Hiện Trạng Môi Trường Sinh Thái Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Hải Dương

cho người lao động.

2.2.2. Một số hạn chế

Một số kết quả bước đầu nêu trên, đã góp phần giảm thiểu phần nào ONMT chung, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Hoạt động BVMT còn nhiều yếu kém, bất cập, hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh ít nhiều có vi phạm các quy định của Luật BVMT. Có thể nêu cụ thể một số hạn chế như sau:

- Thứ nhất, chưa thực hiện việc ĐTM đầy đủ.

Đây là công cụ quan trọng để quản lý môi trường, nếu không thực hiện tốt thì không thể quản lý và ngăn ngừa được ô nhiễm cũng như không có giải pháp hữu hiệu để xử lý môi trường ô nhiễm do các hoạt động sản xuất gây ra.

Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và các đơn vị sản xuất công nghiệp không tập trung không thực hiện ĐTM. Riêng các khu công nghiệp thì trong số 8 KCN được Chính phủ phê duyệt và cấp phép xây dựng mới có 06 khu là thực hiện ĐTM. Đó là KCN Nam Sách, Đại An, Tân Trường, Phúc Điền, Tàu Thuỷ, Việt Hoà - Kenmark còn lại 02 khu chưa làm báo cáo ĐTM là KCN Phú Thái và khu công nghiệp phía Tây thành phố Hải Dương.

Đối với các CCN thì hoàn toàn không có cụm nào thực hiện việc ĐTM, lý do là không có Chủ đầu tư. Điều này dẫn đến các CCN đều không có quy hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng.

Số các cơ sở, Dự án đầu tư vào khu, CCN (khoảng hơn 400 Doanh nghiệp) hiện chỉ có 15% Doanh nghiệp đầu tư thực hiện việc ĐTM, còn lại là không tuân thủ. Các cơ sở đã lập báo cáo ĐTM qua xem xét thì kinh phí dành cho việc thực hiện các giải pháp về BVMT như xây dựng hệ thống xử lý nước, khí thải v.v… mới chỉ chiếm khoảng 1-2% tổng kinh phí của Dự án, như vậy còn quá thấp so với quy định chung (từ 5-7%), với mức đầu tư như vậy sẽ rất khó khăn cho xử lý môi trường.

- Thứ hai, công tác thu gom, xử lý chất thải ở khu vực sản xuất công nghiệp, đô thị và nông thôn chưa được xử lý triệt để. Rác thải sinh hoạt đô thị mới thu gom và xử lý được khoảng 65 - 75%, rác thải sinh hoạt khu vực nông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

thôn chỉ thu gom được khoảng 50%. Nước thải của nhiều cơ sở công nghiệp chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của dân cư xung quanh. Còn trong các khu công nghiệp, công việc này đều do các doanh nghiệp tự giải quyết bằng hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý của Hà Nội và trong tỉnh.

- Thứ ba, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc cho cộng đồng chưa được xử lý kịp thời và giải quyết dứt điểm…

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 8

Về tổng thể, môi trường của Hải Dương đã có sự ô nhiễm, tuy chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng từng thành phần môi trường: nước, không khí, đất ở một số khu vực, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đang có xu hướng ô nhiễm gia tăng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học làm ô nhiễm nguồn nước và đất; môi trường ở một số khu vực, cơ sở sản xuất đang ở mức báo động.‌

2.3. Hiện trạng môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương

2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở Hải Dương

2.3.1.1. Sự phát triển của sản xuất công nghiệp, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp

a, Môi trường sinh thái trong sản xuất công nghiệp

- Ngành sản xuất xi măng: môi trường ô nhiễm trầm trọng nhất là khu vực sản xuất xi măng ở huyện Kinh Môn, tập trung chủ yếu trong phạm vi thị trấn Minh Tân, thị trấn Phú Thứ và xã Duy Tân. Các hoạt động khoan, nổ mìn, khai thác, chế biến đá của địa phương và cả ở Thành phố Hải Phòng nằm sát địa phận Kinh Môn; hàng ngàn tấn nguyên liệu vận chuyển vào các nhà máy xi măng mỗi ngày; hoạt động của hai nhà máy xi măng lớn (Hoàng Thạch và Phúc Sơn), cùng một số nhà máy xi măng lò đứng, công nghệ lạc hậu đang hành ngày, hàng giờ gây ô nhiễm bầu không khí khu vực này. Tất cả những hoạt động trên đã gây ONMT về tiếng ồn, khói, bụi ở khu vực này ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, còn một số nhà máy xi măng với công nghệ lạc hậu nằm rải rác ở Kim Thành, Tứ Kỳ… cũng gây ONMT không khí nghiêm trọng ở các khu vực nhà máy đứng chân. Nồng độ bụi đốt với môi trường xung quanh và trong các khu vực sản xuất của các nhà máy thường xuyên vượt TCCP từ 3 - 10 lần.

Việc triển khai các hoạt động BVMT ở các nhà máy xi măng rất kém (trừ nhà máy xi măng Hoàng Thạch), các biện pháp để xử lý khí thải, khói bụi trong

quá trình sản xuất còn mang tính hình thức, đối phó; công tác vệ sinh công nghiệp, trồng cây xanh khu vực nhà máy chưa chú trọng; quá trình khai thác và phục hồi môi trường sau khai thác nguyên liệu còn bị buông lỏng nên nhiều khu vực khai thác đã bị suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản. Hầu hết các công ty xi măng trên địa bàn tỉnh không thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát ONMT định kỳ. UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo với nhiều biện pháp, yêu cầu các nhà máy xi măng lò đứng phải lắp đặt hệ thống xử lý khói, bụi, nhưng mới có 4/9 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng áp dụng hệ thống xử lý khí thải cho lò lung đạt tiêu chuẩn, còn lại 5 nhà máy đang loay hoay chưa tìm được công nghệ xử lý phù hợp.

Ngành sản xuất giấy: môi trường ở các nhà máy, các cơ sở sản xuất giấy, trong đó có các cơ sở chế biến bột giấy từ các nguyên liệu thô (gỗ, tre…) là nơi có nguy cơ ô nhiễm cao, quá trình sản xuất bột giấy phải qua giai đoạn xử lý hóa chất để tẩy, rửa với khá nhiều lượng nước có đem theo các chất độc hại thải vào môi trường. Điển hình là ở cơ sở sản xuất giấy Thành Dũng và Thành Phát ở hai bên bờ sông đầu cầu Phú Thái hiện chưa có hệ thống xử lý, nước thải hàng ngày vẫn bơm thải nước ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước sông ở khu vực này, nơi nhà máy nước Kim Thành lấy nước sinh hoạt. Nước thải của ngành sản xuất giấy có nồng độ các chất hữu cơ và vô cơ đều vượt TCCP 35 - 40 lần, độ pH thấp. Ở các cơ sở sản xuất giấy từ phế liệu, hầu hết CTR (bùn thải) của các cơ sở đều không có biện pháp xử lý, còn đổ tràn xung quanh khu vực công ty (công ty Hoàng Lê, công ty Thành Dũng). Một số cơ sở không có biện pháp phân loại và quản lý chất thải độc hại còn thải chung với các loại chất thải khác (công ty Hoàng Lê - Thành phố Hải Dương, công ty bao bì AP Hà Nội - KCN Nam Sách).

Hầu hết các cơ sở trên đây đều vừa xây dựng, vừa đi vào sản xuất, nên chưa có đủ các hạng mục xử lý môi trường, không thực hiện nghiêm các yêu cầu về xử lý chất thải, ý thức chấp hành Luật BVMT rất kém.

Ngành sản xuất nhựa: trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 20 cơ sở hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này, phần lớn sử dụng phế liệu để tái chế. Nguồn ô nhiễm cho môi trường là nước và khí thải. Nước rửa phế liệu có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, các chỉ tiêu BOD, COD, TSS… đều vượt ngưỡng cho phép, khí thải trong quá trình sản xuất của các cơ sở này rất độc hại là các chất dung môi hữu cơ dùng để hòa tan, nhuộm và in nhãn sản phẩm.

Việc thực hiện BVMT ở các cơ sở này rất kém, không có hệ thống xử lý nước thải theo quy định, tùy tiện thải ra môi trường xung quanh gây ONMT nghiêm trọng (Lục Nam - Bình Giang, Việt Đạt - Ninh Giang); không thực hiện ĐTM và thực hiện kiểm soát ô nhiễm định kỳ.

Ngành chế biến nông sản thực phẩm: hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 14 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, các cơ sở chế biến dưa muối, nước thải có nồng độ muối cao hiện chỉ được chứa trong bể rồi thải ra sông hoặc thải ra các khu vực xung quanh. Hầu hết các cơ sở này đều chưa có hệ thống xử lý chất thải, chỉ có công ty TNHH thực phẩm Vạn Đắc Phúc - Cẩm Giàng có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo đủng tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Các cơ sở giết mổ lợn xuất khẩu, đều có hệ thống xử lý nước thải nhưng không đạt yêu cầu, nước thải còn chứa nồng độ của các chất gây ô nhiễm cao hơn TCCP 30 - 40 lần vẫn thải vào môi trường.

Các ngành nghề khác: trên địa bàn tỉnh còn có những doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí mạ, tái chế phế liệu nhựa, sắt thép cũng gây ONMT nghiêm trọng. Nguồn nước thải có chứa các chất ô nhiễm như dầu mỡ, hóa chất, kim loại nặng không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Điển hình là công ty Ô Míc, công ty Siêu Việt (CCN Quán Gỏi - Bình Giang).

b, Môi trường tại các khu, cụm công nghiệp

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã tiến hành quy hoạch và phát triển các khu, CCN để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các Doanh nghiệp công nghiệp ở trong nước và nước ngoài đầu tư vào Hải Dương.

Theo quy hoạch phát triển các KCN cả nước, đến năm 2015, định hướng tới 2020, tỉnh có 18 KCN với tổng diện tích gần 4.000 ha. Đến nay có 10 KCN được thành lập với tổng diện tích gần 2.000 ha. Hiện nay trong số các KCN được quy hoạch đến năm 2010 đã có 8 KCN được chấp thuận xây dựng của Chính phủ, đó là:

- KCN Nam Sách 63 ha thuộc xã ái Quốc và Nam Đồng (Nam Sách).

- KCN Đại An 170,82 ha thuộc xã Lai Cách (Cẩm Giàng) và xã Tứ Minh (Thành phố Hải Dương).

- KCN Phúc Điền 170 ha thuộc xã Cẩm Phúc và Cẩm Điền (Cẩm Giàng).

- KCN phía Tây Thành phố Hải Dương 45,47 ha thuộc địa phận 02 xã Tứ Minh và Việt Hoà.

- KCN Tân Trường 200 ha thuộc xã Tân Trường huyện Cẩm Giàng

- KCN Phú Thái 87 ha thuộc huyện Kim Thành.

- KCN Tàu Thuỷ 193,32 ha xã Lai Vu, huyện Kim Thành

- KCN Cộng Hoà 300 ha, thị xã Chí Linh

Các KCN này đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng như san nền, điện, đường, hệ thống cấp và thoát nước, cây xanh v.v… KCN Tân Trường và Phúc Điền đang thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng. KCN Nam Sách đã có 23 Doanh nghiệp vào thuê đất để đầu tư sản xuất; KCN Đại An đã có 15 Doanh nghiệp vào thuê đất (báo cáo của Ban quản lý các KCN).

Đối với các CCN được quy hoạch, đến nay UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt 10 cụm trong tổng số 34 cụm trong toàn tỉnh (báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư). Tuy nhiên, cho đến nay trong số 34 CCN đã có quy hoạch (kể cả đã được phê duyệt và chưa được phê duyệt) đều có các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vào xin thuê đất.

Các dự án đầu tư vào các khu, CCN đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư là:

- Dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài và liên doanh khoảng hơn 100 dự án.

- Dự án đầu tư trong nước là 400 Dự án [47].

Mặc dù việc xem xét, lựa chọn địa điểm quy hoạch các khu, CCN có tính đến các điều kiện và yếu tố tác động môi trường để đảm bảo tính khả thi về BVMT và ứng cứu sự cố môi trường song thực tế hiện nay nhiều vấn đề về quản lý và BVMT tại các khu, CCN đang trở thành rất bức xúc và đã có ảnh hưởng không nhỏ đến MTST tự nhiên và cộng đồng dân cư. Những tác động này cần thiết phải có những giải pháp tích cực và hữu hiệu để ngăn ngừa.

Môi trường tại các KCN: trong tổng số 8 KCN của tỉnh, hiện mới có hai khu Nam Sách và Đại An đã đầu tư khá hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút dự án đầu tư đến thuê đất đạt 65-70%, nhưng hệ thống xử lý nước thải chung vẫn chưa xây dựng xong, nước thải của các dự án trong KCN cũng không được xử lý, nước thải có chứa các chất độc hại vẫn tự chảy, tự ngấm vào đất. Công tác quy hoạch, phương án xử lý CTR của các KCN cũng không được các nhà đầu tư quan tâm, rác thải của các doanh nghiệp trong khu vực này thải ra không được thu gom và xử lý đúng quy định, còn có hiện tượng thải trộm ra khu vực xung quanh gây ONMT.

Một số doanh nghiệp trong các KCN phát sinh khí thải và bụi như: Công

ty Môi trường xanh, Hồng Gia, Thức ăn chăn nuôi Vina (KCN Nam Sách), Thức ăn chăn nuôi ANT- HN (KCN Tân Trường), Đinh ốc Evergreen, Ván sàn (KCN Đại An). Đây cũng là các cơ sở tiềm ẩn nhiều khả năng ONMT. Ngày 8- 9- 2010, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2323/QĐ-UBND về việc nêu danh sách các cơ sở gây ONMT trên địa bàn tỉnh cần xử lý, theo đó có 3 cơ sở thuộc các KCN là Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Vina gây ô nhiễm khí thải (mùi); Công ty May Tinh Lợi (KCN Nam Sách) chưa tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa; một số cơ sở trong KCN Đại An chưa đấu nối hệ thống nước thải vào hệ thống chung.

Môi trường tại các CCN: hiện nay, tất cả các CCN hoàn toàn không có nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng, không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong các CCN phải tự xử lý nước thải nhưng phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép hoặc không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm xung quanh khu vực nhà máy, các kênh và ruộng canh tác của nhân dân. Trong công tác quy hoạch, hầu hết các KCN, CCN đều không có quy hoạch địa điểm tập kết rác để thu gom rác thải rắn từ các doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh nghiệp phải tự tìm cách thu gom và đưa đi xử lý hoặc hợp đồng xử lý dẫn đến tình trạng xả rác thải trộm ra môi trường. Ví dụ như Công ty OMIC mạ dụng cụ gia dụng nằm trong cụm công nghiệp tại xã Hưng Thịnh (Cẩm Giàng) nước thải đã chảy ra diện tích trồng lúa và gây chết lúa của nhân dân xã Hưng Thịnh, công ty Tung Kuang xả thẳng nước thải ra sông Ghẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và trồng trọt của nhân dân.

Để khắc phục tình trạng ONMT, các cấp, ngành liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện các biện pháp BVMT đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM và bản cam kết BVMT, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Chỉ đạo các KCN khẩn trương hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đến hết năm 2011 có 100% số KCN có doanh nghiệp hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

2.3.1.2. Sự phát triển của các làng nghề

Tỉnh Hải Dương hiện đã có 32 làng nghề được cấp Bằng công nhận làng nghề truyền thống đang thu hút hàng chục ngàn lao động nông thôn. Các làng nghề có tốc độ tăng trưởng khá nhưng ONMT đang trở thành vấn đề bức xúc.

Điều tra mới nhất về ô nhiễm làng nghề ở Hải Dương cho thấy: một ngày, các làng nghề thải ra khoảng 14.000m3 nước chưa qua xử lý, 42 tấn CTR, trong đó nghề thêu ren thải ra 4,3 tấn, nghề mộc 6,2 tấn, nghề mây tre đan 8,8 tấn…

Ở hai làng nghề làm bánh đa Lộ Cương (thành phố Hải Dương) và nấu rượu Phú Lộc (huyện Cẩm Giàng), thành phần COD trong nước có từ 122mg/l đến 196mg/l, vượt TCCP 22mg/l đến 96mg/l. Thành phần BOD5, theo TCVN là 50mg/l nhưng ở làng nghề nấu rượu Phú Lộc là 92mg/l, vượt gần gấp đôi TCCP… Nguyên nhân chính gây ONMT tại các làng nghề này là do người sản xuất lưu giữ nước vo gạo, bột thải loại, bỗng rượu để chăn nuôi nhưng sử dụng không triệt để, thải ra môi trường cùng nước vệ sinh chuồng trại, gây ONMT nước, không khí của cả cộng đồng.

Ở một số làng làm bún, làm giày da ở huyện Gia Lộc, rác và nước thải đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân. Nguồn nước, đất và không khí bị ô nhiễm đều vượt nhiều lần các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường…

Dù đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhưng chuyển biến về môi trường ở làng giết mổ gia súc Văn Thai (Cẩm Giàng) vẫn không đáng kể. Mỗi gia đình làm nghề này thải ra mỗi ngày 3 - 4m3 nước thải và hàng chục kg xương. Tất cả đều được thải trực tiếp ra ao hồ, ruộng lúa quanh làng.

Thôn Mạn Đê (xã Nam Trung, Nam Sách) từng là một điển hình về môi trường xanh - sạch, nay cũng đang kêu cứu vì rác và nước thải của làng nghề chế biến nông sản. Trong 700 hộ của thôn có tới hơn 300 hộ làm nghề, mỗi ngày thải ra 3 tấn rác, chủ yếu là phế phẩm từ hành, tỏi, bí ngô, riềng. Mỗi tuần, rác thải chỉ được thu gom, xử lý một lần làm cho tình trạng ô nhiễm càng thêm trầm trọng [55].

Cũng là ONMT nước nhưng các làng nghề chế tác kim hoàn lại thải ra môi trường hóa chất, kim loại nặng rất độc hại đối với sức khỏe con người. Hiện nay, tất cả các làng nghề đều chưa triển khai các phương án xử lý ONMT. Người sản xuất thì vốn liếng mỏng nên chưa dám nghĩ tới chi phí cho công việc này. Tuy nhiên, nếu không có bàn tay hỗ trợ, hướng dẫn thực thi của Nhà nước thì chắc chắn tình trạng ONMT làng nghề sẽ tiến triển theo kiểu "lâu ngày dày kén".

2.3.1.3. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực nông thôn

Các trang trại chăn nuôi: toàn tỉnh hiện có 1.229 trang trại, trong đó có

248 trang trại chăn nuôi, 41 trang trại nuôi trồng thủy sản và 816 trang trại kinh doanh tổng hợp. Do chưa xử lý được mùi phân, rác trong chuồng trại chăn nuôi nên môi trường không khí xung quanh các trang trại vẫn bị ô nhiễm, nước thải hầu như không được xử lý, thải xuống ao, hồ nuôi cá, gây ONMT vì làm phát sinh nguồn dịch bệnh khó kiểm soát.

Tại 3 thôn của xã Lai Vu (Kim Thành) có nhiều nguồn gây ô nhiễm nhưng lớn nhất là chất thải trong chăn nuôi. Mỗi ngày, gần 30 nghìn con lợn thải ra khoảng 40 tấn phân, trong đó chỉ 1/3 được xử lý. Phân tích các mẫu nước thải, nước mặt và không khí cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt TCCP.

Việc sử dụng các loại phân tươi trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt ao, hồ, gây ra tình trạng thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt tại hầu hết các vùng nông thôn. Trong nuôi trồng thủy sản, sự chuyển đổi từ hình thức nuôi trồng quảng canh tự nhiên sang hình thức bán thâm canh, thâm canh đã sử dụng một lượng lớn thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi, vì vậy lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc lạm dụng hóa chất và thuốc trừ sâu (toàn tỉnh mỗi năm sử dụng khoảng 150 tấn thuốc trừ sâu) trong canh tác nông nghiệp đã và đang làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học làm mất cân bằng sinh thái. Mặt khác, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không đúng cách, đúng liều, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng, phun tràn lan làm ô nhiễm môi trường không khí, gây nên các căn bệnh hiểm nghèo.

Khu vực nông thôn, hiện đang tiềm ẩn nguy cơ ONMT do tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm trong cùng nơi ở, nhiều hộ nông dân chăn nuôi quy mô khá lớn, nhưng vẫn xây dựng chuồng trại ngay cạnh nhà ở đã gây ONMT không khí, nước thải ngay trong các thôn, xóm; ao hồ trong thôn, xóm được tận dụng để nuôi cá, cũng đã gây ô nhiễm lớn đến nguồn nước do sử dụng phân tươi, nước thải không được xử lý.

Trên địa bàn tỉnh hiện đang tồn tại trên 40 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm rải rác ở các huyện: Cẩm Giàng, Kinh Môn, Chí Linh, Gia Lộc; điều kiện vệ sinh môi trường rất kém, nguồn nước sử dụng chủ yếu là giếng khoan, nước thải, chất thải không được xử lý, tự do thải vào ao hồ, sông ngòi gây ô nhiễm và là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022