Định Nghĩa Và Đo Lường Các Biến Trong Mô Hình Định Lượng


2.2. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình định lượng

2.2.1. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đo lường mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam

2.2.1.1. Phương pháp đo mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Có nhiều phương pháp để đo lường mức độ OFDI của ngân hàng. Trong đó phương pháp sớm nhất được sử dụng là dùng chỉ số đơn đo bằng tỷ lệ giữa thị trường nước ngoài và toàn bộ ngân hàng. Sullivan (1994) đã rà soát 17 nghiên cứu và kết quả là các nghiên cứu đều sử dụng chỉ số đơn lẻ để đo lường mức độ OFDI. Ví dụ như tỷ lệ doanh số bán hàng nước ngoài trên tổng doanh số bán hàng, tỷ lệ tổng tài sản tại nước ngoài trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tại nước ngoài trên tổng dư nợ… Trong đó tổng hợp những chỉ tiêu đã được sử dụng trong các nghiên cứu như sau:


Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu đơn vị đo lường hoạt động OFDI


Chỉ tiêu cấu trúc

Chỉ tiêu kết quả

- Số lượng quốc gia mà ngân hàng có hoạt động

- Cầu: tỷ lệ bán hàng tại tại thị

- Số lượng đơn vị hiện diện tại nước ngoài

trường nước ngoài

- Tỷ lệ tài sản tại thị trường nước ngoài

- Tỷ lệ nguồn vốn tại thị trường nước ngoài

- Tỷ lệ lao động tại thị trường nước ngoài

- Cung: tỷ lệ bán hàng do các hiện diện tại nước ngoài thực hiện

- Tổng thu nhập từ các hiện diện tại thị trường nước ngoài

- Số lượng cổ phần nắm giữ tại thị trường nước ngoài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 8

Nguồn: theo Dorrenbacher 2000

Tuy nhiên, việc sử dụng một chỉ số duy nhất có nguy cơ làm tăng sai số của phép đo do chịu ảnh hưởng của các biến động bên ngoài. Do đó cách đo thứ hai được phát triển là kết hợp nhiều chỉ số thành một chỉ số. Trong đó 3 chỉ số trong nhóm này thường được sử dụng nhất như tại bảng sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp các chỉ số đo lường hoạt động OFDI



Transnationality Index (UNCAD, 1995)

Transnational Activities Spread Index (Iettto- Gillies 1998)

Degree of internationalization scale (sullivan 1994)

Tỷ lệ doanh thu tại thị

Tỷ lệ của doanh thu tại thị

Tỷ lệ doanh thu tại thị trường

trường nước ngoài trong

trường nước ngoài trong

nước ngoài trong tổng doanh

tổng doanh thu + tỷ lệ tài

tổng doanh thu + Tỷ lệ tài

thu + Tỷ lệ tài sản tại thị

sản tại thị trường nước

sản tại thị trường nước

trường nước ngoài trong tổng

ngoài trong tổng tài sản +

ngoài trong tổng tài sản +

tài sản + Tỷ lệ số lượng hiện

tỷ lệ lao động tại thị

Tỷ lệ lao động tại thị

diện nước ngoài trong tổng

trường nước trong tổng tài

trường nước ngoài trong

hiện diện

sản.

tổng lao động

+


X

Kinh nghiệm của lãnh đạo


Số quốc gia nước ngoài

cấp cao (lũy kế thời gian lãnh


mà ngân hàng có đầu tư

đạo cấp cao dành cho công


trực tiếp nước ngoài

việc mảng thị trường nước



ngoài / tổng thời gian làm



việc của lãnh đạo cấp cao



tính theo năm



+ Mức đa dạng về địa lý của



thị trường (tính bằng số



lượng khu vực trên thé giới



nơi ngân hàng có hiện diện /



tổng số khu vực trên thế giới)

Nguồn: theo Dorrenbacher 2000

Việc sử dụng chỉ số kết hợp mang lại kết quả tốt hơn những việc lựa chọn các chỉ số có thể bị hạn chế về khó khăn về dữ liệu (Sullivan, 1994). Vì vậy yếu tố quyết định nhất trong lựa chọn chỉ số đo lường mức độ OFDI vẫn là mức độ sẵn có của dữ liệu.

Khi gắn chỉ số đo lường mức độ OFDI với tiến trình thực hiện OFDI của ngân hàng có thể thấy mối liên hệ. Theo nghiên cứu của Sullivan (1995) với 75 công ty mỹ từ 1988-1990 cho thấy mỗi quan hệ giữa OFDI và kết quả đặc trưng bởi chu kỳ "hội tụ, suy giảm, tái định hình, hội tụ". Trong mỗi giai đoạn thực hiện OFDI hay chiến lược OFDI khác nhau sẽ được đặc trưng bởi chỉ số phản ánh OFDI khác nhau. Mức độ


OFDI khác nhau sẽ có tác động đến mối quan hệ của OFDI đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể như sau:

Trong giai đoạn đầu tiên, khi doanh nghiệp bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước ngoài theo dạng phát triển thị trường mới hoặc mở rộng hoạt động thêm tại thị trường cũ hoặc cũng có thể là cung cấp sản phẩm mới tại thị trường mới. Khi đó, công ty sẽ mở rộng mô hình hoạt động, chiến lược cũng mạnh mẽ hơn. Trong giai đoạn này, TNI thường ở mức 0-10%.

Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp tăng mức vốn đầu tư cho thị trường nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động mua bán, sáp nhập. Theo đó, TNI thường ở mức 20-60%. Cũng trong giai đoạn mở rộng, nhưng nếu công ty theo đuổi chiến lược tập trung. Hay nói cách khác, công ty vẫn đầu tư vốn mạnh hơn cho thị trường nước ngoài, cam kết mạnh mẽ về việc tái đầu tư vốn, mở rộng hoạt động nhưng chỉ áp dụng với một số thị trường mục tiêu, thì TNI trong giai đoạn này sẽ ở mức 20-80%.

Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn hợp nhất. Khi đó, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được cân bằng trở lại, tốc độ tăng đầu tư vốn chỉ ở mức trung bình nhằm duy trì vị thế thị trường hiện tại. Đồng thời, việc thay đổi trong mô hình, cơ cấu tổ chức sẽ phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa tăng trưởng thị trường trong nước và quốc tế. TNI trong giai đoạn này có thể ở bất cứ mức nào.

Giai đoạn cuối cùng là tái cơ cấu. Trong giai đoạn này có 3 chiến lược chính:

Đầu tiên là tái định vị. Khi đó, công ty sẽ xác định lại chiến lược hoặc tái cấu trúc tổ chức do khủng hoảng. Những hành động tái cơ cấu sẽ được thực hiện cho mục đích thu hồi vốn đầu tư hoặc nhằm vào gia tăng khả năng sinh lời hoặc giảm chi phí. Khi đó, công ty sẽ cắt giảm nhân sự, thay đổi mô hình tổ chức, xác định lại mục tiêu chiến lược. TNI thường ở mức 20-80%.

Thứ hai là tái định vị và rút lui. Trong chiến lược này, công ty sẽ xác định lại chiến lược hay tái cấu trúc tổ chức do khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư chỉ ở mức trung bình đủ để có thể duy trì hoạt động, có thể có thêm một số hành động rút vốn ra khỏi một số hoạt động hoặc thị trường nhằm tăng khả năng sinh lời hoặc giảm thấp chi phí. Hành động thường thấy là cắt giảm nhân sự, thay đổi mô hình tổ chức, xây dựng lại chiến lược. Tại giai đoạn này, rút bớt vốn khỏi thị trường không còn là trọng tâm nữa. TNI có thể ở bất cứ mức nào.

Thứ ba là rút lui. Trong giai đoạn này, mục tiêu chiến lược sẽ được xây dựng lại, tái cấu trúc tổ chức được thực hiện mạnh mẽ do khủng hoảng. Các công ty sẽ đẩy


mạnh các hoạt động bán, đóng cửa nhằm thu hồi vốn. Các hành vi thường thấy là cắt giảm nhân sự, thay đổi cấu trúc tổ chức, giảm dần vốn khỏi thị trường, tăng thanh khoản. Mức TNI thường là 40-80%.

2.2.1.2. Mức độ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM Việt Nam

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung, số liệu và thông tin để xây dựng được chỉ số TNI rất hạn chế. Nguyên nhân do trong báo cáo tài chính không yêu cầu công bố thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài theo tất cả các mặt hoạt động. Ngay cả tại các thị trường có mức độ minh bạch cao nhất như Hoa Kỳ, các thông tin về hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài cũng không cần công bố đến sâu đến mức lao động. Do đó các nghiên cứu trên thế giới gần như không thể xây dựng được chỉ số TNI hoàn chỉnh.

Đặc biệt tại Việt Nam, vấn đề số liệu càng trở nên khó khăn hơn khi các yêu cầu công bố và minh bạch thông tin yếu. Trong báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các ngân hàng Việt Nam chỉ công bố một số chỉ tiêu rất cơ bản đối với các đơn vị kinh doanh tại thị trường nước ngoài như tổng tài sản, ROA, ROE, Tỷ lệ nợ xấu… Đặc biệt thông tin công bố không đồng nhất. Khi rà soát các báo cáo thường niên, hầu hết các ngân hàng chỉ công bố thông tin đối với những chỉ số trong năm có kết quả tốt, tích cực. Còn những chỉ tiêu không đạt được hiệu quả cao sẽ không công bố. Còn đối với bản công bố thông tin của công ty mẹ tại thị trường Việt Nam cũng chỉ ở mức tối thiểu và tập trung vào hoạt động kinh doanh tổng thể, rất ít trường hợp chia ra theo địa bàn, khu vực.

Luận án cũng đã rà soát các thông tin được công bố tại thị trường nước ngoài để tìm kiếm thông tin. Thông tin được công bố tốt nhất là tại thị trường Campuchia do Ngân hàng Trung Ương Campuchia công bố. Các thông tin được cung cấp khá đầy đủ đối với chỉ tiêu tài chính, số lượng lao động, hệ thống mạng lưới của từng ngân hàng tại thị trường Campuchia. Tuy nhiên tại thị trường Lào, Myanmar thông tin tương tự lại không được công bố. Do đó không thể sử dụng thông tin công bố chính thức từ thị trường nước ngoài. Luận án cũng đã cố gắng thu thập nguồn thông tin số liệu từ nguồn phi chính thức đối với các thị trường còn thiếu số liệu. Tuy nhiên vấn đề khó khăn hơn gặp phải là không thể hợp cộng 3 thị trường Campuchia, Lào và Myanmar lại với nhau để trở thành mảng kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các NHTM Việt nam. Nguyên nhân do khác biệt về tiêu chuẩn, chuẩn mực, quy định kế toán, quy định luật pháp liên quan đến hoạt động ngân hàng. Trong khi đó tại các quốc gia này báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS không được các ngân hàng xây dựng. Vì vậy có thê nói việc xây dựng chỉ tiêu TNI đối với thị trường Việt Nam là không thể.


Mặc dù vậy trong báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam có quy định về việc phân chia các khoản mục trong báo cáo cân đối tài sản theo mức độ tập trung thị trường. Trong đó các ngân hàng sẽ cần công bố tỷ lệ, số dư các khoản mục tài sản, nguồn vốn tại trường trong nước và tại thị trường nước ngoài. Nói cách khác dựa vào thông tin này có thể tính được OFDI.

Tuy nhiên một khó khăn khác là trong các khoản mục tài sản và nguồn vốn tại thị trường nước ngoài của các ngân hàng có nhiều khoản mục không thuộc hoạt động OFDI. Ví dụ điển hình như khoản mục tiền gửi/cho vay ngân hàng khác tại trường nước ngoài có thể gồm cả tài khoản của ngân hàng mở tại ngân hàng nước ngoài khác.

Do đó luận án lựa chọn sử dụng chỉ tiêu phản ánh OFDI được xác định bằng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài trên tổng dư nợ cho vay.

Việc sử dụng chỉ tiêu dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài do: (i) loại bỏ được phần tài sản của ngân hàng tại nước ngoài nhưng không phải đầu tư trực tiếp như các tài khoản tiền gửi của ngân hàng tại nước ngoài; và (ii) do quy định quản lý ngoại hối của Việt nam, hoạt động cho vay sẽ chắc chắc chỉ do các hiện diện tại nước ngoài thực hiện.

30.000.000


25.000.000


20.000.000


15.000.000


10.000.000


5.000.000


-

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Đơn vị: triệu đồng


Agribank

BIDV

MBBank

Sacombank

SHB

Vietcombank

Vietinbank



Hình 2.1: Dư nợ cho vay tại thị trường nước ngoài các NHTM Việt Nam

Nguồn: báo cáo tài chính các ngân hàng hàng quý từ 2009 đến quý 2/2020

Có sự khác biệt khá rõ nét trong mức độ OFDI của các NHTM Việt nam. Đầu tiên, BIDV là ngân hàng có quy mô cho vay tại thị trường nước ngoài lớn nhất và có


sự khác biệt rất lớn so với 6 ngân hàng còn lại. Xu hướng tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của BIDV là rất rõ nét nhưng có lẽ tính ổn định chưa cao khi có những thời điểm mức tăng rất cao còn những năm còn lại lại khá hạn chế.

Nhóm ngân hàng thứ 2 có xu hướng mở rộng OFDI gồm Vietinbank, Sacombank và MB. Cả 3 ngân hàng này dù có quy mô cho vay tại thị trường nước ngoài thấp hơn nhiều so với BIDV nhưng xu hướng tăng trưởng qua từng năm thể hiện khá rõ nét. Đặc biệt khác với BIDV, nhóm 3 ngân hàng này có mức tăng trưởng qua từng năm tương đối đều. Xu hướng này cho thấy tính ổn định và vững chắc trong chiến lược đầu tư ra thị trường nước ngoài của các ngân hàng này. Bên cạnh đó mặc dù quy mô kinh doanh tại thị trường nước ngoài của nhóm 3 ngân hàng này mặc dù không bằng BIDV nhưng hệ thống cơ sở hiện diện tại thị trường nước ngoài của nhóm 3 ngân hàng này đã được xây dựng tương đối vững chắc và không thua kém so với BIDV.

Nhóm ngân hàng thứ 3 gồm Vietcombank, SHB và Agribank là 3 ngân hàng có quy mô cho vay tại thị trường nước ngoài hạn chế nhất hiện nay. Trong đó SHB có xu hướng giảm sút, còn lại agribank và vietcombank có quy mô không đáng kể. Tuy nhiên hệ thống hiện diện tại thị trường nước ngoài của 3 ngân hàng này lại không thua kém so với các ngân hàng khác. Điều này cho phép kỳ vọng trong thời gian tới hoạt động kinh doanh của nhóm 3 ngân hàng này sẽ có những cải thiện tích cực hơn. Mặc dù vậy điều này còn phụ thuộc vào chiến lược thâm nhập thị trường của các ngân hàng.

2.2.2. Hiệu quả hoạt động và đo hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam

2.2.2.1. Nguyên tắc đo hiệu quả hoạt động

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính có thể dễ dàng tính toán được từ bảng báo cáo tài chính. Do đó trong phần này, luận án chỉ trình bày nguyên tắc đo chỉ tiêu OE.

Giả định có dữ liệu cụ thể đầu vào và đầu ra đối với mỗi công ty, nhờ đó xác định được giá trị của đầu vào và đầu ra được sử dụng trong quá trình sản xuất. Việc đo lường hiệu quả đối với bất kỳ tập dữ liệu nào thuộc loại này trước tiên cần xác định giới hạn của tập hợp sản xuất có thể là gì; và sau đó để đo khoảng cách giữa bất kỳ điểm quan sát nào


và giới hạn của tập hợp sản xuất. Với danh sách p đầu vào và q đầu ra, trong phân tích kinh tế, hoạt động của bất kỳ tổ chức sản xuất nào có thể được xác định bằng một tập hợp các điểm, Ψ, là tập sản xuất, được xác định như sau trong không gian Euclid ! "

là:


# = $%&, () | ∈ ,-, . ∈ ,/, (x,y) là khả thi}


trong đó x là vectơ đầu vào, y là vectơ đầu ra và "tính khả thi" của vectơ (x, y) có nghĩa là, trong tổ chức đang được xem xét, về mặt vật lý có thể thu được các đại lượng đầu ra y1, ..., yq khi các đại lượng đầu vào x1, ..., xp đang được sử dụng (tất cả các đại lượng được đo trên một đơn vị thời gian). Tiếp tục thực hiện xác định các thành phần của tập Ψ với các thành phần được định nghĩa là các hình ảnh của mối quan hệ giữa các vectơ đầu vào và đầu ra là các phần tử của Ψ. Khi đó có thể xác định tập yêu cầu đầu vào (với mọi y Ψ) là:

0%1) = 2 ∈ ,-3% , .) ∈ #}

Một bộ yêu cầu đầu vào C(y) bao gồm tất cả các vectơ đầu vào có thể tạo ra vectơ đầu ra y !. Tập hợp tương ứng đầu ra (với mọi x Ψ) có thể được định

nghĩa là:


% ) = 2. ∈ ,/3% , .) ∈ #}


P (x) bao gồm tất cả các vectơ đầu ra có thể được tạo ra bởi một vectơ đầu vào

đã cho x !.

Tập sản xuất Ψ cũng có thể được truy xuất từ các bộ đầu vào:

# = $%&, () | ∈ %.), . ∈ ,/}


Hơn nữa:


% , .) ∈ # 5ươ89 ứ89 ;ớ= & ∈ %.), . ∈ % ),



là Ψ.

cho cho biết bộ đầu ra và đầu vào là các đại diện tương đương của công nghệ,


Các đường đồng lượng hay đồng hiệu quả của Ψ có thể được xác định theo

thuật ngữ xuyên tâm (Farrell, 1957) như sau. Trong không gian đầu vào:

> %.) = $ | & ∈ %.), ?& ∉ 0%(), ∀?, < ? < }

Và trong không gian đầu ra

> % ) = $. | . ∈ % ), C( ∈ D%&), ∀C > }


Định nghĩa trên cho phép xác định bất kỳ điểm nào (x, y) trong Ψ là:

(i) đầu vào hiệu quả nếu x ∂C (y)

(ii) đầu vào không hiệu quả nếu x ∂C (y)

(iii) đầu ra hiệu quả nếu y ∂P (x)

(iv) đầu ra không hiệu quả nếu y ∂P (x).

Một tập công ty hoạt động hiệu quả nếu nằm trên đường giới hạn của tập yêu cầu đầu vào trong trường hợp hướng đầu vào, hoặc nằm trên đường giới hạn của tập hợp phản ứng đầu ra trong trường hợp hướng đầu ra. Trong một số trường hợp, những công ty hoạt động hiệu quả này có thể rơi vào tình trạng không phải là công ty sử dụng ít đầu vào nhất có thể để tạo ra đầu ra. Đây là trường hợp được gọi là slacks. Điều này là do tập con hiệu quả Pareto-Koopmans của đường giới hạn C (y) và P (x) có thể không trùng với giới hạn Farrell-Debreu ∂ C (y) và ∂P (x), tức là:

eff C (y) = {x | x C (y), x’ C (y) x ≤ x, x’ ≠ x} ∂C (y)

eff P (x) = (y | y P (x), y’ P (x) y ≥ y, y’ ≠ y} ∂P (x)

Khi các tập con hiệu quả của Ψ đã được xác định, có thể xác định mức độ hiệu quả của một công ty hoạt động ở cấp độ (x0, y0) bằng cách xem xét khoảng cách từ điểm này đến đường giới hạn. Có một số cách để đạt được điều này nhưng cách đơn giản được đề xuất bởi Farrell (1957) và Debreu (1951), là sử dụng khoảng cách xuyên tâm từ điểm này đến đường biên tương ứng của nó. Phép đo hiệu quả đầu vào của Farrell đối với một công ty hoạt động ở cấp độ (x0, y0) được định nghĩa là:

θ (x0, y0) = inf { θ | θx0 C (y0)} = inf {θ | (θx0, y0) Ψ},

và thước đo hiệu quả đầu ra Farrell của nó được định nghĩa là:

λ (x0, y0) = sup {λ | λy0 P (x0)} = sup {λ | (x0, λy0) Ψ}.

Vì vậy, θ (x0, y0) ≤ 1 là sự cắt giảm xuyên tâm của các yếu tố đầu vào mà công ty cần đạt được để được coi là hiệu quả về đầu vào theo nghĩa (θ (x0, y0) x0, y0) là điểm biên. Tương tự, λ (x0, y0) ≥ 1 là mức tăng sản lượng tương ứng mà công ty cần đạt được để được coi là sản lượng hiệu quả theo nghĩa (x0, λ (x0, y0) y0) nằm ở biên giới.

Lưu ý rằng đường biên hiệu quả của Ψ, theo nghĩa xuyên tâm, có thể được đặc trưng dưới dạng các đơn vị (x, y) sao cho θ (x, y) = 1 theo hướng đầu vào (thuộc ∂C (y

)) và theo (x, y) sao cho λ (x, y) = 1 theo hướng đầu ra (thuộc ∂P (x)).

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí