Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân



(2002) tìm được những bằng chứng cho thấy nếu chuyển từ một chế độ độc tài sang hệ thống tam quyền phân lập, hoặc ít nhất là cơ quan hành pháp và lập pháp được kiểm soát bởi các bên riêng biệt, thì ảnh hưởng tích cực đến đầu tư tư nhân là điều chắc chắn xảy ra. Le (2004) một lần nữa khẳng định điều này khi đưa ra lập luận về việc thay đổi chế độ chính trị theo tinh thần thượng tôn pháp luật thì sẽ kích thích gia tăng hoạt động đầu tư; trong khi chính phủ vi hiến sẽ cản trở đầu tư tư nhân.

Nói tóm lại, thể chế chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng trong đầu tư tư nhân.

Thể chế tốt sẽ hỗ trợ đầu tư và ngược lại.

2.3. Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân

2.3.1. Hiệu ứng lấn át đầu tư

2.3.1.1 Quan niệm về hiệu ứng lấn át đầu tư

Theo quan sát của giới nghiên cứu kinh tế, khi các nhà hoạch định chính sách quyết định tăng chi tiêu chính phủ, hiệu lực tác động của nó lên sản lượng sẽ không đạt như kỳ vọng. Cụ thể, trong mô hình IS - LM, khi chi tiêu chính phủ được mở rộng, đường IS0 sẽ dịch chuyển sang phải thành IS1, kéo theo thu nhập tăng từ Y0 thành Y1. Trên thị trường tiền tệ, sự gia tăng của thu nhập Y làm tăng cầu tiền; trong điều kiện cung tiền cố định thì cầu tiền tăng đã đẩy lãi suất lên cao.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

i

LM

Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 5

E2

i1

Hiệu ứng lấn át đầu tư

i0

E1

IS1

Y2

Y1

Y

E0

IS0


Y0

Hình 2.1. Cơ chế tác động của hiệu ứng lấn át đầu tư

Nguồn: Nguyễn Văn Công (2008)

Lãi suất và đầu tư có quan hệ ngược chiều nhau; do vậy sự tăng lên của lãi suất làm cho đầu tư bị thu hẹp. Nói một cách khác, hiệu ứng tràn của lãi suất ở thị trường



tiền tệ đã tác động tiêu cực đến đầu tư trên thị trường hàng hóa. Đầu tư thay đổi khiến sản lượng cũng sụt giảm từ Y1 về Y2. Nền kinh tế sau khi thực hiện mở rộng chính sách tài khóa lẽ ra cân bằng ở trạng thái E1 với mức sản lượng cân bằng Y1, giờ chuyển sang cân bằng tại điểm E2 với sản lượng Y2 và lãi suất i1. Kết quả là, mức độ dịch chuyển sang phải của thu nhập (sản lượng) Y nhỏ hơn so với mức độ dịch chuyển sang phải của đường IS. Tóm lại, sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ kéo theo tổng cầu hàng hóa dịch vụ tăng lên, từ đó đẩy mức lãi suất lên cao, làm chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn; kết quả là khu vực tư nhân giảm bớt nhu cầu rót vốn. Nói một cách khác, sự gia tăng của chi tiêu công đã lấn át đầu tư của khu vực tư nhân thông qua lãi suất. Hiện tượng này được gọi là lấn át, hoặc chèn lấn đầu tư.

Như vậy, hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân (crowding out), thường gọi tắt là hiệu ứng lấn át đầu tư, được dùng để phản ánh hiện tượng xảy ra khi chính phủ gia tăng can thiệp vào thị trường bằng những khoản chi tiêu của mình làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân, làm cho đầu tư tư nhân giảm xuống.

Trong hiện tượng lấn át đầu tư, nếu mỗi sự gia tăng trong chi tiêu công làm giảm một lượng tương ứng vốn đầu tư tư nhân, hiện tượng này gọi là lấn át hoàn toàn. Còn nếu lượng vốn tư nhân giảm đi ít hơn phần gia tăng của chi ngân sách thì đây là lấn át một phần.

2.3.1.2. Quá trình diễn ra hiệu ứng lấn át đầu tư

Khi xem xét quá trình diễn ra hiệu ứng lấn át đầu tư, các nhà nghiên cứu đã chia ra thành 2 loại: một là hiệu ứng lấn át đầu tư theo con đường trực tiếp và gián tiếp, hai là hiệu ứng lấn át đầu tư thông qua việc tiếp cận nguồn lực sản xuất.

Lấn át đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Hoạt động tài khóa của chính phủ ảnh hưởng đến khu vực tư nhân theo hai con đường: trực tiếp và gián tiếp (Badawi, 2003). Việc phân loại tùy theo phản ứng của nhà đầu tư trước những thay đổi của chính phủ.

Theo hình thức trực tiếp, các chính sách tiết kiệm và chi tiêu của chính phủ được doanh nghiệp áp dụng vào các quyết định cấu trúc hành vi đầu tư. Nói cách khác, các biến số tiết kiệm và chi tiêu của chính phủ đóng vai trò như biến nội sinh trong mô hình độ thỏa dụng và chi tiêu của khu vực tư nhân. Mỗi một sự tăng lên trong chi tiêu chính phủ có thể lấn át đầu tư tư nhân nếu doanh nghiệp thấy rằng vốn công đang thay thế vốn đầu tư tư nhân, và họ phải nộp thuế để tài trợ cho những khoản thâm hụt ngân sách. Sự thay thế này là hữu ích nếu chi tiêu công được tập trung cho những công trình cơ sở hạ



tầng, giúp giảm chi phí đầu tư cho khu vực tư nhân. Nói một cách khác, nguồn vốn từ phía chính phủ có thể có cả tác dụng thay thế lẫn bổ trợ, tùy vào nội dung chi tiêu. Ở các nền kinh tế mà tiêu dùng tư nhân khá ổn định, nguồn cung đầu ra khá hạn chế thì ảnh hưởng của sự thay thế này càng lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tác động lấn át đã xảy ra.

Theo hình thức gián tiếp, doanh nghiệp quan tâm đến những biến động trên thị trường thay vì phản ứng với tác động thay thế của vốn chi tiêu công như ở hình thức trực tiếp. Những biến động đó liên quan đến lãi suất và chi phí tài chính. Lúc này, việc mở rộng chi tiêu chính phủ sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất, kéo theo chi phí tăng, khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp lại. Nếu thị trường đang ở mức toàn dụng nguồn lực và nhân công, sự gia tăng trong chi tiêu công kéo theo gia tăng lãi suất sẽ làm giảm một lượng tương ứng vốn đầu tư tư nhân, gây ra hiện tượng lấn át đầu tư hoàn toàn. Hiện tượng này xảy ra trong điều kiện tỷ lệ tiêu dùng và cầu tiền ổn định, chính sách tiền tệ không thay đổi. Nếu nguồn lực sản xuất chưa được toàn dụng, nền kinh tế còn nằm dưới đường giới hạn khả năng sản xuất, việc mở rộng chi tiêu công có thể gây lấn át một phần đầu tư tư nhân. Mức độ thay thế vốn đầu tư tư nhân là bao nhiều còn phụ thuộc vào phản ứng của dòng vốn và cầu tiền với thay đổi lãi suất.

Cả 2 hình thức lấn át trên không chỉ có quan hệ trực tiếp với khía cạnh cầu của nền kinh tế mà còn gắn kết mật thiết với việc cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm nguồn lực đầu vào như lao động, vốn, hàng hóa trung gian… Sự lấn át trong khu vực tài chính là rất nghiêm trọng, bởi các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thường hoạt động dựa trên cách mở rộng vốn, đặc biệt là vay nợ ngân hàng. Do vậy, khu vực tư nhân thường phải đối mặt với những quy định khắt khe từ phía ngân hàng, trong khi khó lòng tiếp cận các thể chế tài chính phi ngân hàng khác như bảo hiểm, quỹ đầu tư phát triển…

Kênh tác động thông qua tiếp cận nguồn lực sản xuất

Theo IMF (2007), hiệu ứng lấn át có thể diễn ra qua 3 kênh.

Thứ nhất, khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng nhân công, việc tăng chi tiêu công bằng nguồn tài trợ từ thuế và vay nợ trong nước sẽ làm nguồn vốn trong nước trở nên khan hiếm. Do vậy, khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân trở nên khó khăn hơn. Nói cách khác, chi tiêu chính phủ cản trở hoạt động đầu tư tư nhân.

Thứ hai, nếu chi tiêu chính phủ được tài trợ thông qua vay nợ từ hệ thống tài chính hoặc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn; tương tự như trên, thị trường phải



dành một lượng vốn nhất định cho chính phủ. Một mặt, điều này dẫn đến lượng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân bị giảm xuống. Mặt khác, sự khan hiếm vốn trên thị trường đẩy lãi suất trên thị trường tăng lên. Cả hai yếu tố này đều đưa đến chung một kết quả là đầu tư tư nhân bị thu hẹp lại.

Thứ ba, các doanh nghiệp có vốn nhà nước thường được tạo điều kiện về cơ hội đầu tư hơn khu vực tư, mặc dù có nhiều lĩnh vực mà khu vực tư nhân đã chứng tỏ được sự hiệu quả hoạt động cao hơn. Không những vậy, một số chính sách, điều kiện kinh doanh cũng đặt doanh nghiệp nhà nước ở vị trí ưu tiên hơn doanh nghiệp tư, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng như vậy là điểm trừ, gây trở ngại cho động lực phát triển kinh tế tư nhân.

Ngoài ra, hiện tượng lấn át không chỉ liên quan đến sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ. Theo Friedman (1978), nó còn xảy ra khi đầu tư tư nhân giảm do thuế giảm. Như các nhà nghiên cứu khác, Friedman (1978) cho rằng nếu chi tiêu chính phủ tăng, lãi suất sẽ tăng theo và gây đảo chiều trong hoạt động đầu tư của tư nhân. Nếu giảm thuế, kéo theo tăng thu nhập khả dụng, tăng chi tiêu và cũng làm tăng lãi suất, có tác động ngược chiều đến đầu tư của các khu vực khác.

2.3.1.3. Hiệu ứng lấn át đầu tư trong các trường phái kinh tế

Hiện tượng lấn át đầu tư nhận được sự quan tâm của nhiều trường phái kinh tế khác nhau. Đặc biệt, các nhà kinh tế học theo lý thuyết Keynes và tân cổ điển đã đặt ra nhiều giả định khác nhau để nghiên cứu tình huống này, chủ yếu là xem xét trong nền kinh tế đóng và kinh tế mở.

a, Trường phái Keynesian

Lấn át đầu tư trong nền kinh tế đóng

Từ những dư âm của cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Keynes đưa ra quan điểm trọng cầu với ý tưởng tổng cầu sẽ quyết định sản lượng và đường tổng cung ngắn hạn là đường nằm ngang. Điều đó dẫn đến bất kỳ sự tăng lên nào của tổng chi tiêu sẽ làm tăng sản lượng, mở rộng cơ hội việc làm mà không cần bất cứ thay đổi nào trong tiền lương hay giá cả. Ngoại tác lấn át lúc này thu hút sự quan tâm của không chỉ các nhà kinh tế học theo Keynes mà còn các tác giả thuộc trường phái trọng tiền - tiêu biểu là Milton Friedman (Friedman, 1978). Cuộc tranh luận về hiện tượng lấn át đầu tư xảy ra xoay quanh 3 vấn đề:



Một là, liệu rằng tiền lương và giá cả có bị mắc kẹt ở sự mất cân bằng như vậy hay không? Thật ra, tất cả thị trường, kể cả thị trường lao động, đều có thể hoạt động một cách linh hoạt để giữ nền kinh tế gần với mức thất nghiệp tự nhiên. Vì thế các chính sách can thiệp vĩ mô là không cần thiết, và sẽ liên quan đến mối quan hệ tiêu cực trực tiếp giữa quy mô khu vực công và khu vực tư. Nói cách khác, việc chính phủ can thiệp vào thị trường lao động như vậy có thể gây ra hiện tượng lấn át khu vực tư nhân.

Hai là, liệu rằng chính sách tài khóa có thực sự kích thích tổng cầu gia tăng hay không? Thực tế cho thấy, khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, kích thích tổng cầu gia tăng, cầu tiền tăng, gây áp lực tăng lên lãi suất, kéo theo nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của hộ gia đình giảm xuống, làm cho tổng cầu cũng bị ảnh hưởng giảm. Đây chính là hiện tượng lấn át đầu tư.

Ba là, những tác động tiêu cực trong dài hạn của chính sách tài khóa có tồn tại hay không, và liệu rằng các ngoại tác tiêu cực này có lấn át bất kỳ tác động tích cực nào trong ngắn hạn hay không? Câu trả lời là có, vì sự lấn át trong tiết kiệm và đầu tư tư nhân đã làm sản lượng tiềm năng trong dài hạn của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Đồng thời, Friedman rất tán thành lập luận của các nhà kinh tế học theo Keynes về tác động lấn át chủ yếu là lên lưu lượng (flow) chi tiêu hơn là trữ lượng (stock) tài sản.

Lấn át đầu tư trong nền kinh tế mở

Việc mở cửa nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại thương tăng lên, xu hướng nhập khẩu biên cũng tăng, làm kéo giảm số nhân chi tiêu. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng ngoại nhập diễn ra gay gắt hơn, làm giá cả cũng dao động nhiều hơn. Hai yếu tố này khiến cho hiệu lực của chính sách tài khóa giảm xuống so với trước đây.

Đi sâu vào nền kinh tế nhỏ, mở cửa, nhu cầu nội địa và thị trường cạnh tranh đã làm thay đổi hành vi của nhà sản xuất. Các doanh nghiệp cố gắng sản xuất càng nhiều càng tốt tại mức chi phí phổ biến hiện hành và mức giá chung của thế giới. Nếu chính phủ tăng thuế để mở rộng chính sách tài khóa, doanh nghiệp vẫn ít lựa chọn giải pháp tăng lương để đảm bảo cuộc sống người lao động trong điều kiện thuế tăng. Lúc này, những thay đổi trong gánh nặng thuế và chi tiêu chính phủ đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đây được xem là một dạng khác của hiệu ứng lấn át đầu tư.



Như vậy, trong nền kinh tế mở, vốn di chuyển tự do; tương tự như nền kinh tế đóng, ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ sẽ làm lãi suất trong nước tăng lên. Khi đó, lãi suất nội địa có xu hướng cao hơn lãi suất trung bình trên thị trường thế giới. Thị trường trong nước trở thành điểm hấp dẫn cho các dòng vốn vào bởi ưu thế về lãi suất, nguồn cung ngoại tệ trở nên dồi dào so với cầu ngoại tệ. Trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá trên thị trường nội địa sẽ giảm xuống, kéo theo sự sụt giảm trong xuất khẩu. Hiện tượng lấn át vẫn xảy ra, nhưng không phải với đầu tư tư nhân mà là với hoạt động thương mại quốc tế.

b, Trường phái tân cổ điển

Sau Keynes, các nhà kinh tế học tân cổ điển tập trung giải thích hành vi đầu tư dựa trên nền tảng lý thuyết tích lũy vốn tối ưu được xác định bởi giá tương đối của các yếu tố sản xuất. Họ cũng phân tích hiệu ứng lấn át đầu tư dựa trên những biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như lãi suất thực, đầu tư, tiêu dùng, sản lượng đầu ra, thất nghiệp và cán cân thương mại. Theo các nhân tố này, trong nền kinh tế đóng, hiệu ứng lấn át đầu tư xảy ra khi lãi suất tăng, chi đầu tư tư nhân sụt giảm. Trong nền kinh tế mở, thâm hụt thương mại tăng lên, nền kinh tế phải đối mặt với sự tăng lên dài hạn của nợ nước ngoài. Mức độ tác động của sự gia tăng này trong chi tiêu công còn tùy vào những phản ứng của chi tiêu tư nhân.

Trong dài hạn, những thay đổi của chi tiêu chính phủ không tạo nên hiệu ứng động lên nền kinh tế. Ảnh hưởng duy nhất của việc tăng chi tiêu chính phủ là làm giảm chi tiêu dùng mà không gây tác động lên lãi suất hay đầu tư. Lãi suất nội sinh trong mô hình này đã được xác định từ trước thông qua tỷ lệ thay thế cận biên và tốc độ tăng tiêu dùng. Nếu có biến động từ phía chính phủ, tiêu dùng của hộ gia đình sẽ thay đổi một lượng đúng bằng biến động này, theo chiều ngược lại. Do vậy, sẽ chẳng có bất kỳ thay đổi nào trong tốc độ tăng tiêu dùng và lãi suất cũng vậy.

Trong ngắn hạn, sự thay đổi tạm thời trong chi tiêu chính phủ sẽ tác động nhiều đến lãi suất dài hạn hơn lãi suất ngắn hạn theo hướng cùng chiều. Cụ thể, khi chính phủ thu hẹp quy mô chi tiêu thì lãi suất ngắn hạn cũng giảm theo, kích thích sự mở rộng trong dòng vốn đầu tư, dẫn tới tỷ lệ vốn/lao động và sản lượng đầu ra tăng. Lúc này, hiện tượng lấn át xảy ra nhưng theo hướng tích cực, hay nói chính xác hơn được gọi là là bổ trợ đầu tư.



Ngược lại, nếu chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa, lãi suất sẽ tăng lên, dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế bắt đầu chậm lại. Điều này làm cho cả sản lượng đầu ra lẫn năng suất cận biên của lao động đều giảm xuống. Trong khi đó, trên thị trường lao động, tiền lương thực tế của công nhân được xác định bằng với năng suất cận biên của lao động. Do vậy, sự sụt giảm trong vốn đầu tư có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức lương, tác động xấu đến đời sống người lao động cũng như năng suất của doanh nghiệp. Mức độ thu hẹp vốn càng lớn bao nhiêu thì hiệu ứng lấn át càng cao bấy nhiêu.

Từ những lập luận trên, các nhà kinh tế học tân cổ điển đề xuất rằng, khi mở rộng chính sách tài khóa, nghĩa là tăng chi tiêu và thực hiện chính sách thuế đánh vào cá nhân thấp, thì cần kết hợp với chính sách thuế sao cho khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn, chính sách miễn, giảm thuế, hoặc tín dụng thuế đầu tư là một số cách thức hữu hiệu trong ưu đãi đầu tư và giúp giảm chi phí vốn của doanh nghiệp. Lúc đó, tác động của sự lấn át do mở rộng tài khóa sẽ được điều tiết lại. Ngoài ra, nếu nhìn vào khía cạnh tích cực, việc mở rộng chính sách tài khóa sẽ giúp gia tăng thu nhập cũng như sản lượng đầu ra của doanh nghiệp, từ đó kích thích họ tích lũy vốn, mở rộng đầu tư. Thậm chí, những ảnh hưởng thuận chiều này còn quan trọng hơn bất kỳ ngoại tác lấn át tiêu cực nào mà chính sách tài khóa gây ra. Hiệu ứng nào sẽ chi phối còn tùy thuộc vào tầm quan trọng của sự tăng trưởng sản lượng với chi phí vốn trong vai trò là những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân.

2.3.2. Hiệu ứng bổ trợ đầu tư

Chi tiêu công có thể ảnh hưởng ngược chiều đến đầu tư tư nhân, tạo ra hiệu ứng lấn át đầu tư như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, xu hướng này cũng có thể diễn ra theo chiều ngược lại; nghĩa là mỗi sự gia tăng của chi tiêu công sẽ kéo theo sự gia tăng của đầu tư tư nhân; hiện tượng này gọi là tác động bổ trợ. Điều này đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà kinh tế học khi khẳng định nguồn vốn công cộng sẽ bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của tư nhân. Cụ thể, chính phủ rót vốn vào các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, y tế công cộng, giáo dục và cơ sở hạ tầng để tạo dựng nền tảng hạ tầng về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Từ góc độ vi mô, hoạt động này giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn tư nhân. Ở khía cạnh vĩ mô, chúng giúp đem lại sự tăng trưởng dài hạn của sản lượng tiềm năng, khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn vào triển vọng phát triển và tiếp tục đổ vốn vào (Aschauer, 1989; Keynes, 1936).

Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường đề cập đến cơ sở lý thuyết hiện tượng lấn át đầu tư, do vậy trong phần 2.3. này, tác giả tập trung trình bày về hiệu ứng lấn át; còn hiệu ứng bổ trợ sẽ được hiểu ngược lại.


2.4. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân

Bàn về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và đầu tư tư nhân, các nghiên cứu cả trên thế giới lẫn trong nước đều có những quan điểm trái chiều nhau.

2.4.1. Hiệu ứng lấn át đầu tư

Nhiều tác giả đã phát hiện hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân từ các khoản chi tiêu công (Argimon và cộng sự, 1997; Furceri và Sousa, 2011). Bằng mô hình hồi quy bình phương bé nhất cho dữ liệu bảng (Pooled OLS - Pooled Ordinary Least Squares) trên quy mô quan sát khá lớn, đến 145 nước giai đoạn 1960-2007, Furceri và Sousa (2011) thống kê ra số liệu cụ thể rằng mỗi sự tăng lên của chi tiêu chính phủ tương ứng với 1% GDP thực sẽ gây giảm lần lượt 1,2% và 0,6% chi tiêu dùng và chi đầu tư của khu vực tư nhân. Tác động tích lũy sau 4 năm còn lớn hơn khi khu vực tư nhân sẽ giảm chi tiêu dùng 1,9% và chi đầu tư 1,8%. Nói cách khác, thời gian càng kéo dài, mức độ lấn át đầu tư tư nhân càng nhiều. Hiện tượng này thường xuất hiện trong một số bối cảnh nhất định, chẳng hạn ở những nước mà thể chế yếu kém, ràng buộc tài chính lỏng lẻo, hội nhập chưa sâu rộng vào thị trường tài chính thế giới và hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, quy mô và mức độ lấn át còn phụ thuộc vào một loạt các yếu tố liên quan đến chính sách vĩ mô như chất lượng thể chế và chính sách tiếp cận thị trường, cả về mặt thương mại và mặt tài chính. Chất lượng khoản chi tiêu công cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của khoản chi này. Khi thu hẹp thời gian và phạm vi nghiên cứu, kết quả cũng không thay đổi bởi tỷ trọng chi tiêu công trong tổng các khoản chi tiêu của chính phủ có tương quan âm với mức độ đầu tư tư nhân (Argimon và cộng sự, 1997).

Cụ thể hơn, Ahmed và Miller (2000), Serven (1999) cho rằng, tùy loại hình chi tiêu mà ảnh hưởng sẽ khác nhau. Các tác giả này nhận định rằng các khoản chi cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các dự án hạ tầng công cộng sẽ tạo điều kiện cải thiện hoạt động sản xuất của khu vực tư, qua đó kích thích đầu tư tư nhân. Điều này đi ngược với kết luận của Devarajan và cộng sự (1996) - cho rằng chi đầu tư phát triển có tác động xấu đến đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, các tác giả này cũng nêu ý kiến về việc các khoản chi tiêu có nguồn gốc từ thuế sẽ lấn át đầu tư tư nhân nhiều hơn các khoản chi được tài trợ bởi nợ vay. Điều này có thể liên quan đến sự ràng buộc về tính thanh khoản trong nền kinh tế. Ngoài ra, kết quả ước lượng cũng cung cấp bằng chứng về tác động tích cực của việc mở rộng hoạt động thương mại đến đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển, trong khi ảnh hưởng này ở các nước phát triển là không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, từ hoạt động tài khóa hàng năm của Ấn Độ trong giai đoạn 1960-1994, Serven

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022