quan trọng trong việc kiểm soát RRTK. Thực tế, hoạt động của các ngân hàng truyền thống chủ yếu từ hoạt động cho vay nên khi các ngân hàng có thu nhập lãi thuần cao, điều này làm gia tăng RRTD. Nếu có các cú sốc bất ngờ, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản và RRTK gia tăng. Điều này phù hợp với lý thuyết thương mại cho rằng hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro cao vì hoạt động cho vay thương mại rất rủi ro và điều này làm gia tăng RRTK. Về mặt dấu tác động, kết quả này hoàn toàn đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả và tương đồng với các nghiên cứu trước (Delécha và cộng sự, 2012; Munteanu, 2012; Bonfim và Kim, 2011; Abdullah và Khan, 2012). Kết luận này hàm ý rằng hoạt động cho vay gia tăng làm gia tăng thu nhập lãi và điều này sẽ làm gia tăng RRTK (Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999).
Tăng trưởng GDP: Đối với nhóm biến kinh tế vĩ mô, nghiên cứu tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng GDP với RRTK (NLST) với mức ý nghĩa 1%, kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước (Dinger, 2009; Vodova, 2011). Thật vậy, nền kinh tế tăng trưởng tốt vừa tạo cơ hội sản xuất và tiêu dùng phát triển, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cải thiện và tăng trưởng, qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tăng trưởng càng nóng thì tài sản ngân hàng sẽ nhạy cảm hơn với biến động thị trường, hay nói cách khác rủi ro thị trường của ngân hàng càng gia tăng khi tăng trưởng GDP càng nóng và điều này tác động đến RRTK ngân hàng. Williams (2014) tìm thấy tăng trưởng GDP càng cao làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng tại các quốc gia Châu Á
Lạm phát: kết quả cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa lạm phát và rủi ro thanh khoản (FGAP, NLTA) với mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng lạm phát cao hơn giúp khách hàng dễ trả nợ hơn do lạm phát làm giảm giá trị thực của khoản vay, rủi ro thanh khoản được kiểm soát và lạm phát cao làm giảm tỷ lệ thất nghiệp như đường cong của Phillips. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy mối tương quan
cùng chiều giữa lạm phát và rủi ro thanh khoản (NLST) với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và tương đồng với các nghiên cứu trước (Delechat và cộng sự, 2012, Bonfim và Kim, 2011; Vodova, 2011; Cucinelli, 2013, Bunda và Desquilbe, 2008, Munteanu, 2012). Điều này có nghĩa khi lạm phát gia tăng mà nghiêm trọng nhất là lạm phát giá tiêu dùng và giá bất động sản sẽ làm trạng thái thanh khoản của ngân hàng biến động và rủi ro thanh khoản gia tăng. Kinh nghiệm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy lạm phát đã làm xói mòn giá trị của đồng tiền, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế từ đó tác động bất lợi đến chất lượng tín dụng và trạng thái thanh khoản của các NHTM tại các nước trên thế giới nói chung. Nhìn chung, mối quan hệ giữa lạm phát và RRTK tùy thuộc vào biến đo lường RRTK.
Cung tiền: Trái với kết quả nghiên cứu của Yurdakul (2014a), nghiên cứu này tìm thấy cung tiền M2 có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản (FGAP) với mức ý nghĩa 1%. Chính sách cung tiền tăng thường đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách lãi suất thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khủng hoảng tài chính: Tham số của biến khủng hoảng tài chính (D_CRIS) có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy yếu tố khủng hoảng tài chính có tác động đến hoạt động thanh khoản của ngân hàng. Thực tế cho thấy qua các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, dẫn đến việc rút tiền đột ngột tại một ngân hàng do tâm lý hoảng loạn của nhà đâu tư và tình trạng tái tài trợ và tỷ lệ chiết khấu ( hair cut) trên thị trường liên ngân hàng tăng lên làm gia tăng RRTK. Kết quả phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và tương đồng với các nghiên cứu trước đây (Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Munteanu, 2012; Shen và cộng sự, 2009; Skully và Perera, 2012; Vodova, 2011). Kết quả hàm ý, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trường hợp các quốc gia Đông Nam đối mặt với nguy cơ RRTK cao hơn. Kết quả nghiên cứu của mô hình trên có thể được tóm tắt thông qua bảng sau:
Bảng 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á
Kỳ vọng | Thực tế | ||||||
OLS | SGMM | ||||||
FGAP | NLTA | NLST | FGAP | NLTA | NLST | ||
liquidityriskt-1 | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) |
SIZE | (-) | (+) | (-) | (-) | (-) | ||
SIZE ^2 | (+/-) | (-) | (-) | (+) | (+) | (+) | |
LIA | (-) | (-) | (-) | (-) | (-) | (-) | (-) |
LLR | (-) | (-) | (-) | (+) | |||
LADS | (-) | (+) | (+) | (-) | |||
ETA | (+) | (+) | (-) | (+) | (+) | (+) | (+) |
LLP | (+) | (-) | (-) | (-) | (-) | (-) | (-) |
NIM | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | |
GDP | (+) | (+) | |||||
M2 | (+) | (-) | |||||
INFL | (+) | (+) | (-) | (-) | (+) | ||
D_CRIS | (+) | (-) | (+) | (+) |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Nghiên Cứu Tác Động Rrtk Đến Hqhđkd Ngân Hàng
- Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Các Chi Nhánh Và Các Công Ty Sau Hợp Nhất
- Tương Quan Giữa Các Biến Độc Lập Trong Mô Hình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rrtk Ngân Hàng, Nghiên Cứu Trường Hợp Các Quốc Gia Đông Nam Á.
- Thống Kê Mô Tả Các Biến, Nghiên Cứu Trường Hợp Việt Nam Trong Mô Hình Tác Động Rrtk Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Tác Động Đến Rrtk Đến Hqhđ Ngân Hàng, Nghiên Cứu Trường Hợp Các Quốc Gia Đông Nam Á.
- Kết Quả Mô Hình Rrtk Tác Động Hqhđ Kinh Doanh Ngân Hàng, Nghiên Cứu Trường Hợp Các Quốc Gia Đông Nam Á Và Việt Nam :
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của mô hình trên cho thấy nhiều nội dung đáng chú ý. Tác động của các yếu tố quy mô ngân hàng, độ trễ thanh khoản, chất lượng tài sản thanh khoản, Vốn ngân hàng, thu nhập lãi biên, khủng hoảng tài chính đến RRTK, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á phù hợp với kỳ vọng của tác giả. Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thời kỳ. Tác động của biến quy mô ngân hàng đến RRTK có dạng phi tuyến và đồ thị dạng chữ U, điều này cho thấy quy mô ngân hàng là tấm đệm nhằm hạn chế rủi ro khi ngân hàng rơi vào các cú sốc thanh khoản, nhưng khi quy mô tăng đến một lúc nào sẽ tác động làm gia tăng RRTK. Chất lượng tài sản thanh khoản càng cao, RRTK càng thấp. Vốn ngân hàng tác động cùng chiều đến RRTK, điều này phù hợp với lý thuyết khả năng thay đổi, ngân hàng có vốn càng lớn có xu hướng ít dự trữ thanh khoản và RRTK cao hơn và ngược lại. RRTD tác động ngược chiều với RRTK, khi hoạt động cho vay gia tăng, các ngân hàng gia tăng dự phòng để đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng, các khoản dự phòng như khoản dự trữ nhằm đảm bảo rủi ro xảy ra và điều này tác động đến khả năng thanh toán của ngân hàng, RRTK được đảm bảo. Thu nhập lãi thuần tác động cùng chiều với RRTK. Điều này phù hợp với lý thuyết thương mại cho rằng hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro cao vì hoạt động cho vay thương mại rất rủi ro và điều này làm gia tăng RRTK. Trong thời kỳ tăng trưởng, hoạt động ngân hàng có xu hướng gia tăng RRTK vì hoạt động cho vay có xu hướng gia tăng. Cung tiền tác động ngược chiều với RRTK. Chiều hướng tác động của lạm phát đến RRTK, tùy thuộc vào biến sử dụng. Nhìn chung, nếu nhìn thấy trước nguy cơ gia tăng lạm phát, các cơ quan sẽ có chính sách kiểm soát cung tiền và lạm phát, đồng thời yêu cầu các NHTM kiểm soát chặt chẽ trạng thái thanh khoản, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần quan tâm các chính sách tiền tệ để có những chiến lược phòng ngừa RRTK khi NHTW thực thi chính sách thắt chặt để kiểm soát lạm phát hoặc chính sách mở rộng để hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ RRTK cao hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính.
4.1.4 Phân tích và thảo luận kết quả, nghiên cứu trường hợp Việt Nam
Trả lời câu hỏi nghiên cứu yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, trường hợp Việt Nam, đề tài thực hiện các mô hình hồi quy từ dữ liệu 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2004-2016 như sau: Kết quả ước lượng (Bảng 4.7) đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% vì các giá trị p-value (Prob > F) của mô hình đều nhỏ hơn 0,05 (Bảng 10), nghĩa là có thể sử dụng các ước lượng trên để phân tích rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Các F test, LM test, cho thấy các P-value của F, LM test đều nhỏ hơn 5% (<0,05), có bằng chứng để bác bỏ các giả thuyết H0. Như vậy, ước lượng FEM thích hợp hơn OLS và REM trong việc xác định, giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp Việt Nam. Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ( Phụ lục)
Model | OLS | FEM | REM | SGMM | OLS | FEM | REM | SGMM | OLS | FEM | REM | SGMM |
Variable | FGAP | NLTA | NLST | |||||||||
L.fgap | 0.396*** | 0.152*** | 0.351*** | 0.122** | ||||||||
[8.82] | [3.00] | [7.79] | [-1.34] | |||||||||
L.nlta | 0.444*** | 0.208*** | 0.410*** | -0.0107 | ||||||||
[9.72] | [3.98] | [8.99] | [-0.12] | |||||||||
L.nlst | 0.556*** | 0.281*** | 0.556*** | 0.109 | ||||||||
[12.31] | [4.56] | [12.31] | [0.84] | |||||||||
size | 0.369** | 0.291 | 0.388** | -0.306 | 37.38** | 27.95 | 38.04** | 74.91 | 53.89** | 63.42** | 53.89** | 76.26 |
[2.23] | [1.64] | [2.33] | [-0.94] | [2.35] | [1.62] | [2.38] | [1.51] | [2.45] | [2.46] | [2.45] | [0.69] | |
size2 | 1.175*** | 1.254*** | 1.254*** | 1.669 | 107.6*** | 116.2*** | 113.5*** | 152.6 | 95.91*** | 110.9** | 95.91*** | 50.23 |
[4.41] | [3.91] | [4.72] | [2.65] | [4.16] | [3.70] | [4.40] | [3.26] | [2.79] | [2.38] | [2.79] | [0.41] | |
lia | 0.00718*** | 0.00780*** | 0.00713*** | 0.0137 | 0.069 | -0.0962 | 0.029 | 0.533 | 0.334** | 0.441** | 0.334** | -1.497*** |
[6.27] | [5.48] | [5.96] | [6.68] | [0.67] | [-0.71] | [0.27] | [1.32] | [2.32] | [2.18] | [2.32] | [2.98] | |
llr | 0.000710*** | 0.000827*** | 0.000758*** | -0.000707*** | 0.0679*** | 0.0785*** | 0.0711*** | -0.121*** | 0.0727*** | 0.0965*** | 0.0727*** | -0.0922*** |
[5.66] | [5.87] | [6.07] | [3.85] | [5.64] | [5.68] | [5.92] | [3.56] | [4.48] | [4.75] | [4.48] | [1.18] | |
lads | 0.00227 | -0.000465 | 0.00148 | 0.00875 | 0.223 | -0.1 | 0.144 | 1.199 | 0.389 | 0.299 | 0.389 | 1.510*** |
[0.62] | [-0.09] | [0.38] | [3.72] | [0.63] | [-0.21] | [0.39] | [1.27] | [0.80] | [0.42] | [0.80] | [1.94] | |
eta | 0.0105 | -0.00719 | 0.00614 | 0.00787*** | 0.651 | -0.845 | 0.344 | 0.464*** | -0.0433 | -1.533 | -0.0433 | -0.958 |
[1.65] | [-0.94] | [0.89] | [-1.27] | [1.05] | [-1.13] | [0.52] | [0.36] | [-0.05] | [-1.37] | [-0.05] | [-0.39] | |
llp | -0.00742*** | -0.00793*** | -0.00787*** | -0.00644*** | -0.700*** | -0.752*** | -0.731*** | -1.097*** | -0.750*** | -0.913*** | -0.750*** | -0.808 |
[-7.44] | [-6.90] | [-7.86] | [-3.94] | [-7.24] | [-6.65] | [-7.53] | [-3.53] | [-5.82] | [-5.50] | [-5.82] | [-1.14] | |
nim | 0.00574 | 0.0149*** | 0.00733 | 0.0161*** | 0.419 | 1.321*** | 0.547 | 0.755 | 0.512 | 1.260* | 0.512 | 3.129*** |
[1.32] | [3.14] | [1.63] | [4.43] | [1.00] | [2.84] | [1.26] | [0.73] | [0.89] | [1.83] | [0.89] | [1.62] |
Bảng 4.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản ngân hàng, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ( Phụ lục)
0.0058 | 0.0123* | 0.00545 | 0.0293*** | 0.64 | 1.198* | 0.619 | 2.424 | 0.913 | 1.15 | 0.913 | 2.786 | |
[0.73] | [1.72] | [0.72] | [5.04] | [0.83] | [1.72] | [0.84] | [1.64] | [0.87] | [1.12] | [0.87] | [1.61] | |
infl | -0.000118 | -0.000101 | -0.000187 | 0.000494 | 0.00353 | -0.00465 | -0.00214 | -0.0366 | 0.105 | 0.0858 | 0.105 | 0.14 |
[-0.15] | [-0.16] | [-0.26] | [1.23] | [0.05] | [-0.07] | [-0.03] | [-0.70] | [1.04] | [0.91] | [1.04] | [1.58] | |
m2 | -2.92E-06 | -0.00000222 | -0.0000026 | - 0.00000332*** | -0.00027 | -0.00022 | -0.00025 | - 0.000727** | -0.00058 | -0.000503 | -0.00058 | - 0.000744*** |
[-0.93] | [-0.84] | [-0.88] | [-2.80] | [-0.88] | [-0.86] | [-0.86] | [-2.40] | [-1.38] | [-1.31] | [-1.38] | [-2.87] | |
d_cris | -0.00924 | -0.00714 | -0.00928 | -0.00716 | -0.158 | -0.451 | -0.243 | 0.0788 | 1.423 | 1.74 | 1.423 | 2.769 |
[-0.72] | [-0.64] | [-0.76] | [-0.77] | [-0.13] | [-0.42] | [-0.20] | [0.05] | [0.83] | [1.07] | [0.83] | [1.09] | |
_cons | -0.217*** | -0.320*** | -0.220*** | -0.552*** | 35.38*** | 50.21*** | 38.68*** | 43.47*** | 28.13*** | 46.12*** | 28.13*** | 21.33* |
[-3.35] | [-4.52] | [-3.41] | [-9.40] | [5.46] | [7.49] | [6.01] | [3.98] | [3.17] | [4.56] | [3.17] | [1.68] | |
N | 157 | 157 | 157 | 130 | 157 | 157 | 157 | 130 | 157 | 157 | 157 | 130 |
R-sq | 0.913 | 0.804 | 0.908 | 0.795 | 0.899 | 0.682 | ||||||
Mean VIF | 4.15 | 4.6 | 5.8 | |||||||||
White's test | Ho: homoskedasticity chi2(102) = 134.04 Prob > chi2 = 0.0183 | Ho: homoskedasticity chi2(102) = 134.52 Prob > chi2 = 0.0171 | Ho: homoskedasticity chi2(102) = 121.85 Prob > chi2 = 0.0877 | |||||||||
F-test | F test that all u_i=0: F(24, 119) = 4.47 Prob > F = 0.0000 | F test that all u_i=0: F(24, 119) = 4.27 Prob > F = 0.0000 | F test that all u_i=0: F(24, 119) = 2.86 Prob > F = 0.0001 | |||||||||
Hausman test | Ho: difference in coefficients not systematic chi2(12) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 80.75 Prob > chi2 = 0.0000 | Ho: difference in coefficients not systematic chi2(12) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 22.03 Prob > chi2 = 0.0372 | Ho: difference in coefficients not systematic chi2(11) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 211 Prob > chi2 = 0.0000 | |||||||||
Bresh- Pagan test | Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 6.57 Prob > chibar2 = 0.0052 | Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 7.5 Prob > chibar2 = 0.0031 | Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 0.00 Prob > chibar2 = 1.000 | |||||||||
Sargan test | H0: overidentifying restrictions are valid chi2(57) = 12.071 Prob > chi2 = 1.0000 | H0: overidentifying restrictions are valid chi2(57) = 15.141 Prob > chi2 = 1.0000 | H0: overidentifying restrictions are valid chi2(57) = 11.682 Prob > chi2 = 1.0000 |
Ghi chú: Các ký hiệu (***), (**), (*) cho biết mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5%, 10%
Xét cả hai mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam theo bảng 4.8 sau:
Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu trường hợp các quốc Đông Nam Á và Việt Nam.
KỲ VỌNG | THỰC TẾ | ||||||
ĐÔNG NAM Á | VIỆT NAM | ||||||
FGAP | NLTA | NLST | FGAP | NLTA | NLST | ||
lag (liquidityt-1 ) | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | ||
SIZE | (-) | (-) | (-) | (-) | |||
SIZE ^2 | (+/-) | (+) | (+) | (+) | |||
LIA | (-) | (-) | (-) | (-) | (-) | ||
LLR | (-) | (+) | (-) | (-) | (-) | ||
LADS | (-) | (-) | (+) | ||||
ETA | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | ||
LLP | (+) | (-) | (-) | (-) | (-) | ||
NIM | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | (+) | |
GDP | (+) | (+) | |||||
M2 | (+) | (-) | (-) | (-) | (-) | ||
INF | (+) | (-) | (-) | (+) | (-) | (-) | (-) |
D_CRIS | (+/-) | (+) | (+) |
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Tóm lại, xét cả hai mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, kết quả hồi quy trong mô hình nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á cho thấy đa số biến giải thích trong các mô hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê cao hơn so với trường hợp Việt Nam. Đặc biệt, các biến giải thích chính liên quan đến biến trễ RRTK, quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần, tăng trưởng GDP, cung tiền, lạm phát đều có ý nghĩa thống kê ở nhiều mô hình. Đây là một kết quả đáng chú ý trong các nghiên cứu thực nghiệm. Điều này đạt được có thể do đề tài đã sử dụng những phương pháp đo lường biến số và phương pháp ước lượng khác nhau, và vì vậy thông qua các mô hình hồi quy, đề tài có thể đưa ra một số kết quả rõ nét về mối tương quan kỳ vọng.
Riêng đối với trường hợp Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố khủng hoảng tài chính, tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng không có ý nghĩa đối với RRTK. Điều này cho thấy chưa có đủ bằng chứng, chứng minh về yếu tố khủng hoảng tài chính, tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng tác động đến RRTK.
Các yếu tố biến trễ rủi ro thanh khoản, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn ngân hàng, thu nhập lãi thuần có cùng chiều với RRTK và tương đồng với kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều với RRTK, kết quả này tương đồng với trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Điều này có thể lý giải trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, khi NHTM gặp rủi ro, NHNN sẽ đưa ra các biện pháp kịp thời để “bảo vệ”. NHNN cứu các NHTM không chỉ sự an toàn hệ thống tài chính cho cả nước mà còn vì quyền lợi của người gửi tiền phải được đảm bảo. Nếu một ngân hàng bị thua lỗ, thiệt hại cho người gửi tiền sẽ rất lớn, từ đó kéo theo niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt và nguy cơ đổ vỡ hệ thống tài chính quốc gia. Chính vì vậy, khi một ngân hàng có RRTD xảy ra thì NHNN sẽ có những biện pháp kịp thời để khắc phục rủi ro đó và duy trì được tính thanh khoản của ngân hàng này để bảo vệ cho người gửi tiền và hệ thống tài chính quốc gia. Nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động RRTD với 2 biến đo lường rủi ro thanh khoản (NLTA, NLST) tại Việt Nam. Điều này cho thấy tác động của rủi ro tín dụng đến RRTK nghiên cứu trường hợp Việt Nam vẫn chưa thật sự rõ nét. Ngoài ra, kết quả từ bảng 4.8 cho thấy chưa có bằng chứng thống kê về tác động của quy mô ngân hàng đến RRTK, khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2017).
Các yếu tố vĩ mô (Lạm phát, cung tiền) tác động ngược chiều với RRTK và tương đồng với kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Điều này hàm ý, lạm phát cao hơn giúp khách hàng dễ trả nợ hơn do lạm phát làm giảm giá trị thực của khoản vay, rủi ro tín dụng thấp, RRTK được kiểm soát và lạm phát cao làm giảm tỷ lệ thất nghiệp như đường cong của Phillips (Shen và cộng sự, 2009). Điều này khá phù hợp với thực tế Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt đối với các ngân hàng lớn, trong điều kiện nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, các ngân hàng có xu hướng gia tăng cho vay hoặc chạy theo các hoạt động đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng lợi nhuận, điều này làm gia tăng RRTK. Hệ lụy đến khi lạm phát tăng cao, các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản trầm trọng nhưng các ngân hàng lớn thì ngược lại. Kết quả nghiên cứu này không tương đồng với biến đo lường RRTK (NLST) trường hợp các
quốc gia Đông Nam Á và không tương đồng với các nghiên cứu (Vodova, 2011; Cucinelli, 2013; Bunda và Desquilbet, 2008; Munteanu, 2012).
4.2 Tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng
4.2.1 Thống kê mô tả
Theo Bảng 4.9 và Bảng 4.10 hầu hết các chỉ số trung bình đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng gồm ROA, ROE, NIM của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu trường hợp Việt Nam đều thấp hơn so với trung bình trong mẫu nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn đa số các biến trường hợp mẫu nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á cao hơn trường hợp Việt Nam.
Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á trong mô hình tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.
Số quan sát (Obs) | Giá trị trung bình (Mean) | Độ lệch chuẩn (Std. Dev) | Giá trị tối thiểu (Min) | Giá trị tối đa (Max) | |
roa | 1584 | 1.479 | 2.071 | - 26.007 | 19.179 |
roe | 1584 | 10.524 | 29.292 | - 604.405 | 232.422 |
nim | 1584 | 3.929 | 2.642 | - 4.728 | 22.334 |
fgap | 1584 | - 0.305 | 0.195 | - 0.965 | 0.686 |
nlta | 1584 | 56.810 | 18.604 | 0.426 | 102.074 |
nlst | 1584 | 82.045 | 65.694 | 0.739 | 718.247 |
size | 1584 | 2.396 | 2.253 | 0.009 | 10.888 |
size2 | 1584 | 10.812 | 17.073 | 0.000 | 118.553 |
lia | 1584 | 4.748 | 6.259 | - 20.376 | 46.426 |
llr | 1584 | 282.214 | 2,146.458 | 0.321 | 57,300.090 |
lads | 1584 | 21.205 | 29.480 | - 0.264 | 469.599 |
eta | 1584 | 9.723 | 8.692 | - 1.902 | 67.862 |
llp | 1584 | 26.139 | 71.892 | 0.049 | 1,380.340 |
gdp | 1584 | 11.537 | 34.271 | - 2.500 | 215.035 |
infl | 1584 | 5.188 | 3.724 | - 9.200 | 23.088 |
m2 | 1584 | 552.566 | 1,196.977 | 1.034 | 7,125.801 |
d_cris | 1584 | 0.712 | 0.453 | 0 | 1 |
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ nguồn ADB và Bankscope