lường TTK và ROI được sử dụng để đo lường HQTC của các DN này. Bằng phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy CR tác động thuận chiều đến ROI của Tata Steel và JSW Steel, trong khi lại tác động nghịch chiều đến ROI của Lloyds Steel và Kalyani Steels. CAR lại có tác động thuận chiều đến ROI của Tata Steel, Lloyds Steel và Kalyani Steels và tác động nghịch chiều đến đến ROI của SW Steel. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mẫu quá ít và tác giả chỉ xem xét ở khu vực tư nhân, không có sự góp mặt của các DN thép có vốn sở hữu của Nhà nước.
Oishi (2016) nhận định TTK và HQTC là rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của DN. Tuy nhiên, để một DN vừa đảm bảo được TTK, vừa vẫn có lợi nhuận thì bản thân DN đó cần phải đánh đổi. Ông đã sử dụng lý thuyết đánh đổi để giải thích tác động của TTK đến HQTC. Phạm vi nghiên cứu của tác giả là các DN thực phẩm đồ uống niêm yết ở Nigeria, với mẫu nghiên cứu gồm 10 DN trong khoảng thời gian 10 năm từ 2004 đến 2013. Bằng cách sử dụng phương pháp GLS, tác giả đã tìm thấy CR và CCC cùng có tác động thuận chiều với ROI, nhưng CR lại không có ý nghĩa thống kê; CR, CCC có tác động nghịch chiều – không đáng kể với ROE; CCC có tác động nghịch chiều với lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu (EPS). Nghiên cứu kết luận rằng, các DN thực phẩm và đồ uống niêm yết ở Nigeria nên tăng cường việc nắm giữ các tài sản lỏng và áp dụng chiến lược tín dụng thương mại để đảm bảo tối ưu hóa thanh khoản đa nguồn. Đồng thời, rút ngắn CCC ở mức tối thiểu chấp nhận được để cải thiện HĐKD và tránh bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng.
Bibi and Amjad (2017) đã nghiên cứu 50 DNPTCNY của Sở GDCK Karachi (Pakistan) trong giai đoạn 2007-2011, gồm các DN dịch vụ và SX từ mười hai ngành, loại trừ các ngân hàng. Theo các tác giả, các DN SX và thương mại thường nắm giữ tiền, chứng khoán có thể bán được, các khoản tương đương tiền và HTK chiếm quá nửa tổng tài sản trên bảng CĐKT. Việc đầu tư quá mức vào các tài sản này là rào cản đối với nguồn tiền mặt quý giá của DN và làm HQTC của DN giảm xuống. CR và CCC được tác giả sử dụng để đo lường tác động giữa TTK và HQTC của DN. Tương quan thuận chiều đã được tìm thấy giữa CR với thu nhập hoạt động ròng (NOI) và ROA, trong khi đó CCC được tìm thấy là có tác động nghịch chiều đến NOI và ROA. Bề ngoài có vẻ như một CCC tương đối ngắn sẽ là một dấu hiệu của quản lý tốt, một DN nhanh chóng thu được tiền mặt từ bán hàng khi khách hàng trả tiền mua. Tuy nhiên trong trường hợp của Pakistan, CCC có tác động nghịch chiều là do việc thanh toán các khoản nợ chưa thanh toán dẫn đến chu kỳ thanh toán dài hơn chu kỳ kinh doanh.
Ehiedu (2014) muốn tìm hiểu xem liệu có tác động thuận chiều của TTK đến HQTC của DN trong cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách nghiên cứu tất cả các DN
trong ngành công nghiệp được niêm yết trên Sở GDCK Nigeria. Tuy nhiên do thông tin không đầy đủ, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, cụ thể có 2 DN được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu là Beta Glass Nigeria Plc và Vita Foam Nigeria Plc. Kết quả chỉ ra rằng: có một mối tương quan thuận chiều giữa CR và ROA, nhưng lại không có mối tương quan rõ ràng, đáng kể nào giữa QR và ROA của các DN trong ngành công nghiệp được niêm yết trên Sở GDCK Nigeria. Tuy vậy, kết quả này có thể không mang lại nhiều ý nghĩa bởi tác giả đã sử dụng phân tích tương quan đơn giản trong xử lý số liệu thu thập được để tìm kiếm tác động của TTK đến HQTC. Hơn nữa, mẫu 2 DN tác giả thu thập là quá ít.
Podilchuk (2013) đã điều tra tác động của TTK đến HQTC của các DN tại thị trường Ukraine. Ukraine là một quốc gia mới nổi với cơ chế thị trường hoạt động chưa hiệu quả, khung thể chế chưa hoàn thiện và việc khó tiếp cận thị trường tài chính gây nên khó khăn cho DN trong việc giữ tài chính ổn định. Các nghiên cứu dựa trên số liệu bảng của hơn 18.000 DN trong giai đoạn 2001-2010. Tác giả cho rằng việc tối ưu hóa tình hình tài chính của một DN phải được thực hiện trên cả ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, việc tối ưu hóa cấu trúc vốn là mục tiêu dài hạn, còn tối ưu hóa ngắn hạn tập trung vào việc quản lý TTK. Và quản lý TTK chính là công cụ để tối ưu hóa cấu trúc vốn. Do đó, nhiệm vụ của các nhà quản trị DN là phải tìm cách quản lý TTK hiệu quả để tối đa hóa giá trị cho DN. Mỗi DN nên duy trì một mức độ thanh khoản cụ thể để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày. Việc tài trợ quá mức sẽ dẫn đến tăng chi phí lưu trữ tiền mặt. Tác giả đã nghiên cứu TTK ở cả 2 góc độ tĩnh và động. Ở cả hai góc độ, giả thuyết dự kiến về tác động bậc hai của TTK đến HQTC của các DN Ukraine được tác giả xây dựng. Vì tác giả cho rằng: việc tăng TTK sẽ góp phần tăng trưởng HQTC lên mức tối đa, sau đó nếu tăng thêm việc lưu trữ các tài sản có tính lỏng thì sẽ tạo thêm chi phí cho DN. TTK tĩnh được đo bằng CR và QR. Và hai mô hình khác nhau được chạy cho CR và QR với tư cách là các BĐL chính. Chúng không thể được đưa vào cùng một mô hình hồi quy vì chúng có tương quan cao, có thể gây ra các vấn đề đa cộng tuyến. Theo kết quả hồi quy, CR và QR có tác động thuận chiều đáng kể đến HQTC. Tuy nhiên, sự gia tăng CR chỉ nên đến một điểm dừng bởi sau đó, hiệu ứng của nó trở thành nghịch chiều. Phân tích động là dựa vào CCC để đo lường tính hiệu quả của khả năng tạo ra tiền mặt của DN. Từ số liệu được tính toán, tác giả kết luận CCC cũng như các thành phần của nó không có ý nghĩa kinh tế đối với HQTC của DN. Mặc dù CCC đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng mạnh mẽ như một BĐL chính để đo lường TTK nhưng theo Podilchuk (2013), việc tính toán tỷ lệ động trên cơ sở Bảng CĐKT và BC KQHĐKD làm mất hiệu lực của chúng, vì về bản chất, các báo cáo này vẫn là báo cáo tĩnh.
Wang (2002) cho rằng các thước đo TTK tĩnh như CR và QR không phản ánh đúng thực trạng TTK của DN. Đó là các chỉ số trong quá khứ, chỉ phản ánh được nguồn tài chính sẵn sàng để trang trải nợ tại một thời điểm cụ thể, mà không phản ánh được sự vận động của tiền. Do đó, tác giả đã sử dụng CCC để đo lường MĐTĐ của TTK với HQTC của các DN ở Nhật Bản và Đài Loan. Khác với các nghiên cứu trước đó, tác giả không chỉ sử dụng ROA, ROE để đo lường HQTC mà còn sử dụng chỉ số Tobin’Q để đo lường giá trị thị trường của DN và xem xét tác động của TTK tới Tobin’Q. Nhật Bản và Đài Loan là 2 quốc gia có cơ cấu tổ chức khác nhau. Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1997-1998, hầu hết các quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có Nhật Bản, với đặc trưng là các DN lớn, các Tập đoàn. Trong khi đó, Đài Loan ít bị ảnh hưởng hơn cả do nền tảng kinh tế tốt, hệ thống tài chính được quản lý tốt, tỷ lệ tiết kiệm tương đối cao của các hộ gia đình, ít nợ nước ngoài, và đặc biệt là do mô hình các DN gia đình, DN nhỏ và vừa. Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là tác giả muốn xem xét sự tác động của TTK với HQTC có sự khác biệt giữa hai quốc gia Nhật Bản và Đài Loan hay không. Mẫu nghiên cứu bao gồm dữ liệu tài chính của 1555 DN Nhật Bản và 379 DN Đài Loan từ tháng 1 năm 1985 đến tháng 12 năm 1996. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của CCC đến ROA và ROE là nhạy cảm với các yếu tố ngành do sự khác biệt về năng lực cạnh tranh, quy trình SX và kênh tiếp thị. Cụ thể, đối với các DN Nhật Bản, CCC có tác động nghịch chiều với ROA của các DN trong ngành thực phẩm, XD, SX, dịch vụ và công nghiệp khác nhưng lại có tác động thuận chiều với ROA của các DN hóa dầu và vận tải. Tác động của CCC đến ROE cũng tương tự, ngoại trừ tác động dương của CCC đến ROE của các DN hóa dầu và vận tải là không đáng kể. Đối với các DN Đài Loan, CCC cũng có mối tương quan nghịch chiều đến ROA, trừ các DN trong ngành dịch vụ và công nghiệp khác. Sự tác động của CCC đến ROE tương tự, nhưng ít có ý nghĩa thống kê. Để kiểm tra tác động của TTK đến Tobin’Q, Wang (2002) chia tổng số mẫu thành hai nhóm bằng cách sử dụng điểm cắt của Tobin’q là 1. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đồng nhất sự tác động nghịch chiều của CCC đến Tobin’Q, dù đó là các DN có Tobin’Q > 1 hay Tobin’Q < 1. Nhìn chung kết quả chỉ ra rằng TTK có tác động nghịch chiều tới HQTC của DN đối với cả hai quốc gia, mặc dù có sự khác biệt về cấu trúc tài chính và đặc điểm hệ thống tài chính của mỗi quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các Công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp
- Các Nghiên Cứu Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp Khi Đo Lường Tính Thanh Khoản Theo Cả Tỷ Lệ Truyền Thống
- Cơ Sở Lý Luận Về Tác Động Của Tính Thanh Khoản
- Lý Luận Về Hiệu Quả Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Chiều tác động khác nhau giữa TTK và HQTC của DN không chỉ là do sự nhạy cảm với yếu tố ngành như Wang (2002) mà còn phụ thuộc vào các thước đo HQTC khác nhau. Saleem and Rehman (2011) đã tìm thấy những tác động khác nhau của CR, QR đến ROA, ROE, ROI của các DN kinh doanh gas và dầu khí ở Pakistan. Trong khi ROA và ROE không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thước đo nào của TTK thì CR và QR lại có tác
động khác nhau đến ROI của các DN đó. Cụ thể, trong khi CR có tác động nghịch chiều đến ROI thì QR lại có tác động thuận chiều khi nghiên cứu tác động của TTK đến HQTC của các DN kinh doanh gas và dầu khí niêm yết trên Sở GDCK Karachi của Pakistan, với mẫu là 26 DN trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2009. Kết quả chính của nghiên cứu chứng minh rằng mỗi một thước đo của TTK có ảnh hưởng khác nhau đến HQTC của DN khi được đo bằng các tỷ suất sinh lời khác nhau.
Narware (trích dẫn trong Umobong (2015)) sử dụng CCC và CR để điều tra sự ảnh hưởng của TTK đối HQTC của DN và kết luận rằng bản chất của sự tác động là khác nhau, có thể là nghịch chiều hoặc thuận chiều, tùy thuộc vào các biến số đo lường TTK do DN triển khai.
Alagathurai (2013) nghiên cứu tác động của TTK đến HQTC của các DN thương mại ở Sri Lanka. Dữ liệu được lấy từ BCTC của 8 DN thương mại được niêm yết tại Sở GDCK Colombo trong 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2012. Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy, một tác động thuận chiều đã được tìm thấy giữa CR với ROA và ROE. Trong khi đó, QR tác động thuận chiều đến ROA, nhưng lại không có tác động đến ROE. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các DN thương mại nên cân bằng giữa TTK và HQTC trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông. Tuy nhiên, với 8 DNPTCNY thì mẫu của nghiên cứu là quá ít, do đó kết luận của nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể suy rộng cho toàn ngành cũng như cho toàn thể các DN trong nền kinh tế. Đồng thời, mô hình của tác giả không có các BKS khác, ngoài BĐL là TTK, do đó mô hình có thể không phản ánh chính xác tác động của TTK đến HQTC của DN.
Md Yusof (2017) nhận định mức độ thanh khoản và HQTC tối ưu là một trong những yếu tố tài chính quan trọng để DN vận hành trơn tru và duy trì hiệu suất. Việc DN cân bằng và chú trọng 2 yếu tố này sẽ giúp các DN tránh được nguy cơ phá sản và giảm khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Do đó, trong nghiên cứu này, Md Yusof (2017) đã vận dụng lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng để kiểm tra ảnh hưởng của TTK đến lợi nhuận của các DN lớn trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng ở Malaysia. Các dữ liệu thu được từ BCTC đã kiểm toán của 116 DN trong lĩnh vực tiêu dùng sản phẩm 3 năm (2012 - 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng QR có tác động tích cực và đáng kể đến ROA, trong khi, CR lại có ảnh hưởng âm nhưng không đáng kể.
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu khác lại tìm ra giữa TTK và HQTC của các DN, thậm chí, không có một tác động nào. Thuraisingam (2015) đã sử dụng mô hình hồi quy và tương quan để tìm ra tác động của TTK (đo lường bằng CR, QR) đến HQTC (đo lường bằng ROA, ROE) của các DNPTCNY trên Sở GDCK Colombo trong
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để chọn 40 DNPTCNY trên sàn GDCK Colombo từ sáu lĩnh vực kinh doanh khác nhau (đồ uống và thuốc lá, hóa chất và dược phẩm, giầy dép và dệt may, chế tạo, tập đoàn đa ngành nghề, cửa hàng vật tư) nhằm tìm ra tác động của TTK đến ROA, ROE. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là rất thấp và tác giả đã kết luận là không có tác động nào của TTK đến HQTC của các DN đó. HQTC là độc lập với TTK, những thay đổi của TTK không có ảnh hưởng đáng kể đối với HQTC của DN. Tuy nhiên, tác giả cho rằng giới hạn của nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu 5 năm và không xem xét tất cả các thước đo khác của TTK. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ware (2015), Sharma and Kumar (2011), Reddy and Narayan (2018), Ben-Caleb và cộng sự (2013) và Azhar (2015).
Ware (2015) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian được trích từ BCTC của 33 DNPTCNY trên Sở GDCK Ghana trong thời kỳ từ năm 2005 đến 2009 để xác định tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên Sở GDCK Ghana trong nền kinh tế khó khăn, trong đó TTK được đo lường bằng CCC còn HQTC được đo bằng ROE. Tác giả hy vọng việc xác định được tác động của TTK đến HQTC của các DNPTCNY trên Sở GDCK Ghana sẽ giúp các tổ chức duy trì được sự cân bằng hợp lý giữa tài sản lưu động và các khoản NNH, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính hàng ngày của các tổ chức đó. Các phát hiện cho thấy rõ ràng TTK không có tác động đáng kể với lợi nhuận của các DNPTCNY trên Sở GDCK Ghana. Vì vậy nghiên cứu chấp nhận giả thuyết cho rằng TTK không có tác động đáng kể với HQTC của các DNPTCNY trên Sở GDCK Ghana. Tuy nhiên, với số lượng mẫu và thời gian khiêm tốn, nên nghiên cứu có thể không mô tả được toàn bộ thực trạng về vấn đề nghiên cứu.
Sharma and Kumar (2011) khảo sát tác động của quản lý vốn lưu động (VLĐ) đến HQTC của 263 DN Ấn Độ được chia thành 15 nhóm công nghiệp theo chỉ số BSE 500 trong giai đoạn 2000-2008. Các tác giả cho rằng các DN có thể đạt được sự quản lý tối ưu VLĐ bằng cách bù đắp giữa HQTC và TTK. Vì vậy, trong mô hình hồi quy, các tác giả đã sử dụng biến CR và CCC để đại diện cho TTK. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của phần mềm SPSS, hệ số R2 cho giá trị là 0,012, có nghĩa là các biến trong mô hình có ý nghĩa rất thấp trong việc giải thích sự biến động ROA của các DN Ấn Độ. Hơn nữa, mặc dù MĐTĐ của CR và CCC đối với ROA là dương, tuy nhiên, lại không có ý nghĩa về mặt thống kê ở các mức ý nghĩa 5% và 10% (p-value của CR = 0,851, p-value của CCC
= 0,195). Các tác giả đã tìm thấy một tác động bất thường của TTK đến HQTC ở các DN Ấn Độ, rất khác so với những công trình nghiên cứu trước đó, có thể rất hữu ích cho những người đang tham gia vào việc quản lý các quỹ ngắn hạn tại các DN trên thế giới.
Tác động của TTK đến HQTC của các DN Ấn Độ tiếp tục được kiểm định thông qua nghiên cứu của Reddy and Narayan (2018). Nghiên cứu nhằm điều tra tác động của TTK (CR, QR) và đòn bẩy tài chính đến HQTC (ROI, ROA) của các DN dược phẩm niêm yết trong giai đoạn 10 năm từ 2006-2016. Trong khi CR được xác định là có tác động thuận chiều thì QR lại có tác động nghịch chiều với HQTC của các DN dược phẩm Ấn Độ, tuy nhiên cả 2 được xác định là không có ý nghĩa thống kê, tức TTK không có tác động đến HQTC của các DN dược phẩm của Ấn Độ.
Ben-Caleb và cộng sự (2013) đã nhận thấy mức độ quan trọng của TTK đến khả năng hoạt động trơn tru của DN, lo lắng rằng nó sẽ gây tổn hại lớn đến tăng trưởng và HQTC của DN dù thừa hay thiếu. Vì vậy các tác giả đã phân tích mẫu của 30 DN SX được niêm yết trên Sàn GDCK Nigeria trong giai đoạn 2006-2010 nhằm điều tra tác động của TTK đến HQTC. BPT trong nghiên cứu của DN là HQTC, được đo bằng ROCE. CCC được coi là BĐL chính, là một thước đo quan trọng của TTK, theo như quan điểm của Eljelly (2004). Bên cạnh đó, các tác giả cũng sử dụng cả thước đo truyền thống là CR để đo lường TTK. BKS được tác giả đưa vào mô hình là doanh thu và tổng tài sản, dưới dạng logarit. Kết quả nghiên cứu cho thấy CR có tác động thuận chiều đến ROCE trong khi CCC có quan hệ nghịch chiều với ROCE, nhưng tất cả lại không có ý nghĩa thống kê. Điều đó hàm ý, TTK có mức độ ảnh hưởng rất thấp, hay coi là không có ảnh hưởng đến HQTC của các DN SX ở Nigeria.
Azhar (2015) nghiên cứu tác động của TTK và hiệu quả quản lý đối với HQTC của các DN phân phối điện ở Ấn Độ. Ngành điện ở Ấn Độ chủ yếu do Chính quyền kiểm soát nhưng cũng đang dần có sự tư nhân hóa. Nghiên cứu này bao gồm một mẫu 23 DN phân phối điện hoạt động tại Ấn Độ trong giai đoạn 2004-2005 đến 2013-2014. Do đó, tổng quan sát là 230. ROCE được sử dụng như một thước đo cho HQTC trong khi TTK được đo bằng CR, QR và CAR. Các công cụ thống kê như là phân tích tương quan và GLS được áp dụng. Tác giả không sử dụng phương pháp OLS vì cho rằng phương pháp GLS hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng QC, CR và CAR tác động thuận chiều đến ROCE nhưng lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và 10%.
Giá trị thị trường của DN là một chỉ tiêu rất quan trọng, bởi vì đó chính là sự đánh giá của các NĐT đối với sự phát triển của DN. Giá trị thị trường càng cao thì giá cổ phiếu càng cao. Tahu and Susilo (2017) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của TTK, đòn bẩy và HQTC đến giá trị thị trường của 30 DN SX niêm yết trên Sở GDCK Indonesia, đo lường bằng Tobin’Q, trong giai đoạn 2010-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy TTK (đo lường bằng CAR) không có ảnh hưởng đáng kể đến Tobin’Q. Điều đó
cho thấy các NĐT bên ngoài không quá quan tâm đến TTK của các DNPTCNY. Giá trị thị trường của một DN còn được quyết định thông qua nhiều yếu tố khác.
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp khi đo lường tính thanh khoản theo tỷ lệ dòng tiền
Các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản theo tỷ lệ dòng tiền là các chỉ tiêu thanh khoản được tính từ số liệu của BC LCTT. Theo Võ Văn Nhị và cộng sự (2001), Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013), Kirkham (2012), Eyisi and Okpe (2014), Barua and Saha (2015), Phạm Quang Tin và cộng sự (2017), “ các chỉ tiêu đo lường TTK dựa trên tỷ lệ dòng tiền gồm:
+ Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động (CFR)
+ Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động (CIC)
+ Hệ số đảm bảo nhu cầu tiền mặt cần thiết (CNCC)
Trên BC LCTT thể hiện dòng tiền từ ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư, và tài chính. Cụ thể:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm tiền thu, chi từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tiền chi trả cho người lao động, tiền lãi vay đã trả, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã nộp và tiền thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm hoặc thanh lý các tài sản cố định (TSCĐ) và các khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, huy động vốn, thuê tài chính,.. từ chủ nợ và chủ sở hữu (CSH), hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua lại cổ phần, chia lãi cho NĐT, chia cổ tức cho cổ đông.
TTK của DN là khả năng DN chuyển đổi các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, ứng trước ngắn hạn và HTK của DN thành tiền một cách thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng cho việc kịp thời thanh toán các khoản NNH trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền trong dài hạn. Chính vì vậy, để đo lường TTK theo tỷ lệ dòng tiền, các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu “dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” trên BC LCTT để tính toán.”
Việc đo lường TTK dựa trên tỷ lệ truyền thống đã được các nhà nghiên cứu và phân tích tài chính sử dụng rất nhiều năm, qua nhiều thời kì. Đó được gọi là các chỉ tiêu
truyền thống, được tính từ số liệu của Bảng CĐKT và BC KQHĐKD. Gần đây, việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường TTK dựa trên tỷ lệ dòng tiền đã xuất hiện và mang lại một góc nhìn toàn diện hơn đối với việc đo lường TTK. Đó là việc tính toán các chỉ tiêu thanh khoản dựa trên dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được cung cấp trên BC LCTT. Dần dần, chúng được cho là phản ánh bức tranh thanh khoản của DN tốt hơn so với các chỉ tiêu truyền thống (Phạm Quang Tin và cộng sự, 2017). Một kết luận chỉ dựa trên các thước đo truyền thống có thể dẫn đến một kết luận không chính xác về tình trạng thanh khoản của DN (Kirkham, 2012).
Trong nghiên cứu của mình, Kirkham (2012) đã chỉ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tái hiện mối lo ngại về TTK của các DN nói chung. Các phương pháp đo lường TTK truyền thống (CR, QR, CAR, CCC) đã không còn phản ánh đúng bản chất thanh khoản của DN nữa. Bởi các chỉ tiêu này dựa vào các số liệu trích xuất từ Bảng CĐKT và BC KQHĐKD, mà các số liệu này không hoàn toàn đáng tin cậy do có sự khác biệt kế toán trong việc đo lường giá trị sổ sách của tài sản theo tỷ lệ truyền thống. Để khắc phục các nhược điểm của thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích, và để phản ánh bức tranh chân thật nhất về tình trạng thanh khoản của DN, các DN nên sử dụng thêm thông tin được cung cấp từ BC LCTT. Điều này giúp các DN bổ sung thêm thông tin liên quan đến dòng tiền và cũng tạo ra một số chỉ tiêu đo lường TTK mới: đo lường TTK dựa trên thông tin kế toán cung cấp theo tỷ lệ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Quyết định không chính xác về TTK sẽ xảy ra nếu người dùng chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ truyền thống. Trong một số trường hợp nhất định, một DN được coi là thanh khoản tốt mặc dù nó phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt tiền hoặc một DN được đánh giá là không có khả năng thanh khoản trong khi trên thực tế nó có dòng tiền dương.
Atieh (2014) đã so sánh việc phân tích TTK của các DN ngành dược phẩm ở Jordan bằng cách sử dụng các thước đo TTK theo tỷ lệ dòng tiền và theo các tỷ lệ truyền thống. Lợi nhuận của DN là kết quả của hoạt động SXKD, nhưng lại bao gồm của cả kỳ hiện tại, và các kỳ trước hoặc sau đó. Do đó lợi nhuận đo lường từ BC KQHĐKD không phản ánh được đúng sự thay đổi của dòng tiền, tức của TTK. BC LCTT sẽ phản ánh sự thay đổi của nguồn tiền mặt, việc chi tiêu và các nguồn tài trợ cho tiền. Khả năng một DN tạo ra tiền từ HĐKD) là một dấu hiệu quan trọng về sức khỏe tài chính của DN. Ông gợi ý rằng BC LCTT nên được sử dụng bởi các NĐT, các chủ nợ và những người có liên quan khác để đánh giá khả năng DN tạo ra dòng tiền tích cực trong tương lai, điều đó đồng nghĩa với khả năng thanh khoản cao, và đáp ứng được các nghĩa vụ của DN như: trả cổ tức và các nhu cầu tài chính khác. Kế toán theo tỷ lệ truyền thống đòi hỏi các yếu tố chủ quan trong việc xác định thu nhập ròng: ước tính, phân bổ, trì hoãn phải được