Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 39



Tranh của Đỗ Đức Vinh lớp 4D trường tiểu học Dịch Vọng A – Hà Nội Tranh 1


Tranh của Đỗ Đức Vinh, lớp 4D trường tiểu học Dịch Vọng A – Hà Nội

Tranh vẽ của học sinh trường tiểu học Núi Voi Đồng Hỉ Thái Nguyên Yêu cầu 2


Tranh vẽ của học sinh trường tiểu học Núi Voi Đồng Hỉ Thái Nguyên Yêu cầu 3


Tranh vẽ của học sinh trường tiểu học Núi Voi (Đồng Hỉ - Thái Nguyên)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.


+ Yêu cầu cần đạt khi sử dụng các phương pháp giảng dạy và các hình thức tổ chức dạy học phân môn Vẽ tranh ở lớp 5.

Giáo viên dùng phương pháp gợi mở hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm hiểu về đề tài.

Trong đó chú ý về: Hình ảnh, không gian, thời gian, màu sắc.

Có nhiều biện pháp để đảm bảo tính trực quan cho bài giảng vẽ tranh : có thể vẽ đề tài cho trước ở trong lớp học hoặc ở ngoài lớp học, tổ chức cho học sinh vẽ ngoài trời, sân trường, công viên hoặc ngoài cánh đồng, cảnh đồi núi.

Sự tác động của thực tế tạo sự hứng khởi của học sinh. Đối với học sinh lớp 5, việc ý thức và cảm nhận sự vật đã hình thành tương đối cụ thể vì thế phải tránh việc dạy học một cách hình thức, lý thuyết chung nặng nề và vẽ lại theo những bài của người khác.

Sự tự do tư duy và thể hiện suy nghĩ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một bức tranh. Giáo viên chỉ có tính chất định hướng, gợi ý để học sinh tự làm bài, không nên can thiệp trực tiếp vào bài của học sinh.

Hoạt động 4 : Dạy - học phân môn tập nặn tạo dáng lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Học viên nghiên cứu các bài tập nặn tạo dáng của Mĩ 4Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Học viên nghiên cứu các bài tập nặn tạo dáng của Mĩ thuật lớp 5, nêu những yêu cầu của bài tập tập nặn tạo dáng lớp 5.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm, phát hiện những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện những bài tập nặn tạo dáng ở lớp 5, đề xuất phương án giải quyết, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân môn đạt hiệu quả.

Nhiệm vụ 3 Thiết kế và trình bày thiết kế một bài soạn Tập nặn tạo dáng 5

Nhiệm vụ 3. Thiết kế và trình bày thiết kế một bài soạn Tập nặn tạo dáng cụ thể.


Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 1

Phân môn Tập nặn tạo dáng ở lớp 5 có 4 bài. Nội dung:

- Nặn các con vật quen thuộc

- Nặn dáng người

- Nặn theo đề tài tự chọn

- Nặn theo đề tài Yêu cầu:

- Học sinh tri giác cụ thể về đối tượng tập nặn tạo dáng. Biết được các bộ phận cấu tạo thành đối tượng đó và đặc điểm, trạng thái, động tác của đối tượng.

- Giáo viên có thể định hướng cho học sinh tạo hình bằng nhiều hình thức, bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, đặc biệt là tạo hình bằng những vật liệu sẵn có tại địa phương như: cây cỏ, phế liệu gỗ, đá sỏi, giấy, bao bì, chai lọ...

- Không nhất thiết là tất cả các bài đều bài sử dụng một chất liệu là đất nặn.

- Học sinh biết cách tạo hình từ một thỏi đất, tạo hình bằng cách ghép các khối đơn lẻ với nhau, biết hình dung hình dáng của các vật thể từ những khối sẵn có.

- Học sinh có thể tự tạo ra sản phẩm độc lập nhưng cũng có thể hợp tác cùng tạo ra một tổ hợp nhóm các sản phẩm có ý đồ chung.

- Học sinh nâng cao kĩ năng tạo hình, tạo khối cơ bản:

+ Kĩ năng xoay tròn tạo khối tròn

+ Kĩ năng lăn dọc tạo khối trụ

+ Kĩ năng làm bẹt tạo mảng

...

Trên cơ sở đó, ghép các khối thành hình cụ thể.

Tạo dáng đối tượng từ các khối hình cụ thể đã ghép.

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 2

* Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện phân môn Tập nặn tạo dáng ở lớp 5

Đây là phân môn không mới nhưng dễ tạo cảm giác khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy. Đồ dùng dạy - học nhiều nơi không có để thực hiện bài tập. Giáo viên không được trang bị kiến thức và kĩ năng cơ bản để giảng dạy cùng nhiều vấn đề về qui định vệ sinh, điều kiện phòng học... nên trong chương trình có phần mở rộng có thể cho học sinh vẽ tranh hoặc xé dán thay cho các bài tập nặn. Hầu hết các địa phương đổi bài mỗi khi dạy đến những bài tập nặn tạo dáng.

Trong thực tế, phân môn Tập nặn tạo dáng rất phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng tư duy tạo hình của trẻ ở Tiểu học. Đây là phần học mà trẻ không hề bị gò bó. Phương cách tạo hình từ các vật liệu cụ thể dễ tạo hứng thú cho trẻ và trẻ coi đó là một trò chơi hấp dẫn, người lớn coi đó là một trò chơi mang nhiều tính sáng tạo, nhiều dấu ấn cá nhân, và có khả năng hợp tác, chia sẻ rất cao.

Tuy nhiên, do vẫn tồn tại cách dạy máy móc nên nhiều giáo viên ngại dạy phân môn này. Cụ thể, không biết xử lí bài tập thế nào nếu thiếu đất nặn, hoặc đất nặn ít, chất lượng kém... Làm thế nào để dạy Tập nặn tạo dáng đạt kết quả? Từ chương trình đến thực tế đã gợi ý cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh không chỉ thực hiện bài tập bằng một cách duy nhất là nặn. Học sinh có thể thực hiện các phương thức tạo hình với nhiều chất liệu khác nhau từ một chủ đề. Các em có thể tạo hình con vật từ các viên đá, sỏi sau đó thêm chi tiết mắt, miệng, dán thêm vây, đuôi. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tạo hình từ các vật liệu phế thải như bìa cáctông, vỏ chai lọ... tạo hình bằng cành cây khô, bằng chiếc lá khô... Nếu học sinh thành thạo trong cách tạo hình từ các loại vật liệu khác nhau, bài tập sẽ sinh động và có mang nhiều yếu tố liên tưởng hơn là chỉ dùng duy nhất 1 cách nặn bằng đất.

- Khó khăn về điều kiện phòng thực hành cho những bài tập nặn tạo dáng

Hiện nay, các trường tiểu học hầu hết chưa có phòng chức năng dành riêng cho thực hành mĩ thuật. Điều này cũng có ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học mĩ thuật nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên có thể tận dụng những khoảng không gian trong và ngoài lớp học để hướng dẫn học sinh các bài thực hành, trong đó có bài tập nặn tạo dáng.

Không gian thực hành phải đảm bảo các yếu tố: Vệ sinh, đủ ánh sáng, khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo của từng học sinh, có điều kiện cho học sinh hợp tác trong các nhóm nhỏ và có khu vực trưng bày sản phẩm khi hoàn thành.

- Phương pháp dạy học môn Tập nặn tạo dáng.

Giáo viên có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện bài giảng nhưng nhất thiết các phương pháp đó phải phát huy tính chủ động, gợi hứng thú cho học sinh tham gia học tập. Nhất thiết phải hướng dẫn học sinh tự hoàn thành sản phẩm theo cách suy nghĩ, tưởng tượng và bằng sự khéo léo của riêng mình.

+ Giáo viên gợi ý cho học sinh tư duy các khối hình có liên quan đến các bài tập tạo dáng. Ví dụ: Cái chai mang hình thân của con chuồn chuồn, thêm chi tiết nào vào vị trí nào của cái chai ta sẽ được hình con chuồn chuồn hoàn chỉnh? Viên đá cuội mang hình của thân con cá, thêm các chi tiết vào đâu để thành hình con cá? Làm sao để ghép những chiếc lá khô thành hình con bướm? Chiếc cành cây khô này có thể tạo thành một thân cây nhỏ, trên cây đó gắn hình con chim đang hót, gắn hình con bướm đang đậu.

+ Giáo viên chia nhóm để học sinh hợp tác với nhau làm một sản phẩm chung. Trong nhóm có sự phân công các cá nhân đảm nhiệm tạo các hình khác nhau sau đó ghép lại thành một nhóm các sản phẩm đơn lẻ. Ví dụ: Đề tài ngày hội, có học sinh nặn hình người, có học sinh nặn cây cối, cờ, trống, có học sinh nặn hoa lá cây cỏ, sau đó ghép lại với nhau thành một bài tập chung và giáo viên có thể đánh giá kết quả theo nhóm đó.

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 3:

Thiết kế một bài soạn tập nặn tạo dáng của lớp 5.

Học viên tự chọn một bài trong chương trình mĩ thuật lớp 5 và thiết kế theo 6

Học viên tự chọn một bài trong chương trình mĩ thuật lớp 5 và thiết kế theo nhóm.


Lưu ý:

+ Xác định đúng yêu cầu của bài học.

+ Ngoài các sản phẩm từ cách nặn, phải hướng dẫn học sinh tạo các sản phẩm bằng các cách tạo hình, từ các vật liệu khác sẵn có ở địa phương.

+ Phương pháp dạy học hấp dẫn học sinh. Học sinh tự giác, say sưa làm bài.

+ Có sự hợp tác, chia sẻ trong các nhóm nhỏ.

Hoạt động 5 :

Dạy - học phân môn thường thức mĩ thuật lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Học viên nghiên cứu các bài thường thức mĩ thuật trong 7Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Học viên nghiên cứu các bài thường thức mĩ thuật trong chương trình lớp 5, nêu những yêu cầu cần đạt của phân môn thường thức mĩ thuật lớp 5.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm, phát hiện những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện các bài thường thưc mĩ thuật và đổi mới phương pháp dạy học phân môn này ở lớp 5.

Nhiệm vụ 3 Soạn giảng một trích đoạn của một bài thường thức mĩ thuật 8

Nhiệm vụ 3. Soạn giảng một trích đoạn của một bài thường thức mĩ thuật trong chương trình lớp 5.


Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 1

Phân môn thường thức mĩ thuật lớp 5 có 4 bài Nội dung:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giáo dục vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam. Cụ thể :

- Tác giả Tô Ngọc Vân và tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ


Yêu cầu:

- Tác giả Nguyễn Đỗ Cung và tác phẩm Du kích tập bắn

- Tác giả Nguyễn Thụ và tác phẩm Bác Hồ đi công tác

- Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam

- Học sinh biết được đôi nét cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của 3 tác giả có ảnh hưởng lớn đến nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

- Biết tên và được xem một số tác phẩm tiêu biểu của 3 hoạ sĩ đó.

- Được nghe giảng và hiểu một cách sơ lược nội dung, giá trị nghệ thuật của 3 bức tranh tiêu biểu của 3 hoạ sĩ.

- Biết thêm một số tác phẩm khác của 3 hoạ sĩ đó.

- Thông qua cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm, hình thành tư duy tạo hình, xúc cảm nghệ thuật khi học tập các phân môn khác cũng như giáo dục cho học sinh ý thức thẩm mĩ trong cuộc sống và sinh hoạt.

- Học sinh hiểu và bước đầu cảm nhận được giá trị của nền nghệ thuật dân tộc thông qua một số tác phẩm điêu khắc truyền thống tiêu biểu. Từ đó giáo dục lòng tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy vốn văn hoá dân tộc mà cha ông bao đời tạo dựng.

Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 2

Giảng dạy phân môn Thường thức mĩ thuật ở lớp 5. Yêu cầu đối với giáo viên:

Khi dạy các bài giới thiệu tác giả và tác phẩm

- Giáo viên phải đọc các tài liệu viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của các tác giả được giới thiệu trong chương trình để mở rộng thêm bên cạnh kiến thức mà sách giáo khoa và sách hướng dẫn cung cấp.

Thiếu nữ bên hoa huệ Tô Ngọc Vân Du kích tập bắn Nguyễn Đỗ Cung Sáng tạo 9Thiếu nữ bên hoa huệ Tô Ngọc Vân Du kích tập bắn Nguyễn Đỗ Cung Sáng tạo 10


Thiếu nữ bên hoa huệ

(Tô Ngọc Vân)

Du kích tập bắn) (Nguyễn Đỗ Cung)


- Sáng tạo các hình thức dạy học cho phù hợp với bài giảng tranh. Tránh lặp đi lặp lại một cách dạy làm cho học sinh nhàm chán với bài giảng và nhàm chán với những lời giảng của giáo viên về tác phẩm.

- Giáo viên nên có những cách khai thác độc đáo riêng khi phân tích tác phẩm bên cạnh những gợi ý trong sách giáo khoa. Tránh tình trạng phân tích các tác phẩm đều giống nhau như: màu sắc trong sáng, đậm nhạt rõ ràng, đường nét mềm mại... Sự thiếu hụt kiến thức đó của giáo viên sẽ làm cho học sinh không thấy được sự sáng tạo độc đáo của mỗi tác phẩm. Điều đó cũng sẽ gây sự nhàm chán không hứng thú của học sinh đối với bức tranh.

- Giáo viên có thể biến bài giảng về tác giả tác phẩm thành một buổi kể chuyện. Câu chuyện hấp dẫn về tác giả, câu chuyện hấp dẫn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung của tác phẩm cũng như cách vẽ màu, cách vẽ hình... của hoạ sĩ sẽ đưa đến cho học sinh sự nhập tâm một cách tự giác không nhồi nhét và sự cảm nhận tác phẩm một cách có tâm trạng, sự thăng hoa của tác phẩm trong trí tưởng tượng của mỗi cá nhân học sinh. Nếu học sinh nhập tâm tốt, các em có thể kể lại những gì vừa cảm nhận và đó chính là tâm điểm để đánh giá hiệu quả của một giờ học về tác giả và tác phẩm.

- Trực quan của bài giảng thường thức mĩ thuật phải đảm bảo các yếu tố:

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí