004 của Toà hình sự TANDTC hủy một phần quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 1590/HSST ngày 04/8/1999 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh là phần không có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm [45].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022