số thanh khoản dựa trên các báo cáo tài chính của ngân hàng hoặc bằng khe hở tài trợ. Trong luận án này, tác giả kết hợp sử dụng tỷ lệ khe hở tài trợ được các nhà nghiên cứu trước sử dụng (Lucchetta 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Saunders và Cornett, 2006; Chen và cộng sự, 2001; Shen và cộng sự, 2009; Ferrouhi, 2014) và các tỷ số thanh khoản (Bunda và Desquilbet, 2008; Vodova, 2011; Bonfim và Kim, 2014; Munteanu, 2012; Deléchat và cộng sự, 2012, Ferrouhi, 2014) để đo lường RRTK trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Những lược khảo này sẽ là nền tảng cơ bản để kế thừa và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á.
Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng
Các lược khảo trên đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng phần lớn tập trung vào các yếu tố:
Quy mô ngân hàng: các nghiên cứu trước (Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Abdullah và Khan, 2012; Delécha và cộng sự, 2012; Bonfim và Kim, 2014) đều cho rằng quy mô ngân hàng tác động âm với RRTK, trong khi các nghiên cứu khác (Vodova, 2011; Shen và cộng sự, 2009; Aspachs và cộng sự, 2005; Trương Quang Thông, 2013) cho rằng quy mô ngân hàng tác động phi tuyến với RRTK.
Chất lượng tài sản thanh khoản: các nghiên cứu (Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Vodova, 2011) đều cho rằng ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tài sản càng cao, RRTK càng thấp. Ngoài ra, một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng dư nợ tín dụ ng (Lucchetta, 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Vodova, 2011; Delécha và cộng sự, 2012) và tài sản thanh khoản/tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn (Bunda và Desquilbet, 2008;Vodova, 2011; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012) để đánh giá chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản thanh khoản càng cao, cấu trúc thanh khoản càng cao, RRTK càng thấp và ngược lại.
Vốn ngân hàng: được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản. Các nghiên cứu trước (Lucchetta, 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Cucinelli, 2013; Munteanu, 2012; Bonfim và Kim, 2014; Trương Quang Thông, 2013) cho rằng vốn tác
động dương đối với RRTK. Trong khi đó các nghiên cứu trước (Delécha và cộng sự, 2012; Berger và Bouwman, 2013) cho rằng vốn tác động âm đến RRTK.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một phần lãi hay gốc hay cả gốc và lãi của khoản cho vay không được thanh toán như cam kết. Sự tồn tại khả năng cạnh tranh của ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào năng lực quản lý rủi ro tín dụng để sinh lời (Bonfim và Kim, 2014). Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu trước (Delécha và cộng sự, 2012; Cucinelli, 2013; Bonfim và Kim, 2014; Trenca, Petria và Corovei, 2015) sử dụng chỉ số dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ (Loan Loss Provision/Total Loans) để đo lường rủi ro rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu (Bonfim và Kim, 2014; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012) đều cho rằng ngân hàng có tỷ trọng cho vay cao, có tính thanh khoản thấp hơn hay cơ cấu vốn dễ bị tổn thương hơn, rủi ro thanh khoản cao hơn
Thu nhập lãi thuần: được đo lường bằng tỷ lệ Thu nhập lãi thuần/ Tài sản bình quân. Các nghiên cứu (Abdullah và Khan, 2012; Bonfim và Kim, 2014; Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012) cho rằng các ngân hàng có hoạt động cho vay tăng, làm gia tăng RRTK.
Các yếu tố vĩ mô gồm có: Tốc độ tăng GDP thực (Aspachs và cộng sự, 2005; Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012; Growe và cộng sự, 2014; Trương Quang Thông, 2013; Vodova, 2011), Biến động của lạm phát (Aspachs và cộng sự, 2005; Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012; Growe và cộng sự, 2014; Trương Quang Thông, 2013; Vodova, 2011); Khủng hoảng ngân hàng (Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Growe và cộng sự, 2014; Shen và cộng sự, 2009; Skully và Perera, 2012; Vodova, 2011).
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 2
- Lý Thuyết Cho Vay Thương Mại Và Thanh Khoản (Commercial Loan Theory And Liquidity)
- Phương Pháp Tiếp Cận Tỷ Lệ Đảm Bảo Theo Quy Định Basel.
- Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Về Liên Quan Đến Rrtk Và Hqhđkd Ngân Hàng
- Mô Hình Hồi Quy Cổ Điển Pooled Ols Với Dữ Liệu Bảng
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Có thể thấy, các phát hiện khá phù hợp với thực tiễn trên thị trường tài chính. Các nghiên cứu thực nghiệm vẫn tiếp tục thực hiện đánh giá của yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng thông qua các yếu tố đặc thù của ngân hàng ( quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần/ tài sản bình quân,...) và các yếu tố vĩ mô (Tốc độ tăng GDP thực biến động của lạm phát, khủng hoảng ngân hàng,..)
Có thể về mặt lý thuyết và thực tiễn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ngân hàng. Tuy nhiên, với những nhận định trên, đề tài sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố gồm: quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, tỷ lệ vốn ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng, cấu trúc thu nhập lãi và các yếu tố vĩ mô (khủng hoảng ngân hàng, tốc độ tăng GDP thực, cung tiền, lạm phát) đến RRTK ngân hàng.
2.2 Hiệu quả hoat
đôn
g kinh doanh ngân hàng
2.2.1 Các lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng
Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thường được đo lường bằng khả năng sinh lợi. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng hay khả năng sinh lợi của ngân hàng cơ bản dựa trên 2 lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường
(MP – market power) và lý thuyết cấu trúc –hiêu
2.2.1.1 Lý thuyết quyền lực thi ṭ rường
quả (ES - efficient structure).
Lý thuyết quyền lực thị trường (MP – market power) có hai hướng tiếp cận chính: lý thuyết Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP, Structure-Conduct-Performance) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối (RMP – Relative market power).
Lý thuyết Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP, Structure – Conduct – Performance) cho rằng cấu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả của thị trường, chẳng hạn như khả năng sinh lợi, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng. Đặc biệt nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả nền kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain, 1951). Lập luận theo lý thuyết SCP, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huy động càng thấp vì mức độ canh tranh thấp đi.
Trong khi đó, lý thuyết RMP (Relative market power) gợi ý rằng, các công ty có thị phần lớn và có các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995). Chẳng hạn một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sản phẩm và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận hơn . Lý thuyết hàm ý lĩnh vực nào càng có thị trường
tâp trung thì khả năng sinh lời càng cao do lợi ích từ sức mạnh thị trường mang lại . Do
đó, tồn taị mối quan hê ̣tương quan dương giữa lơi
nhuân
và quyền lực thi ̣trường
(Maudos và de Guevara, 2007), giả thuyết hà m ý quyền lực thi ̣trường gia tăng thông
qua hiêu
quả quy mô làm tăng hiêu
quả của các ngân hàng. Hay nói cách khác, quy mô
càng tăng làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng.
2.2.1.2 Lý thuyết cấu trúc– hiêu qua
Lý thuyết cấu trúc hiêu
quả (ES - efficient structure), đươc
đề xuất bởi Demsetz
(1973) cho rằng các ngân hàng hiêu
quả nhất giành đươc
cả lơi
nhuân
và thi ̣phần cao
hơn; các ngân hàng tăng khả năng sinh lời là kết quả gián tiếp của việc cải thiện hiệu
quả quản trị ngân hàng chứ không phải sứ c maṇ h từ lơi ích thi ̣trường .
(Anyanwaokoro, 1996) đã khẳng định rằng lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục người gửi tiền gử i tiền taị ngân hàng . Ngoài ra để giảm thiểu xác suất của khủng hoảng tài chính, Anyanwaokoro (1996) cho rằng con số lợi nhuận
ấn tượng giúp trấn an các bên liên quan đến ngân hàng như các nhà đầu tư, khách hàng vay, quản lý, nhân viên, nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ bên ngoài. Do đó , quản lý rủi ro chi phí càng chặt chẽ, càng làm tăng lợi nhuận.
Hay lý thuyết cấu trúc –hiêu quả (ES - efficient structure) cho rằng, mối quan
hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất công ty được xác định bởi hiệu suất công ty hay nói cách khác hiệu suất công ty tạo nên cấu trúc thị trường. Theo đó, các ngân hàng lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho ,
2011). Lý thuyết cấu trúc –hiêu
quả (ES - efficient structure) thường được đề xuất theo
2 hướng tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào loại hiệu suất được xem xét. Ở hướng tiếp cận theo hiệu quả X- (X-Efficiency), các công ty hiệu quả cao hơn thường đạt thị phần lớn và lợi nhuận cao hơn, bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào (Al-Muharrami và Matthews,2009). Đối với hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency), mối quan hệ được mô tả ở trên được giải thích dựa theo quy mô. Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn là nhờ tính kinh tế theo quy mô (Olweny và Shipho, 2011).
Như vậy, có thể thấy lý thuyết quyền lực thị trường (MP – market power) cho rằng, khả năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo yếu tố thị trường, trong khi lý thuyết cấu trúc (ES - efficient structure) cho rằng hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ và các quyết định quản trị, tức là các yếu tố bên trong.
Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào lý thuyết trên để giới thiệu một số biến hữu ích đưa vào mô hình đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng và phần lớn đều thừa nhận rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng là một hàm theo cả các yếu tố bên trong và bên ngoài (Olweny và Shipho, 2011).
2.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng, các doanh nghiệp đều hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp cũng hoạt động hướng đến tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận là thước đo hiệu quả một doanh nghiệp. Farrell (1957) cho rằng hiệu quả nhằm đánh giá khả năng một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra với chi phí đầu vào cho trước. Theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh: thứ nhất là khả năng kiểm soát khả năng sinh lời hoặc giảm thiếu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác, thứ hai là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra.
Khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp, có thể dựa vào hai chỉ tiêu đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối: được đo lường bằng kết quả kinh doanh trừ đi chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, khối lượng, lợi nhuận đạt được trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này khó có thể so sánh được với các doanh nghiệp có thể cùng quy mô với chiến lược kinh doanh theo hướng dài hạn, chưa thể hiện tuyệt đối trình độ sử dụng các nguồn lực trong mối quan hệ so sánh hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức.
Hiệu quả tương đối: do lường dựa vào tỷ lệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Hiệu quả kinh doanh tương đối được xác định như sau: Efficiency = output/ input hoặc Efficiency = input/ output. Cách đánh giá này rất thuận tiện khi so sánh giữa các tổ chức có quy mô, phạm vi không gian và thời gian khác nhau.
Rose (2002) cho rằng, việc đánh giá HQHĐKD của ngân hàng cũng dựa trên những nền tảng lý thuyết đánh giá HQHĐKD của doanh nghiệp và xem xét thêm đến tính chất đặc thù của NHTM. Theo nghĩa hẹp, quan điểm về HQHĐKD của ngân hàng chính là khả năng tạo ra lợi nhuận, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho các hoạt động
của ngân hàng. Theo nghĩa rộng HQHĐKD không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà lợi nhuận đạt được từ cấu trúc tài sản nợ và tài sản có hợp lý và xu hướng tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Các nguồn lực như: lao động, cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho các hoạt động chính: nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư là căn cứ để xác định mức độ hiệu
quả và yếu tố tác động đến HQHĐKD của ngân hàng.
Trong các nghiên cứu về HQHĐKD ngân hàng, một số tác giả theo cách tiếp cận sản xuất với quan điểm ngân hàng như là đơn vị sản xuất (Benston, 1965; Shaffnit và cộng sự, 1997), một số tác giả theo cách tiếp cận trung gian ngân hàng như các trung gian tài chính (Sealey và Lindley, 1977; Maudos và Pastor, 2003; Casu và cộng sự, 2003), và một số khác theo cách tiếp cận hiện đại cho rằng ngân hàng đóng cả hai vai trò (Denizer và cộng sự, 2000; Athanassopoulos và Giokas, 2000).
Cách tiếp cận sản xuất (Benston, 1965) cho rằng các ngân hàng cũng được xem như là các nhà cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Đầu vào bao gồm các yếu tố có trạng thái vật lý (lao động, vật liệu, không gian hoặc các thông tin hệ thống,... ) hoặc các chi phí liên quan. Đầu ra theo cách tiếp cận này thể hiện cho các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng và được đo lường bởi số lượng, loại giao dịch, số lượng văn bản xử lý ho ặc các dịch vụ cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp không có số liệu lưu lượng giao dịch chi tiết, chúng được thay thế bằng các dữ liệu về số lượng các tài khoản tiền gửi và cho vay như là một thay thế cho các mức độ dịch vụ được cung cấp. Cách tiếp cận này đã chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng cụ thể.
Cách tiếp cận trung gian (Sealey và Lindley, 1977): Các lý thuyết kinh tế vĩ mô truyền thống cho rằng ngân hàng và công ty chỉ khác nhau ở đặc điểm hoạt động. Các NHTM được xem như trung gian chuyển vốn giữa người tiết kiệm và đầu tư nên NHTM sản xuất dịch vụ trung gian tài chính thông qua việc huy động vốn từ nền kinh tế và đầu tư vào các tài sản sinh lãi như các khoản vay, chứng khoán và các khoản đầu tư khác. Cách tiếp cận này bao gồm cả chi phí hoạt động và lãi suất là yếu tố đầu vào, trong khi các khoản vay và tài sản lớn khác được tính là kết quả đầu ra. Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về phương pháp này trong việc xác định tiền gửi được coi là đầu vào hay đầu ra. Mester (1987) cho rằng, đầu ra trong hoạt động trung gian tài chính của ngân hàng là tài sản của các ngân hàng, trong khi các khoản tiền gửi, vốn, lao động và
được xem như là đầu vào. Khoản mục quan trọng nhất trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi. Do đó, khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng. Nếu vốn cho vay của ngân hàng được xem như là một sản phẩm thì giá sản phẩm là lãi suất cho vay. Ngoài ra, nguồn vốn đi vay của ngân hàng là các khoản tiền gửi của các chủ sở hữu vốn. Do đó, tiền gửi có thể được xem như là đầu vào để tạo ra các khoản vay như một sản phẩm trong giai đoạn sản xuất.
Cách tiếp cận hiện đại (Frexias, 2009) cải tiến hơn hai phương pháp trên khi kết hợp một số hoạt động cụ thể của ngân hàng vào các lý thuyết cổ điển. Nghiên cứu về việc xác định các đầu ra trong hoạt động của NHTM đã hình thành nên một số phương pháp tiếp cận hiện đại như: tiếp cận theo tài sản, tiếp cận theo chi phí sử dụng, tiếp cận theo giá trị gia tăng, tiếp cận theo phương diện hoạt động...
Tiếp cận theo tài sản (Sealy và Lindley, 1977) tập trung hoàn toàn vào vai trò trung gian tài chính của NHTM giữa người gửi tiền và người sử dụng tài sản cuối cùng của ngân hàng. Tiền gửi và các khoản nợ khác, cùng với nguồn lực thực tế (lao động, vốn... ) được xác định là yếu tố đầu vào, trong khi các thiết lập đầu ra chỉ bao gồm các tài sản của ngân hàng như cho vay, cụ thể là các khoản cho vay.
Tiếp cận theo chi phí sử dụng (Hancock, 1985) xác định sản phẩm tài chính là đầu vào hay đầu ra dựa trên cơ sở mức độ đóng góp của vào doanh thu ròng của ngân hàng. Nếu lợi nhuận tài chính trên một tài sản lớn hơn chi phí cơ hội của vốn, hoặc nếu các chi phí tài chính của các khoản nợ phải trả ít hơn chi phí cơ hội thì được coi là kết quả đầu ra; ngược lại là yếu tố đầu vào.
Tiếp cận giá trị gia tăng (Berger và cộng sự, 1997) cho rằng các số liệu trên bảng cân đối kế toán (tài sản hoặc nợ phải trả) như là đầu ra, đóng góp vào giá trị gia tăng của ngân hàng. Theo cách tiếp cận này, các hạng mục chính của các khoản tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn) và cho vay (cho vay khách hàng, cho vay các TCTD khác, tiền gửi tại các TCTD khác) là kết quả đầu ra vì chúng thể hiện giá trị gia tăng của ngân hàng.
Tiếp cận hoạt động (hoặc dựa trên thu nhập) (Leightner và Lovell, 1998): Ngân hàng là đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là tạo thu nhập từ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh. Nêu định nghĩa đầu ra của ngân hàng là tổng doanh
thu (từ lãi vay hoặc từ các hình thức cung cấp dịch vụ phi lãi suất khác) và các đầu vào như tổng chi phí (lãi suất và chi phí hoạt động).
Từ các cách tiếp cận trên, có thể khái quát khái niệm hiệu quả kinh doanh của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu để tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào như nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực và các yếu tố khác trong các hoạt động trung gian tài chính và sản xuất kinh doanh của bản thân NHTM như huy động vốn, cho vay, đầu tư và dịch vụ khác nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa. Hiệu quả kinh doanh của NHTM được đo lường bằng cách so sánh với đường biên sản xuất của nó.
Tóm lại, HQHĐKD của các ngân hàng khá đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà HQHĐKD có thể được xét theo những khía cạnh khác nhau. Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, hiệu quả kinh doanh sẽ được nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận hoạt động hay dựa trên thu nhập (khả năng sinh lời) của các ngân hàng trong điều kiện đảm bảo hoạt động NHTM được ổn định và hạn chế rủi ro.
2.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng
Mục đích của công tác quản lý là đạt được hiệu quả cao, tăng lợi nhuận là một trong những yêu cầu nhằm tăng hiệu quả ngân hàng. Về mặt phương pháp, các nghiên cứu trước đã vận dụng 3 cách tiếp cận khác nhau trong đo lường HQHĐKD: đo lường HQHĐKD theo phương pháp tỷ số, đo lường HQHĐKD từ dữ liệu thị trường, đo lường biên lợi nhuận. Trong phần này, nghiên cứu sẽ lần lượt phân tích từng phương pháp để có cơ sở lựa chọn phương pháp phù hợp với luận án.
Phương pháp truyền thống: đo lường HQHĐKD theo tỷ số từ thông tin báo cáo tài chính như ROA, ROE, ROAA, ROEA, NIM. Phương pháp này được sử dụng phổ biến và dễ thực hiện, dữ liệu thời điểm được lựa chọn trong các báo cáo tài chính của ngân hàng. Trong điều kiện dữ liệu thị trường hạn chế thì cách tiếp cận này là lựa chọn phổ biến trong các nghiên cứu về HQHĐKD ngân hàng.
Phương pháp đo lường chênh lệch giá cổ phiếu: HQHĐKD còn được đo lường bằng chênh lệch giá cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt phổ biến đối với các đơn vị nghiên cứu được niêm yết trên sàn chứng khoán. Lợi nhuận theo định nghĩa này được đo lường bằng chênh lệch giá cổ phiếu theo ngày (Miller, 1990), theo tuần (Khovansky và Zhylyevskyy, 2013); hoặc theo tháng (Nartea và cộng sự, 2013). Phương pháp này có ưu điểm là khá chính xác so với phương pháp tỷ số vì lợi nhuận tại một thời điểm năm