Tổng Hợp Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


1.4.2.3. Yếu tố sở hữu

Ở nhiều khía cạnh, các công ty có phần vốn thuộc sở hữu nhà nước thường gắn liền với đặc điểm có nhiều nguồn lực dồi dư và tổ chức quản lý, hoạt động có nhiều điểm lỏng hơn, kém hiệu quả hơn so với các công ty hoàn toàn thuộc tư nhân. Trong khi đó, đặc điểm nguồn lực dôi dư, những điểm lỏng trong hoạt động và quản lý này lại có quan hệ với hoạt động OFDI và hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Cụ thể:

Theo lý thuyết hành vi công ty cho rằng những công ty có được sự chuẩn bị nguồn lực dồi dào hơn so với mức cần thiết sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả hơn. James Thompson giải thích hành vi của tổ chức về nhu cầu "đệm” do nhu cầu ứng phó với môi trường biến động. Hơn nữa, khả năng thích ứng với những thay đổi mạnh hoặc gián đoạn trong môi trường thường liên quan đến cơ chế hấp thụ được gọi là sự sẵn có của tổ chức. Tương tự, Galbraith (1973) coi sự sẵn có, các nguồn lực lớn như bộ đệm giữa các đơn vị trong tổ chức phụ thuộc lẫn nhau nhằm giảm chi phí xử lý thông tin và điều phối. Sự xuất hiện những điểm lỏng lẻo trong tổ chức làm giảm nhu cầu phối hợp trong hoạt động của các đơn vị con về mức cần thiết. Hơn nữa, việc tạo ra các tài nguyên dữ trữ làm giảm lượng thông tin phải được xử lý trong quá trình thực thi tác vụ và ngăn chặn quá tải các kênh phân cấp.

Lý thuyết hành vi cũng cho thấy trong các tổ chức có nguồn lực dồi dào hơn, hoạt động có những điểm lỏng hơn thường có nhiều nguồn lực hơn để giải quyết các xung đột. Theo Cyert và March (1963), các tác nhân chính và những người ra quyết định trong một tổ chức tạo thành nhóm thống trị. Các thành viên của nhóm này có xu hướng đại diện cho các tiểu đơn vị riêng biệt với các mục tiêu cạnh tranh xuất phát từ "tính hợp lý cục bộ" của từng đơn vị và từ đó tạo nên sự dư thừa trong tổ chức. Moch và Pondy lập luận rằng nếu không có nguồn lực dư thừa, quá trình ra quyết định có thể thay đổi đáng kể theo hướng các thương lượng mang tính chính trị thay thế cho các tiêu chí hợp lý. Bourgeois và Singh (1983) cũng đưa ra những nghiên cứu cho thấy sự dư thừa có thể làm giảm xung đột và bất đồng mục tiêu trong các đội ngũ quản lý.

Bên cạnh đó, một tổ chức có nguồn lực dồi dào hơn, kiểm soát lỏng hơn cũng được xem như một yếu tố thúc đẩy sáng tạo và đổi mới. Theo Nohria và Gulati (1994), sự lỏng lẻo khiến việc kiểm soát bị nới lỏng và việc sử dụng có thể được chấp thuận ngay cả khi đối mặt với sự không chắc chắn. Do đó, sự lỏng lẻo làm giảm bớt vấn đề khan hiếm và cung cấp nguồn vốn cho những đổi mới mà thông thường sẽ không được chấp thuận. Khi chấp nhận sự dư thừa và lỏng lẻo ở mức phù hợp, tổ chức cung cấp các nguồn lực cần thiết cho thử nghiệm sáng tạo và đổi mới. Ví dụ, nguồn lực thiếu


hụt cho phép các công ty thử nghiệm các chiến lược mới như thâm nhập thị trường mới.

Về nguyên tắc, OFDI là một chiến lược đa dạng hóa. Với nguyên tắc đó, Gary (2005) đã sử dụng mô phỏng để cho thấy các chiến lược đa dạng hóa thành công đòi hỏi các tổ chức phải duy trì sự dư thừa, lỏng lẻo ở mức phù hợp. Nếu không có các chính sách như vậy, đa dạng hóa có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. Mặc dù phát hiện này lần đầu tiên có vẻ phi logic, nhưng lý do lại thuyết phục. Các công ty ban đầu tham gia vào việc đa dạng hóa do sự lỏng lẻo về tổ chức và tình trạng thừa nguồn lực. Khi thực hiện OFDI, các công ty có thể sử dụng các nguồn lực trên nền lớn hơn, dẫn đến việc sử dụng nguồn lực cao hơn và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Hơn nữa, trái ngược với các công ty thuần túy kinh doanh tại một thị trường, các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nhiều thị trường khác nhau về văn hóa, sở thích của khách hàng, cấu trúc thị trường và các quy định của chính phủ. Do đó, mức độ OFDI của một công ty càng cao thì môi trường hoạt động càng phức tạp và năng động. Do đó, các công ty OFDI phải có nguồn lực dồi dào hơn và sự lỏng lẽo nhất định trong tổ chức và quản lý. Staehle (1991) lập luận rằng các công ty có OFDI sử dụng sự dư thừa và lỏng lẻo để tăng tính linh hoạt, khả năng học hỏi và từ đó tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Daniel và cộng sự tiến hành phân tích 66 nghiên cứu thực nghiệm và tìm ra sự hỗ trợ trực tiếp trên quy mô lớn cho mối quan hệ giữa các công ty có nguồn lực dồi dào hơn, quản lý có phần lỏng hơn lại mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Họ giải thích kết quả này là phù hợp với cả quan điểm dựa trên nguồn lực và lý thuyết hành vi của công ty.

Tóm lại đặc điểm về tính chất sở hữu của các công ty có OFDI sẽ ảnh hưởng đến sự dôi dư nguồn lực và tính lỏng trong công tác quản lý, hoạt động của công ty và từ đó có khả năng gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính, hiệu quả hoạt động của công ty.

Tương ứng với 2 giả thuyết H 1.1 và H1.2, những cân nhắc này dẫn đến giả thuyết sau:

H 4.1: những ngân hàng có OFDI có vốn thuộc sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động.

H 4.2: tính chất sở hữu của các ngân hàng có OFDI không có ảnh hưởng đến quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính.


1.4.3. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 1.1. Tổng hợp các giả thuyết


Cơ sở lý thuyết

Giả thuyết

- Lý thuyết về lợi thế cạnh

H 1.1: mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động có quan hệ

tranh;

thuận chiều

- Lý thuyết về lợi thế độc


quyền;


- Lý thuyết về nội bộ hóa

H 1.2: mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính trong giai đoạn đầu OFDI chưa được xác định

- Lý thuyết về vòng đời sản

phẩm

- Mô hình upsalla

- Nguyên lý hiệu quả theo quy mô, hiệu quả theo phạm vi

H 2.1: số lượng quốc gia mà ngân hàng có hoạt động kinh doanh càng lớn thì quan hệ tác động giữa OFDI và hiệu quả hoạt động càng cao.

H 2.2: số lượng quốc gia mà ngân hàng có hoạt động kinh doanh không có tác động đến quan hệ tác động giữa OFDI và hiệu quả tài chính.

- Lý thuyết nguồn lực công ty

H 3.1: thời gian mà các ngân hàng có hoạt động tại thị trường nước ngoài càng dài thì tác động của OFDI đến hiệu quả hoạt động càng lớn

H 3.2: thời gian mà các ngân hàng có hoạt động tại thị trường nước ngoài không có tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả tài chính

- Lý thuyết hành vi công ty

H 4.1: những ngân hàng có OFDI có vốn thuộc sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động.

H 4.2: tính chất sở hữu của các ngân hàng có OFDI không có ảnh hưởng đến quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Tác động hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam - 7

Nguồn: tác giả tổng hợp


1.5. Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 đã trình bày những vấn đề khái quát về hoạt động OFDI của các NHTM gồm khái niệm, các hình thức OFDI (trong đó giới hạn OFDI chỉ gồm hình thức thành lập chi nhánh, thực hiện liên doanh và mở ngân hàng con, công ty con tại thị trường nước ngoài) và những động lực của các NHTM khi thực hiện OFDI.

Chương 1 cũng đi sâu rà soát được khá tổng thể 5 lý thuyết cơ sở cho mối quan hệ giữa hoạt động OFDI và hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết về lợi thế độc quyền, lý thuyết về nội bộ hóa, lý thuyết về vòng đời sản phẩm và nhất là mô hình Upsala. Từ kết quả rà soát, những yếu tố then chốt gắn kết mối quan hệ giữa 2 yếu tố OFDI và hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định.

Trên cơ sở đó chương 1 của luận án thực hiện tổng quan các nghiên cứu cả trên thế giới và tại Việt Nam về mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt kinh doanh. Kết quả cho thấy các nghiên cứu hiện nay mới chỉ sử dụng các chỉ tiêu kết quả tài chính (như ROA, ROE, P/E…) làm chỉ tiêu đại diện cho kết quả kinh doanh, mà chưa sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (là chỉ tiêu đại diện tốt hơn cho những lợi ích mà hoạt động OFDI mang lại). Bên cạnh đó các nghiên cứu hiện nay cũng chưa nghiên cứu về các yếu tố có khả năng điều tiết, tác động đến mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động.

Từ khoảng trống nghiên cứu được xác định, chương 1 luận án tiếp tục rà soát các phương pháp tính hiệu quả hoạt động và các lý thuyết về hành vi công ty, nguồn lực công ty, các nguyên lý về lợi thế theo quy mô, phạm vi… từ đó xác định 6 giả thuyết nghiên cứu.

Theo đó chương 1 của luận án đã giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất là hệ thống các lý thuyết về tác động của OFDI tới hiệu quả các công ty nhằm hiểu rõ về cơ chế tác động. Đồng thời chương 1 của luận án cũng đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và đưa ra được các giả thuyết nghiên cứu.


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mô hình nghiên cứu

Để trả lời các giả thuyết nghiên cứu đề ra, luận án đề xuất sử dụng 5 mô hình như sau:


Thứ nhất, mô hình kiểm định mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả hoạt động:

=+++++ Ɛ(1.1)

Trong đó:

FP là chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình. FP được tính theo phương pháp chỉ số Färe-Primont (FP) dựa trên nghiên cứu của O’Donnell (2011) như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.

OFDI là chỉ tiêu mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đóng vai trò là biến tác động trong mô hình. OFDI được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.

TTS, VCSH, CPQL lần lượt là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và chi phí quản lý, đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. TTS, VCSH, CPQL được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Thứ hai, mô hình kiểm định mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả tài chính:

/ = + + + + + Ɛ(1.2)


Trong đó:

TN/TTS là chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình. TN/TTS được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.

OFDI là chỉ tiêu mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đóng vai trò là biến tác động trong mô hình. OFDI được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.

TTS, VCSH, CPQL lần lượt là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và chi phí quản lý, đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. TTS, VCSH, CPQL được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Thứ ba, mô hình kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố tính chất sở hữu đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả hoạt động:

= + + + + +

+ Ɛ(2.1)


Trong đó:

FP, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như trong mô hình 1.1.

OFDI x SH: là biến tương tác giữa yếu tố sở hữu và biến OFDI. Biến OFDIxSH được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2. Trong đó biến yếu tố sở hữu (SH) là biến giả với giá trị 1 nếu NHTM có vốn thuộc sở hữu nhà nước và 0 nếu NHTM không có vốn thuộc sở hữu nhà nước.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Ngoài ra, trên cơ sở mô hình 2, luận án mở rộng mô hình 3 để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố tính chất sở hữu đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả tài chính:

/ = + + + + +

+ Ɛ(2.2)


Trong đó:

TN/TTS, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như các biến tương ứng trong mô hình 1.2.


OFDI x SH: tương tự như các biến tương ứng mô hình 2.1.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Thứ tư, mô hình kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố số lượng địa bàn thị trường nước ngoài đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả hoạt động:

= + + + + +

+ Ɛ(3.1)


Trong đó:

FP, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như trong mô hình 1.1.

OFDI x DB: là biến tương tác giữa yếu tố sở hữu và biến OFDI. Biến OFDIxDB được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2. Trong đó biến yếu tố số lượng địa bàn (DB) là biến dạng thang đo với các giá trị từ 1-7.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Việc tách riêng mô hình 3 - 4 để thuận tiện hơn trong phương pháp phân tích

định lượng khi trong mô hình vừa có biến dạng liên tục, biến giả và biến thang đo.

Ngoài ra, trên cơ sở mô hình 2, luận án mở rộng mô hình 4 để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố số lượng địa bàn đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả tài chính:

/ = + + + + +

+ Ɛ(2.2)


Trong đó:

TN/TTS, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như các biến tương ứng trong mô hình 1.2.

OFDI x DB: tương tự như các biến tương ứng mô hình 3.1.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.


Thứ năm, mô hình kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian hoạt động tại thị trường nước ngoài đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả hoạt động:

= + + + + +

+ Ɛ(4.1)


Trong đó:

FP, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như trong mô hình 1.1.

OFDI x TG: là biến tương tác giữa yếu tố thời gian và biến OFDI. Biến OFDIxTG được tính như trình bày cụ thể tại mục 2.2. của Chương 2. Trong đó biến yếu tố thời gian (TG) là biến dạng liên tục.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Việc tách riêng mô hình 3 – 4 -5 để thuận tiện hơn trong phương pháp phân tích

định lượng khi trong mô hình vừa có biến dạng liên tục, biến giả và biến thang đo.

Ngoài ra, trên cơ sở mô hình 2, luận án mở rộng mô hình 5 để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố thời gian hoạt động đối với mối quan hệ tác động của mức độ OFDI đến hiệu quả tài chính:

/ = + + + + +

+ Ɛ(2.2)


Trong đó:

TN/TTS, OFDI, TTS, VCSH và CPQL: tương tự như các biến tương ứng trong mô hình 1.2.

OFDI x DB: tương tự như các biến tương ứng mô hình 4.1.

Mô hình sử dụng dạng dữ liệu bảng được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất theo quý được công bố chính thức bởi 7 NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI từ quý 2/2009 đến quý 2/2020.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí