Tổng Hợp Các Biến Trong Mô Hình Nghiên Cứu


tác động của các biến độc lập trong đó có vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

- Bước 2: Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình

- Bước 3: Thực hiện các kiểm định cần thiết: kiểm định phương sai thay đổi qua các thực thể, kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan. Khắc phục các hiện tượng nếu có

- Bước 4: Phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng lên sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam dựa trên kết quả ước lượng và các kiểm định.

3.2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu của Jacob Oduor và cộng sự (2017), tác giả sử dụng mô hình thể hiện tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

(1)

Bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của vốn chủ sở hữu đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, tác giả còn xem xét tác động này là tuyến tính hay phi tuyến bằng cách đưa thêm vào mô hình (1) biến EQTA2. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

(2)

Ngoài ra, để tìm kiếm bằng chứng về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, tác giả đưa thêm vào mô hình (1) biến giả KHUNGHOANG. Biến KHUNGHOANG nhận giá trị là 1 thể hiện cho điều kiện khủng hoảng vào những năm 2008 và 2009, nhận giá trị là 0 thể hiện cho điều kiện bình thường vào những năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:


(3) Trên cơ sở nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013),

tác giả sử dụng mô hình thể hiện tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

(4)

Bên cạnh việc tìm kiếm bằng chứng về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, tác giả còn xem xét tác động này trong điều kiện khủng hoảng tài chính bằng cách đưa thêm vào mô hình (4) biến giả KHUNGHOANG. Biến KHUNGHOANG nhận giá trị là 1 thể hiện cho điều kiện khủng hoảng vào những năm 2008 và 2009, nhận giá trị là 0 thể hiện cho điều kiện bình thường vào những năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

(5)

Để xem xét ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định trong điều kiện khủng hoảng, tác giả đưa thêm vào mô hình biến , cụ thể như sau:

(6)

Các biến độc lập được đưa vào mô hình dựa trên các nghiên cứu của các tác giả Aggrawal và Jacques (2001); Rime (2001); Godlewski (2004); Hakenes và Schnabel (2010); Abba và cộng sự (2013); Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013); Jacob Oduor và cộng sự (2017) bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL); Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA); Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng (CIR); Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE); Tốc độ tăng trưởng


kinh tế (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF). Cách thức đo lường và dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy tương ứng với các biến này được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu


Tên biến

Ký hiệu

Đo lường

Kỳ vọng về dấu

Biến phụ thuộc


Sự ổn định tài chính



Biến độc lập

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài

sản


EQTA


+

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ


-

Quy mô ngân hàng


Logarithm (Tổng tài sản)

-

Tỷ lệ tổng dư nợ

trên tổng tiền gửi

LTD

-

Tỷ lệ dự phòng rủi

ro tín dụng


+

Tỷ lệ cho vay trên

tổng tài sản


+/-

Lợi nhuận ròng trên

tổng vốn chủ sở hữu

ROE

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 10


Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập

hoạt động ròng


CIR


-

Tốc độ tăng trưởng

tín dụng

CRE

-

Tốc độ tăng trưởng

GDP

GDP

+

Tỷ lệ lạm phát

INF

-

Nguồn: tổng hợp của tác giả

3.2.2.1. Mô tả các biến giải thích

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA): Đây là biến độc lập được tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Aggrawal và Jacques (2001); Hakenes và Schnabel (2010) tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy gia tăng vốn chủ sở hữu kéo theo sự gia tăng bất ổn tài chính của ngân hàng. Rime (2001) cho thấy áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các ngân hàng phải tăng vốn, nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng; Godlewski (2004); Abba và cộng sự (2013); Jacob Oduor và cộng sự (2017); Vũ Thị Hồng (2015); Lê Thanh Ngọc và cộng sự (2015) cho thấy việc gia tăng vốn chủ sở hữu làm tăng sự ổn định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với lý thuyết tác động của vốn chủ sở hữu tới sự ổn định tài chính của các NHTM. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính các ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản càng cao thì càng kiểm soát được các bất ổn tài chính.


Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi (LTD): Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng cho vay nhiều, lợi nhuận càng tăng, làm cho nguồn vốn và dòng tiền tăng lên, ngân hàng có khả năng chia sẻ rủi ro dựa trên chức năng hấp thụ rủi ro của vốn. Lợi nhuận cung cấp một bộ đệm để trang trải mọi khoản lỗ nên rủi ro phá sản giảm. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu ngân hàng cho vay càng nhiều so với tổng tiền gửi có thể làm cho rủi ro nợ xấu tăng cao, mất vốn, giảm sút ổn định tài chính của các NHTM. Mặt khác, một ngân hàng cho vay quá nhiều so với tổng nguồn vốn huy động mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ gây ra khủng hoảng niềm tin tới tâm lý khách hàng có giao dịch tiền gửi với ngân hàng, khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro mất khả năng thanh toán. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy mối tương quan âm giữa biến LTD với sự ổn định tài chính của các NHTM. Biến LTD cho thấy tỷ lệ phần trăm của các khoản cho vay dựa trên tổng tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng gia tăng, nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM càng tăng. Theo Acharya and Thakor (2011), Berger và Bouwman (2009) khi một ngân hàng cho vay càng lớn thì nó càng nhạy cảm hơn trong các cú sốc của thị trường, điều đó dẫn đến ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro lớn hơn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRE): tỷ lệ này được đo lường thông qua tốc độ tăng trưởng của dư nợ năm nay so với dư nợ năm ngoái, cho biết sự phát triển trong hoạt động cho vay (hoạt động chủ chốt đối với các NH truyền thống tại các quốc gia đang phát triển) về mặt định lượng. Tỷ lệ càng cao cho biết qui mô tín dụng của ngân hàng là càng phát triển nóng và lớn. Nói chung các ngân hàng đều mong muốn tỷ lệ này cao do tín dụng mang lại thu nhập cao hơn so với các hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên do đặc tín rủi ro cao khi các ngân hàng chạy đua cho vay nên tốc độ tăng trưởng tín dụng thường có mối tương quan âm đối với ổn định tài chính của các ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao phản ánh khối lượng tín dụng khả quan nhưng đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận đối mặt với


nguy cơ rủi ro tiềm tàng. Beck & ctg (2009), Jacob Oduor và cộng sự (2017) thông qua nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra bằng chứng cho thấy, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng lên, các NHTM đối mặt với sự bất ổn tài chính càng cao.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL): tỷ lệ nợ xấu lớn đe dọa nghiêm trọng không chỉ với sự ổn định tài chính của NHTM mà còn với toàn bộ hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia. Khi nợ xấu quá ngưỡng cho phép (dưới 5% trên tổng dư nợ là bình thường) NHTM sẽ mất đi một lượng vốn lớn, do không thu hồi được nợ, dòng tiền bị ảnh hưởng, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán dẫn đến rui ro phá sản, điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Cai, J., và ctg (2008), He, Z., và ctg (2012), Eklund, T và ctg (2001), Dermine, J. (1986). Blair và ctg (1978), tìm thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đối với sự ổn định tài chính của các NHTM, khi tỷ lệ này tăng lên làm sụt giảm sự ổn định tài chính của các NHTM. Nợ xấu đưa đến kết quả là lợi nhuận suy giảm do rủi ro đưa đến nhiều mất mát thiệt hại về tài chính. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các nguồn thu từ hoạt động tín dụng lại kéo theo rủi ro tín dụng. Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Nợ xấu gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ. Thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận.

Quy mô ngân hàng (BANKSIZE): được tính bằng Logarithm của tổng tài sản. Quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì sự ổn định tài chính càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn


khác nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi nhuận và phát triển bền vững. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, sự ổn định tài chính của NHTM giảm. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng quy mô ngân hàng cho thấy khả năng của ngân hàng để giành chiến thắng trong việc kiểm soát rủi ro hệ thống. Các ngân hàng lớn có thể làm đa dạng hóa các hoạt động nhằm giảm rủi ro của ngân hàng. Nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) cho thấy quy mô NH càng lớn, khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM càng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn do quy mô nhỏ. Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các nghiên cứu trước của các tác giả Aspachs và cộng sự (2005); Lucchetta (2007); Vodová (2011); Rauch và ctg. (2009), Indriani (2004) đều cho nhận định giống nhau về mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và sự ổn định tài chính của NHTM.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP): Tỷ lệ này được đo lường thông qua tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ. Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng tín dụng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng


cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định. Biến LLP có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của các NHTM cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao sự ổn định tài chính càng tăng. Các nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013), Salas, V., và cs (2002) cho thấy chỉ số này cao, sự bất ổn tài chính càng cao do chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng giảm sút dẫn đến nguy cơ đối mặt với rủi ro không thu hồi được nợ, mất khả năng thanh toán và phá sản ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA): Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của NHTM chứng tỏ ngân hàng càng cho vay nhiều, lợi nhuận càng tăng sự ổn định tài chính của NHTM càng tăng. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan ấm chứng tỏ nếu ngân hàng cho vay càng nhiều so với tổng tài sản có thể làm cho rủi ro tăng cao, sự ổn định tài chính của NHTM giảm xuống. Mặt khác, một ngân hàng cho vay quá nhiều so với tổng tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ gây ra khủng hoảng niềm tin tới tâm lý khách hàng có giao dịch tiền gửi với ngân hàng, khiến cho NH mất khả năng thanh toán và rủi ro phá sản của ngân hàng tăng cao, dẫn đến sự mất sự ổn định tài chính của NHTM. Theo nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy mối tương quan âm giữa biến TLA với sự ổn định tài chính của NHTM. Biến TLA cho thấy tỷ lệ phần trăm của các khoản cho vay dựa trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng gia tăng, nguy cơ rủi ro tín dụng kéo mất khả năng thanh toán và phá sản của các NHTM càng tăng. Theo Acharya and Thakor (2011), Berger và Bouwman (2009) khi một ngân hàng cho vay càng lớn thì nó càng nhạy cảm hơn trong các cú sốc của thị trường, điều đó dẫn đến ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro hệ thống lớn hơn.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng (CIR): Chi phí hoạt động đối với NHTM là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của ngân hàng, thông thường là chi phí lương, quảng cáo, marketing, chi phí thuê văn phòng, chi phí quản lý… Trong đó, theo thống kê từ báo cáo tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022