Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Các Chi Nhánh Và Các Công Ty Sau Hợp Nhất




trên thị trường liên ngân hàng)/(Tổng tài sản)





LLR


Tỷ lệ tài sản thanh khoản / Tổng dư nợ tín dụng

(Tiền mặt, CDs, tiền gửi ngân hàng khác, các khoản đầu tư ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng)/ dư nợ tín dụng

Shen và cộng sự (2009); Ferrouhi (2014); Growe và cộng sự, (2014); Anbar và Alper (2011); Ayaydin và Karakaya (2014)


(-)

BankScope

LADS

Tài sản thanh khoản/ Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn

Tiền mặt, CDs, tiền gửi ngân hàng khác, các khoản đầu tư ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng / Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn

Almumani (2013), Ayaydin và Karakaya (2014) , Ferrouhi (2014), Anbar và Alper (2011)


(-)

BankScope

Cấu trúc vốn (ETA)

khi mức vốn cao, mức độ đòn bẩy và rủi ro thấp hơn

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Shen và cộng sự (2009), Ferrouhi (2014); Growe và c ộng sự (2014); Anbar và Alper (2011); Ayaydin và Karakaya (2014)


(+)

BankScope

Rủi ro tín dụng ( LLPT)

chất lượng tài sản có vấn đề thường làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng/ Cho vay ròng

Ayaydin và Karakaya (2014); Shen và cộng sự (2009); Trujillo-Ponce (2013); Growe và cộng sự (2014)


(-)

BankScope


Biến vĩ mô


Tăng trưởng kinh tế (GDP)

trong thời kỳ tăng trưởng, các ngân hàng giảm lãi suất nên nhu cầu vay cao điều này cho phép các ngân hàng thu phí nhiều hơn từ các dịch vụ của họ.

Sự thay đổi thực trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm đối với từng quốc gia.

Log ((GDPt-GDPt-1)/ GDPt-1)

Shen và cộng sự (2009); Anbar và Alper (2011); Ferrouhi (2014); Growe và cộng sự (2014); Ayaydin và Karakaya (2014),


(+)

ADB

M2

Cung tiền

Log ( Cung tiền)

Dietrich và Wanzenried (2014)


(+)

ADB

Lạm phát (INF)

Với lạm phát không dự đoán được, chi phí có thể tăng nhanh hơn doanh thu và

lợi nhuận sẽ giảm

tỷ lệ thay đổi CPI cho từng Quốc gia của từng năm

Ayaydin và Karakaya ( 2014); Shen và cộng sự (2009); Sufian và Chong (2008); Ferrouhi (2014); Growe và

cộng sự (2014); Anbar và Alper (2011)


(-)

ADB

Biến giả





D_CRIS

Đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân khi có yếu tố khủng hoảng

1: giai đoạn khủng hoảng (2008 -2010) 0: giai đoạn trước khủng hoảng (2005 - 2007)

Ferrouhi (2014), Sufian và Chong (2008); Growe và cộng sự (2014); Ayaydin và Karakaya (2014),




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á 1670316926 - 11

Ghi chú: (-) tương quan âm, (+) tương quan dương, (-/+) phi tuyến Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

3.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu


3.4.1 Mô tả phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu bảng trong giai đoạn 2004 - 2016 của

11 quốc gia Đông Nam Á gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Đôngtimo.

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ 2 nguồn: (i) dữ liệu cấp độ ngân hàng từ cơ sở dữ liệu của Bankscope (nguồn dữ liệu tài chính của các định chế tài chính của các quốc gia trên thế giới), (ii) dữ liệu thông tin vĩ mô từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Trước khi dữ liệu Bankscope được đưa vào phân tích thống kê, nghiên cứu đã hiệu chỉnh dữ liệu Bankscope theo các bước sau:

+ Sàn lọc đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng: Dữ liệu sẽ được thu hẹp phạm vi khi xét đến đối tượng nghiên cứu. Do đối tượng nghiên cứu là ngân hàng thương mại nên sẽ loại bỏ những định chế tài chính nào là ngân hàng quốc gia (Central Bank), ngân hàng đầu tư (Investment Bank), công ty chứng khoán (Securities Companies), công ty tài chính (Non-Banking Credit Institutions). Đề tài sẽ loại bỏ dữ liệu quốc gia Singapore và Đôngtimo vì dữ liệu chưa cập nhật.

+ Lựa chọn hình thức báo cáo: Dữ liệu của Bankscope được xem là dữ liệu tài chính đầy đủ nhất của các định chế tài chính cho các quốc gia. Nhưng do những khác biệt về chế độ kế toán, hoạt động sáp nhập, phá sản giải thể của các ngân hàng, Bankscope không hoàn toàn cung cấp một báo cáo tài chính đồng nhất cho tất cả các ngân hàng qua các giai đoạn. Vì thế, một ngân hàng tại một thời điểm có thể tồn tại đồng thời nhiều hình thức báo cáo nhằm phân biệt mức độ sáp nhập (Bankscope có 6 hình thức báo cáo như 1C2, 2C1, 3C* và 4U2, 5U1, 6U*). Chính điều này đặt ra

yêu cầu phải đưa ra các tiêu chí lựa chọn hình thức báo cáo nào để tổng hợp thành bộ số liệu đồng nhất cho các ngân hàng trong suốt giai đoạn 2004 - 2016. Nghiên cứu này chọn hình thức báo cáo tài chính C2 vì bao gồm các báo cáo tài chính hợp nhất các chi nhánh và các công ty sau hợp nhất.


1 Báo cáo tài chính hợp nhất các chi nhánh và các công ty sau hợp nhất

2 Báo cáo tài chính hợp nhất các chi nhánh, không có các công ty sau hợp nhất

3 Báo cáo bổ sung hợp nhất

4 Báo cáo không hợp nhất báo cáo của chi nhánh hoặc các công ty con được kiểm soát, công ty sau hợp nhất

5 Báo cáo không hợp nhất báo cáo của chi nhánh hoặc các công ty con được kiểm soát

6Báo cáo không hợp nhất

Tóm lại, từ danh sách các NHTM đã được hiệu chỉnh của Banksope, tác giả tiếp tục thu thập số liệu về kinh tế vĩ mô từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Bộ số liệu hoàn chỉnh dùng trong nghiên cứu được kết nối từ các nguồn dữ liệu trên.

3.4.2 Xử lý dữ liệu

Bảng dữ liệu cuối cùng từ nguồn Bankscope (nguồn dữ liệu tài chính của các định chế tài chính của các quốc gia trên thế giới) giai đoạn từ năm 2004-2016 được thống nhất quy đổi về đơn vị tiền tệ USD theo tỷ giá tiền địa phương/USD của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Kết quả xử lý dữ liệu để có được danh sách 171 ngân hàng đưa vào nghiên

cứu:

+ Số liệu từ nguồn Bankscope: Từ dữ liệu của các ngân hàng và các công ty tài

chính từ 11 quốc gia Đông Nam Á, tác giả đã loại bỏ dữ liệu của 2 quốc gia là Singapore vì thiếu dữ liệu vĩ mô và Đôngtimo thiếu báo cáo tài chính ngân hàng, số ngân hàng thương mại có được là 171 ngân hàng từ 9 quốc gia Đông Nam Á gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 2004-2016

+ Số liệu từ nguồn Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Nguồn dữ liệu này cung cấp thông tin về lạm phát và tăng trưởng (GDP), cung tiền (M2) của các quốc gia Đông Nam Á.

Quá trình sàng lọc được 171 ngân hàng của các quốc gia Đông Nam Á nhằm đảm bảo thông tin phải đầy đủ dữ liệu báo cáo tài chính và dữ liệu vĩ mô là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong quy trình xử lý dữ liệu. Để trả lời cho câu hỏi yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng và chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng trong trường hợp Việt Nam, đề tài đã trích tách số liệu Việt Nam gồm 26 ngân hàng với 312 quan sát từ bộ dữ liệu 171 ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á.

Tóm lại: Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy theo 4 phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM, SGMM bằng phần mềm Stata. Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) sẽ thích hợp nếu không có sự tồn tại các yếu tố riêng biệt (từng NH) và yếu tố thời gian. Vì thế, phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt. Để tìm hiểu xem phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong ba phương pháp trên, sử dụng các kiểm định: kiểm định F để chọn lựa mô hình Pooled OLS hoặc FEM (Nếu p-value của mô hình FEM có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa

chọn mô hình FEM) và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM (nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị nhỏ hơn 5% thì lựa chọn mô hình FEM).

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, nghiên cứu tiếp tục tiến hành các kiểm định phương sai thay đổi (sử dụng kiểm định Modified Wald đối với mô hình FEM và kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian đối với mô hình REM) và tự tương quan (sử dụng kiểm định Wooldridge) (Wooldridge, 2002). Nếu mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Square) được sử dụng bởi mô hình này có thể kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kiểm định Modified Wald: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình FEM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Modified Wald có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình REM với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu p-value của kiểm định Breusch - Pagan Lagrangian có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Kiểm định Wooldridge: được dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình với giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Nếu p-value của kiểm định Wooldridge có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0. Cuối cùng sử dụng SGMM để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở mô hình lý thuyết của chương 2, chương 3 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Chương 3 đã tổng hợp kiến thức về phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp OLS, FEM, REM, SGMM và các phương pháp kiểm định mô hình, lựa chọn mô hình phù hợp nhằm đảm bảo tính vững, phù hợp. Điểm quan trọng nhất là Chương 3 đã phân tích và luận giải về cách thức xây dựng mô hình, lựa chọn biến đo lường, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mô hình và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Thêm vào đó, để có thể thực hiện thu thập số liệu và khớp nối được bộ số liệu từ nguồn Bankscope, ADB, tác giả đã tìm hiểu và ghi nhận đặc điểm của cơ sở dữ liệu Bankscope, ADB để xây dựng tiêu chí lấy dữ liệu phù hợp cho đề tài. Số liệu cuối cùng dùng trong phân tích gồm 2 bộ số liệu: (i) Bộ số liệu gồm 171 NHTM tại 9 quốc gia Đông Nam Á, (ii) Bộ số liệu gồm 26 ngân hàng thương mại được niêm yết và chưa niêm yết của Việt Nam. Mô tả số liệu đã cho thấy khái quát về sự phù hợp các đo lường trong phân tích và cơ sở để thảo luận kết quả nghiên cứu trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày kết quả kiểm định các mô hình nghiên cứu nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và phân tích tác động rủi ro thanh khoản đến HQHĐKD ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á. Đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ nguồn Bankscope cho 171 ngân hàng tại 9 quốc gia Đông Nam Á và nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô của ADB để hồi quy lần lượt cho trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Đối với trường hợp Việt Nam, đề tài phân tích dựa trên bộ số liệu gồm 26 NHTM để kiểm định trường hợp Việt Nam, từ đó phân tích xu hướng và đề xuất chính sách cho phù hợp các ngân hàng Việt Nam.

4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK

4.1.1 Thống kê mô tả

Bảng thống kê mô tả khái quát các thông số cơ bản của dữ liệu nghiên cứu. Qua đó cho thấy có sự phân tán giữa các quan sát trong mẫu được thể hiện qua giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn. Giá trị của các biến phân phối không đều, thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Dữ liệu bảng thu thập được là không cân bằng. Theo Bảng 4.1 và Bảng 4.2 các chỉ số trung bình của các ngân hàng Việt Nam cao hơn so với trung bình trong mẫu các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn đa số các biến trường hợp các quốc gia Đông Nam Á cao hơn Việt Nam.

Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á

Tên biến (Variable)

Số quan sát (Obs)

Giá trị trung bình (Mean)

Độ lệch chuẩn (Std. Dev)

Giá trị tối thiểu (Min)

Giá trị tối đa

(Max)

Fgap

1584

- 0.305

0.195

- 0.965

0.686

Nlta

1584

56.810

18.604

0.426

102.074

Nlst

1584

82.045

65.694

0.739

718.247

Size

1584

2.396

2.253

0.009

10.888

Size2

1584

10.812

17.073

0.000

118.553

Lia

1584

4.748

6.259

- 20.376

46.426

Lads

1584

21.205

29.480

- 0.264

469.599

Llr

1584

282.214

2,146.458

0.321

57,300.090

Eta

1584

9.723

8.692

- 1.902

67.862

Llp

1584

26.139

71.892

0.049

1,380.340

Nim

1584

3.929

2.642

- 4.728

22.334

Gdp

1584

11.537

34.271

- 2.500

215.035

1584

5.188

3.724

- 9.200

23.088

m2

1584

552.566

1,196.977

1.034

7,125.801

d_cris

1584

0.712

0.453

0

1

Infl

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ nguồn ADB và Bankscope

Bảng 4.1 mô tả dữ liệu thống kê trung bình của các biến sử dụng trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK trường hợp các quốc gia Đông Nam Á cho thấy biến phụ thuộc rủi ro thanh khoản _ fgap có giá trị cao nhất đạt -0.686, trong khi đó giá trị thấp nhất là -0.965, giá trị trung bình là -0.305 với độ lệch chuẩn 0.195. Chỉ số dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có giá trị cao nhất đạt 102.074, trong khi đó giá trị thấp nhất là 0.426, giá trị trung bình là 56.810, với độ lệch chuẩn khá lớn lên đến 18.604. Chỉ số dư nợ tín dụng/ nguồn vốn huy động ngắn hạn có giá trị cao nhất 718.247, trong khi đó giá trị thấp nhất là 0.739, giá trị trung bình là 82.045, với độ lệch chuẩn lên đến 65.694, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á khá phát triển, trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn thấp, có nguy cơ dẫn đến RRTK cao. Qua đó cho thấy, chỉ số đo lường RRTK của các ngân hàng trong mẫu biến động chênh lệch nhau khá lớn.

Sự phân bổ dữ liệu của các biến độc lập cũng được trình bày. SIZE đại diện cho quy mô ngân hàng, có giá trị cao nhất 10.888, thấp nhất là 0.009, trung bình là 2.396, độ biến động so với giá trị trung bình là 2.253 cho thấy sự chênh lệch lớn về quy mô của các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

LIA đại diện cho chất lượng tài sản thanh khoản, có giá trị cao nhất 46.426, thấp nhất là - 20.376 trung bình là 4.748, độ biến động so với giá trị trung bình là

6.259 cho thấy có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

Tỷ lệ đánh giá chất lượng tài sản thanh khoản LADS có giá trị cao nhất là 469.599, thấp nhất chỉ là -0.264 cho thấy tỷ lệ LADS biến động giữa các ngân hàng, trung bình là 21.205, độ lệch chuẩn là 29.480 cho thấy sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng vốn huy động ngắn hạn của các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) có giá trị cao nhất là 67.862, thấp nhất chỉ là -1.902, giá trị trung bình là 9.723, độ lệch chuẩn là 8.692 cho thấy sự phân bổ tỷ lệ này khác biệt nhau ở các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

LLP đại diện cho RRTD, có giá trị cao nhất 1,380.340, thấp nhất là 0.049, trung bình là 26.139, độ biến động so với giá trị trung bình là 71.892 cho thấy sự chênh lệch lớn về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

Đối với các biến vĩ mô được sử dụng trong mô hình , đáng chú ý vẫn là biến tỷ lệ lạm phát INFL và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có sự biến động khá lớn. Độ lệch chuẩn của INFL và GDP chênh lệch khá lớn. Đối với biến INFL, độ lệch chuẩn là 3.724; đối với biến GDP có độ lệch chuẩn lên tới 34.271.

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp Việt Nam


Tên biến (Variable)

Số quan sát (Obs)

Giá trị trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn (Std. Dev)

Giá trị tối thiểu (Min)

Giá trị tối đa

(Max)

Fgap

192

- 0.345

0.163

- 0.788

0.053

Nlta

192

55.557

15.670

14.483

83.479

Nlst

192

68.888

27.093

18.519

318.357

Size

192

0.245

0.131

0.032

0.680

size2

192

0.077

0.079

0.001

0.462

Lia

192

9.984

5.018

3.799

38.675

Lads

192

4.032

1.488

1.916

10.656

Llr

192

137.193

196.834

9.459

1,683.111

Eta

192

1.235

0.739

0.013

4.082

Llp

192

53.942

44.888

5.669

243.755

Nim

192

2.953

1.137

- 0.960

7.205

Gdp

192

6.141

0.687

5.247

7.790

Infl

192

8.775

5.980

0.630

23.088

m2

192

3,038.496

1,809.798

7.471

7,125.801

d_cris

192

0.703

0.458

0

1

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ nguồn ADB và Bankscope

Bảng 4.2 mô tả dữ liệu thống kê trung bình của các biến sử dụng trong mô hình các yếu tố tác động đến RRTK, nghiên cứu trường hợp Việt Nam cho thấy biến phụ thuộc rủi ro thanh khoản _ fgap có giá trị cao nhất đạt 0.053, thấp nhất là -0.788, trung bình là -0.345, độ biến động so với giá trị trung bình là 0.163 cho thấy sự chênh lệch không lớn về tỷ lệ chênh lệch các khoản tín dụng và huy động vốn trên tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu qua các năm. Tỷ lệ chênh lệch này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á.

Chỉ số dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có giá trị cao nhất đạt 83.479, thấp nhất là 14.483, trung bình là 55.557, độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình lên đến 15.670.

Chỉ số dư nợ tín dụng/ nguồn vốn huy động ngắn hạn có giá trị cao nhất có giá trị cao nhất 318.357, thấp nhất là 18.519, trung bình là 68.888, độ biến động so với giá trị trung bình lên đến 27.093 cho thấy sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động ngắn hạn của các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí