Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 2

1.1 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 82

1.2 XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ CHO NGÀNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM 83

1.3 CẦN PHẢI CÓ NHỮNG CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH ĐẢM NHIỆM VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ THEO MỘT HỆ THỐNG CHUẨN MỰC THỐNG NHẤT 84

2. VỀ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ 84

2.1 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN 84

2.1.1 MỞ RỘNG QUY MÔ THÔNG QUA VIỆC LIÊN KẾT VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC 85

2.1.2 TẬP TRUNG VỐN THÔNG QUA VIỆC MỞ RỘNG HỢP TÁC VỚI CÁC NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG 86

2.1.3.TẬP TRUNG VỐN THÔNG QUA VIỆC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU 86

2.2 CẢI THIỆN CÔNG TÁC HẬU CẦN 87

2.2.1 TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI CÁC NHÀ CUNG ỨNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.2.2 THU MUA VÀ QUẢN LÝ HÀNG HÓA872.3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 88

2.3.1 CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ BỘ PHẬN QUẢN TRỊ CẤP CAO ĐẾN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG 88

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 2

2.3.2 ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, ĐÃI NGỘ HỢP LÝ ĐỂ KÍCH THÍCH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ, NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 89

2.4 KHẮC PHỤC TÍNH THIẾU CHUYÊN NGHIỆP 89

2.4.1 CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ PHẢI XÂY DỰNG MỘT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DÀI HƠI VÀ CHÚ TRỌNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 89

2.4.2 CHÚ TRỌNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, ĐẶC BIỆT LÀ CÔNG TÁC HẬU MÃI THEO HƯỚNG CHUYÊN NGHIỆP VÀ LÀM HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG 90

2.4.3 XÁC ĐỊNH CHO DOANH NGHIỆP MỘT PHONG CÁCH RIÊNG, ĐẶC TRƯNG VÀ KHÁC BIỆT 91

2.4.4 XÂY DỰNG VÀ NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT, ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CÁCH QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI ĐỂ KINH DOANH HIỆU QUẢ 91

2.4.5 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ CẦN PHẢI ĐA DẠNG HÓA PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


LỜI MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết của đề tài

Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ phải mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện thông thoáng và môi trường kinh doanh bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đối với tất cả các thành phần kinh tế. Mở cửa thị trường bán lẻ được coi là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất khi Việt Nam gia nhập WTO và đây là vấn đề khá căng thẳng trên bàn đàm phán. Bởi nếu “thua trên sân nhà”, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước và hoạt động nhập khẩu cũng bị chi phối.

Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và hầu như còn chưa được khai thác. Hơn nữa, theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường bán lẻ vào tháng 1 năm 2009. Do đó, trong thời gian vừa qua nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã xây dựng kế hoạch, đưa Việt Nam vào thị trường phát triển chiến lược của mình.

Có thể nói, đến nay Việt Nam đã hình thành mạng lưới siêu thị, TTTM ở các thành phố và đô thị lớn trong cả nước, góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một diện mạo mới cho thương mại bán lẻ ở Việt Nam, nâng cao văn minh thương nghiệp, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân Việt Nam. Trong những năm qua, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Song hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam được đánh giá là còn mang nặng tính đại lý, rời rạc, thiếu tính liên kết, thu lợi nhuận thấp. Hơn nữa doanh nghiệp bán lẻ trong nước phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ,


vốn ít, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hạn chế, thiếu chuyên nghiệp trong khâu thu mua và cung ứng hàng hóa, công tác hậu cần còn yếu kém

Gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ còn rất ít thời gian để tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống TTTM hiện đại đủ sức cạnh tranh với các đại gia nước ngoài trong quá trình hội nhập. Sự thâm nhập của các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia sẽ là những đối thủ cạnh tranh đầy ưu thế, tạo ra những thách thức rất lớn đối với Việt Nam.

Thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ đang đến rất gần. Đối mặt với các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước với những điểm mạnh và điểm yếu vốn có sẽ chịu những tác động của việc mở cửa thị trường này như thế nào? Trước áp lực mạnh mẽ từ làn sóng xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, liệu các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chấp nhận nguy cơ bị các đối thủ nước ngoài thao túng thị trường hay sẽ có khả năng khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh, đón nhận cơ hội, bứt phá vươn lên, đổi mới và cạnh tranh, giành thế chủ động? Để hệ thống bán lẻ trong nước cạnh tranh tốt trong điều kiện thời điểm cam kết mở cửa thị trường này đang đến gần, Nhà nước cũng như chính các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải có những giải pháp gì?

Nhận thấy phân phối bán lẻ là một vấn đề nhạy cảm và cấp thiết khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, em mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “ Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước” với mong muốn tiếp cận thông tin về thị trường bán lẻ Việt Nam, thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và đi vào phân tích sâu hơn về tác động của việc mở cửa thị trường này đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng như đề xuất một số giải pháp.


II.Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Khóa luận tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:

- Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ

- Nêu lên thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trước thời điểm mở cửa, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ trong nước để từ đó tập trung làm rõ những tác động của việc mở cửa thị trường này đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước

- Đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp nội địa trong ngành.

Về mặt phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tài liệu và thời gian nên khóa luận chỉ tập trung vào nghiên cứu trong phạm vi 10 năm trở lại đây.

III. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận là:

- Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp đối chiếu so sánh

- Phương pháp lý luận lôgic

IV. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ

Chương 2: Tác động của việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước


Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước

Do hạn chế về kiến thức, thời gian thực hiện và tài liệu, khóa luận không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự phản hồi và góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Phạm Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn và sâu sát giúp đỡ hoàn thành khóa luận này.


CHƯƠNG I‌‌

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

1. Khái niệm về thị trường bán lẻ

Theo Hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hiệp Quốc (CPC) được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối.

Sơ đồ 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối


Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)


Vậy bán lẻ là gì? Thị trường bán lẻ được hiểu như thế nào?

Khái niệm bán lẻ:

Trong cuốn “Quản trị Marketing”, Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ như sau:

Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại”.

Trong “Giáo trình Marketing lý thuyết” (Trường Đại học Ngoại Thương) cũng đã đưa ra định nghĩa:


Hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại”.

Như vậy bất kỳ một tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, hoặc nhà bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều đang làm chức năng bán lẻ; bất kể những hàng hóa, dịch vụ được bán như thế nào (bởi người bán, qua thư, điện thoại, máy bán hàng tự động, bán qua Internet…) hoặc bất kể chúng được bán ở đâu (trong cửa hàng, trên đường phố, tại nhà của khách hàng…).

Khái niệm thị trường bán lẻ:

Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giữa các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Sơ đồ 1: Cung- cầu của thị trường bán lẻ

P

S


p

D

q Q


Nguồn: “Quản trị Marketing”, Philip Kotler

Cung bán lẻ ở đây bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá để bán lại nhằm kiếm lời. Cầu bán lẻ ở đây là những người tiêu dùng cuối cùng, có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ.

Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng, các nhà bán lẻ đóng vai trò là người đại diện mua cho các khách hàng của họ. Khi lựa chọn mua hàng hoá từ nhà sản xuất, họ phải xem những sản phẩm ấy có thu hút được khách hàng của họ hay không. Từ đó họ quyết định nên kinh doanh những mặt hàng nào nhằm đáp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022