Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản


Chiến lược này dựa vào nguồn vốn hơn là sử dụng vốn và thể hiện sự năng động hơn trong quản lý. Khi cần thiết, ngân hàng sẽ huy động, sẽ “mua” thanh khoản trên thị trường tiền tệ.

Chiến lược quản trị hỗn hợp

Với chiến lược quản trị hỗn hợp, các nhu cầu thanh khoản thường xuyên sẽ được đáp ứng bằng tiền mặt dự trữ, tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tiền gửi tại các ngân hàng khác. Trong khi đó, đối với nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán được, ngân hàng có thể dựa vào các thỏa thuận về hạn mức vay mượn với các ngân hàng. Các nhu cầu thanh khoản không thể dự đoán được thông thường cũng được giải quyết bằng kênh vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Cuối cùng, xét về công tác quản trị thanh khoản trong dài hạn, ngân hàng cần phải hoạch định được chiến lược nguồn vốn của mình.

2.4.3 Các phương pháp đo lường khả năng thanh khoản

Nguyễn Tiến Trung (2012) cho rằng phương pháp đo lường khả năng thanh khoản sẽ đem lại cho ngân hàng con số lượng hóa cầu thanh khoản của ngân hàng trong từng thời điểm nhất định, bao gồm các phương pháp sau:

Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn.

Phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ.

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản.

Mỗi phương pháp đều được xây dựng trên một số giả định và ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng được mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do tại sao các nhà quản trị thanh khoản luôn phải sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính cầu thanh khoản mỗi khi ngân hàng nhận được thông tin mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

- Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp này xem xét khả năng thanh khoản cần thiết để đáp ứng việc rút tiền gửi và mức cầu tín dụng. Nó được đánh giá là một trong những phương pháp toàn diện nhất.

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Phương pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn dựa trên một thực tế đơn giản: khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngược lại, nó giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Khi đó, có hai khả năng xảy ra:


Thâm hụt thanh khoản: là khi nguồn thanh khoản nhỏ hơn sử dụng thanh khoản. Lúc này ngân hàng phải huy động từ nguồn rẻ nhất và đúng lúc nhất để bù đắp phần thiếu hụt, nếu không ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.

Thặng dư thanh khoản: là khi nguồn thanh khoản vượt sử dụng thanh khoản. Khi đó ngân hàng phải tìm các kênh đầu tư cho phần thanh khoản thừa đó để kiếm lời cho đến khi ngân hàng cần sử dụng đến chúng.

Theo Peter S.Rose (2004) đề cập trong sách “Quản trị Ngân hàng thương mại” thì phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).

Bước 2: Tính toán những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch.

Bước 3: Ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng: thâm hụt hay thặng dư bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính trong cho vay và mức thay đổi dự tính trong tiền gửi.

Để thực hiện phương pháp này, ngân hàng có thể thực hiện nhiều kỹ thuật thống kê kết hợp với sự đánh giá và kinh nghiệm của người quản lý để xây dựng những dự báo về cho vay và tiền gửi.

- Phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ

Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phân chia tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút khỏi ngân hàng, được chia như sau:

Vốn nóng: là loại vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc hầu như chắc chắn sẽ được rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch.

Vốn kém ổn định: là các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể khoảng 25-30% có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch.


Vốn ổn định (thường gọi là tiền gửi hoặc vốn cơ sở): là khoản mục vốn mà nhà quản lý ngân hàng tin tưởng rằng ít có khả năng chuyển khỏi ngân hàng.

Bước 2: Xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản đối với mỗi nhóm nêu trên.

Bước 3: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản vốn.

Đi sâu vào phương pháp này, nhà quản trị thanh khoản sẽ cố gắng làm rò trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất đó cho tất cả các trường hợp cụ thể sau:

Trường hợp trạng thái thanh khoản xấu nhất có thể xảy ra với ngân hàng: là khi tăng trưởng trong tiền gửi giảm đáng kể so với dự tính của nhà quản lý và tổng mức tiền gửi có thể giảm thấp hơn mức thấp nhất trong lịch sử của ngân hàng. Trong trường hợp này, dự trữ thanh khoản khả dụng của ngân hàng phải chịu áp lực tối đa, bởi vì tăng trưởng trong tiền gửi không đủ tài trợ cho các yêu cầu vay vốn. Do vậy, nhà quản lý thanh khoản phải chuẩn bị cho trạng thái thâm hụt thanh khoản và cần lập kế hoạch tăng nguồn thanh khoản.

Trường hợp trạng thái thanh khoản tốt nhất có thể xảy ra với ngân hàng: là khi tăng trưởng tiền gửi vượt quá dự tính của các nhà quản lý và đạt mức cao nhất trong lịch sử của ngân hàng. Trong trường hợp này, áp lực đối với dự trữ thanh khoản là thấp nhất bởi vì tăng trưởng của tiền gửi có thể đáp ứng hầu như toàn bộ yêu cầu xin vay. Khi đó, có thể sẽ xuất hiện thặng dư thanh khoản. Do vậy, nhà quản lý thanh khoản phải có kế hoạch đầu tư phần vốn thặng dư nhằm tối đa hóa thu nhập của ngân hàng.

Phương pháp này là những ước lượng mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào sự đánh giá kinh nghiệm và quan điểm của nhà quản lý về vấn đề rủi ro. Nghiên cứu phương pháp này, các nhà quản trị rủi ro sẽ cố gắng làm rò trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất tiềm năng mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất cho từng trường hợp.

- Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Theo các nghiên cứu của một số tác giả như Pavla Vodova (2013), Agnieszka Wofcik-Mazur, Marek Szajt (2015), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015),…khả năng thanh khoản được đo lường theo 4 tỷ số sau:


L1 = Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

Tỷ số này cung cấp thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nghĩa là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt.

L2 = Tài sản thanh khoản/(Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)

Tỷ số này sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, tỷ số này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cao cũng thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt.

L3 = Khoản cho vay/Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.

L4 = Khoản cho vay/(Tiền gửi + Nguồn vốn ngắn hạn)

Tỷ số này cũng phản ánh nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng

yếu.


2.5 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và rủi ro thanh

khoản được các nhà nghiên cứu quan tâm khá nhiều.

Muhammad Farhan Akhtar, Khizer All, Shama Sadaqat (2011) nghiên cứu quản lý rủi ro thanh khoản thông qua phân tích so sánh giữa các ngân hàng thông thường và ngân hàng Hồi giáo ở Pakistan. Dữ liệu của nghiên cứu này sử dụng mẫu của 12 ngân hàng trong đó có 6 ngân hàng thông thường và 6 ngân hàng Hồi giáo. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng trong giai đoạn 2006-2009. Dữ liệu tài chính lấy từ các báo cáo thường niên được sử dụng để tính toán và đánh giá quản lý rủi ro thanh khoản. Tổng số mẫu gồm 48 đánh giá hàng năm.


Quy mô ngân hàng (SIZE)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Vốn lưu động thuần (NWC)

Rủi ro thanh khoản (LR)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản

Nguồn: Muhammad Farhan Akhtar, Khizer All, Shama Sadaqat (2011)

Rủi ro thanh khoản là biến phụ thuộc của nghiên cứu này. Tác giả áp dụng phân tích mô tả, tương quan, hồi quy để nghiên cứu và so sánh tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tác giả sử dụng SPSS trong điều tra, tính toán. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các biến độc lập có tương quan dương nhưng không đáng kể là quy mô ngân hàng và tỷ suất vốn lưu động trên tổng tài sản. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thông thường và lợi nhuận vốn trên tài sản của các ngân hàng Hồi giáo là dương và đáng kể ở mức 10%. Ngoài ra nghiên cứu này cho thấy chỉ số vượt trội về tài sản và lợi nhuận khẳng định ngân hàng thông thường có lãi lớn hơn và quản lý rủi ro thanh khoản tốt hơn so với các ngân hàng Hồi giáo. Nghiên cứu này giúp các Viện sĩ, học giả và ngân hàng có bức tranh về sự phát triển của ngành ngân hàng trong việc quản lý rủi ro thanh khoản, cung cấp nghiên cứu về ngành ngân hàng thông thường cho ngân hàng Hồi giáo nhằm tăng cường nghiên cứu về quản lý rủi ro thanh khoản.

Để nghiên cứu các yếu tố quyết định đến khả năng thanh khoản của các NHTM ở Công hòa Czech. Pavla Vodova (2011) sử dụng dữ liệu của 18 NHTM của Cộng hòa Czech trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009. Dữ liệu cụ thể được lấy từ các báo cáo hàng năm của các ngân hàng Cộng hòa Czech. Dữ liệu kinh tế vĩ mô được cung cấp bởi Thống kê tài chính quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế


(IMF). Tác giả đưa ra mô hình với biến phụ thuộc là khả năng thanh khoản và được đo lường theo bốn hệ số thanh toán như sau:

L1 = Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

L2 = Tài sản thanh khoản/(Tiền gửi + Vay ngắn hạn) L3 = Các khoản cho vay/Tổng tài sản

L4 = Các khoản cho vay/Tổng huy động vốn Các biến độc lập bao gồm:

Các yếu tố nội tại của ngân hàng:

- Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (CAP)

- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

- Quy mô ngân hàng (SIZE) Các yếu tố kinh tế vĩ mô:

- Biến giả (FIC)

- Tăng trưởng kinh tế (GDP)

- Lạm phát (INF)

- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (IRB)

- Lãi suất cho vay (IRL)

- Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi (IRM)

- Chính sách tiền tệ (MIR)

- Tỷ lệ thất nghiệp (UNE)

Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 7 để phân tích dữ liệu. Sau khi kiểm tra các điểm dừng tiến hành ước lượng hồi quy. Tác giả đo lường khả năng thanh khoản theo bốn hệ số thanh toán được xác định. Mục đích là để tìm một mô hình trong đó các biến sử dụng đều có ý nghĩa thống kê. Tác giả xem xét bốn yếu tố cụ thể ngân hàng và tám yếu tố kinh tế vĩ mô và hy vọng ba yếu tố có thể có tác động tích cực về thanh khoản ngân hàng (tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ lạm phát và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng), phần còn lại của các yếu tố được kỳ vọng sẽ có tác động tiêu cực về ngân hàng thanh khoản. Kết quả phân tích hồi qui dữ liệu bảng cho thấy rằng có một liên kết giữa thanh khoản ngân hàng và an toàn vốn, cổ phần của các khoản cho vay và lãi suất cho vay và giao dịch liên ngân hàng. Tác giả đã tìm thấy


ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh và khủng hoảng tài chính về thanh khoản. Ngân hàng tăng khả năng thanh khoản với tỷ lệ an toàn vốn cao hơn, lãi suất cho vay cao hơn, nợ xấu cao hơn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cao hơn. Ngược lại, cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực về thanh khoản ngân hàng. Tác giả cũng nhận thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận biên, chính sách tiền tệ không có ý nghĩa thống kê về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Czech.

Corinne Delechat và cộng sự (2012) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Trung Mỹ. Dữ liệu của nghiên cứu này sử dụng mẫu của 100 NHTM của Trung Mỹ và Cộng hòa Dominican trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Mô hình tác giả đưa ra bao gồm biến phụ thuộc là khả năng thanh khoản được đo lường bằng tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn và tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Biến độc lập bao gồm các biến bên trong ngân hàng: (1) Độ trễ của tỷ lệ thanh khoản; (2) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); (3) Vốn hóa; (4) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LRA); (5) Quy mô ngân hàng (SIZE); (6) Ảnh hưởng các nhà đầu tư bên ngoài; (7) Sở hữu tư nhân. Các biến kinh tế vĩ mô bao gồm: (1) Tăng trưởng kinh tế (GDP); (2) Lạm phát (INF); (3) Dự trữ ngoại hối. Mô hình được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp tổng quát của Moments (GMM) được phát triển bởi Blundell (2000). Kết quả ước lượng từ các đặc điểm kỹ thuật cơ bản rất mạnh mẽ đến sự lựa chọn của biến phát triển tài chính. Kết quả cho thấy hệ số của các biến độc lập là đương và có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng các ngân hàng nhắm đến một mức tối ưu hoặc mong muốn nắm giữ thanh khoản phòng ngừa, nhưng cũng có thể là do sự hiện diện của những trở ngại về cơ cấu tín dụng dẫn ngân hàng nắm giữ thanh khoản cao hơn.

Theo Samuel Siaw (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định của rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Ghana và làm thế nào nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tác giả sử dụng dữ liệu của 22 ngân hàng tại Ghana trong thời gian 10 năm từ 2002 dến 2011. Dữ liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng lựa chọn được mua lại từ Hiệp hội Ghana của ngân hàng. Dữ liệu về các biến kinh tế vĩ mô thay đổi trong GDP và lạm phát kết hợp trong nghiên cứu này có


nguồn gốc từ các chỉ số phát triển Thế giới (World Bank Online, 2013.) Các hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy dựa trên các thử nghiệm Hausman được sử dụng để ước tính các yếu tố quyết định của rủi ro thanh khoản ngân hàng. Các biến công cụ hồi quy thông qua phương pháp bình phương tối thiểu được áp dụng để đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản trên lợi nhuận ngân hàng do tính chất nội sinh của rủi ro thanh khoản là một ngân hàng lợi nhuận yếu tố quyết định trong khi kiểm soát các biến khác (quy mô ngân hàng, an toàn vốn, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, thu nhập ngoài lãi, GDP). Nghiên cứu này sử dụng các tỷ lệ khoảng cách tài chính (FGAPR) để đo lường rủi ro thanh khoản (biến phụ thuộc) và các biến độc lập bao gồm: (1) Quy mô ngân hàng; (2) Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (RLA),

(3) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); (4) Vốn chủ sở hữu (OWN); (5) Lạm phát (INF). Các yếu tố quyết định của rủi ro thanh khoản ngân hàng được ước tính bằng các phương trình hồi qui dữ liệu bảng. Sử dụng phần mềm Stata 12.0 để ước lượng cho các biến. Các dữ liệu bảng hồi quy dựa trên các hiệu ứng ngẫu nhiên GLS. Kết quả cho thấy rằng quy mô của ngân hàng, tỷ lệ lạm phát đã có một mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê với rủi ro thanh khoản, trong khi tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản cho thấy một mối quan hệ trái chiều.

Một nghiên cứu của Lee Kar Choon và cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Malaysia. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu xem xét các bài báo và báo cáo hàng năm liên quan đến các ngân hàng thương mại tại Malaysia. Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm báo cáo hàng năm của 15 ngân hàng thương mại từ năm 2003 đến năm 2012, định kỳ từ ngân hàng Negara Malaysia (BNM) và cơ sở dữ liệu kinh tế thế giới từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mô hình nghiên cứu đưa ra với biến phụ thuộc là khả năng thanh khoản và biến độc lập bao gồm các biến bên trong ngân hàng là : (1) tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (CAP); (2) quy mô ngân hàng (SIZE); (3) tỷ lệ nợ xấu (NPL); (4) tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các biến kinh tế vĩ mô bao gồm: (1) tốc độ tăng trưởng (GDP); (2) Lãi suất liên ngân hàng; (3) Khủng hoảng tài chính. Trong nghiên cứu này, các công cụ phân tích được sử dụng là E-view 6 và Stata 11. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng GDP, khủng hoảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022