Mô Hình Nghiên Cứu Tác Động Rrtk Đến Hqhđkd Ngân Hàng

3.3 Mô hình nghiên cứu tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng

3.3.1 Mô hình nghiên cứu

Luận án đã kế thừa cách tiếp cận của (Growe và cộng sự, 2014) để xây dựng mô hình đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn dựa trên mô hình (Ferrouhi, 2014) để bổ sung các biến đo lường RRTK ngân hàng để đánh giá tác động khác biệt của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

Mô hinh (2): Pt = f(α, Pt-1, LIQUIDITY RISK it, CONTROLit, u)

Trong đó:

Các biến phụ thuộc: Pit (NIM, ROA, ROE) Các biến độc lập gồm:

+ Biến trễ biến phụ thuộc: lag (Pt-1 ), hiệu quả ngân hàng có tác động lẫn nhau qua thời gian.

+ Biến rủi ro thanh khoản LIQUIDITY RISKt: gồm các biến FGAPit (khe hở tài trợ_ chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản), NLTAit (Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản), NLSTit (Dư nợ tín dụng/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn).

Các biến kiểm soát

+ Quy mô ngân hàng (SIZEit): Log (tổng tài sản)

+ Bình phương quy mô ngân hàng (SIZEit^2 ): Log (tổng tài sản^2)

+ Chất lượng tài sản thanh khoản gồm các biến: LIAit (Tài sản thanh khoản/tổng tài sản), LLRit (Tỷ lệ dự trữ thanh khoản / Tổng dư nơ ̣ tín duṇ g ), LADSit (Tài sản thanh khoản/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn).

+ Cấu trúc vốn (ETAit): vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

+ Rủi ro tín dụng (LLPit): Dự phòng rủi ro tín dụng/ Cho vay ròng

Các biến vĩ mô:

+ Tăng trưởng kinh tế (GDPit): Sự thay đổi thực trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm đối với từng quốc gia.

+ Lạm phát (INFit): tỷ lệ thay đổi CPI cho từng Quốc gia của từng năm

Các biến giả:

D_CRIS: Đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân khi có yếu tố khủng hoảng. Trong đó: α ( hệ số chặn), i (ngân hàng), t (năm), u ( phần dư mô hình)

3.3.2 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng phương pháp tỷ số

Qua lược khảo các nghiên cứu (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Ajibike và Aremu, 2015; Ferrouhi, 2014; Bordeleau và Graham, 2010; Bassey và Moses, 2015; Shen và cộng sự, 2009, Growe và cộng sự, 2014; Siaw, 2013) cho thấy các tỷ số đo lường lợi nhuận thường được sử dụng là chỉ số ROA, ROE, ROAA, ROEA, NIM. Các thang đo lợi nhuận này có thể phân thành 3 nhóm dưới đây.

- Nhóm tỷ số ROA, ROE: ROA lại là chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản trong khi ROE là chỉ tiêu đánh đo lường khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Các chủ sở hữu sẽ đặc biệt quan tâm đến tỷ số ROE. Mặc dù vậy, tỷ số ROA vẫn được sử dụng thông dụng hơn ROE là do tỷ số ROA cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng gồm như chủ sỡ hữu và nhà đầu tư, hoặc các cơ quan quản lý muốn xếp hạng, so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng với nhau.

- Nhóm tỷ số ROAA, ROAE: có ý nghĩa đo lường lợi nhuận tương tự ROA, ROE, tuy nhiên tỷ số ROAA, ROAE tính lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình của nhiều năm. Nếu áp dụng công thức này sẽ có thêm vài năm quan sát trong bộ dữ liệu.

- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí lãi chia cho tài sản bình quân. Tài sản bình quân (quý/năm) được tính là trung bình cộng của số đầu năm và cuối năm của tổng tài sản sinh lãi. Tài sản sinh lãi bao gồm tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tiền gửi lại các TCTC khác, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng. Chỉ số này cho biết thu nhập lãi trên tổng tài sản bình quân. Tỷ lệ này được các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông

qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp. Với mục tiêu đó, luận án bổ sung sử dụng chỉ tiêu thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng.

Do đó, trên cơ sở lược khảo nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, luận án sẽ chỉ định HQHĐKD được đo lường bằng tỷ số ROA, ROE, NIM theo công thức sau:

Tài sản bình quân quý năm được tính là trung bình cộng của số đầu năm và 1


Tài sản bình quân quý năm được tính là trung bình cộng của số đầu năm và 2


Tài sản bình quân quý năm được tính là trung bình cộng của số đầu năm và 3

Tài sản bình quân (quý/năm) được tính là trung bình cộng của số đầu năm và cuối năm của tổng tài sản sinh lãi. Tài sản sinh lãi bao gồm tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tiền gửi lại các TCTC khác, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng.

3.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đề tài xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:

3.3.3.1 Rủi ro thanh khoản

Poorman và Blake (2005) chỉ ra rằng: “Chỉ sử dụng các hệ số thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản là chưa đủ và đó chưa thể là một giải pháp”. Saunders và Cornett (2006) đã đề xuất sử dụng khái niệm khe hở tài trợ (Financing Gap) để đo lường rủi ro thanh khoản. Trong đề tài này, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp khe hở tài trợ và các hệ số thanh khoản để đo lường RRTK trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản được coi là một biến nội sinh và tỷ lệ đo lường chênh lệch giữa dư nợ cho vay và huy động vốn chia cho tổng tài sản (FGAP), tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản (NLTA) và tỷ lệ dư nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng (NLST) được sử dụng làm thước đo.

Khe hở tài trợ (FGAP): Shen và cộng sự (2009) cho rằng các ngân hàng có cấu trúc tài sản thanh khoản càng cao có thể nhận được thu nhập lãi thấp hơn các ngân hàng có cấu trúc tài sản kém thanh khoản. Nếu thị trường cho các khoản tiền gửi với chi phí cạnh tranh, nếu ngân hàng dữ trữ tài sản thanh khoản cao hơn sẽ có xu hướng bị ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập lãi biên. Do đó, kỳ vọng RRTK sẽ tác động cùng chiều với HQHDKD ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận án đưa ra giả thiết.

H10: khe hở tài trợ (FGAP) có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐKD

Dư nợ cho vay/ tổng tài sản (NLTA): Hoạt động cho vay là danh mục ít thanh khoản trong danh mục tài sản của ngân hàng. Điều đó có nghĩa giá trị này càng cao, ngân hàng càng kém thanh khoản, bởi vì các khoản vay có tỷ suất lợi tức cao hơn các tài sản an toàn khác, tỷ lệ này có thể có tương quan dương đến lợi nhuận (Francis,2013). Lợi thế này có thể bị xói mòn bởi chi phí giao dịch hành chính của các khoản vay. Nếu có khoản nợ xấu đáng kể, bởi vì tín dụng của ngân hàng là không đạt tiêu chuẩn hoặc điều kiện kinh tế bất lợi, một danh mục cho vay lớn có thể dẫn đến giảm lợi nhuận. Nếu ngân hàng trả chi trả chi phí cao cho các khoản vay thì tác động của chúng đến lợi nhuận sẽ là tiêu cực.

Tính thanh khoản cao có thể làm tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí rủi ro thanh toán. Các nghiên cứu (Francis, 2013; Sufian và Chong, 2008; Trujillo-Ponce, 2013) nhận thấy rằng phần lớn các khoản vay trên Bảng cân đối lớn hơn sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Trong một số nghiên cứu, thì mối quan hệ này không có ý nghĩa như (Almumani, 2013; Ayaydin và Karakaya, 2014; Naceur và Kandil, 2008; Võ Xuân Vinh, 2017). Trong các nghiên cứu khác, mối quan hệ của danh mục

tín dụng và lợi nhuận là tương quan âm (Aburime, 2009; Lee và Hsieh, 2013; Sufian và Chong, 2008).

H11: Dư nợ cho vay/ tổng tài sản có mối quan hệ cùng biến với HQHĐKD

Du nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng (NLST): (Lee và Hsieh, 2013) cho rằng tỷ lệ này trong khoảng 70 % đến 90% được xem là tối ưu, nếu cao hơn sẽ rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Alexiou và Sofoklis (2009) đã tìm thấy mối tương quan âm đối với các ngân hàng Hy Lạp mặc dù mức trung bình của trong mẫu là 79%. (Flamini và cộng sự, 2009) tìm thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ này với HQHĐ ngân hàng, cả hai nghiên cứu này báo cáo tỷ lệ này dưới 70%. Trong một mẫu của Trung Quốc, (Lee và Hsieh, 2013) tìm thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ này với HQHĐ ngân hàng, với tỷ lệ này trung bình là 198,34%, điều đó cho thấy tỷ lệ này càng cao sẽ có khuynh hướng làm giảm HQHĐKD ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và thưc tiễn về tính tương đồng với các nghiên cứu, đề tài đưa ra giả thiết.

H12: Du nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng (NLST) cùng chiều với HQHĐKD

3.3.3.2 Biến kiểm soát

Biến chất lượng tài sản thanh khoản: Các thành phần của tài sản thanh khoản có thể thay đổi theo các quốc gia, nhưng nhìn chung bao gồm tiền mặt, chứng khoán chính phủ, tiền gửi liên ngân hàng và ngắn hạn chứng khoán thị trường (Goddard và cộng sự, 2004). Thanh khoản thấp có nghĩa rủi ro thanh khoản cao. Trong nghiên cứu này, chất lượng tài sản thanh khoản được coi là biến kiểm soát và sử dụng ba biến Tài

sản thanh khoản/Tổng tài sản (LIA), tài sản thanh khoản/ Tổng dư nơ ̣ tín duṇ g (LLR), Tài sản thanh khoản/ Vốn huy động (LATD) làm thước đo đánh giá chất lượng tài sản thanh khoản.

Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (LIA): Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ thanh khoản này có tương quan ngược chiều với HQHĐ ngân hàng (Goddard và cộng sự, 2004; Lee và Hsieh, 2013). Tài sản thanh khoản thường nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn đối với các khoản cho vay dài hạn trong ngân hàng. Trong một số nghiên cứu, tỷ lệ thanh khoản này được tìm thấy tương quan cùng chiều với HQHĐ, các ngân hàng thường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, kiểm soát tốt trạng thái thanh khoản, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng nên tỷ suất sinh lời cao hơn và ngược lại (Kosmidou và cộng sự, 2005; Poposka và Trpkoski, 2013; Shen và cộng sự, 2009). Bordeleau và Graham (2010) cho rằng thanh khoản tác động đến HQHĐ ngân hàng theo 2 cách: đầu tiên, nắm giữ thanh khoản là giải pháp làm hạn chế rủi ro phá sản do giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Thứ hai, gia tăng nắm giữ tài sản thanh khoản làm giảm tỷ suất sinh lời trên đồng vốn và giảm lợi nhuận. Như vậy, mối quan hệ chung giữa thanh khoản và lợi nhuận là phi tuyến. Đầu tiên, nắm giữ tài sản thanh khoản sẽ làm gia tăng HQHĐ nhưng đến một điểm nào đó sẽ làm giảm HQHĐ. Khi cấu trúc thanh khoản tăng, chi phí cơ hội của thu nhập bị bỏ qua ngày

càng tăng và cấu trúc thanh khoản làm giảm khả năng sinh lợi. Một nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ số này không liên quan đáng kể đến lợi nhuận (Anbar và Alper, 2011). Trên cơ sở lý thuyết các nghiên cứu trước, luận án đưa ra giả thiết.

H13: Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD

Tài sản thanh khoản / Tổng dư nơ ̣tín dun

g (LLR): (Lee và Hsieh,2013; Shen

và cộng sự, 2009) tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và thưc tiễn về tính tương đồng với các nghiên cứu trước, đề tài đưa ra giả thiết.

H14:Tài sản thanh khoản/ dư nợ tín dun

g có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD

Tài sản thanh khoản/ Vốn huy động (LADS): AlJafari và Alchami (2014) tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. (Ayaydin và Karakaya, 2014) cho rằng mối quan hệ này không có ý nghĩa. Trên cơ sở lý thuyết và thưc tiễn về tính tương đồng với các nghiên cứu trước, luận án đưa ra giả thiết.

H15: Tài sản thanh khoản/ Vốn huy động có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD

Biến trễ hiệu quả hoạt động ngân hàng: Các nghiên cứu về HQHĐKD ngân hàng đã tìm thấy biến trễ HQHĐKD có tác động đến khả năng sinh lời hiện tại (Ayaydin và Karakaya, 2014; Lee và Hsieh, 2013; Trujillo-Ponce, 2013). Một nghiên cứu đã tìm ra một mối tương quan ngược chiều (AlJafari và Alchami, 2014) giữa lợi nhuận năm trước và hiện tại. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết:

H16: Biến trể hiệu quả hoạt động có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐKD

Quy mô ngân hàng: Quy mô của ngân hàng được tính bằng logarit của tổng tài sản là một trong những biến đặc trưng của ngân hàng. Quy mô tăng lên có thể làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. (Anbar và Alper, 2011) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và lợi nhuận.

Tuy nhiên, việc tăng quy mô vượt quá một điểm nhất định có thể dẫn đến tăng quy mô không hiệu quả vì bộ máy quan liêu. Một số nghiên cứu tìm thấy mối tương quan ngược chiều (Lee và Hsieh, 2013; Sufian và Chong, 2008). Như vậy, mối quan hệ giữa quy mô và HQHĐKD ngân hàng có thể là phi tuyến hoặc chưa xác định được. Để đánh giá mối quan hệ phi tuyến giữa quy mô ngân hàng và HQHĐKD, tác giả sử dụng biến bình phương quy mô của ngân hàng, được tính bằng logarit bình phương của tổng tài sản. Mối quan hệ phi tuyến được xác định khi biến quy mô tác động dương và bình phương của biến quy mô ngân hàng tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Một vài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo lường này và tìm thấy mối tương quan phi tuyến (Lee và Kim, 2013; Shen và cộng sự, 2009). Điều này được giải thích dựa vào lý thuyết kinh tế theo quy mô, lợi nhuận tăng theo quy mô đến một lúc nào đó hiệu quả giảm và làm giảm lợi nhuận. Một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa giữa quy mô và lợi nhuận (Almumani, 2013;

Athanasoglou và cộng sự, 2005; Goddard và cộng sự, 2004; Sufian và Chong, 2008). Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết

H17: Quy mô ngân hàng (SIZE) phi tuyến với HQHĐKD

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA): Các chỉ số vốn thể hiện sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính, Sức mạnh thể hiện ở khả năng chịu được và phục hồi sau cú sốc kinh tế. Lý thuyết cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có liên quan đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có nhiều vốn sẽ ít cần nguồn tài trợ bên ngoài và chi phí vốn thấp hơn khi thiếu vốn. Mặt khác, khi mức vốn cao, mức độ đòn bẩy và rủi ro thấp hơn. Nhiều người cho rằng lợi nhuận của cổ đông nên cao hơn khi mức độ sở hữu giảm và rủi ro tăng. Nhiều nghiên cứu (Lee và Hsieh, 2013; Ongore và Kusa, 2013; Poposka và Trpkoski,2013; Shen và cộng sự, 2009) cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản đối với HQHĐKD ngân hàng. Trong khi đó, (Goddard và cộng sự, 2004) tìm thấy mối tương quan ngược chiều. Các nghiên cứu (Almumani, 2013; Anbar và Alper, 2011) không tìm thấy mối quan hệ nào cả. Trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đó, đề tài đưa ra giả thuyết:

H18: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐKD

Rủi ro tín dụng: Chất lượng tài sản thường thể hiện khó khăn của ngân hàng trong danh mục cho vay. Thông thường chất lượng tài sản của ngân hàng có vấn đề thường làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ dự phòng RRTD cao hơn có thể các ngân hàng đang có chiến lược cho vay mạnh mẽ hơn. Các khoản cho vay dự kiến có rủi ro cao sẽ yêu cầu dự phòng RRTD cao hơn, điều này làm gia tăng chi phí và giảm thu nhập. Tuy nhiên, hiệu ứng này có thể được bù lại bởi lãi suất cao hơn vì tính phí cho người đi vay mạo hiểm. Ý nghĩa của tỷ số này là gì và luôn là câu hỏi đặt ra của các nhà quản trị, bởi vì mức dự phòng RRTD có thể không cho thấy các khoản vay có vấn đề mà có ý nghĩa tích cực nhằm hạn chế rủi ro xảy ra (Golin và Delhaise, 2013). Một số nghiên cứu cho thấy Rủi ro tín dụng được đo bằng tỷ lệ dự phòng RRTD tác động cùng chiều đến HQHĐKD (Ayaydin và Karakaya, 2014; Shen và cộng sự, 2009; Trujillo-Ponce, 2013). Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và HQHĐKD ngân hàng (Sufian và Chong, 2008).

Một giải thích dựa vào "giả thuyết giảm giá", là một ngân hàng có thể giảm chi phí bảo lãnh và giám sát cho vay vì có thể bù đắp chi phí dự phòng (Berger và DeYoung, 1997). Điều này cho thấy, các ngân hàng nên tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng nếu gia tăng tỷ lệ này. Nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ không đáng kể giữa biến này và lợi nhuận (Kosmidou và cộng sự, 2005). Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết:

H19: rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD

Trong thực tiễn, ngoài các kênh tác động như trên, tác động của RRTK đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng càng phức tạp hơn khi môi trường kinh tế vĩ mô rủi ro và kém bền vững.

3.3.3.3 Biến vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế (GDP): Tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến lợi nhuận ngân hàng, vì trong thời kỳ tăng trưởng, các ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất nên nhu cầu vay cao điều này cho phép các ngân hàng thu phí nhiều hơn từ các dịch vụ của họ. Biến số này được tính Sự thay đổi thực trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm đối với từng quốc gia. Tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến HQHĐKD ngân hàng trong một số nghiên cứu (Goddard và cộng sự, 2004; Kosmidou và cộng sự, 2005; Lee và Hsieh, 2013; Lee và Kim, 2013; Shen và cộng sự, 2009; Trujillo-Ponce, 2013). Một số nghiên cứu tìm thấy không có mối liên hệ nào giữa tăng trưởng kinh tế và HQHĐ ngân hàng (Anbar và Alper, 2011; Poposka và Trpkoski, 2013; Sufian và Chong, 2008). (Ayaydin và Karakaya, 2014) tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và HQHĐ. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết:

H20: Tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐKD

Lạm phát (INF): Tỷ lệ lạm phát được tính bằng cách dựa vào tỷ lệ thay đổi CPI cho từng Quốc gia của từng năm. (Ferrouhi, 2014) cho rằng lạm phát tác động trực tiếp và gián tiếp đến HQHĐKD ngân hàng. Tác động trực tiếp thông qua việc ngân hàng phải chi trả cho nguồn đầu vào như lao động, trang thiết bị khi giá cả tăng lên. Tác động gián tiếp thông qua những thay đổi về lãi suất tỷ giá và giá trị tài sản. Với lạm phát không dự đoán được, chi phí có thể tăng nhanh và lợi nhuận sẽ giảm.

Với vai trò là người chuyển đổi kỳ hạn, ngân hàng cho vay trong thời gian dài hơn thời gian huy động, biến động lạm phát có tác động đến HQHĐKD ngân hàng (Bordeleau và Graham, 2010). Biến động lạm phát tác động ngược chiều đến HQHĐKD trong một số nghiên cứu (Ayaydin và Karakaya, 2014; Ongore và Kusa, 2013; Sufian và Chong, 2008). Một số nghiên cứu khác tìm thấy mối tương quan cùng chiều (Athanasoglou và cộng sự, 2005; Shen và cộng sự 2009; TrujilloPonce, 2013). Một số nghiên cứu (Anbar và Alper, 2011) không tìm thấy mối liên hệ nào giữa lạm phát và khả năng sinh lợi. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra giả thuyết:

H21: Lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD

Đề tài đưa vào mô hình biến giả khủng hoảng tài chính (D_CRIS) để đánh giá tác động khác biệt của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam khi có yếu tố khủng hoảng tài chính.

Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.

(Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á)

Tên biến

Định nghĩa/ký hiệu

Đo lường

Các nghiên cứu trước

Kết quả nghiên cứu

Kỳ vọng

Nguồn dữ liệu

Biến phụ thuộc


HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG


ROA

Bassey và Moses 2015 Anbar và Alper 2011 Ferrouhi 2014 Arif và Nauman Anees 2012 4

Bassey và Moses (2015), Anbar và Alper (2011). Ferrouhi (2014), Arif và Nauman Anees (2012), Growe và cộng sự (2014)



BankScope

ROE

Bassey và Moses 2015 Ajibike và Aremu 2015 Ferrouhi 2014 Arif và Nauman Anees 2012 5

Bassey và Moses (2015), Ajibike và Aremu (2015), Ferrouhi (2014); Arif và Nauman Anees (2012); Growe và cộng sự, (2014); Anbar và Alper (2011).



BankScope

NIM

Shen va ̀ côṇ g sự 2009 Naceur và Kandil 2009 Ferrouhi 2014 Arif và Nauman Anees 6

Shen và côṇ g sự (2009), Naceur và Kandil (2009), Ferrouhi (2014), Arif và Nauman Anees (2012); Growe và cộng sự (2014)



BankScope

Biến giải thích

Tên biến

Định nghĩa/ký hiệu

Đo lường

Các nghiên cứu trước

Kết quả nghiên cứu

Kỳ vọng

Nguồn dữ liệu

Rủi ro thanh khoản (LiquidityRisk)


FGAP

khe hở tài trợ


(Dư nợ tín dụng - huy động vốn) /tổng tài sản


Ferrouhi (2014); Lucchetta (2007); Saunders và Cornett (2006), Bunda và Desquilbet (2008); Shen và cộng sự (2009)



(+)


BankScope

NLTA

Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản

Ayaydin và Karakaya (2014), Ferrouhi (2014), Growe và cộng sự (2014); Anbar và Alper (2011)



(+)

BankScope

NLST

Dư nợ tín dụng/(Tiền gửi khách hàng +nguồn tài trợ ngắn hạn)

Munteanu (2012), Ferrouhi (2014), Growe và cộng sự (2014); Anbar và Alper (2011); Ayaydin và Karakaya (2014)


(+)

BankScope

Biến kiểm soát _mang đặc trưng ngân hàng (Bank racteristics)




Biến trễ hiệu quả hoạt động

Hiệu quả ngân hàng có tác động lẫn nhau qua thời gian.

lag (Pt-1 )

Ayaydin và Karakaya ( 2014); Lee và Hsieh (2013); Perera và cộng sự (2013); Growe và cộng sự, (2014)


(+)

BankScope

SIZE

Quy mô lớn làm tăng sức mạnh trên thị trường, nâng cao hiệu quả công nghệ với

chi phí thấp

Log (tổng tài sản)

Munteanu (2012), Lee và Hsieh (2013); Anbar và Alper (2011); Ferrouhi (2014); Growe và cộng sự (2014)


(+)

BankScope

SIZE ^2

lợi nhuận tăng theo quy mô đến một lúc nào đó hiệu quả làm giảm lợi nhuận

Log (tổng tài sản)^2

Shen và cộng sự (2009); Growe và cộng sự (2014); Ayaydin và Karakaya (2014); Lee và Kim (2013)


(-/+)

BankScope

LIA

( Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản)


(Tiền mặt, CDs, tiền gửi ngân hàng khác, các khoản đầu tư ngắn hạn

Kosmidou và cộng sự (2005), Poposka và Trpkoski (2013), Shen và cộng sự (2009), Ferrouhi (2014); Growe và cộng sự

(2014); Anbar và Alper (2011); Ayaydin và Karakaya (2014)


(+)

BankScope

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 10

BẢNG TỔNG HỢP CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH 2

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí