Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10


cho rằng đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm chỉ là các quyết định giải quyết thực chất vụ án, không phải là các quyết định nhằm đảm bảo việc xét xử [29, tr. 63]. Cách hiểu này đúng với giám đốc thẩm do giám đốc thẩm tiến hành khắc phục vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án nên đối tượng phải là các quyết định giải quyết thực chất vụ án. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng đối với kháng nghị tái thẩm. Trên thực tế các quyết định như: giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm mặc dù không giải quyết thực chất vụ án hình sự nhưng vẫn là đối tượng bị kháng nghị tái thẩm [74, 75, 77].

Đối tượng của kháng nghị tái thẩm có thể là một phần hoặc toàn bộ bản án có HLPL. Bản án của Toà án có thể phán quyết về nhiều nội dung, với nhiều đối tượng khác nhau, tình tiết mới được phát hiện có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần nội dung các phán quyết của Toà án. Khi đó đối tượng kháng nghị tái thẩm chỉ là phần bản án có nội dung bị thay đổi cơ bản bởi tình tiết mới được phát hiện. Đó có thể là phần dân sự trong bản án hình sự, phần hình sự tuyên đối với một đối tượng trong vụ án có đồng phạm hay về một tội nhất định của một đối tượng trong trường hợp họ phạm nhiều tội [73, 80].

Khoản 1 Điều 622 BLTTHS Cộng hoà Pháp quy định “bản án, quyết định đã có HLPL có thể bị yêu cầu xem xét lại theo thủ tục tái thẩm vì lợi ích của người bị kết án về trọng tội hoặc khinh tội” [31, tr. 260]. Bản án, quyết định kết tội vi cảnh không bị tái thẩm. Tuy nhiên, tái thẩm được chấp nhận trong trường hợp bị cáo bị kết tội vi cảnh và khinh tội mà hai tội này không thể tách được (việc không thể tách tội vi cảnh và khinh tội phải được nhận thấy một cách rò ràng) [115]. Ngoài ra tái thẩm chỉ được chấp nhận nếu bên đưa ra yêu cầu phải có lợi ích trong việc đưa ra yêu cầu. Tái thẩm trong TTHS Cộng hoà Pháp khác tái thẩm trong TTHS Việt Nam khi giới hạn các bản án quyết định có HLPL không phải là đối tượng bị kháng nghị tái thẩm như: bản án, quyết định tuyên bị cáo không phạm tội; kháng nghị không vì lợi ích của người bị kết án; bản án, quyết định kết tội vi cảnh... [115].

* Căn cứ kháng nghị tái thẩm

Điều 291 BLTTHS năm 2003 quy định những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm.


Thứ nhất, lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc các tài liệu khác trong vụ án đều là nguồn chứa đựng chứng cứ theo quy định tại Điều 64 BLTTHS. Lời dịch của người phiên dịch, dịch lại những thông tin trong lời khai của những người tham gia tố tụng cũng là nguồn chứng cứ, nó chỉ khác là để sử dụng phải thông qua lời dịch của họ. Trong những nguồn chứng cứ này có thể chứa đựng các thông tin giả hoặc không đúng sự thật. Toà án trong quá trình giải quyết vụ án ra bản án hoặc quyết định đã thực hiện các biện pháp luật định, nếu tại phiên toà đã xét hỏi, nghe các bên trạnh luận nhưng không thể phát hiện ra những thông tin, tình tiết này là sai lệch hoặc bị giả mạo. Việc sử dụng các tình tiết không khách quan đó dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định không phù hợp với thực tế khách quan của vụ án. Việc kháng nghị tái thẩm tiến hành khi xác định được tính không chính xác, khách quan của các chứng cứ đã sử dụng để ra bản án hoặc quyết định. “Tình tiết” mà nhà làm luật đề cập và coi là căn cứ để kháng nghị tái thẩm là tình tiết của vụ án được rút ra từ các nguồn trên, tình tiết chứa đựng những nội dung cho phép kết luận khác hẳn với kết luận trước đó của Toà án.

Trên thực tế lời khai lời khai của người bị hại, bị can, bị cáo không đúng sự thật cũng dẫn đến hậu quả kết luận sai trong bản án hoặc quyết định. Như trường hợp bị can, bị cáo khai gian dối, sử dụng họ tên của người khác để khai nhận hành vi do chính mình thực hiện. Bản án của Toà án đã kết luận bị cáo phạm tội với họ tên của người khác không hề thực hiện hành vi phạm tội [71, 84].

Thứ hai, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai. Về căn cứ này, đa phần các nhà nghiên cứu khoa học và thực tiễn đều cho rằng không thể được coi là tình tiết mới. Nếu kết luận của các chủ thể này không đúng (do đánh giá không đúng hoặc do áp dụng pháp luật sai) thì đó phải là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm [12, tr. 14]. Có ý kiến cho rằng chỉ có những kết luận do cố ý có tính chất tội phạm của những người này mà khi ra bản án Toà án không biết được thì mới là căn cứ để kháng nghị tái thẩm. Nếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.


Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm có kết luận không đúng nhưng không phải do cố ý mà do trình độ yếu, năng lực chuyên môn kém dẫn đến việc ra bản án hoặc quyết định sai thì không phải là căn cứ kháng nghị tái thẩm. Trường hợp này phải kháng nghị giám đốc thẩm [33, tr. 112].

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng căn cứ “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai” phải được hiểu là có nhận định sai lầm về các tình tiết của vụ án, là những sai lầm của người tiến hành tố tụng khi xác định bản chất của vụ án mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định. Đây là sai lầm về nhận thức, không phải là vi phạm pháp luật [29, tr. 70]. Nếu có vi phạm pháp luật thì đó là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.

Thứ ba, vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. Đây là những nguồn chứng cứ được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Khi giải quyết vụ án hình sự, ra bản án, quyết định, Toà án hoàn toàn không biết nó bị giả mạo hay không đúng sự thật. Thực tiễn tái thẩm là trường hợp kháng nghị quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vì khi xét giảm dựa vào bản án phúc thẩm đã bị hủy bỏ [76]. Toà án khi tiến hành tái thẩm cũng đã chấp nhận kháng nghị [49].

Thứ tư, những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật. So với BLTTHS năm 1988, đây là căn cứ mới được bổ sung vào BLTTHS năm 2003. Quy định này bảo đảm nếu xuất hiện các tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết khi giải quyết vụ án có thể không phải từ các nguồn chứng cứ như quy định tại khoản 1 và 3 Điều 291 hay không phải trường hợp tại khoản 2 Điều 291 thì vẫn kháng nghị tái thẩm. Thực tế tái thẩm, kháng nghị theo căn cứ này là trường hợp Toà án phúc thẩm nhận được kháng cáo của bị cáo là người nước ngoài do đưa đi dịch nên gửi đến Toà án cấp phúc thẩm khi đã có quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Việc phát hiện có kháng cáo này làm thay đổi hẳn nội dung quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Toà án mà khi ra quyết định Toà án hoàn toàn không biết [75]. Trường hợp khác sử


dụng căn cứ này là phát hiện quyết định kỷ luật chưa đưa vào hồ sơ xét giảm hình phạt tù. Việc phát hiện tình tiết khẳng định quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt là sai, là căn cứ kháng nghị tái thẩm [77].

Căn cứ “những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật” cũng được quy định trong BLTTHS của Cộng hoà Liên bang Nga tại khoản 3 Điều 413 [88, tr. 172]. Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm của Pháp cũng được giải thích có những điểm tương tự như đã phân tích trên trong quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này đảm bảo các tình tiết mới thỏa mãn điều kiện kháng nghị tái thẩm sẽ được dùng làm căn cứ kháng nghị.

* Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

Điều 292 BLTTHS năm 2003 không giới hạn các chủ thể có quyền phát hiện và thông báo về tình tiết mới của vụ án. Quyền này không chỉ thuộc về người bị kết án – là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trực tiếp trong vụ án mà quy định cho cơ quan, tổ chức và mọi công dân. Các kênh thông tin đến cơ quan Toà án và VKS được pháp luật quy định rộng, không hạn chế, đảm bảo khả năng kiểm tra giám sát cao nhất của các thành phần trong xã hội.

Trong trường hợp đơn đề nghị gửi đến VKS, trình tự giải quyết theo quy định tại Điều 59 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSNDTC. Trong trường hợp đơn đề nghị gửi đến Toà án, việc phân loại, giải quyết các đơn đề nghị giải quyết theo hướng dẫn tại Thông báo số 01 ngày 01/02/2008 của Chánh án TANDTC quy định tạm thời về phân cấp và trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành TAND và Quy định tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo ban hành kèm theo Quyết định số 43 ngày 22/12/2008 của Chánh án TANDTC. Ngoài ra để phục vụ tốt công tác quản lý, giải quyết đơn thư, Toà hình sự TANDTC có đưa ra các quy định cụ thể, chi tiết hướng dẫn. Mặc dù không phải là văn bản pháp quy nhưng được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật và có tính bắt buộc đối với cán bộ, công chức tại Toà hình sự [43, tr. 149].

Khi phát hiện tình tiết mới có khả năng làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đã có HLPL mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết


định đó Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện ra quyết định xác minh những tình tiết đó. Để kiểm tra, xác minh tình tiết mới, Kiểm sát viên làm văn bản yêu cầu Toà án đã ra bản án hoặc quyết định đã có HLPL chuyển hồ sơ vụ án cho VKS để xem xét. Quá trình xác minh thu thập chứng cứ Kiểm sát viên có thể: lấy lời khai của người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác; thu thập vật chứng, dựng lại hiện trường, trưng cầu giám định, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát án hình sự. Nếu những tình tiết mới làm thay đổi nội dung bản án hoặc quyết định, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị tái thẩm theo quy định của pháp luật TTHS.

Nếu không có căn cứ kháng nghị tái thẩm thì VKS trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rò lý do không kháng nghị. Trường hợp Viện trưởng VKS ra quyết định kháng nghị tái thẩm, chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền để tiến hành xét lại theo thủ tục tái thẩm.

BLTTHS năm 2003 giữ nguyên như quy định tại khoản 1 Điều 262 BLTTHS năm 1988 và tồn tại hạn chế là nội dung thiếu tính cụ thể. BLTTHS chỉ quy định “Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó”, không xác định chủ thể có trách nhiệm tiến hành xác minh tình tiết mới, trình tự, thủ tục xác minh (theo thủ tục tố tụng chung hay ngoài tố tụng) [10, tr. 5]. Tuy nhiên, các nội dung này đã được quy định cụ thể trong văn bản riêng của ngành kiểm sát, nên cân nhắc nội dung có liên quan đến hoạt động của nhiều cơ quan tiến hành tố tụng để tiến hành luật hoá cho có tính bắt buộc chung.

Quy định có thể báo tin về tình tiết mới đến cơ quan Toà án hoặc VKS dẫn đến tình trạng cùng một vụ án, cùng một tình tiết mới được phát hiện có hai đơn đề nghị đến hai cơ quan. Việc trùng lặp nội dung đơn thư sẽ làm mất thời gian của các cơ quan tiến hành tố tụng nên cần có sửa đổi hợp lý.

Pháp luật TTHS Cộng hoà Pháp quy định chủ thể có quyền kháng cáo tái thẩm rộng hơn tái thẩm trong TTHS Việt Nam nhưng không vì thế mà làm tăng số lượng án tái thẩm ở Cộng hoà Pháp. Bởi lẽ quy định trong TTHS Cộng hoà Pháp quy định thủ tục kiểm tra sơ bộ yêu cầu tái thẩm. Việc kiểm tra sơ bộ được tiến


hành tại Ủy ban thẩm phán. Ủy ban “trực tiếp tiến hành, hoặc thông qua ủy thác xét xử, tất cả công việc điều tra, xét hỏi, đối chất và những kiểm tra cần thiết” (Điều 623-3 BLTTHS Pháp). Quá trình kiểm tra yêu cầu tái thẩm có sự tham gia của các bên (Điều 623-13 BLTTHS Pháp). Ủy ban có quyền ra quyết định không thụ lý giải quyết vụ việc, không chấp nhận yêu cầu tái thẩm hoặc chuyển vụ việc sang giải quyết tại Toà tái thẩm [31, tr. 260-261].

Về việc mở rộng chủ thể có thẩm quyền kháng cáo tái thẩm, sau đó sẽ có một bộ phận kiểm tra, xem xét việc kháng cáo tái thẩm có cơ sở hay không để quyết định mở thủ tục tái thẩm trong tố tụng dân sự đã từng được đề cập trong các nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết tình trạng quá tải đơn đề nghị giám đốc, tái thẩm dân sự [43, tr. 289]. Ý tưởng này hoàn toàn có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện quy định về tái thẩm trong TTHS.

* Chủ thể kháng nghị tái thẩm

Điều 293 BLTTHS năm 2003 quy định thẩm quyền kháng nghị tái thẩm thuộc về VKS. Nếu thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quy định cho cả Toà án và VKS thì thẩm quyền kháng nghị tái thẩm chỉ thuộc về VKS. Sự khác nhau trong quy định của pháp luật về vấn đề này là hợp lý vì Toà án có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có thể xem xét lại các tình tiết của vụ án, xem xét lại việc áp dụng pháp luật thể hiện ngay trong hồ sơ vụ án; trong khi để kháng nghị tái thẩm phải đánh giá được giá trị pháp lý của tình tiết mới phát hiện đối với vụ án. Kháng nghị tái thẩm đi liền với việc điều tra, xác minh tình tiết mới phát hiện. Từ góc độ tố tụng, chỉ có Viện trưởng VKS mới có thẩm quyền quyết định việc điều tra, xác minh. Toà án không thể là người điều tra, xác minh rồi sau đó lại xét xử, đánh giá các tình tiết đó [12, tr. 14-15].

Pháp luật của các nước có quy định khác nhau về quyền kháng nghị/kháng cáo tái thẩm. Nếu TTHS Việt Nam, giống TTHS Liên bang Nga quy định quyền kháng nghị tái thẩm chỉ thuộc về VKS thì TTHS một số nước quy định chủ thể tham gia tố tụng cũng có quyền kháng cáo yêu cầu tái thẩm. BLTTHS Pháp quy định về quyền kháng cáo, kháng nghị tái thẩm tại Điều 623, theo đó những chủ thể


sau có quyền yêu cầu tái thẩm: 1) Bộ trưởng Bộ tư pháp; 2) Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo trong trường hợp bị cáo không đủ năng lực chủ thể;

3) Nếu bị cáo chết hoặc bị tuyên bố mất tích, vợ (hoặc chồng), con cái, bố mẹ, người được hưởng toàn bộ di sản của bị cáo hay những người được bị cáo ủy quyền. Mặc dù các chủ thể có quyền yêu cầu tái thẩm không bị hạn chế như quy định của pháp luật TTHS Việt Nam nhưng đi kèm theo đó là những quy định rất chặt chẽ về kiểm tra sơ bộ yêu cầu tái thẩm tại Ủy ban thẩm phán để từ đó quyết định có chấp nhận hay không để chuyển sang Toà án tái thẩm. Yêu cầu tái thẩm gửi trực tiếp cho Toà tái thẩm sẽ bị tuyên bố không hợp lệ [115]. Tại Hoa Kỳ bị cáo có thể yêu cầu phiên toà mới trên cơ sở quy định tại Điều 33 Quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure) [105, tr. 504].

* Hiệu lực của kháng nghị tái thẩm

Kháng nghị tái thẩm không dẫn đến hậu quả làm cho bản án, quyết định bị kháng nghị mất hiệu lực thi hành. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 294 BLTTHS năm 2003, những người có thẩm quyền kháng nghị có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó.

BLTTHS không quy định cụ thể trường hợp nào người kháng nghị có quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị. Các văn bản pháp luật có liên quan như Luật thi hành án hình sự năm 2010, Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn thi hành phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Toà án” của BLTTHS cũng chỉ quy định những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị mà không có giải thích trường hợp áp dụng.

Thông tư số 01- TTLT ngày 08/12/1988 giải thích Điều 245 BLTTHS năm 1988 về những trường hợp quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định khi kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối với bản án hoặc quyết định đã có HLPL đang được thi hành, nếu thấy trong thời gian chờ xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm việc tiếp tục thi hành bản án hoặc quyết định đó có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành, thì người đã kháng nghị có quyền quyết định tạm đình chỉ việc


thi hành đó. Quyết định việc tạm đình chỉ thi hành án được ghi ngay trong bản kháng nghị hoặc sau khi đã kháng nghị, không được ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án trước khi kháng nghị. Đối với các trường hợp đang chấp hành hình phạt tù thì chỉ nên tạm đình chỉ thi hành án khi đã có kháng nghị theo các hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù [41, tr. 139].

Điều 294 BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thể về hình thức của quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị tái thẩm. Trong khi Điều 276 BLTTHS năm 2003 quy định về tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm như sau: “Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án phải gửi cho Toà án, VKS nơi đã xử sơ thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền”. Như vậy, quyết định tạm đình chỉ thi hành án do chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm là một quyết định độc lập, không nằm trong quyết định kháng nghị. Việc quy định này hợp lý vì các chủ thể có trách nhiệm giải quyết kháng nghị và thực thi việc tạm đình chỉ thi hành án là khác nhau. Trên thực tế, quyết định tạm đình chỉ thi hành án vẫn được ghi nhận ngay trong nội dung kháng nghị, không phải là quyết định riêng biệt [85].

* Thời hạn kháng nghị tái thẩm

Quy định về thời hạn kháng nghị tái thẩm tại Điều 295 BLTTHS năm 2003 phân biệt thời hạn kháng nghị tái thẩm theo hướng có lợi và không có lợi cho người bị kết án. Việc phân biệt hai mức thời hạn là hợp lý bảo đảm pháp chế XHCN, bảo đảm tính ổn định và hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án, thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật. Khi phán quyết của Toà án gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của người bị kết án, việc đánh giá xem xét lại là bắt buộc ở bất cứ thời điểm nào kể cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan, khôi phục danh dự, bồi thường thiệt hại cho họ.

Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí