Đối Tượng, Phạm Vi Nghiên Cứu‌


Chương 2‌

MỤC TIÊU, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quần thể cây Bách xanh núi đá(Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan) nhằm góp phần làm cơ sở bảo tồn nguồn gen loài thực vật rừng quý hiếm ở KBT Chạm Chu nói riêng và của Việt Nam nói chung.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài ở KBTTN Chạm Chu.

- Đánh giá được các tác động và đề xuất được giải pháp bảo tồn nguồn gen loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan).

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu‌

- Đối tượng nghiên cứu: Loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris

Aver. H. Nguyen & L.K.Phan).

- Luận văn được thực hiện từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015.

-Tại Khu BTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang

2.3. Nội dung nghiên cứu‌

- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Bách xanh núi đá

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài ở khu bảo tồn

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Bách xanh núi đá phân bố

- Thực trạng công tác bảo vệ rừng ở KBTTN Chạm Chu.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn nguồn gen loài Bách xanh núi đá .


2.4. Phương pháp nghiên cứu‌

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu‌

Kế thừa, tham khảo các tài liệu có liên quan tới nội dung nghiên cứu của luận văn, các đặc điểm về địa hình, điều kiên tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu, các công tình nghiên cứu cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn như: các tài liệu về thực vật lá kim và Bách xanh núi đá đã nghiên cứu trước đây tại khu vực nghiên cứu, tại Việt Nam và trên thế giới.

2.4.2. Phương pháp điều tra thực địạ‌

2.4.2.1. Công tác chuẩn bị

Tiến hành thu thập tài liệu, bản đồ khu vực nghiên cứu, đi điều tra các vấn đề về đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu, tài nguyên thực vật…, những khó khăn phục vụ cho công tác chuẩn bị, để từ đó xác định địa điểm, tuyến điều tra và đưa ra kế hoạch điều tra cụ thể.

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu:

+ Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu

+ Sổ tay ghi chép

+ Giấy can bản đồ (1m2)

+ Địa bàn, GPS, ống nhòm, máy ảnh, thước dây, lều trại

+ Các bảng biểu cần thiết và trang bị đi rừng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết tiến hành kiểm tra các dụng cụ về độ chính xác, chất lượng máy, căn chỉnh hệ tọa độ máy GPS theo hệ VN2000 và học thành thạo cách sử dụng các dụng cụ và xác định góc phương vị trước khi tiến hành điều tra thực địa.

- Sơ bộ nghiên cứu khu vực điều tra thông qua bản bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng của khu vực nghiên cứu.


2.4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

Trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp đi thực địa tiến hành điều tra theo tuyến qua các trạng thái rừng và các dạng địa hình đại diện cho khu vực điều tra.

Nguyên tắc lập tuyến, ô tiêu chuẩn: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua các dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu.

Qua quá điều tra thực địa,phỏng vấn người dân và các cán bộ kiểm lâm thì 06 tuyến điều tra Xuân Nhậy, Nậm Húc, Khuẩy cùng, Đá Trắng, Phiêng Mu, Bãi Chò chỉ phát hiện thấy Bách xanh núi đá phân bố ở 2 khu vực đó là khu Bãi Chò và Đá Trắng tiến hành lập 10 OTC, mỗi OTC 1000m2 . Khu Bãi Chò diện tích BXND phân bố nhỏ nên chỉ lập được 02 OTC, khu Đá trắng BXNĐ phân bố trên một diện tích lớn 08 OTC cụ thể như sau:

Khu Bãi Chò tiến hành lập 02 OTC ở độ cao >700 khi bắt đầu thấy sự xuất hiện của Bách xanh núi đá .

Khu đá trắng lấp 08 OTC ở độ cao 900m khi bắt đầu thấy sự xuất hiện của Bách xanh núi đá .

Lập 02 OTC ở độ cao từ 900 – 930m

Lập 03 OTC ở coste trên 930 – 960m nơi Bách xanh núi đá phân bố tập trung. Lập 03 OTC ở coste 960 - 1000m.

Trên các OTC tiến hành quan sát, lấy mẫu và mô tả đặc điểm các bộ phận của cây như lá, thân, cành hoa, quả.

- Đo đếm được sinh trưởng về chiều cao và đường kính của cây gỗ, cây tái sinh.

- Đặc điểm hậu vật: Các điều kiện lập địa, độ tuổi và thời gian ra nón…

- Kết cấu và tổ thành, tầng cây gỗ ưu thế trong rừng, chiều cao trung bình, độ tàn che, tầng cây bụi.

Thông tin điều tra ghi vào các mẫu biểu sau:


Mẫu biểu 01: Biểu điều tra tầng cây cao

Tên tuyến:……………. Địa hình:…………………….

Số OTC: ……………... Vị trí: ………………… Trạng thái rừng: …….. Độ cao: ………………. Lô: …………………… Ngày điều tra: ……….. Độ dốc: ……………… Khoảnh: ……………… Người điều tra: ……… Độ tàn che: …………... Địa danh: …………….. Tờ số: ……………….. Hướng phơi: …………. Kiểu rừng: …………… Toạ độ:.........................


TT

Tên

loài

D1.3

HVN

HDC

DT

Sinh

trưởng

Vật

hậu

Ghi

chú

(cm)

(m)

(m)

(m)



















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài Bách xanh núi đá Calocedrus rupestris Aver. H. Nguyen & L.K.Phan tại KBTTN Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang - 3


* Điều tra tầng cây tái sinh:

Mỗi OTClập 5 ODB có diện tích 25m2, kích thước (5m x 5m) ở bốn góc và ở giữa OTC. Trong các ODB tiến hành đo đếm số lượng cá thể, kích thước, tình hình sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh của các cây thân gỗ. Kết quả điều tra được ghi vào biểu điều tra 02:

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra cây tái sinh


Số OTC: ………………...

Vị trí: ……………………

Trạng thái rừng: ………..

Độ cao: ………………….

Lô: ………………………

Ngày điều tra: …………..

Độ dốc: …………………

Khoảnh: …………………

Người điều tra: …………

Độ tàn che: ……………...

Địa danh: ………………..

Tờ số: …………………..

Hướng phơi: …………….

Kiểu rừng: ………………



TT

ODB

STT

Tên loài

HVN

(cm)

Sinh trưởng

Ghi chú




< 50

50-100

> 100












* Điều tra cây bụi thảm tươi:

Mẫu biểu 03: Biểu điều tra cây bụi thảm tươi


Số OTC: ………………...

Vị trí: ……………………

Trạng thái rừng: ………..

Độ cao: ………………….

Lô: ………………………

Ngày điều tra: …………..

Độ dốc: …………………

Khoảnh: …………………

Người điều tra: …………

Độ tàn che: ……………...

Địa danh: ………………..

Tờ số: …………………..

Hướng phơi: …………….

Kiểu rừng: ………………



TT

OTC

STT

Tên loài

Độ cao

(cm)

Độ che phủ

(%)

Ghi chú

















- Trong quá trình đi điều tra thực địa tiến hành thu hái mẫu và tiêu bản về giám định tên loài.

* Điều tra vật hậu: quan sát, mô tả, chụp hình và vẽ mô phỏng hình thái: Nón đực, Nón cái,… Thu thập các thông tin về kích thước, màu sắc, các đặc điểm phân biệt chúng với các loài khác trong họ (Cupressaceae). Các đặc điểm vật hậu học như thời kỳ ra nón được ghi chép qua 3 thời kỳ: bắt đầu, mọc rộ và ngừng.

Mẫu biểu 04: Đặc điểm vật hậu Bách xanh núi đá

Ngày điều tra: .................................................................................

Người điều tra:................................................................................

Địa điểm:......................................................................................... Nguồn cung cấp thông tin:..............................................................

Bảng 4.3: Theo dõi vật hậu loài Bách xanh núi đá


Nón Bách xanh

Thời điểm xuất hiện

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

Nón xuất hiện













Nón non mọc rộ













Nón già













Kết thúc














Công tác nghiên cứu đặc điểm vật hậu loài Bách xanh núi đá rất quan trọng vì xác định được đặc điểm vật hậu sẽ xác định chính xác được thời kỳ hạt chín có tầm quan trọng rất lớn đối với việc thu thập và bảo quản hạt giống. Vì vậy cần điều tra kỹ càng và chính xác.

So sánh phân biệt hai loài Bách xanh

Tiến hành so sánh mẫu lá hai loài BXNĐ Calocedrus rupestris và BX Calocedrus macrolepis. BXNĐ lấy mẫu tại KBTTN Chạm Chu, BX lấy mẫu tại VQG Ba Vì. So sánh đặc điểm hình thái lá, nón, mùa ra nón (nếu bắt gặp) từ đó đưa ra các đặc điểm nhằm phân biệt sự khác nhau giữa hai loài BX.

Nguyên tắc thu mẫu

- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận cần thiết, nhất là: cành, lá, hoa, quả.

- Các mẫu thu trên cùng một cây đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như: Đặc điểm, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất.

Đánh giá các tác động đến công tác bảo tồn loài.

Điều tra, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế của vùng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật tại khu vực nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, cán bộ quản lý và các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác bảo tồn.

2.4.3. Xử lý nội nghiệp‌

a) Cách xử lý và bảo quản mẫu:

Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho từng mẫu,nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:

- Số hiệu mẫu.

- Địa điểm và nơi lấy.

- Ngày lấy mẫu.


- Đặc điểm quan trọng: hình thái thân, cành, lá, hoa, quả.

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

Xử lý trong phòng thí nghiệm

Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại Trung tâm Đa dạng sinh học - Trường Đại học Lâm nghiệp. Nội dung công việc gồm:

+ Ép mẫu và sấy mẫu.

+ Phân loại và giám định mẫu.

Giám định mẫu

Mẫu tiêu bản được giám định bởi giáo viên hướng dẫn cùng các thầy tại Trung tâm đa dạng sinh họctrường Đại học lâm nghiệp.

Mẫu được đối chiếu với tiêu bản tại phòng tiêu bản Trung tâm đa dạng sinh học, trường Đại học lâm nghiệp.

b. Phân tích mẫu:

Phân tích cấu tạo giải phẫu và hàm lượng diệp lục lá

Tiến hành thu hái các mẫu lá ở các độ cao khác nhau sau đó tiến hành giải phẫu lá và diệp lục lá.

Mẫu biểu 04. Chỉ tiêu giải phẫu lá Bách xanh

Địa điểm:..............................................................................................



Mẫu

Độ cao

Các chỉ tiêu giải phẫu lá tại các vị trí (đơn vị µm)

CTT

BBT

MĐH

trên

MĐH

dưới

∑MĐH

BBD

CTD

BDL

%MĐH

(=∑MĐH/BDL)











































(CTT - cutin trên; BBT – biểu bì trên; MĐH – mô đồng hóa; BBD – biểu bì dưới; CTD – cutin dưới; BDL – bề dày lá).


Phương pháp nghiên cứu giải phẫu lá cây

Chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu bệnh để giải phẫu.

Ngoài việc lấy những lá bánh tẻ, lá lấy nghiên cứu được lấy trải đều ở các độ cao khác nhau. Trên tán, dưới tán, giữa tán, sau đó trộn đều chúng rồi lấy ngẫu nhiên 30 lá đem nghiên cứu. Trên mỗi lá nghiên cứu, dùng dao lam cắt một miếng lá có diện tích 0,5 x 0,5 cm ở giữa lá, kẹp miếng lá đã cắt vào miếng xốp có kích thước 1 x 1x 1,5 cm đã xẻ đôi ở giữa sẵn. Dùng dao lam cắt các lát mỏng bao gồm cả lá lẫn xốp, sao cho chúng tạo thành một mặt phẳng vuông góc. Khi cắt chú ý mặt lát cắt < bề dày lá. Sau đó chọn những lát cắt nhỏ nhất đặt vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên lam kính, đậy lamen và đưa lên kính hiển vi quan sát. Chọn vị trí đẹp nhất trên tiêu bản, rồi sử dụng công cụ đo kích thước của kính hiển vi Optika Vision pro đo bề dày các phần: Lớp cutin trên, cutin dưới; biểu bì trên; mô dậu; mô khuyết. Số liệu đo đếm sẽ được quy đổi sang µm theo công thức sau:

+ Nếu vật kính có độ phóng đại 10 lần: L (µm) = n.0,0264.

+ Nếu vật kính có độ phóng đại 40 lần: L (µm) = n.0,1061. (n: trị số đo dược trên kính hiển vi.

Mẫu biểu 05. Hàm lượng diệp lục

Địa điểm:.............................................................


Mẫu

Độ cao

Diệp lục (mg/lá tươi)

a/b

a

b

a + b

















TB





..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023