Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Thực Tiễn Tái Thẩm


Thực tế, các vụ án bị kháng nghị tái thẩm thường đã qua hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm, thậm chí có nhiều vụ còn qua nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm hay giám đốc thẩm. Đó là lý do cơ bản của việc tái thẩm hầu như không được tiến hành ở Toà án cấp tỉnh. Ngoài ra, thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về tái thẩm cũng có thể xảy ra tình huống không đủ số lượng thành viên của Ủy ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh để tái thẩm vì có một số thành viên đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Hiện nay, với cơ cấu tổ chức Toà án theo Luật tổ chức TAND năm 2014, việc không quy định cho Toà án cấp tỉnh có quyền tái thẩm là phù hợp với thực tiễn đã khảo sát.

* Còn vi phạm trong thủ tục tiến hành tái thẩm tại Toà án

Điều 297 quy định việc tiến hành tái thẩm tuân theo quy định về chuẩn bị phiên toà và thủ tục phiên toà tại Điều 282 BLTTHS. Theo đó Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án và bản thuyết trình được gửi cho các thành viên của Hội đồng chậm nhất là 7 ngày trước khi mở phiên toà. Thực tế, có những vụ án không tuân thủ đúng quy định về thời hạn như vụ án Nguyễn Thanh Chấn được tái thẩm chỉ 2 ngày sau khi có kháng nghị của VKSNDTC. Cụ thể Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị tái thẩm số 01/VKSTC-V3 ngày 4/11/2013 thì ngày 06/11/2013 Hội đồng thẩm phán TANDTC đã tiến hành tái thẩm. Việc tiến hành tái thẩm khẩn trương, nhanh chóng trong trường hợp này bảo đảm khắc phục nhanh nhất hậu quả do kết luận oan sai trong bản án có HLPL của Toà án, nhất là trong trường hợp này người bị oan đã ngồi tù 10 năm. Trường hợp này các thành viên của Hội đồng thẩm phán khó có đủ thời gian nghiên cứu vụ án, đọc bản thuyết trình để ra phán quyết khi tái thẩm. Thời hạn tố tụng trong trường hợp này không được bảo đảm theo luật định.

* Tái thẩm tại Toà án nhìn chung đạt kết quả tốt, tuy nhiên trong một số trường hợp chất lượng vẫn chưa bảo đảm, tái thẩm lại nhiều lần, chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có liên quan.

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu số liệu thống kê tái thẩm của VKSNDTC không cho kết quả số lượng án tái thẩm bị hủy bỏ. Vì vậy, việc đánh giá một cách toàn diện về chất lượng tái thẩm là rất khó. Nghiên cứu các quyết định tái thẩm của Toà án cho thấy phần lớn các quyết định tái thẩm là đúng đắn thể hiện chất lượng cao


của việc tái thẩm. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có trường hợp quyết định tái thẩm tiếp tục bị kháng nghị tái thẩm đề nghị hội đồng tái thẩm cấp trên xem xét tái thẩm lại. Điển hình bị tái thẩm nhiều lần liên quan đến việc giải quyết căn nhà 60A Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu, trong vụ án Tăng Minh Phụng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa”. Quyết định tái thẩm tiếp tục bị kháng nghị tái thẩm là quyết định tái thẩm số 38/2004/HS-TT ngày 23/11/2004 của Toà hình sự TANDTC. Quyết định tái thẩm này đã bị Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo quyết định kháng nghị tái thẩm số 04/QĐ-VKSTC-V3 ngày 03/10/2008 đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC xét lại theo thủ tục tái thẩm hủy phần quyết định “Đình chỉ vụ án đối với phần quyết định này” ghi trong quyết định tái thẩm số 38/2004/HS-TT ngày 23/11/2004 của Toà hình sự TANDTC. Quyết định tái thẩm số 03/2009/HS-TT ngày 09/3/2009 đã đồng ý với kháng nghị của VKSNDTC, hủy quyết định tái thẩm số 38/2004/HS-TT ngày 23/11/2004 của Toà hình sự TANDTC, giao hồ sơ cho toà hình sự TANDTC tái thẩm lại. Toà hình sự TANDTC đã tiến hành tái thẩm trong thời hạn luật định và ban hành Quyết định tái thẩm số 19/2009/HS-TT ngày 02/7/2009 đồng ý với kháng nghị của VKSNDTC hủy bản án sơ thẩm số 1590/HS-ST ngày 04/8/1999 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh phần quyết định liên quan đến căn nhà 60A Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu. Nguyên nhân của việc phán quyết tái thẩm tiếp tục bị kháng nghị tái thẩm vì liên quan đến tranh chấp dân sự trong vụ án hình sự, việc xác định chủ sở hữu thực sự của căn nhà trên phức tạp. Việc kháng nghị tái thẩm lần thứ hai thực chất được thực hiện sau khi đã có bản án có HLPL xác định Nguyễn Văn Tuân (người đã bán căn nhà trên) không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Quyết định tái thẩm trong nhiều trường hợp không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị kết án oan. Trường hợp quyết định tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã nêu trên là trường hợp gây nên nhiều băn khoăn cho các nhà nghiên cứu khoa học và làm công tác thực tiễn. Quyết định tái thẩm số 18/2013/HS-TT ngày 06/11/2013 Hội đồng thẩm phán TANDTC hủy bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26/3/2004 của TAND tỉnh Bắc Giang và bản án hình sự phúc thẩm số 1241/HSPT ngày 27/7/2004 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội để điều tra lại theo thủ tục chung. Sau đó,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

ngày 25/01/2014, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với Nguyễn Thanh Chấn do xác định Nguyễn Thanh Chấn không phạm tội giết người và cướp tài sản. Trước đó ngày 29/10/2013, VKSNDTC đã ký quyết định số 17/QĐ-VKSTC-C6 khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (người bị hại chị Nguyễn Thị Hoan), khởi tố bị can đối với Lý Nguyễn Chung. Trong vụ án này, vấn đề gây băn khoăn đối với các nhà nghiên cứu khoa học là việc Hội đồng tái thẩm mặc dù tuyên hủy bản án đã có HLPL nhưng lại không tuyên vô tội đối với Nguyễn Thanh Chấn mà quyết định điều tra lại. Việc một người vô tội, bị kết án oan, ngồi tù 10 năm nhưng lại nhận được quyết định minh oan là “đình chỉ điều tra” thực sự là chưa thỏa đáng.

Từ vụ việc thực tế trên có thể thấy, để Hội đồng tái thẩm ra được phán quyết chính xác cần có việc điều tra, xác minh theo một thủ tục chặt chẽ nhất định. Trong nhiều trường hợp để xác minh tình tiết mới, đánh giá đúng giá trị của nó với bản án đã tuyên còn phải đợi kết quả giải quyết của một vụ án khác. Việc chưa có kết quả cuối cùng khi xác minh tình tiết mới là căn cứ để kháng nghị là nguyên nhân dẫn đến quyết định tái thẩm bị kháng nghị tiếp. Nghiên cứu, xây dựng quy trình kiểm tra, xác minh tình tiết mới phát hiện vì vậy thực sự là cần thiết để nâng cao hiệu quả kháng nghị cũng như giúp Toà án có thẩm quyền tái thẩm được đúng đắn.

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 14

* Vẫn còn trường hợp Hội đồng tái thẩm ra quyết định không theo đúng quy định của pháp luật.

- Hội đồng tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định có HLPL nhưng không quyết định điều tra, xét xử lại hay đình chỉ vụ án như quy định tại Điều 298 BLTTHS.

Thực tế có trường hợp Hội đồng tái thẩm hủy quyết định có hủy lực pháp luật nhưng không thể quyết định điều tra, xét xử lại hay đình chỉ vụ án như quy định của pháp luật. Đó là những trường hợp Hội đồng tái thẩm hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án vì có tình tiết mới dẫn đến phán quyết cho giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án là không có căn cứ mà khi xét giảm Toà án không biết [48]. Trường hợp này, Hội đồng tái thẩm hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là đúng nhưng không thể đình chỉ vụ án hay điều tra, xét xử lại bởi vì về thực chất vụ án đã giải quyết xong, vấn đề còn lại chỉ liên quan đến


thi hành án. Dưới góc độ bảo đảm pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong TTHS, quyết định đó của Hội đồng tái thẩm không rơi vào bất cứ trường hợp nào về thẩm quyền quy định tại Điều 298 BLTTHS. Trên thực tế, trường hợp tái thẩm quyết định này không phải là cá biệt [76, 77]. Trong số các quyết định tái thẩm đã khảo sát 3/35 rơi vào trường hợp này, chiếm tỷ lệ 8,57%. Trường hợp này do quyết định của Toà án không liên quan đến việc giải quyết thực chất vụ án hình sự nên nếu không có căn cứ đình chỉ vụ án, việc điều tra, xét xử lại là không cần thiết.

- Quyết định của Hội đồng tái thẩm không khắc phục được triệt để sai lầm trong bản án, quyết định bị kháng nghị.

Trên thực tế, không phải tất cả các quyết định của Hội đồng tái thẩm đều giải quyết được triệt để các sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị. Điển hình là Quyết định tái thẩm số 03/2005/HS-TT ngày 07/6/2005 của Toà hình sự TANDTC [46]. Đây là trường hợp bị cáo phạm 3 tội ở các thời điểm khác nhau, hai hành vi phạm tội đầu tiên đã được đưa ra xét xử. Khi xét xử bị cáo về hành vi phạm tội trong vụ án thứ ba, Toà án chỉ tổng hợp hình phạt của hai bản án, hình phạt tuyên trong bản án đầu tiên không được tổng hợp do bản án đầu tiên, đối tượng sử dụng họ tên của người khác (không có thật) để khai nhận tội. Kháng nghị tái thẩm số 03/VKSTC-V3 ngày 22/3/2005 của Viện trưởng VKSNDTC đối với ba bản án có HLPL bao gồm: bản án số 188/HSPT ngày 26/6/2001 của TAND tỉnh Đắc Lắc; bản án số 230/HSST ngày 27/12/2002 của TAND tỉnh Bình Dương; bản án số 08/HSST ngày 25/8/2003 của TAND huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang do người phạm tội là Nguyễn Hữu Bí đã khai nhận tên là Nguyễn Hữu Liệu và Hồ Công Thành khi bị điều tra, truy tố, xét xử và cả trong quá trình thi hành án để giải quyết lại từ giai đoạn điều tra. Theo quan điểm của tác giả luận án, kháng nghị này là hoàn toàn có căn cứ vì việc hủy án để điều tra lại sẽ giải quyết triệt để các sai lầm: xác định đúng họ tên, lai lịch đối tượng; không bỏ sót tình tiết tăng nặng phải áp dụng; tổng hợp được hình phạt tương xứng với tất cả các hành vi phạm tội mà đối tượng đã thực hiện. Tuy nhiên, quyết định tái thẩm của Toà án lại không chấp nhận kháng nghị của VKS và đưa ra phương án khắc phục là đính chính lại về phần lý lịch của bị cáo. Quyết định này chỉ khắc phục được có một sai lầm, không xác định đúng trách nhiệm hình sự mà đối tượng phải chịu.


Trường hợp trên quyết định của Hội đồng tái thẩm không đúng quy định tại Điều 298 BLTTHS năm 2003, các sai lầm trong nội dung bản án có HLPL bị kháng nghị chưa được khắc phục hoàn toàn, chưa bảo đảm xác định trách nhiệm hình sự tương xứng với mức độ nguy hiểm mà đối tượng thực hiện. Nguyên nhân do quy định của pháp luật về thẩm quyền chưa bao quát hết được các trường hợp. Thực tế này đòi hỏi xây dựng một quy định riêng về kháng nghị tái thẩm các quyết định của Toà án hoặc phải bổ sung thẩm quyền cho Hội đồng tái thẩm.

3.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn tái thẩm

3.2.4.1. Nguyên nhân về pháp luật

Sự thiếu hoàn thiện trong quy định của pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực tiễn tái thẩm.

Thứ nhất, sự thiếu hoàn thiện trong quy định của pháp luật về kháng nghị tái thẩm.

Quy định của pháp luật có liên quan đến đối tượng của kháng nghị tái thẩm chưa hoàn thiện, cụ thể: không quy định thời hạn giao bản sao bản án hoặc trích lục cho, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong trường hợp họ vắng mặt tại phiên toà là nguyên nhân pháp luật dẫn đến không tính được thời điểm bản án, quyết định có HLPL khi xử vắng mặt những người này; không chỉ rò các quyết định có HLPL nào là đối tượng bị kháng nghị tái thẩm.

Quy định của pháp luật về thủ tục đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa phù hợp là nguyên nhân pháp luật dẫn đến hầu hết các đơn đề nghị giám đốc thẩm tái thẩm được gửi tới cả TANDTC và VKSNDTC nên cả hai cùng phải nghiên cứu trả lời; nguyên nhân dẫn đến cùng một vụ việc nhưng đơn đề nghị được gửi nhiều lần mặc dù đã có trả lời không có căn cứ; nguyên nhân của tình trạng gửi đơn vượt cấp thẳng lên lãnh đạo Đảng, Chính Phủ, Quốc hội.

Quy định của BLTTHS năm 2003 về căn cứ kháng nghị tái thẩm chưa rò ràng, gây nhầm lẫn với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, có căn cứ không phản ánh đúng bản chất tái thẩm.

Pháp luật chưa quy định cụ thể cơ quan và người thực hiện hoạt động kiểm tra, xác minh các tình tiết mới phát hiện. BLTTHS không quy định các hoạt động


kiểm tra, xác minh cụ thể bao gồm những hoạt động nào, không xác định rò tính chất của các hoạt động này có phải là hoạt động điều tra hay không để có căn cứ pháp lý tiến hành trên thực tế. Việc lưu và sử dụng kết quả kiểm tra, xác minh trong hồ sơ vụ án để sử dụng trong quá trình tái thẩm không được quy định.

Quy định về thời hạn kháng nghị tái thẩm không bao quát hết các trường hợp xảy ra trên thực tiễn, cụ thể là không quy định trường hợp kháng nghị không theo hướng có lợi cũng không theo hướng bất lợi cho người bị kết án.

Thứ hai, sự thiếu hoàn thiện trong quy định của pháp luật về thẩm quyền tái thẩm. Quy định về thẩm quyền tiến hành tái thẩm hiện nay không còn phù hợp với

Luật tổ chức TAND năm 2014, cần được cụ thể hoá để có cơ sở pháp luật áp dụng trên thực tế.

Pháp luật chưa quy định rò về phạm vi tái thẩm vì vậy không tạo cơ sở pháp lý để Hội đồng tái thẩm thực hiện quyền hạn của mình.

Các quy định về thủ tục phiên toà chưa phù hợp, cụ thể: không xác định trường hợp nào cần triệu tập những người có liên quan đến kháng nghị tái thẩm tham gia phiên toà; không quy định thẩm phán được phân công làm bản thuyết trình tham gia phiên toà để bảo đảm chất lượng phiên toà tái thẩm.

Quy định về quyền hạn của Hội đồng tái thẩm không chỉ rò căn cứ cụ thể để áp dụng trong từng trường hợp, chưa bao quát hết các trường hợp xảy ra trên thực tiễn.

3.2.4.2. Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân về mặt pháp luật dẫn đến những hạn chế nêu trên, còn do những nguyên nhân khác liên quan đến mối quan hệ phối hợp giữa Toà án và VKS, công tác tổ chức cán bộ, kinh phí. Cụ thể:

Mối quan hệ giữa Toà án các cấp với nhau, giữa Tòa án và VKS chưa thật sự chặt chẽ nên không phát huy hiệu quả trong việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Nhận thức về vai trò, tính chất của công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của một số lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ của VKS và Toà án chưa thật đầy đủ nên chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác này [43, tr. 315].

Cán bộ làm công tác tái thẩm, cụ thể là công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, thường xuyên có sự


thay đổi vị trí công tác, chế độ đãi ngộ không kịp thời. Tại VKS công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tập trung vào một đơn vị duy nhất là Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3). Trong đó công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là một trong các nhiệm vụ được giao. Số lượng cán bộ trong biên chế của Vụ trong nhiều năm qua không vượt quá con số 30 và được đánh giá là quá mỏng so với nhiệm vụ đặt ra. Tại TANDTC, việc xử lý, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự là nhiệm vụ của Ban thư ký và Toà hình sự TANDTC tùy thuộc đơn đề nghị gửi cho ai. Theo nghiên cứu việc tồn đọng đơn ngoài các nguyên nhân chung nêu trên còn do trình độ chuyên môn không đồng đều, tinh thần trách nhiệm chưa cao, áp lực công việc quá lớn do thiếu cán bộ [43, tr. 162]. Cán bộ làm công tác nghiên cứu, đề xuất giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không ổn định do luân chuyển, điều động của tổ chức sang làm công tác khác làm cho công tác giải quyết đơn thư vận hành thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả thấp.

Kinh phí xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ trong quá trình kiểm tra xác minh hầu như không có, các phương tiện cần thiết như ghi âm, ghi hình chưa được trang bị. Cán bộ đi xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải tự tìm cách khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nghiên cứu pháp luật TTHS Việt Nam về tái thẩm trong các giai đoạn lịch sử và hiện tại, xem xét thực trạng tái thẩm những năm gần đây, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Trong lịch sử tố tụng Việt Nam từ 1945, việc xét lại ản án, quyết định có HLPL chính thức được ghi nhận từ năm 1959 với thủ tục duy nhất là giám đốc thẩm. Thủ tục tái thẩm chính thức được ghi nhận từ năm 1981 có phân biệt với thủ tục giám đốc thẩm. Bản án, quyết định có HLPL xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nếu thấy có vi phạm pháp luật và xét lại theo thủ tục tái thẩm nếu phát hiện những tình tiết mới. Việc cụ thể hoá thủ tục tái thẩm trong BLTTHS năm 1988 góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm việc giải quyết vi phạm pháp luật hình sự đúng luật nội dung và bảo đảm về hình thức tố tụng.


2. Về cơ bản, quy định về tái thẩm trong BLTTHS năm 2003 đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn tái thẩm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm thực hiện mục đích của TTHS nói chung và tái thẩm nói riêng. Tuy nhiên một số quy định chưa rò ràng dẫn đến nhận thức và áp dụng thiếu thống nhất; một số quy định còn bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng; một số vấn đề chưa được quy định trong BLTTHS cần được bổ sung tạo căn cứ pháp lý cho Toà án và VKS thi hành trong thực tế.

3. Thực tiễn tái thẩm, số lượng kháng nghị tái thẩm chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng số các bản án, quyết định có HLPL nhưng đa số là các trường hợp cần phải kháng nghị. Các căn cứ kháng nghị tái thẩm trên thực tế cho thấy sự khác nhau căn bản với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm tuy nhiên do pháp luật quy định thiếu hoàn chỉnh nên vẫn có sự nhầm lẫn căn cứ giám đốc thẩm với căn cứ tái thẩm. Chất lượng kháng nghị tái thẩm vẫn còn trường hợp không có căn cứ, không được Hội đồng tái thẩm chấp nhận.

4. Việc tái thẩm của Toà án nhìn chung được bảo đảm. Cá biệt vẫn có trường hợp thời gian tái thẩm không đúng luật định, quyết định tái thẩm vẫn bị kháng nghị và hủy bỏ làm cho vụ án bị kéo dài. Một số trường quyết định tái thẩm không đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, không giải quyết triệt để sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị, tái thẩm ở cấp tỉnh không phát huy hiệu quả. Tình trạng tồn đọng đơn đề nghị giám đốc thẩm và tái thẩm tại TANDTC và VKSNDTC không có xu hướng giảm gây mất ổn định chính trị, xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Toà án nói riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung.

5. Thực tiễn thi hành quy định pháp luật về tái thẩm phản ánh kết quả hoạt động tái thẩm đã đạt được đồng thời phản ánh được xu thế tồn tại và phát triển khách quan của thủ tục này. Tuy nhiên thực tiễn này cũng phản ánh những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động kháng nghị tái thẩm của VKS và hoạt động tái thẩm của Toà án. Nguyên nhân do pháp luật về tái thẩm chưa thực sự phù hợp, công tác giải thích pháp luật chưa kịp thời, đầy đủ; hệ thống tổ chức Toà án chưa phù hợp ảnh hưởng tới chất lượng tái thẩm; một số nguyên nhân khác như yếu tố con người, công tác quản lý hồ sơ, lý lịch tư pháp. Việc tìm hiểu rò nguyên nhân của những vướng mắc trong thực tiễn tái thẩm là một trong những cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí