Thống Kê Các Ngân Hàng Và Nguồn Dữ Liệu Nghiên Cứu


của 33 ngân hàng trong nước do Công ty kiểm toán KPMG (2016) thực hiện, quỹ lương chiếm hơn nửa tổng chi phí hoạt động trong năm 2016 và có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do sức ép tăng thị phần từ các ngân hàng nước ngoài khiến các ngân hàng nội địa buộc phải tìm cách tăng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, dẫn đến tăng số nhân viên. CIR cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động tương đối so với thu nhập hoạt động ròng, trong trường hợp tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng có mối tương quan âm với sự ổn định tài chính của các ngân hàng được giải thích bằng một sự tăng lên tương đối của chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động ròng phản ánh hiệu quả hoạt động giảm sút kéo theo gia tăng rủi bất ổn tài chính của ngân hàng. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ròng có tương quan âm với sự ổn định tài chính của NHTM.

Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho Tổng vốn chủ sở hữu, phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Đa số các nghiên cứu trước đều sử dụng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng vốn chủ sở hữu để đánh giá rủi ro phá sản của các NHTM. Có nghiên cứu chỉ ra mối tương quan dương của ROE với sự ổn định tài chính của các ngân hàng (Như nghiên cứu của Bonfim và Kim, năm 2011; Bunda và Desquilbet, 2008; Bryant, 1980; Diamond và Dybvig, năm 1983): bất kỳ một NHTM nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là ROE. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của NHTM. NHTM chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu NHTM hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì NHTM sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của NHTM. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTM, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của NHTM. Nếu NHTM làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, NHTM có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại. Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng, hoạt động sản xuất


kinh doanh có lãi sẽ tạo cho NHTM một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị, làm cơ sở để NHTM đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng …mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để NHTM tồn tại phát triển vững vàng, giảm thiểu rủi ro phá sản. Nghiên cứu này sử dụng tỷ số ROE vì một mặt muốn đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu, mặt khác muốn xem xét tác động của yếu tố này sự ổn định tài chính của NHTM.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Trong nghiên cứu của Brown and Dinç (2011) tại các Ngân hàng ở các quốc gia châu Âu, tác giả đã chỉ ra ở các quốc gia có GDP thấp thì các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ ít gặp rủi ro phá sản hơn. Ngoài ra theo Knaup and Wagner (2010) các ngân hàng nhỏ sẽ ít bị bất ổn tài chính hơn các ngân hàng lớn trong trường hợp điều kiện nền kinh tế bất lợi. Nghiên cứu của Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho rằng có mối tương quan âm giữa GPD và sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM. Sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tăng nguy cơ rủi ro phá sản của ngân hàng kéo theo sự gia tăng về bất ổn tài chính. Điều này trái với kết quả được tìm thấy từ nghiên cứu của Salked. M (2011) đã chỉ ra mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và sự ổn định tài chính của ngân hàng, bao gồm cả rủi ro phá sản. Điều này được lý giải rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên, thu nhập của khu vực cá nhân và hộ gia đình sẽ gia tăng, kích thích sự tăng lên về tiết kiệm và đầu tư, nhờ vậy hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng cũng được cải thiện, từ đó hạn chế được rủi ro phá sản, gia tăng tính ổn định tài chính cho các ngân hàng. Ngược lại, GDP giảm gây ra hậu quả nặng nề đối với toàn bộ nền kinh tế trong đó có các NHTM. Hệ quả là các bất cân đối vĩ mô sẽ trở nên trầm trọng hơn, bội chi tăng, lãi suất tăng, tỷ giá tăng…ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM do các khoản đầu tư đối diện với rủi ro cao, kéo theo lợi nhuận và dòng tiền mất ổn định, gia tăng bất ổn tài chính cho các NHTM.

Tỷ lệ lạm phát (INF): Yếu tố tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của NHTM chứng tỏ khi lạm phát tăng cao sẽ gia tăng sự ổn


định tài chính của NHTM. Ngược lại, nếu trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, sự ổn định tài chính của NHTM giảm. Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng chảy sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và bất động sản, các NHTM phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như sự ổn định tài chính của các thể chế tài chính – tín dụng. Nghiên cứu của tác giả Hakim & ctg. (2012), Salked (2011) chỉ ra có một mối có mối tương quan âm giữa INF với sự ổn định tài chính của NHTM. Sự gia tăng của lạm phát có ảnh hưởng làm gia tăng rủi ro phá sản ngân hàng. Lạm phát gia tăng có thể dẫn đến chi phí cao hơn đối với các ngân hàng đó làm tăng nguy cơ vỡ nợ ngân hàng. Điều này phù hợp với kết quả được tìm thấy bởi Jacob Oduor và cộng sự (2017). Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

3.2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu

Trong mô hình (1), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) là biến độc lập được tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Các nghiên cứu của các tác giả Godlewski (2004), Abba và cộng sự (2013), Jacob Oduor và cộng sự (2017) đều cho thấy có tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Cụ thể, sự gia tăng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ gia tăng sự ổn định


tài chính của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng cao. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan dương với sự ổn định tài chính của ngân hàng.

Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng đã được minh chứng trong các nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và sự ổn định tài chính của ngân hàng không thống nhất trong các nghiên cứu. Trái với kết quả về tác động tích cực của sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của ngân hàng, kết quả nghiên cứu của Aggrawal và Jacques (2001), Hakenes và Schnabel (2010) lại cho thấy tác động tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu của Rime (2001) lại không tìm thấy mối quan hệ giữa hai biến số này. Sự thay đổi tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của ngân hàng trong các nghiên cứu trên đã cho thấy mối quan hệ giữa hai biến số này không đơn thuần chỉ là mối quan hệ tuyến tính. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tìm thấy tác động phi tuyến của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Cụ thể, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản gia tăng sẽ kéo theo sự ổn định tài chính của ngân hàng gia tăng. Tuy nhiên khi tỷ lệ này vượt qua một ngưỡng nhất định sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng do việc gia tăng nắm giữ vốn sẽ làm giảm các khoản tín dụng cung cấp ra thị trường, điều này sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay dẫn đến gia tăng gánh nặng nợ của người vay. Kết quả là các ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn với các khoản cấp tín dụng và gây ra tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng. Tác giả kỳ vọng tác động phi tuyến giữa hai biến này có hình chữ U ngược.

Giả thuyết H2: Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến sự ổn định tài chính của ngân hàng là phi tuyến.


Trong mô hình (4), rủi ro tín dụng được đại diện bằng biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) là biến độc lập được tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thể hiện chất lượng nợ của ngân hàng và mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu trong hiện tại và tương lại. Tỷ số này thấp chứng tỏ rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp, có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013) cho thấy tác động của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Cụ thể, sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ có tác động tiêu cực làm giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ có mối tương quan âm với sự ổn định tài chính của ngân hàng, hay nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Björn Imbierowicz và Christian Rauch (2013) cũng cho thấy trong điều kiện khủng hoảng xảy ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Một số nghiên cứu khác gần đây về sự ổn định tài chính của ngân hàng cũng quan tâm đến sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng (Igor Živko và Tomislav Kandžija, 2013). Khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu tín dụng trong nước xuất phát từ sự mất lòng tin của khách hàng và việc thắt chặt các điều kiện cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng giảm và chất lượng tín dụng xấu đi có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tác động nghịch chiều của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H4: Tác động của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng mang dấu âm.


Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này tác giả cũng xem xét tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng bằng cách đưa vào mô hình biến . Trong điều kiện khủng hoảng xảy ra, tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ gia tăng. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H5: Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ gia tăng.

3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu

Cỡ mẫu

Theo nguyên tắc kinh nghiệm kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Mô hình nghiên cứu thực nghiệm chứa nhiều nhất 10 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 50 quan sát. Với dữ liệu bảng bao gồm 24 NHTM được thu thập từ năm 2008 đến năm 2016, như vậy mẫu nghiên cứu bao gồm 9 x 24 = 216 quan sát và đáp ứng yêu cầu về độ phù hợp, các đơn vị chéo có cùng số quan sát theo thời gian nên dữ liệu này là dữ liệu bảng cân bằng.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp về các biến trong mô hình nghiên cứu được tác giả thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, cụ thể:

- GDP: số liệu tính toán tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hằng năm được lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016.

- INF: số liệu tính toán tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm được lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016.

- CRE: số liệu tính toán tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm được lấy từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2016.

- Các số liệu tính toán cho các chỉ số: Sự ổn định tài chính của ngân hàng (Zscore), Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA), Quy mô ngân hàng (BANKSIZE), Tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLP), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA), Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt


động ròng (CIR), Lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi (LTD) được lấy từ báo cáo tài chính có kiểm toán của 24 NHTM.

- Nghiên cứu được tiến hành tại 24 NHTM trong giai đoạn 2008 - 2016.

Cụ thể như sau:


Bảng 3.2. Thống kê các ngân hàng và nguồn dữ liệu nghiên cứu


STT

TÊN NGÂN HÀNG

TÊN VIẾT TẮT

1

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam

EIB

2

Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam

CTG

3

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam

VCB

4

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

BID

5

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

STB

6

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

SCB

7

Ngân hàng TMCP Quân đội

MB

8

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam

TCB

9

Ngân hàng TMCP Á Châu

ACB

10

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP

HCM

HDB

11

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

NCB

12

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

SHB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Tác động của vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam - 11


13

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SEAB

14

Ngân hàng TMCP Quốc tế

VIB

15

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng

VPB

16

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

MARIB

17

Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt

Nam

OCB

18

Ngân hàng TMCP Kiên Long

KLB

19

Ngân hàng TMCP Nam Á

NAMAB

20

Ngân hàng TMCP Việt Á

VIETAB

21

Ngân hàng TMCP An Bình

ABB

22

Ngân hàng TMCP Bản Việt

VIETCAPB

23

Ngân hàng TMCP Dầu Khí

PGB

24

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TPB

Nguồn: tổng hợp của tác giả

3.4. Phương pháp ước lượng

Thống kê mô tả

Trong bước đầu tiên, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích sơ bộ các thuộc tính của mẫu nghiên cứu như: giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn…

Phương pháp tác động cố định (Fixed Effects - FE)

Dữ liệu được luận án sử dụng tập hợp từ 24 NHTM trong giai đoạn 2008 - 2016 là kiểu dữ liệu bảng (panel data). Vì vậy, luận án sẽ sử dụng các mô hình hồi quy với dữ liệu bảng một cách thích hợp để thực hiện các kiểm định

Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, Fixed effects phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí