Căn Cứ Vào Sự Quan Tâm Về Giá Cả Của Nhà Bán Lẻ


ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế, người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng là người chấp nhận giá, còn các nhà bán lẻ là người quyết định giá bán. Mức giá mà họ đưa ra là dựa trên cơ sở: Mức giá mua vào, chi phí lưu thông và khả năng thanh toán của khách hàng.

2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ

Các hoạt động bán lẻ hàng hóa dù ở bất kì đâu hay với hình thức nào đều có những đặc điểm cơ bản sau:

Trong thị trường bán lẻ, hàng hóa được bán trực tiếp, thẳng đến tay người tiêu dùng cuối cùng để phục vụ mục đích tiêu dùng chứ không phải để kinh doanh hay để cho mục đích khác. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của thị trường hàng hóa bán lẻ.

Hàng hóa sau khi được định giá và khối lượng giữa người bán và người mua sẽ không có cơ hội quay trở lại thị trường nữa, kết thúc một vòng chu chuyển hàng hóa; người mua hàng sẽ là người tiêu dùng cuối cùng.

Thị trường bán lẻ là thị trường cung cấp các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau, đa dạng về chủng loại, từ các hàng hóa thông thường giá trị thấp, tiêu dùng ngắn ngày đến các hàng hóa có giá trị cao, tiêu dùng dài ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng.

Tại thị trường bán lẻ, bên cạnh hình thức chuyên doanh về một mặt hàng, còn có những doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh một tập hợp các mặt hàng. Chẳng hạn tại các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, số mặt hàng có thể lên tới 15.000 từ hơn 500 nhà sản xuất khác nhau. Vì thế, khách hàng có thể mua nhiều loại sản phẩm chỉ tại một địa điểm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3. Phân loại thị trường bán lẻ

Sơ đồ 2: Kênh phân phối tổng quát

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 3


Kênh

cấp không


Kênh cấp một


Kênh cấp hai


Kênh cấp ba

Nguồn: “Những nguyên lý tiếp thị” (Philip Kotler)

3.1 Bán lẻ qua cửa hàng

3.1.1 Căn cứ vào chủng loại hàng hoá kinh doanh

Các cửa hàng chuyên doanh: bán một chủng loại hẹp sản phẩm, nhưng rất đa dạng. Ví dụ các cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể thao, cửa hàng đồ gỗ, cửa hàng hoa, cửa hàng sách.

Siêu thị: Siêu thị là cửa hàng bán lẻ tương đối lớn, sử dụng phương thức tự phục vụ, kinh doanh bán lẻ nhiều chủng loại hàng: thực phẩm, quần áo vải vóc, đồ gia dụng

Cửa hàng bách hoá tổng hợp: là những cửa hàng bán một số chủng loại sản phẩm, thường là quần áo đồ gia dụng và đồ đạc, trang thiết bị nội thất, trong đó mỗi chủng loại được bán tại những gian hàng riêng biệt.


Cửa hàng phục vụ nhu cầu thường ngày: là các cửa hàng bán thực phẩm, bán hàng hóa thông dụng phục vụ nhu cầu thường ngày. Có quy mô tương đối nhỏ nằm gần các khu dân cư, thời gian bán hàng của các cửa hàng này thường cao.

3.1.2 Căn cứ vào sự quan tâm về giá cả của nhà bán lẻ

Cửa hàng hạ giá: Cửa hàng hạ giá bán những hàng hoá tiêu chuẩn theo giá thấp hơn bằng cách giảm định mức lợi nhuận và tăng khối lượng hàng bán.

Bán hàng theo mẫu: Áp dụng cho việc bán một số loại hàng có kích thước, khối lượng lớn, giá trị kinh tế cao, kĩ thuật tiên tiến phức tạp, thông qua một mẫu quy ước được thiết kế sẵn. Ví dụ: đồ gỗ, phương tiện đi lại, thiết bị máy móc công nghệ...

Bán lẻ lộng giá: Những người bán lẻ lộng giá thường bán giá thấp hơn giá bán lẻ.

3.1.3 Căn cứ theo mức độ dịch vụ mà nhà bán lẻ cung cấp

Bán lẻ tự phục vụ: cần có một diện tích mặt bằng khá lớn, tạo sự thoải mái cho khách hàng tự do, độc lập chọn lựa hàng theo ý thích.

Bán lẻ tự chọn: Khách hàng tham gia vào việc tìm kiếm hàng hóa cho mình mặc dù có thể yêu cầu giúp đỡ từ phía người bán.

Bán lẻ phục vụ hạn chế: Đảm bảo mức độ hỗ trợ bán hàng cao hơn, khách hàng có nhiều thông tin hơn. Đảm bảo những dịch vụ trả góp và nhận lại hàng đã mua cho khách hàng, chi phí khai thác cao hơn.

Bán lẻ phục vụ đầy đủ: Có nhân viên bán hàng phục vụ trong quá trình lựa chọn và so sánh tại chỗ; có thể thoải mái trả lại hàng đã mua, có dịch vụ giao hàng và phục vụ tại nhà miễn phí. Tuy nhiên chi phí bán lẻ cao.


3.2 Bán lẻ không qua cửa hàng

Bán hàng qua máy tự động: Phương thức bán hàng tự động đã được áp dụng cho rất nhiều hàng hoá khác nhau: thuốc lá, nước ngọt, kẹo bánh... Ưu điểm là bán hàng tự động 24 giờ/ngày.

Bán hàng qua điện thoại: Kiểu bán hàng qua điện thoại ví dụ như: hoa tươi, thực phẩm,.. được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm thông tin liên lạc nhanh chóng.

Bán hàng qua mạng internet: Đây cũng là một dạng bán hàng hiện đang được sử dụng phổ biến nhờ ưu điểm thông tin liên lạc nhanh chóng, giá thành thấp, truyền tải nội dung phong phú, đa dạng từ âm thanh đến hình ảnh.

Bán lẻ tại nhà: Người tiêu dùng sẽ có cơ hội dùng thử sản phẩm và tư vấn ngay tại nhà, tuy nhiên chi phí rất tốn kém và chỉ thực hiện được ở một địa điểm nhất định trong thời gian nhất định.

3.3 Xét theo kênh phân phối

Dựa vào tính chất của kênh phân phối bán lẻ có thể chia thị trường bán lẻ Việt Nam ra làm hai loại khác nhau là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.

3.3.1 Kênh phân phối truyền thống

Đây là kênh phân phối của các cá nhân, tư nhân với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, thực hiện chủ yếu thông qua: chợ, tiệm tạp hóa, cửa hàng thực phẩm, người bán dạo, các cửa hàng bán sỉ bán lẻ,… Trước đây, bất kể ở đâu có dân cư sinh sống thì ở đó sẽ hình thành nên các chợ cóc, chợ tạm để phục vụ nhu cầu của người dân. Chính vì thế, hầu hết các chợ kiểu này đều mang tính tự phát, không có quản lý, không có tổ chức.

Nhưng từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở rộng buôn bán, giao thương với nước ngoài thì kênh phân phối truyền thống ít nhiều bị ảnh hưởng và có nhiều thay đổi. Công tác quản lý của Nhà nước đối


với hệ thống chợ cũng đã có những cải tiến đáng kể. Hệ thống các chợ, các tiệm tạp hóa… đã hoạt động có tổ chức và bài bản hơn.

Cho đến nay, kênh phân phối truyền thống vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Hầu hết hàng hóa hiện nay vẫn đến tay người tiêu dùng thông qua kênh phân phối truyền thống. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường bán lẻ.

Mặc dù vậy, kênh phân phối truyền thống vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục như: manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công tác tổ chức quản lý còn nhiều bất cập, chưa có mạng lưới quy hoạch cụ thể…

3.3.2. Kênh phân phối hiện đại

Thực hiện chủ yếu thông qua: các cửa hàng tiện ích, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM),… Chỉ trong 10 năm (1996-2006) kênh phân phối hiện đại Việt Nam phát triển mạnh mẽ không ngờ. Hàng loạt các siêu thị, TTTM đã ra đời đã thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam. Theo xu hướng phát triển chung, kênh phân phối hiện đại Việt Nam sẽ dần dần chiếm ưu thế hơn so với kênh phân phối truyền thống.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ lựa chọn kênh phân phối1



1 Nguồn: “Thương mại nội địa - thực trạng dễ bị tổn thương và xáo trộn”, www.vneconomy.vn



Tạp hóa 11%

Chợ 8.40%

Nơi khác 2.10%


Cửa hàng chuyên 38.40%



Siêu thị 15.10%


Đại lý 25%


4. Vai trò của thị trường bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân

4.1 Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng

Bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau và bán lại cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm, thị trường bán lẻ đã giải quyết tốt sự mâu thuẫn giữa việc sản xuất khối lượng lớn chỉ một số chủng loại nhất định của nhà sản xuất và nhu cầu số lượng nhỏ nhưng chủng loại đa dạng của người tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ giúp giải quyết sự khác biệt và không trùng khớp về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong nền kinh tế, việc sản xuất hàng hóa được tổ chức ở một địa điểm, còn người tiêu dùng có mặt ở khắp mọi nơi. Hơn nữa, đôi khi sản xuất lại không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhiều hàng hóa sản xuất mang tính thời vụ còn tiêu dùng xảy ra quanh năm hoặc ngược lại. Thị trường bán lẻ giúp giải quyết vấn đề này trong quá trình phân phối hàng hóa. Nó đảm bảo việc cung cấp đủ số lượng, đúng chất lượng và kịp thời gian, đúng địa điểm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

4.2 Thị trường bán lẻ là kênh cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại


Bán lẻ là khâu trung gian nối sản xuất và tiêu dùng. Nhà bán lẻ là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nắm được nhu cầu, thị hiếu và thói quen mua sắm của khách hàng. Trong quá trình bán hàng, nhà bán lẻ sẽ cung cấp các thông tin về hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Ngược lại, thông qua nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ thu nhận được các thông tin phản hồi từ thị trường, từ phía người tiêu dùng. Các thông tin thu thập được sẽ giúp người sản xuất định hướng nhu cầu của thị trường.


4.3 Thị trường bán lẻ là công cụ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của dân cư trong xã hội

Nhìn vào tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, tỷ lệ các kênh phân phối,.. ta có thể xác định được mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Có thể nói, thị trường bán lẻ phản ánh bộ mặt của toàn bộ nền kinh tế do nó liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân.

Mục đích của sản xuất hàng hóa là để bán, để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hóa muốn đến tay người tiêu dùng đều phải thông qua thị trường bán lẻ. Vì vậy, một khi thị trường bán lẻ còn hoạt động thì sản xuất, kinh doanh mới tồn tại và phát triển được.

Mức tiêu dùng hàng hóa trên thị trường bán lẻ cũng phản ánh đời sống của người dân trong toàn xã hội. Bởi sức mua trên thị trường tăng chứng tỏ đời sống của người dân đã được cải thiện. Thị trường bán lẻ phát triển sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng dù ở bất kỳ một vùng, miền nào.

4.4 Thông qua thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng những chính sách phù hợp để phát triển nền kinh tế và định hướng tiêu dùng

Dựa vào cung cầu trên thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng cho sản xuất và tiêu dùng, thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho thị trường tăng trưởng ổn định.

Nhà nước sẽ dẫn dắt nhà sản xuất tập trung vào nhu cầu thị trường, vào những ngành sản xuất đang được khuyến khích phát triển.

Về phía tiêu dùng, Nhà nước cũng sẽ định hướng tiêu dùng của dân cư vào các mặt hàng trọng điểm, những mặt hàng được sản xuất trong nước, từ đó nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí