Cẩm Hà. 2012. Vinatexmart: Nhận Diện Mới - Tầm Cao Mới [Trực Tuyến]. Địa Chỉ:


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, Luận án đã đưa ra mục tiêu phát triể n ngành Dệt may Việt Nam và định hướng thu hút FDI vào ngành Dệt may Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030. Theo đó, phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng tới SXKD các sản phẩm dệt may có GTGT cao; đến năm 2020, xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập vững chắc vào thị trường thế giới; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nân g cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần ổn định KTXH của cả nước. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 13%/năm với 20-21 tỷ USD vào năm 2015, đạt 9%/năm và 31 -32 tỷ USD vào năm 2020, và đặc biệt đến năm 2030 tăng trưởng xuất khẩu đạt 7%/năm, với 62-63 tỷ USD, chiếm 11,27% kinh ngạch xuất khẩu cả nước;

Định hướng thu hút FDI là nhằm tạo nhiều cơ hội cho tác động tràn tích cực xuất hiện để phát triển ngành Dệt may cả về quy mô, năng lực sản xuất cũng như CLSP, trên cơ sở tích cực mở rộng thị trường, đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao tay nghề công nhân... để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế. Đồng thời, phấn đấu thiết kế loại mẫu mã sản phẩm độc đáo, có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ của người có thu nhập trung bình mà còn của người có thu nhập cao.

Luận án đề xuất 6 quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam, trong đó nhấn mạnh 3 quan điểm đột phá, là: (i) Phải sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết về CGCN thích hợp với từng ngành, từng dự án ; (ii) Ưu tiên thu hút các nhà ĐTNN thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam (iii) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra DN FDI . Trên cơ sở đưa ra 3 quan điểm đột phá đó, Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp: (1) Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực, bao gồm: (i) Tiếp nhận và đẩy mạnh đầu tư phát triển NNL Dệt may ; (ii) Tiếp


nhận và tăng cường đầu tư phát triển KHCN, nâng cao chất lượng CGCN và trình độ quản lý; (iii) Tăng cường công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm; (iv) Phát triển ngành CNHT, tăng cường liê n kết sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho các DN Dệt may Việt Nam; (v) Thu hút FDI và các DN Dệt may phải từ các MNCs lớn, có tiềm năng về công nghệ và tận dụng tối đa thế mạnh về nghiên cứu và phát triển của các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam; (vi) Giải pháp về nguồn vốn.

Và (2) Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại cho các DN Dệt may Việt Nam, bao gồm: (i) Nâng cao NLCT của các DN Dệt may; (ii) Có chính sách “giữ chân” lao động, ngăn chặn tình trạng “ chảy máu chất xám”; và (iii) Chú trọng phát triển thị trường trong nước, làm “ hậu phương” vững chắc, làm “bàn đạp” để xúc tiến thị trường nước ngoài .

Đồng thời, Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và với VITAS nhằm tháo gỡ khó khăn để thực hiện tốt những giải pháp trên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 22

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngành Dệt may đang thu hút nhiều FDI. FDI không chỉ mang lại hiệu quả cho các DN mà còn giúp các nước tiếp nhận đầu tư thu hút được tiềm lực tài chính dồi dào, KHKT tiên tiến, hiện đại, trình độ quản lý cao từ phía các nước đầu tư.

Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, với những đặc điểm KTKT riêng phù hợp với tình hình KTXH nước ta, ngành Dệt may được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, thu hút FDI vào ngà nh Dệt may là một tất yếu, và đặc biệt là phải tận dụng được tác động tràn tích cực do FDI mang lại đòi hỏi Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành của nước ta phải có phương hướng, chính sách phù hợp. Thực tế thời gian qua cho thấy, các DN Việt Nam nói chung và các DN Dệt may nói riêng đã và đang xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động thu hút FDI nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. Lượng FDI thu hút được vào các nhà máy dệt, sợi, quần áo may mặc ngày càng tăng cao, đặc biệt từ phía các nhà đầu tư châu Á như Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan… và cả những nhà đầu tư đến từ EU và Hoa Kỳ. Vì thế, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI vào ngành Dệt may Việt Nam cũng như đưa ra các giải pháp, chính sách thích hợp nhằm xóa bỏ những bất cập và tồn tại trong MTĐT, đồng thời khuyến khích FDI vào lĩnh vực Dệt may thực sự rất quan trọng và cấp thiết, giúp có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề này, từ đó có thể thực hiện tốt các mục tiêu và chiến lược đã đặt ra. Luận án đã giải quyết được những vấn đề sau đây:

1) Khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của ngành Dệt may Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân và tính cấp thiết của việc thu hút FDI vào các DN Dệt may Việt Nam;


2) Hệ thống hóa lý luận về tác động tràn của FDI t ới các DN nội địa, phân biệt và làm sâu sắc thêm 8 kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI đối với các DN nội địa nói chung và đối với các DN Dệt may nói riêng. Trong đó có: Sáu kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều ngang (tác động tràn của FDI trong nội bộ ngành) như: (1) Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải nâng cao hiệu quả SXKD; (2) Trình diễn và các hiệu ứng bắt chước; (3) CGCN và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong cùng một ngành ; (4) Đầu tư phát triển NNL và di chuyển lao động giữa các DN FDI và DN trong nước trong cùng một ngành; (5) Liên kết giữa các DN FDI và các DN trong nước trong cùng ngành để sản xuất sản phẩm; (6) Học hỏi và bắt chước kỹ năng quản lý công nghiệp . Hai kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều dọc (tác động tràn liên ngành của FDI) như: (1) Tràn thông qua các mối liên kết ngược; (2) Tràn thông qua các mối liên kết xuôi. Luận án cũng chỉ ra tác động của hiệu ứng cạnh tranh của FDI đối với các DN nội địa.

3) Phân tích và đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may

Việt Nam. Qua đó, chỉ ra một số kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam. Đồng thời, Bằng việc áp dụng mô hình kinh tế lượng, theo 2 phương pháp: (i) bán tham số; (ii) ước lượng ảnh hưởng định và ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên, luận án chỉ ra:

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tác động tràn của sự hiện diện của DN FDI đối với các DN trong mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến thay đổi của phần chia của vốn nước ngoài trong mỗi DN. Kết quả này ngụ ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm năng suất tăng trưởng của các DN Dệt may trong nước . Tuy nhiên, đối với từng nhóm DN có qui mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể là, đối với nhóm DN có qui mô siêu nhỏ và qui mô lớn thì tác động tràn của của FDI chỉ có tác động theo chiều ngang và không có tác động theo chiều dọc, đây là những ảnh hưởng không tích cực. Ngược lại, đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và quy mô vừa thì tác động tràn của FDI là theo chiều dọc và có tác động theo chiều ngang, nhưng rất yếu. Điều này chỉ ra rằng, tác động tràn


của FDI đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và vừa là tích cực, có nghĩa là các DN này sẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu. Như vậy, các DN có qui mô nhỏ và vừa sẽ đẩy mạnh sản xuất nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và CLSP, đây là những tiền đề cho phát triển bền vững của các DN.

4) Chỉ ra và phân tích một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tác động tràn của FDI tới tăng trưởng năng suất và hiệu qu ả của các DN Dệt may Việt Nam.

5) Đưa ra các quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI vào các DN Dệt may Việt Nam, trong đó nhấn mạnh 3 quan điểm đột phá, là: (i) Phải sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết về CGCN thích hợp với từng ngành, từng dự án ; (ii) Ưu tiên thu hút các nhà ĐTNN thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam (iii) tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra DN FDI.

6) Trên cơ sở đưa ra 3 quan điểm đột phá đó, Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp sau: (1) Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực và (2) Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại cho các DN Dệt may Việt Nam...

7) Đồng thời, Luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, VITAS trong việc thực hiện các giải pháp trên.

Phát triển ngành Dệt may sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác và ngược lại. Nhờ đó, nền kinh tế nước ta mới có thể phát triển nhanh chóng, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và trở thành một quốc gia có ngành công nghiệp Dệt may phát triển hàng đầu khu vực, tham gia một cách tích cực vào chuỗi giá trị và c huỗi cung ứng dệt may toàn cầu.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Đào Văn Thanh (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số tháng 5 (kỳ 2) năm 2011.

2. Đào Văn Thanh (2011), Thu hút có hiệu quả nguồn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu Khoa học Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Đào Văn Thanh (2010), Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam , Đề tài NCKH cấp Bộ. Mã đề tài B2008.06, là Thư ký đề tài.

4. Đào Văn Thanh (2008), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số 130, tháng 4/2008.



TIẾNG VIỆT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Linh An. 2013. Dệt may nỗ lực thoát kiếp gia công [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://thoibaokinhdoanh.vn/ 441/news-detail/421137/lang-kinh/det-may-no-luc-thoat-kiep-gia-cong.html[Truy cập: 10/5/2013].

2. Hà Anh (2012), Dệt may Việt Nam tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi

nhọn về xuất khẩu, Báo Nhân dân, (số 20602),

3. Hà Anh. 2010. May Nhà Bè - Mở rộng thị trường trong nước, tăng doanh thu [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.vcci.com.vn/doanh-nhan-doanh- nghiep/2010121010545 9713/may-nha-be-mo-rong-thi-truong-trong-nuoc- tang-doanh-thu.htm [Truy cập: 15/9/2012].

4. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án SIDA-CIEM về “Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010”.

5. BCông thương (2008), Quy hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 , Hà Nội.

6. Bộ Công thương (2013), Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNIDO (2011), Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt

Nam 2011, Hà Nội.

8. Tân Châu. 2011. Dệt may nội địa: Cạnh tranh khốc liệt [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.tanchau.com.vn/ vn/News/Detail/?tID=28&cID=57 [Truy cập: 10/8/2013].

9. CIEM và UNDP (2011), Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại

các DN công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

10. Công ty May Sài Gòn 3. 2012. Tản mạn về xây dựng thương hiệu [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.saigon3.com.vn/vn/Tin-Tuc/Tan-Man-Ve-Xay-Dung-Thuong-Hieu/Ban-Ve-Van-De-Thuong-Hieu-Det-May-Viet-Nam/


[Truy cập: 20/3/2013].

11. Kim Dung. 2012. Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/ NewsDetail.aspx?co id=30066 &cn_id=514832 [Truy cập: 20/3/2013].

12. Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần. 2012. Đến lúc phải chuyển hướng thu hút FDI [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.tinmoi.vn/den-luc-phai-chuyen-huong-thu-hut-fdi-05813631 .html[Truy cập: 20/3/2013].

13. Đài tiếng nói Việt Nam. 2012. Việt Nam chưa thu lợi xứng đáng từ doanh nghiệp FDI [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://vov.vn/Home/Viet-Nam-chua-thu-loi-xung-dang-tu-doanh-nghiep-FDI/20122 /201150.vov [Truy cập: 18/3/2013].

14. Thu Hà và Liên Hoa. 2013. Chuyển hướng tích cực của ngành dệt - may, da giày [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/20364602.html[Truy cập: 10/7/2013].

15. Cẩm Hà. 2012. Vinatexmart: Nhận diện mới - Tầm cao mới [Trực tuyến]. Địa chỉ:

http://www.vinatex.com/Portal/Detail.aspx?Organization=vinatex&MenuID=72&ContentID=8305[Truy cập: 02/11/2012].

16. Đinh Hằng. 2011. Tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt 46% [Trực tuyến]. Địa

chỉ: http://fbnc.tv/DetailSelect/ Index/14012 [Truy cập: 02/11/2012].

17. Thúy Hằng. 2012. Danh nghiệp FDI: Hậu kiểm là tất yếu [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://daidoanket.vn/ index.aspx?Menu=0&chitiet=51067&Style=1 [Truy cập: 18/8/2012].

18. Báo cáo tổng kết của Hiệp hội Dệt May Việt Nam các năm từ 2008, 2009, 2010,

2011, 2012.

19. Hiệp hội May thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh. 2012. May Việt Tiến - tiên phong về xây dựng thương hiệu [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.agtek-hcm.com/index.php? Module=Content&Action= view&id=8612 [Truy cập: 02/11/2012].

20. Đặng Hiếu. 2012. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,8 tỷ USD

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí