Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 2

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1 Các nghiên cứu về mối quan hê ̣giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng42

Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng 63

Bảng 3.2 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng 73

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 80

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam 82

Bảng 4.3 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng lên RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. 84

Bảng 4.4 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam 84

Bảng 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á (Phụ lục) 86

Bảng 4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Bảng 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam (Phụ lục) 93

Bảng 4.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam 98

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 2

Bảng 4.9 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á trong mô hình tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng 99

Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp Việt Nam trong mô hình tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng 100

Bảng 4.11 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động RRTK đến HQHĐ ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 102

Bảng 4.12 Tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình tác động RRTK đến HQHĐ ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam 102

Bảng 4.13 Kết quả tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 104

Bảng 4.14 Tác động đến RRTK đến HQHĐ ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 110

Bảng 4.15 Kết quả tác động RRTK đến HQHĐKD của các ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam (Phụ lục).......................................................................................... 10913

Bảng 4.16 Kết quả nghiên cứu của mô hình RRTK tác động HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam 116


DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Sơ đồ nghiên cứu chi tiết 8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Sư ̣ cần thiết nghiên cứ u Bối cảnh lý thuyết:

Mối quan hê ̣giữa RRTK và HQHĐKD đã đươc biêt́ đêń từ rât́ lâu thông qua cach́

tiếp cân

các giả thuyết như quyền lực thị trường (Market Power Hypothesis), giả

thuyết Cấu trúc – hiêu quả (Efficient Structure Hypothesis ) đã lam̀ cho mối quan hê

này càng được quan tâm nhiều hơn . Thanh khoản thể hiện khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng. Theo nghĩa này, thanh khoản đại diện cho các yếu tố định tính về sức mạnh tài chính của một ngân hàng (Duttweiler, 2011). Khả năng thanh khoản không hợp lí là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng có vấn đề về tài chính. Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất trong các rủi ro của ngân hàng, nó không chỉ đe dọa sự an toàn của bản thân từng ngân hàng thương mại, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng (Eichberger và Summer, 2005).

Môt

trong những đăc

điểm nổi bật của ngân hàng là đáp ứ ng nhu cầu thanh khoản

thông qua huy đôṇ g và cấp tín duṇ g cho khách hàng (Diamond và Dybvig, 1983). Có 2

loại rủi ro thanh khoản , ngân hàng thường xuyên phải đối măt

. Thứ nhất, là rủi ro

thanh khoản đặc thù, vào bất kỳ ngày nào khách hàng có thể có nhu cầu thanh toán nhiều hay ít. Thứ hai, là rủi ro thanh khoản tổng hợp. Trong một số khoảng thời gian tổng hợp nhu cầu thanh khoản cao trong khi đó ở những thời điểm khác thì thấp, rủi ro tổng hợp làm cho tất cả các ngân hàng bị sốc tương tự, bằng cách tăng hoặc giảm nhu cầu thanh khoản mà tất cả các ngân hàng phải đối mặt cùng một lúc. Sự chuyển đổi

thanh khoản mang lại cơ sở cho sự tồn tại của các ngân hàng và đăc

tính đó tao

bản

chất dễ tổn thương của ngân hàng đối với hoạt động của nó . (Diamond và Dybvig,

1983) cho rằng ảnh hưởng của RRTK đối với sự hiêu

quả hoaṭ đôṇ g kinh doanh của

ngân hàng vẫn chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Phi (Sayedi, 2014; Aburime, 2009; Athanasoglou và côṇ g sự , 2008; Ajibike và Aremu, 2015; Alshatti, 2015), ở khu vực Châu Á (Wasiuzzaman và Tarmizi, 2010; Arif và Nauman Anees, 2012; Shen và cộng

sự, 2009), ở khu vực Châu Âu (Bourke,1989; Poposka and Trpkoski, 2013; Goddard, Molyneux và Wilson, 2004; Kosmidou, Tanna và Pasiouras, 2005). Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan âm giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Á (Lee và Kim, 2013); Châu Phi (Bassey & Moses, 2015). Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu (Sufian và Chong, 2008; Roman và Sargu, 2015; Alper và Anbar, 2011; Almumani, 2013; Ayaydin và Karakaya, 2014;) chưa tìm thấy mối quan hệ giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng hoặc mối quan hệ này có ý nghĩa nhưng chiều hướng tác động phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và mô hình sử dụng (Naceur và Kandil, 2009; Ferrouhi, 2014).

Sau khi lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu tiếp cận chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKDNH (Sufian và Chong, 2008; Sayedi, 2014; Oluwasegun và Samuel, 2015; Lartey, Antwi, và Boadi, 2013; Bourke,1989; Tabari, Ahmadi và Emami, 2013; Arif và Nauman Anees, 2012; Bassey và Moses, 2015; Ferrouhi, 2014; Alshatti, 2015; Aburime,2009; Athanasoglou và cộng sự,2008; Naceur and Kandil, 2009) một vài nghiên cứu tiếp cận chiều hướng tác động của HQHĐKDNH đến RRTK ở các quốc gia khác nhau (Vodova, 2011; Abdullah và Khan, 2012; Roman và Sargu, 2015). Điều này cho thấy xu hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng gần đây được các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý quan tâm, đặc biệt có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến HQHĐKD ngân hàng (Lee và Kim, 2013). Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu kết hợp tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trong phạm vi nhiều quốc gia, ngoại trừ các nghiên cứu ở Châu Âu (Roman và Sargu, 2015), Châu Mỹ (Bordeleau và Graham, 2010), Châu Âu và Châu Mỹ (Shen và cộng

sự, 2009). Xét trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, vẫn chưa có nghiên cứu

riêng về phân tích tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng với phạm vi nhiều quốc gia. Các nghiên cứu ở các không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho các kết quả không tương đồng về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.

Bối cảnh thực tiễn

Hệ thống tài chính phần lớn do các ngân hàng chi phối (Diamond và Dybvig, 1983), ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm

2007 tại Mỹ đã tác động mạnh đến toàn thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các NHTM. Hệ quả là có rất nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá sản do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, đã dấy lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản còn bị xem nhẹ (Moore, 2010).

Sau cuôc

khủng hoảng tài chính , Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đưa

ra hiêp

ước Basel III nhằm đẩy maṇ h công tác điều phối , giám sát và quản lý rủi ro

trong lin

h vưc

ngân hàng. Basel III có nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và tính thanh

khoản nhằm bổ sung thêm các quy định về giám sát và quản lý rủi ro . Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, rõ ràng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản đối với hoạt động của thị trường tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng (Bank for International Settlements, 2010; Bank for International Settlements, 2013).

Các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á, mặc dù không chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng này, nhưng liệu các ngân hàng an toàn và hiệu quả hay may mắn nhờ vào mức độ hội nhập chưa sâu vào thị trường tài chính quốc tế. Đối với Việt Nam, sau khủng hoảng tài chính đã có những tác động nhất định , môi trường

và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận về

quản trị nội bộ, bộ máy tổ chức, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung, những bất ổn về kinh tế đã gây ra nhiều tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Từ đó, đến lượt các bất ổn của hệ thống ngân hàng lại tác động đến nền kinh tế và gây ra những hệ lụy đáng kể (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà,2012). Trong xu thế hội nhập, yêu cầu phải quản trị rủi ro thanh khoản và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là cần thiết hơn bao giờ hết.

Bối cảnh thực tiễn trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp trong các quốc gia nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á, nhưng có quá nhiều ngân hàng, nhưng lại thiếu ngân hàng trụ cột có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực ( Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012). Vì thế, việc nghiên cứu tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quôc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 -

2016 cũng góp phần kiểm chứng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á.

Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn, nhằm bổ sung các khoảng trống nghiên cứu, việc kết hợp tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á là hết sức quan trọng và có giá trị. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” làm luận án. Ngoài ra, nghiên cứu có kết hợp so sánh kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam nhằm đề xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam. Nghiên cứu này, sẽ đóng góp thêm về bằng chứng thực nghiệm và cung cấp một số thông tin hữu ích về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, từ đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 – 2016.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là:

Thứ nhất: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng , nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

Thứ hai: phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hà ng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.

Thứ ba: gợi ý các chính sách quản trị RRTK và HQHĐKD ngân hàng tại Viêṭ

Nam.


1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu


(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTK, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

(2) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam hay không?

(3) Chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?

(4) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam hay không?

(5) Các gợi ý chính sách nào liên quan đến quản trị RRTK và đảm bảo HQHĐKD ngân hàng tại Viêṭ Nam.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á .

Phm vi nghiên cu: không chỉ tập trung vào một vài quốc gia riêng lẻ như ở các nghiên cứu trước đây , phạm vi nghiên cứu của đề tài được mở rộng phân tích cho 11 quốc gia Đông Nam Á (Brunie, Cambodia, EasiTimor, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam) trong giai đoạn nghiên cứu 2004 – 2016.

Đề tài lựa chọn phạm vi nghiên cứu này vì:


(1) Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu từ 2 nguồn: (i) Nguồn dữ liệu các ngân hàng trên thế giới Bankscope, (ii) Nguồn dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) nên đảm bảo tính đồng bộ và độ tin cậy cao hơn nhằm phản ánh tốt việc đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng , trường hợp các quốc gia Đông

Nam Á .


(2) Đây là thời kỳ đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vưc̣ Đông Nam Á trong đó có Viêṭ Nam . Do đó, yêu cầu hệ thống ngân hàng nhanh chóng thực hiện quá trình cải cách, để vai trò của ngân hàng thực sự trở thành nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế và chuẩn bị cho quá trình tự do hoá tài chính nhằm nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng cần hoàn thiện khung chính sách cho hệ thống ngân hàng trong

thời kỳ này.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án đã kế thừa mô hình nghiên cứu của (Ferrouhi và Lahadiri, 2014; Trenca, Petria và Corovei, 2015) để phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và cách tiếp cận của (Growe và cộng sự, 2014; Ferrouhi, 2014) để phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể như sau:

Thực hiện mục tiêu thứ nhất: luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu (Ferrouhi và Lahadiri, 2014), đồng thời để kiểm chứng ảnh hưởng của độ trễ thanh khoản và rủi ro tín dụng đến RRTK, luận án có kết hợp cách tiếp cận của (Trenca, Petria và Corovei, 2015) để bổ sung biến vào mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, với kỳ vọng có sự khác biệt tác động của yếu tố khủng hoảng tài chính đến RRTK giữa trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, luận án có kiểm định tác động của yếu tố này. Ngoài ra, nghiên cứu lần lượt sử dụng các phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model), FEM (Fixed Effects Model), SGMM (System GMM) với biến phụ thuộc là là tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng tài sản, dư nợ tín dụng/(Tiền gửi khách hàng +nguồn tài trợ ngắn hạn); khe hở tài trợ (dư nợ tín dụng - huy động vốn) / tổng tài sản nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu.

Thực hiện mục tiêu thứ hai: luận án kế thừa cách tiếp cận của (Growe, G.et al, 2014) để xây dựng mô hình đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu kế thừa mô hình (Ferrouhi,2014) để đánh giá tác động khác biệt của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam và có bổ sung các biến liên quan đến RRTK. Phương pháp sử dụng trong mô hình là phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model), FEM (Fixed Effects Model), SGMM (System GMM) với biến phụ thuộc là các tỷ số lợi nhuận ROA, ROE, NIM.

Dữ liệu được tổng hợp gồm các bộ số liệu:

+ Nguồn dữ liệu các ngân hàng trên thế giới Bankscope: Từ dữ liệu ngân hàng ở 11 quốc gia Đông Nam Á, tác giả đã loại bỏ dữ liệu của 2 quốc gia là Singapore vì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022