Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Các Rủi Ro Khác


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này cung cấp lý thuyết về thanh khoản, lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. Cuối cùng là tổng quan, hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu về rủi ro thanh khoản.

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm:

Theo luật Ngân hàng Pháp năm 1941 định nghĩa: “ Được coi là ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng đưới hính thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vu, chiết khấu hay tài chính”.

Hay theo luật Ngân hàng của Ấn độ năm 1959 đã nêu; “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.

Và ở Việt Nam, trong Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12 được Quốc hội thông qua vào ngày 16/06/2010 thì phát biểu:”Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này còn định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

Theo Lê Trung Thành (2002) cho rằng ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền.

Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng


trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.

Chức năng trung gian thanh toán: Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế..

Chức năng “tạo tiền”: Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.


2.2 LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO

2.2.1 Khái niệm rủi ro

Nguyễn Thị Thu Hằng (2009) cho rằng rủi ro là xác xuất gặp nguy hiểm từ bất kỳ một sự cố tiêu cực nào như bị thương, mất cắp...do tác động của các yếu tố gây nguy hiểm từ bên trong hoặc bên ngoài gây nên và điều này có thể phòng ngừa và hạn chế được bằng những dự tính từ trước. Dưới góc độ tài chính, rủi ro được định nghĩa là xác suất mà lợi nhuận thực tế thu được từ một khoản đầu tư ban đầu thấp hơn so với mong đợi.

Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.

2.2.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) trình bày trong sách Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng-Nhà xuất bản thống kê cho rằng:

- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

- Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá dự tính của ngân hàng.

- Rủi ro lãi suất: Là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính (cả lãi suất bên tài sản và bên nguồn vốn). Như vậy, rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi và người vay. Hiểu theo cách khác, rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

2.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Trịnh Hồng Hạnh (2015) cho rằng quản trị rủi ro thanh khoản là việc ngân hàng thương mại sử dụng hệ thống các cơ chế quản trị, giải pháp nghiệp vụ và công


cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. Quản trị rủi ro bao gồm các bước: Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi ro; Kiểm soát phòng ngừa; Tài trợ rủi ro.

2.3 LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN

Thanh khoản trên thị trường tài chính có nhiều ý nghĩa. Thanh khoản có nghĩa khả năng một công ty tài chính duy trì cân bằng giữa các nguồn tài chính vào và ra trong cùng một thời gian (Vento & Ganga, 2009).

Theo tạp chí Basel Committee on Banking Supervision (Sep, 2008) cho rằng đối với ngân hàng, thanh khoản có nghĩa là đủ tài sản được dùng để trả nợ để đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ tài chính khi các nghĩa vụ này đến hạn trong phạm vi tổn thất có thể chấp nhận được.

Cũng theo Duttweiler (2009), có hai khía cạnh khác nhau về thanh khoản cần phải đặc biệt quan tâm, đó là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Trong đó thanh khoản nghĩa là các dòng lưu chuyển xuất phát từ tài sản hoặc nợ nhưng có thời gian theo luật định. Trong lĩnh vực ngân hàng, khi một giao dịch với khách hàng thường được tái tục, có thể với cùng số tiền hoặc với số tiền nhỏ hơn, lớn hơn thì nhìn chung nhóm khách hàng này thường hành động gần như theo cách có thể dự đoán được. Điều này không chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với các khoản nợ. Còn thanh khoản nhân tạo lại được tạo ra thông qua khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn.

Theo Trương Quang Thông (2012) thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh. Trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.

Cũng theo Trương Quang (2012) cho rằng rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, hoặc không có khả năng huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó.


Theo Rudolf Duttweiler (2009) thì rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, theo đó việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn.

Rủi ro thanh khoản theo Basel Committee on Banking Supervision (1997) xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng.

Như Golin (2001) đề cập rằng điều quan trọng để một người quản lý ngân hàng cần quan tâm đó chính là nguy cơ rủi ro thanh khoản, liệu ngân hàng có đủ tài sản hiện tại như tiền mặt hay chứng khoán có tính thanh khoản cao, nhằm đáp ứng nghĩa vụ thanh khoản cho những người gửi tiền, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế khủng hoảng. Nếu không có khả năng thanh toán, ngân hàng có thể bị thất bại.

2.3.1 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác

Rủi ro thanh khoản thường là hệ quả với nhiều rủi ro khác, do đó rủi ro thanh khoản có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau.

Rủi ro tập trung

Rủi ro danh tiếng

Rủi ro thị trường

Rủi ro hoạt động

Theo Gianfranco A.Vento (2009) cho rằng mối tương quan của rủi ro thanh khoản kinh phí và rủi ro tín dụng, ảnh hưởng danh tiếng về thanh khoản, và liên kết khác giữa thanh khoản ngân hàng và các tính năng điển hình khác. Rủi ro thanh khoản không phải là một "rủi ro bị cô lập" như tín dụng, rủi ro thị trường (mặc dù rủi ro tín dụng thường phát sinh như thiếu hụt thanh khoản khi hoàn trả theo lịch trình đến hạn).


Rủi ro tín dụng



Rủi ro thanh khoản



Rủi ro trong ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Hình 2.1: Mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác

Nguồn: Gianfranco A.Vento (2009)


2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Theo Valla và Escorbiac (2006) rủi ro thanh khoản có thể đến từ bên tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản.

Theo Trương Quang Thông (2012) đề cập trong sách Quản trị ngân hàng thương mại thì có ba nguyên nhân làm cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản xuất phát từ phía nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.

Ngân hàng thiếu ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu chi trả cho những người gửi tiền, hoặc thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà ngân hàng đã vay. Trong cơ cấu nguồn vốn của một ngân hàng thương mại, thông thường có một tỷ lệ lớn các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như tiền gửi trên tài khoản vãng lai, các khoản tiết kiệm ngắn hạn, các khoản vay liên ngân hàng, trong đó, một phần là tiền ký thác trên tài khoản vãng lai được khách hàng rút ra, phần còn lại được xem là ký thác lòi, là những nguồn vốn ổn định mà họ có thể sử dụng với kỳ hạn dài hơn. Do đó, các nhà quản trị phải biết cách điều chỉnh các luồng rút vốn ròng.

Rủi ro thanh khoản xuất phát từ phía tài sản của bảng cân đối kế toán.

Ngân hàng phải giải quyết các nhu cầu giải ngân cho các khoản tín dụng đã cam kết. Theo đó, ngân hàng phải có tiền giải ngân cho khách hàng vay nợ, khi họ muốn rút vốn theo nhu cầu và lịch trình đã thỏa thuận, và do đó làm phát sinh cầu thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc thiếu ngân quỹ.

Khi ngân quỹ của ngân hàng thương mại ít, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết vấn đề thanh khoản của ngân hàng. Giả sử khi có biến cố nào đó xảy ra như việc khách hàng vay nợ quá nhiều hoặc khách hàng đến rút tiền quá đông thì nếu ngân hàng có nguồn vốn điều lệ mạnh sẽ không sợ bị ảnh hưởng khi có những bất thường xảy ra nhưng đối với các ngân hàng nhỏ, họ sẽ khó để xoay sở kịp thời, và vấn đề làm vào mất khả năng thanh khoản có thể xảy ra.


2.4 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.4.1 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản

Theo Samuel Siaw (2013) quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả sẽ giúp đảm bảo khả năng của một ngân hàng để đáp ứng các nghĩa vụ dòng tiền mà không chắc chắn là họ đang bị ảnh hưởng bởi sự kiện bên ngoài và hành vi của các tác nhân khác. Cũng theo Dragos (2006) giải thích những rủi ro thanh khoản cho ngân hàng; là biểu hiện của các xác suất mất khả năng tài trợ cho các giao dịch của mình, hay xác suất mà ngân hàng không thể tôn trọng nghĩa vụ hàng ngày của mình cho các khách hàng trong đó bao gồm việc rút tiền gửi, kỳ hạn thanh toán các khoản nợ khác, và bao gồm các yêu cầu kinh phí bổ sung cho danh mục cho vay và đầu tư. Theo Crowe (2009), một ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, thu nhập mạnh mẽ và có đủ vốn vẫn có thể thất bại nếu nó không được duy trì thanh khoản đầy đủ.

Do vậy, công tác quản trị rủi ro thanh khoản có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bởi những lý do sau:

Sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời

Nợ xấu và thanh khoản yếu là hai nguyên nhân lớn gây nên thất bại trong hoạt động ngân hàng, chính vì vậy yếu tố thanh khoản thu hút sự chú ý lớn từ các nhà nghiên cứu nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đề cập đến nghiên cứu trước đây, các kết quả liên quan đến thanh khoản như nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa giữa mức độ thanh khoản và khả năng sinh lời. Do đó, đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý luôn mang ý nghĩa quan trọng đối với khả năng sinh lời của hoạt động ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản làm ngân hàng mất khả năng thanh toán

Những vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản chỉ có thể phát sinh khi tiền gửi được rút ra quá mức và không dự tính trước. Khi những người rút tiền tăng, luồng tiền chảy ra khỏi ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Nếu số dư tiền mặt không đủ để đáp ứng các yêu cầu rút tiền thì ngân hàng buộc phải bán khẩn cấp các chứng khoán thanh khoản như trái phiếu, tín phiếu kho bạc hoặc vay mượn trên thị trường tiền tệ. Trường hợp nếu người rút tiền tiếp tục tăng, ngân hàng không còn khả năng thanh


khoản, không thể vay mượn thêm trên thị trường tiền tệ thì khủng hoảng thanh khoản sẽ xảy ra, khi đó buộc ngân hàng phải bán các tài sản mà không quan tâm đến giá. Điều này sẽ làm cho ngân hàng chuyển sang rủi ro mất khả năng thanh toán.

Rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống

Khi một ngân hàng không thanh khoản, chuyển thành mất khả năng thanh toán và buộc phải đóng cửa có thể gây tâm lý lo ngại đối với khách hàng của các ngân hàng khác. Khách hàng lo sợ ngân hàng nơi mình gửi tiền cũng có thể bị phá sản nên tìm mọi cách rút tiền ra khỏi ngân hàng đó. Nếu niềm tin của dân chúng bị lung lay thì trong trường hợp như vậy có thể dẫn đến hàng loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán chỉ trong một thời gian ngắn và khiến cho hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sự hỗn loạn của hệ thống ngân hàng có thể chuyển thành khủng hoảng kinh tế xã hội, chính trị của một quốc gia.

2.4.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản

Theo Trương Quang Thông (2012 cho rằng việc thiết lập và thực thi các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phải dựa vào việc tổ chức chu đáo công tác hoạch định cung và cầu thanh khoản; phải hướng tới những giải pháp dự phòng, đối phó trong các tình huống trạng thái thanh khoản mất cân bằng.

Tùy theo điều kiện, đặc điểm hoạt động, ngân hàng có thể lựa chon các chiến lược quản trị thanh khoản sau:

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản

Theo chiến lược này, ngân hàng sẽ tập trung các hoạt động quản trị vào các khoản tín dụng ngắn hạn. Khối lượng và thời hạn của các nhu cầu tín dụng dự kiến sẽ được hoạch định tương ứng với các công cụ tiền tệ sẵn có.

Với chiến lược này, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu tín dụng mà không phải lệ thuộc vào các chủ thể bên ngoài khác. Tuy nhiên, chiến lược dựa vào tài sản có những nhược điểm như sự đánh đổi giữa tài sản có tính thanh khoản cao nhưng có mức sinh lời thấp. Bên cạnh đó, việc bán hay chuyển đổi tài sản cũng gây ra rủi ro khi phải bán hay chuyển đổi tài sản với chi phí giao dịch cao.

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào các khoản mục nợ

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí