Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm để cơ quan kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập và chuyên nghiệp. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.
-Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính):
Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài chính (về quy mô và chất lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTMNN.
Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTMCP theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.
Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam. Về lâu dài, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTMNN được cổ phần hoá tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong hoạt động của các NHTM.
- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTMNN và các TCTD khác. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng. Quan hệ giữa NHNN với các TCTD không chỉ là quan hệ quản lý nhà nước mà còn là quan hệ kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường, minh bạch, xoá bỏ bao cấp, đặc quyền, thiên vị
và độc quyền kinh doanh. Xoá bỏ cơ chế đại diện chủ sở hữu của NHNN đối với các NHTMNN. NHNN đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng”.( 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam )
5.2. Một số giải pháp đề xuất đối với các ngân hàng thương mại
5.2.1.Về quan điểm chung
Thứ nhất là nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi cấu trúc tài chính cho phù hợp xu thế phát triển sắp tới: các NHTM Việt Nam cần phải nhận ra rằng việc chưa quan tâm một cách đầy đủ đến cấu trúc tài chính hoặc là việc thiết lập một cấu trúc tài chính thụ động mà một số các NHTM đang áp dụng hiện nay không còn phù hợp và thích ứng với sự phát triển của các NHTM trong tương lai, trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính NH. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập của ngành NH, sự cạnh tranh giữa các NH trong nước và thị trường tài chính NH quốc tế ngày càng khốc liệt, trong điều kiện đó quy mô của các NH ngày càng được mở rộng, sự phức tạp trong các hoạt động của các NH gia tăng bởi nếu không bắt kịp các NHTM Việt Nam sẽ bị tụt hậu lại phía sau và nếu không cẩn thận sẽ bị đào thải khỏi cuộc đua cạnh tranh khốc liệt, nhưng bên cạnh việc mở rộng quy mô, tăng tổng tài sản thì các NH phải thực hiện các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị hoạt động NH trong đó có cam kết về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do quá trình hội nhập quốc tế về việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính NH. Vì thế việc thay đổi nhận thức về cấu trúc tài chính cần phải được thực hiện ngay và thực hiện ở tất cả các NHTM Việt Nam không phân biệt quy mô và tính chất sở hữu tại các NH để thu hẹp lại khoảng cách giữa các NHTM Việt Nam với khu vực và thế giới.
Thứ hai là thiết lập được cấu trúc tài chính phù hợp trong mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu chiến lược của các NHTM về lợi nhuận, về phát triển thương hiệu, về mở rộng thị phần của NHTM cùng lúc đó cần cân nhắc đến mức độ rủi ro tài chính mà NH có thể chấp nhận trong điều kiện quy mô VCSH của NH.
Thứ ba là để thiết lập được một cấu trúc tài chính phù hợp, các NH phải cụ thể hóa bằng các phương án khác nhau, mỗi phương án phải phù hợp với mục tiêu KD và chiến lược phát triển của NH trong từng thời kỳ ví dụ với mỗi cơ cấu nợ và VCSH thay đổi thì sẽ đem lại lợi nhuận và mức độ rủi ro khác nhau cho NH, từ đó NH lựa chọn phương án thích hợp nhất để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra đồng thời cũng
phải đảm bảo được tính linh hoạt có khả năng thay đổi dễ dàng giữa các phương án trong quá trình thực hiện. Hơn nữa cũng không được coi nhẹ những thay đổi mang tính chu kỳ của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, vì thế các NHTM cũng phải lường trước được những ảnh hưởng này để đề ra được các phương án khác nhau cho cấu trúc tài chính.
Thứ tư là khi đã thiết lập được một cấu trúc tài chính hoàn thiện phù hợp với mục tiêu kinh doanh của NH trong một thời kỳ nhất định thì các NH phải có các chính sách cụ thể nhằm thực thi hiệu quả phương án cấu trúc tài chính này ví dụ như chính sách tăng nguồn vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hay lợi nhuận giữ lại, hay sáp nhập, hợp nhất các NHTM để tăng quy mô hay khả năng cạnh tranh; tăng nợ bằng phát hành trái phiếu hay tăng mức lãi suất để thu hút các luồng tiền nhàn dỗi trong dân cư...tất cả các chính sách này phải phù hợp và nhất quán với các chính sách khác của NH nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của NH, nhưng điều kiện tiên quyết là các chính sách này phải đảm bảo tuân thủ một cách tuyệt đối các quy định về mặt pháp lý của NHNN và cũng phải phù hợp với đặc thù riêng của từng NH.
5.2.2.Một số giải pháp cụ thể
Tăng quy mô vốn chủ sở hữu: kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy tác động của cấu trúc tài chính đến HQHĐ của các NHTM là tác động tích cực. Nhưng số liệu biểu thị các chỉ số thể hiện quy mô VCSH thực tế tại các NHTM Việt Nam lại rất thấp cụ thể EQA trung bình của các NHTM nghiên cứu chỉ đạt 9,5191% trong đó thấp nhất là của Agribank với mức 4,13% năm 2009, EQD của Agribank trong cùng năm này cũng thấp nhất trong nhóm các ngân hàng nghiên cứu chỉ đạt 4,35%, hai chỉ tiêu còn lại thấp nhất là EQL và EQS cũng thuộc về Agribank tương ứng là 5,49% và 4,61%. Vậy giải pháp ở đây là các NHTM cần tăng tỷ lệ VCSH trong tổng nguồn vốn của NH mình. Theo đề án tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2016-2020 lúc này các NHTM sẽ tập trung vào xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng thay cho việc mở rộng tín dụng như giai đoạn trước. Do quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận giữ lại của các NHTM nên nguồn vốn để tăng VCSH lúc này sẽ không đến từ khoản lợi nhuận để lại để tái đầu tư mà đến từ việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư trong nước, khu vực và quốc tế. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải được thiết lập cụ thể hơn nữa đối với các mức độ rủi ro của các khoản tín dụng ví dụ như đối với các khoản nợ ở nhóm cao thì nên quy định hệ số chuyển đổi cao hơn vì có như vậy thì mức độ rủi ro mà các NHTM phải gánh chịu mới được phản ánh đúng và sát thực tế. Nhưng mặc dù vậy việc tăng VCSH cần phải lưu ý để tránh tình trạng sở hữu chéo giữa các NH để đảm bảo mức VCSH thực của các NH đủ lớn để đảm bảo an toàn cho hệ thống NH.
Quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam đều rất nhỏ so với các NHTM trong khu vực và trên thế giới, điều này chính là hạn chế cơ bản đối với quy mô hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt nam nhưng tuy nhiên, các NH cũng không nên „lạm dụng‟ việc tăng VCSH bằng phát hành thêm cổ phiếu, đặc biệt trong điều kiện khó khăn, tình hình suy thoái của TTCK Việt Nam. Mặt khác, dù cố gắng tăng VCSH theo cách đó thì cũng chỉ giải quyết vấn đề tại những thời điểm nhất định hay mang tính chất tạm thời, hàng năm khi quy mô hoạt động của NHTM gia tăng thì tốc độ tăng VCSH lại không tăng hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn.
Đối với các NHTM quy mô nhỏ, hiệu quả không cao với các điều kiện hạ tầng như cơ sở vật chất, thị trường hoạt động, mạng lưới các chi nhánh, năng lực quản trị nói chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu thì việc tăng vốn một cách cơ học sẽ không đem lại hiệu quả cao hay có thể nói là sẽ đem lại rất nhiều những bất ổn cho các NH này vì thế nên việc hợp nhất, sát nhập các NH có quy mô nhỏ thành các NH có quy mô lớn hoặc sáp nhập, hợp nhất các NHTM có quy mô vốn nhỏ, HQHĐ chưa tốt vào các NHTM lớn hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn tới này sẽ là biện pháp tăng vốn phù hợp cho các NH và còn tăng khả năng đối phó rủi ro với những bất ổn của tình hình kinh tế trong nước, khu vực cũng như trên thế giới. Việc hợp nhất và sáp nhập các NH này sẽ làm năng lực tài chính của các NH tăng lên nhằm mục tiêu duy trì hoạt động chờ đợi các cơ hội bứt phá và tăng trưởng. Còn nhìn xa hơn đến năm 2020 theo nghị định của NHNN đề ra lộ trình các NHTMCP đô thị phải đạt mức vốn tự có là 10.000 tỷ đồng thì nếu theo số liệu cuối năm 2017 toàn hệ thống NH mới chỉ có 13 NHTM đạt được mức này đó là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Sacombank, MBB, VPbank, SCB, Eximbank, Maritimebank, Techcombank, SHB, ACB. Số còn lại có 11 NHTM có mức vốn từ 5000-10.000 tỷ, còn 9 NHTM có mức vốn tự có dưới 5000 tỷ đồng trong đó có 3 NHTM là Kienlongbank, Vietcapitalbank và PGbank có mức vốn đúng bằng quy định 3000 tỷ đồng.
Tác giả khuyến nghị một số NHTM nhỏ nên sáp nhập, hợp nhất với các NHTM lớn hoạt động có hiệu quả ví dụ như NCB với ACB: bởi NHTMCP NCB có HQHĐ kém, tốc độ tăng vốn chậm trong khi ACB là NH mạnh có tiềm lực phát triển. Hay sáp nhập SGB với SHB , Việt Á với Techcombank , PG bank với HD bank với những lý do tương tự. Hoặc đối với các NH có VCSH nhỏ tùy thuộc theo đặc thù từng riêng của từng NH có thể sát nhập các NH có quy mô vốn nhỏ này lại với nhau để tăng năng lực tài chính cho các NHTM hợp nhất ví dụ có thể hợp nhất SeABank với VIB lại với nhau vì quy mô vốn của 2 NHTM này đều trên 5000 tỷ đồng khi sáp nhập lại sẽ được NH với quy mô vốn 11.000 tỷ đồng.
Trước hết, trong ngắn hạn có thể thấy việc sáp nhập và mua lại giữa các NHTM như đã trình bày trên đây chính là một phương thức tối ưu để tăng VCSH cho các NHTM Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Trong quá trình sắp xếp và cơ cấu lại các NHTM cần thực hiện thanh lý những tài sản không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của NHTM như khu nhà nghỉ mát, các khách sạn, khu hội họp, vui chơi giải trí, và các tài sản "chết" khác. Giá trị của những tài sản loại này tuy không lớn nhưng việc thanh lý các tài sản đó vừa giải toả được các chi phí duy trì hoạt động, quản lý, nâng cấp các công trình lại vừa tạo điều kiện để tăng VCSH bằng tiền cho các NHTM.
Tiết kiệm chi phí và HQHĐ đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng có thể xem như giải pháp để tăng VCSH bằng tiền của các NHTM. Trên thực tế, vì một số nguyên nhân khác nhau, nhiều NHTM đã phải „ẩn dấu‟ lợi nhuận, bằng cách gia tăng các khoản chi phí và thực hiện các dự án đầu tư một cách lãng phí, thậm chí gây thất thoát rất lớn. Nếu được tự chủ tài chính và có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao HQHĐ đầu tư cho cơ sở hạ tầng, quy mô VCSH của NHTM sẽ có cơ hội được cải thiện một cách đáng kể.
Trong dài hạn, VCSH cần được gia tăng trên cơ sở lợi nhuận từ HĐKD. Do vậy, để tăng VCSH một cách tích cực nhất, các NHTM phải cải thiện HQKD và hoàn thiện chính sách phân phối lợi nhuận cũng như sử dụng các quỹ phù hợp với những đặc thù kinh doanh của mỗi NHTM và các quy định pháp luật.
Nhưng khi thực hiện cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sẽ phát sinh sau:
- Khi sáp nhập các NH có quy mô nhỏ thành một NH có quy mô lớn trong khi NH lớn này hoạt động với hiệu quả không cao thì NHNN sẽ gặp phải các vấn đề đặc biệt khó khăn trong việc quản lý hoăc tình huống xấu nhất khi NH này sụp đổ, khả năng đổ vỡ của cả HTNH sẽ cao hơn nhiều so với trường hợp của NH nhỏ.
- Việc hợp nhất, sáp nhập các NH không làm tăng tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản nói riêng hay các chỉ tiêu cấu trúc nguồn vốn nói chung nên không tương thích với biện pháp nêu trên.
- Thêm nữa thực tế hiện nay các NHTMCP Việt Nam có năng lực quản trị rất yếu kém thì việc sáp nhập nhiều NH thành một NH lớn chưa chắc là giải pháp làm cho năng lực quản trị sẽ tốt hơn mà thậm chí còn yếu đi.
Nâng cao uy tín của các NHTM thông qua đó tăng khả năng thu hút nguồn vốn: để tăng khả năng thu hút nguồn vốn, uy tín của các NHTM là vô cùng quan trọng, cần phải sớm được củng cố và khẳng định. Đối với phần lớn các NHTMCP, uy tín còn hạn chế hơn nhiều so với các NHTMNN, vì vậy để có thể thu hút được nguồn vốn, các
NHTM này buộc phải đưa ra những mức lãi suất hoặc chế độ ưu đãi lớn làm tăng chi phí nguồn vốn và hoạt động điều này làm cho HQHĐ và lợi nhuận giảm.
Uy tín của một NH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau có liên quan mật thiết với nhau: đó là VCSH, quy mô NH và mức độ an toàn trong HĐKD. VCSH lớn sẽ cho phép NHTM huy động được nguồn vốn lớn. Quy mô nguồn vốn lớn là điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay, đầu tư và những sử dụng vốn khác. Kết hợp với khả năng quản trị rủi ro tốt, NHTM cho vay, đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả sẽ mang lại LN nhiều và lại có cơ hội gia tăng VCSH. Uy tín và vị thế của NHTM sẽ được khẳng định.
Vì thế với các NHTMNN uy tín gần như là đã được xác lập trong tâm lý khách hàng, uy tín này được thể hiện trong quy mô NH, trong mức độ an toàn trong kinh doanh…, nên đối với những NH này nên tiếp tục khẳng định vị thế của mình bằng việc an toàn trong hoạt động, hiệu quả trong kinh doanh. NHTMCP thì việc tăng uy tín ngoài việc bảo đảm an toàn tránh rủi ro trong HĐKD là điều hiển nhiên thì việc tăng quy mô NH cùng với tăng quy mô VCSH là điều đặc biệt cần phải được chú trọng, đặc biệt với các NHTMCP có HQHĐ kém (SeAbank, NVB, TCB) thì càng cần phải lưu ý vấn đề này.
Xây dựng cấu trúc tài chính hợp lý: kết quả nghiên cứu ở chương 4 chỉ ra cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu sự tác động mạnh của cấu trúc tài chính của các ngân hàng. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho ngân hàng, giảm thiểu trở ngại tài chính nội sinh và giúp cho ngân hàng ít bị phụ thuộc vào nợ vay. Vì lẽ đó, việc nâng cao HQHĐ của các NHTM là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM của Việt Nam hiện nay. cấu trúc tài chính của các NHTM cần được tái cơ cấu với mục tiêu tối đa hóa giá trị của các NH, nhưng do đặc thù ngành NH nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng có thể nhận thấy tỷ lệ VCSH trong cấu trúc tài chính là rất thấp như kết quả nghiên cứu cho thấy mức trung bình chỉ đạt 9,4% nghĩa là trong 100 đồng tài sản của ngân hàng thì chỉ có 9,4 đồng là VCSH, một tỷ lệ đặc biệt thấp nếu so với các DN phi tài chính. Ví dụ như nếu phân chia các NH nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm các NHTMNN và nhóm các NHTMCP như sau:
Nhóm 1
ROA | ROE | EQA | EQD | EQL | EQS | |
CTG | 1,06 | 16,66 | 6,76 | 7,28 | 10,37 | 8,20 |
VCB | 1,16 | 16,1 | 7,46 | 8,08 | 13,51 | 8,49 |
BID | 0,84 | 15,02 | 5,54 | 5,91 | 8,09 | 6,74 |
AGR | 0,38 | 7,48 | 5,19 | 5,5 | 6,98 | 5,86 |
Nhóm 2 EIB | 1,04 | 7,84 | 12,64 | 15,09 | 25,26 | 15,85 |
VIB | 0,61 | 8,21 | 8,76 | 9,79 | 18,01 | 10,29 |
MBB | 1,53 | 16,64 | 9,23 | 10,19 | 20,51 | 10,91 |
ACB | 0,99 | 15,95 | 6,35 | 6,78 | 13,01 | 7,38 |
MSB | 0,60 | 9,81 | 8,77 | 9,74 | 30,52 | 10,58 |
STB | 1,11 | 10,99 | 9,45 | 10,51 | 16,07 | 11,29 |
TCB | 1,34 | 16,09 | 8,22 | 9,05 | 17,84 | 9,60 |
TPB | 0,60 | 2,21 | 14,76 | 19,87 | 74,28 | 20,77 |
LPB | 2,31 | 12,37 | 14,70 | 20,58 | 45,38 | 21,45 |
SHB | 1,02 | 11,60 | 8,18 | 9,03 | 16,78 | 9,39 |
NVB | 0,50 | 5.,3 | 8,60 | 9,52 | 17,95 | 10,07 |
SGB | 1,43 | 8,16 | 19,13 | 23,93 | 27,08 | 25,12 |
HDB | 0,74 | 8,40 | 9,65 | 10,81 | 21,43 | 12,56 |
SEABANK | 0,52 | 4,01 | 8,93 | 11,03 | 30,31 | 11,26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Tác Động Của Cấu Trúc Tài Chính Đến Hiệu Quả Hoạt Động Các Nhtm Việt Nam Nghiên Cứu.
- Kết Quả Chạy Hiệu Chỉnh Cho Biến Phụ Thuộc Roe
- Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Ngành Ngân Hàng Việt Nam Đến Năm 2020
- Khuyến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Ngân Hàng Nhà Nước
- Durand, D. (1959), “The Cost Of Capital, Corporation Finance, And The Theory Of Investment: Comment”, The American Economic Review, Vol.49, No.4, Pp.639-655
- Kwan And Eisenbeis (1995), “Bank Risk, Capitalization, And Operating Efficiency”, Journal Of Financial Services Research 12(2), Pp.117-131.
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Ta nhận thấy: số liệu của các NHTM nghiên cứu trung bình trong giai đoạn phân tích nhóm “Big Four” bao gồm bốn NHTMNN có thể nhận thấy được hai NH có HQHĐ tốt nhất là CTG và VCB chính là hai NH có tỷ lệ VCSH trong các chỉ số nghiên cứu là cao nhất. Nhóm còn lại là các NHTMCP có HQHĐ tốt cũng đều là các ngân hàng có tỷ lệ VCSH cao khi so sánh với nhau, nhưng khi so sánh tỷ lệ VCSH giữa nhóm NHTMCP và NHTMNN sự khác biệt được thể hiện rõ rệt, EQA của CTG
và VCB cũng chỉ đạt mức 6,76% và 7,46% trong khi ở nhóm còn lại để có được HQHĐ tương đương với hai ngân hàng này tỷ lệ VCSH trong tổng tài sản tối thiểu cũng là trên 8%, đặc biệt có SGB tỷ lệ này còn lên đến 19,13%. Nhìn vào các số liệu này có thể thấy được những điểm cần phải lưu ý ở đây là:
- Đối với các NHTMNN việc duy trì một tỷ lệ VCSH phù hợp và cân bằng trong cấu trúc tài chính là cần thiết và tùy thuộc đặc thù từng ngân hàng riêng biệt
- Đối với các NHTMCP thì việc tăng tổng tài sản ngân hàng cùng với tăng VCSH là điều đặc biệt cần phải được chú trọng, trong một mức độ nào đó theo tác giả tốc độ tăng VCSH của các NHTM này phải tăng cùng hoặc tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng tổng tài sản ngân hàng
Còn nếu nhìn rộng ra toàn hệ thống thì tác giả có đề nghị cụ thể cho từng nhóm ngân hàng riêng biệt như:
Nhóm ngân hàng có HQHĐ thấp, gặp nhiều khó khăn thị phần không mở rộng và khả năng cạnh tranh thấp nhưng lại sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao và hầu hết các khoản nợ đều là nợ ngắn hạn, nếu các NH này tiếp tục tăng đòn bẩy tài chính sẽ làm HQHĐ càng giảm và làm suy giảm giá trị của NH. Để khắc phục điều này nhóm NH này cơ cấu lại tài chính để giảm thiểu đến mức thấp nhất hiệu ứng tiêu cực của hệ số nợ và giảm bớt áp lực thanh toán các khoản nợ vay cho các NH này .Lúc này việc sử dụng một cấu trúc tài chính với đòn cân nợ thấp sẽ giúp các NH giảm bớt được rủi ro khi gặp khó khăn, cùng lúc đó các NH có điều kiện nâng cao hiệu quả các tài sản sinh lời, tăng cường chất lượng các dịch vụ để đến khi đạt được các yếu tố thuận lợi khi đó sẽ tăng hệ số nợ để phục vụ cho nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh phát triển các thị trường mới. Để thực hiện được điều này, các NHTM nên tăng quy mô VCSH bằng cách kêu gọi nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm bởi vì lúc này chỉ có các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao, còn việc huy động vốn từ nguồn nội bộ khi NH gặp khó khăn và rủi ro là điều gần như không tưởng.
Nhóm ngân hàng có HQHĐ trung bình, năng lực cạnh tranh bình thường,các sản phẩm tuy có chỗ đứng trên thị trường nhưng khả năng mở rộng thị phần chưa cao, sức kiểm soát kém. Nhóm này cũng có tỷ lệ nợ cao làm cho HQHĐ kém, với nhóm NH này nên duy trì tỷ lệ nợ vừa phải, với tỷ lệ này vừa duy trì HQHĐ vừa củng cố thị trường và sản phẩm, một mặt đầu tư mở rộng quy mô ...tăng dần khả năng cạnh tranh, gia tăng thị phần hoạt động của NHvà tạo uy tín tốt trên thị trường. Để thực hiện được điều này các NH cần gia tăng VCSH bằng cách thực hiện liên doanh, liên kết mở rộng