kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để giảm tỷ lệ nợ vay trong cấu trúc tài chính nhằm hạn chế rủi ro khi hoạt động không thuận lợi.
Đối với các NH có quy mô lớn, hiện đang HĐKD có hiệu quả, khả năng cạnh tranh mạnh, thị phần lớn, hệ số nợ cao. Đối với các NH này đã phát huy hiệu ứng tích cực các tỷ lệ VCSH như nghiên cứu vừa tận dụng được lợi ích của việc sử dụng nợ khi hưởng khoản tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, với cấu trúc tài chính chính này sẽ rất nguy hiểm một khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn. Do đó, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, thì các ngân hàng này không nên gia tăng hệ số nợ quá cao, để thực hiện được điều này các NH này cũng cần gia tăng VCSH bằng cách phát hành cổ phiếu để tăng VCSH, hoặc sử dụng chính sách phân phối cổ tức thấp để trích lợi nhuận giứ lại hàng năm bổ sung cho VCSH.
Tóm lại, các NH nên gia tăng VCSH trong cấu trúc tài chính của mình. Với một khối lượng vốn lớn NH sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án tốt, mang lại nhiều lợi nhuận cho NH. Mặt khác nguồn VCSH lớn cũng làm giảm chi phí sử dụng vốn của NH, gia tăng lợi nhuận thu về, đồng thời giúp NH chống lại rủi ro phá sản cũng như bù đắp cho các thiệt hại từ những đầu tư thua lỗ, gia tăng uy tín và niềm tin đối với khách hàng.
5.2.3.Các giải pháp khác
Tăng cường năng lực tài chính : như ở đề án định hướng chiến lược phát triển ngành NH tới năm 2020 có đề cập đến năng lực tài chính của một NHTM thể hiện ở: quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời gắn liền với chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản, Vốn tự có của các NHTM cung cấp nguồn tài chính cho quá trình hoạt động, tăng trưởng và đem lại hiệu quả cho các NH, vốn tự có đại diện cho sức mạnh và biểu đạt cho khả năng cạnh tranh của các NHTM. Như đã phân tích ở chương 3 của luận án, trong giai đoạn 2008-2016 các NHTMVNNC tăng vốn tự có ồ ạt cùng với đó là tăng quy mô tổng tài sản, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc năng lực tài chính của các NHTMVN trong giai đoạn này được nâng cao bởi vì tốc độ tăng vốn tự có của các NHTMVN trong giai đoạn này tăng không nhanh bằng tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, việc tăng quy mô vốn của các NHTM trong giai đoạn này lý do chủ yếu là đáp ứng các quy định của chính phủ và NHNN về quy định vốn tối thiểu, mở rộng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần đối phó với các NH nước ngoài xâm nhập do việc mở cửa ngành ngân hàng và cả lý do mở rộng cơ sở hạ tầng cho các NHTM riêng... Vì thế trong thời gian sắp tới các NHTM Việt Nam nói chung và đặc biệt là các NHTM có quy mô vốn nhỏ không nên chạy theo cuộc đua tăng quy
mô vốn mà nên quan tâm đến việc tăng các tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II, cấu trúc lại tài sản có nhằm tăng cường tính an toàn của các tài sản này và tăng khả năng sinh lời của các tài sản, đó mới là chiến lược tăng năng lực tài chính lâu dài của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các NHTM)
Cơ cấu và đổi mới hệ thống quản trị NH phù hợp hơn các chuẩn mực của quốc tế, tăng tính minh bạch hóa hoạt động kinh doanh nhân hàng thông qua việc công bố thông tin, niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên TTCK, tăng tính đại chúng, tăng số lượng các nhà đầu tư, cổ đông trong các đợt tăng vốn điều lệ của các NHTMCP . Hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ đông lớn và kiên quyết xử lý đối với các cổ đông này vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, TCTD vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các NHTM. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và KDNH có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt. Hiện đại hóa và phát triển HTTT quản lý nội bộ, hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Chạy Hiệu Chỉnh Cho Biến Phụ Thuộc Roe
- Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Ngành Ngân Hàng Việt Nam Đến Năm 2020
- Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 16
- Durand, D. (1959), “The Cost Of Capital, Corporation Finance, And The Theory Of Investment: Comment”, The American Economic Review, Vol.49, No.4, Pp.639-655
- Kwan And Eisenbeis (1995), “Bank Risk, Capitalization, And Operating Efficiency”, Journal Of Financial Services Research 12(2), Pp.117-131.
- Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 20
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Tăng quy mô và hiện đại hóa hoạt động kinh doanh:
Sau khi đã có mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với VCSH đủ lớn, các NHTMVN cần phải thực hiện các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn, cải thiện hệ thống thanh toán và công nghệ ngân hàng; đồng thời cải thiện khả năng tài chính và chất lượng dư nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh, cụ thể như sau:
- Tăng cường khả năng huy động và cải thiện cơ cấu nguồn vốn
- Đa dạng hóa các hình thức cho vay và sử dụng vốn khác
- Hiện đại hóa việc cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính
5.3. Khuyến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước
Để thực hiện được những khuyến nghị trên ngoài việc phụ thuộc vào sự nỗ lực của các NHTM còn phụ thuộc rất nhiều vào việc cải cách hành chính và sự hỗ trợ về
mặt pháp lý của chính phủ và NHNN. Để hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng,bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế: NHNN cần đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật nói chung, công khai minh bạch, ổn định phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; Cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và trật tự kỷ cương trong hệ thống ngân hàng , phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế.
2. Điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, bảo đảm kinh tế vĩ mô, trong đó điều hành lãi suất , tỷ giá phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế; Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách quản lý vĩ mô khác
3. Xây dựng một môi trường thuận lợi cho sự phát triển an toàn và bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam:
- Sự phát triển của các NHTM phải đi đôi với sự phát triển của cả hệ thống tài chính đặc biệt là sự phát triển của thị trường giao dịch nội tệ - ngoại tệ của liên ngân hàng và TTCK. Việc thị trường tài chính phát triển có đồng bộ hay không sẽ tạo ra sức cạnh tranh đối với các NHTM trong việc thu hút và phân bổ sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế từ đó tạo sức ép đổi mới đối với các NHTM. Một mặt hệ thống tài chính phát triển cũng tạo điều kiện cho các NHTM các cơ hội để đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ giúp cho các NH chủ động hơn trong việc điều tiết vốn, tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro của các NH để đối phó lại những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới cúng như trong nước.
- Cơ chế tỷ giá và lãi suất cần phải được không ngừng đổi mới nhằm tiếp cận liên tục với các biến động của thị trường , cần phải được xác lập hữu hiệu và phải được kiểm soát thông qua các nghiệp vụ thị trường, kiểm soát một cách
thận trọng và có lựa chọn các giao dịch vốn. Thiết lập cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các gaio dịch vãng lai.
- Xây dựng và thiết lập một chính sách tiền tệ lành mạnh và ổn định, đảm bảo độ tin cậy và tính minh bạch cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa thận trọng , linh hoạt thong qua đó sử dụng các công cụ thị trường can hiệp một cách dễ dàng khi có các biến động kinh tế trên trong nước và quốc tế. Đặc biệt lưu ý trong việc thực thi đúng các chuẩn mực quốc tế về kế toán kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng.
- Phát triển hệ thống giám sát các hoạt động ngân hàng, liên hệ với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sự báo chia sẻ thông tin đặc biệt lĩnh vực thông tin cảnh báo sớm nhằm chủ động hơn nữa trong việc đề xuất các giải pháp để điều chỉnh và kiểm soát lượng vốn phù hợp với khả năng hấp thu của nền kinh tế, định hướng và tạo lập được kênh dẫn vốn đến những khu vực kinh tế cần ưu tiên trong mỗi thời kỳ.
- Đưa ra lộ trình cụ thể để yêu cầu các NHTM đảm bảo hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II:bởi vì các NHTM hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II sẽ đem lại sự đánh giá toàn diện về HĐKD của NH phòng tránh được các rủi ro và tạo vị thế mới cho các NHTM trong KD. Cần yêu cầu các NHTM dự kiến được thời gian cụ thể để triển khai thành công Basel II và yêu cầu các NHTM xây dựng một chiến lược tăng quy mô vốn song song với việc sử dụng vốn một cách hợp lý.
- Hỗ trợ thủ tục sáp nhập và hợp nhất giữa các ngân hàng: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các NH trong quá trình sáp nhập, hợp nhất. Đưa ra phương án cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đảm bảo không ảnh hưởng đến khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư.
4. Tập trung hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại gắn liền với đảm bảo an toàn an ninh mạng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế:
- Tập trung xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động thanh toán. Hoàn thiện, phát triển các hệ thống thanh toán của ngành ngân hàng trong đó trọng tâm là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) và hệ thống thanh
thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ(ACH). Nghiên cứu xây dựng hệ thống giao dịch tập trung và môi giới tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng;
- Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thong qua phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán điện tử, phát triển thương mại điện tử và tài chính toàn diện;
- Tăng cường quản lý, ứng dụng các giải pháp các giải pháp an ninh, an toàn, bảo mật công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán của ngân hàng, xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
- Xây dựng, cập nhật và hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống core banking của các NHTM; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phát triển những phương tiện, dịch vụ thanh toán điện tử mới, hiện đại theo xu hướng thanh toán trên thế giới.
5. Nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo, thống kê, công khai minh bạch hóa thông tin.
6. Chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương, đẩy mạnh quy mô và chiều sâu các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+3, SEACEN, ASEM,APEC và các diễn đàn về tài chính toàn diện; nâng cao vị thế của Việt Nam và của NHNN tại các tổ chức tài chính tiền tệ, các diễn đàn khu vực, thế giới và các đối tác quốc tế khác.
5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.4.1. Hạn chế của luận án
- Trong luận án tác giả chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2008 – 2016, và trong giai đoạn này có một số NH cũng không thu thập được đầy đủ các dữ liệu do một vài lý do nên mẫu sử dụng trong mô hình là mẫu không cân bằng (unbalanced data). Bên cạnh đó đề tài chỉ nghiên cứu trên nhóm NHTM chứ không phải là toàn bộ HTNH ở Việt Nam nên cũng chỉ mang tính đại diện chứ chưa phản ánh được đầy đủ cho cả hệ thống.
- Trong mô hình nghiên cứu tác giả cũng chỉ mới sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE để đo lường HQHĐ của NH trong khi đó ở phần cơ sở lý luận chúng ta cũng thấy để
đo lường HQHĐ có nhiều chỉ tiêu cũng như cách thức đo lường khác nhau như đo lường theo tiêu chí Tobin, s Q hay hiệu quả kinh tế tăng thêm (EVA), bởi như đã trình bày lý do chính ở đây là hầu hết cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng nhỏ và vừa không được giao dịch tích cực trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Đặc biệt ở Việt Nam số ngân hàng niêm yết rất ít nên số liệu không đủ để tác giả thu thập. Từ những thực tế này nên tác giả sử dụng nhóm chỉ số về khả năng sinh lợi để đại diện cho nghiên cứu về hiệu quả tài chính thay cho nhóm chỉ số về
giá trị thị trường để phân tích cho nghiên cứu này.
- Trong nghiên cứu của mình về phần các nhân tố thuộc cấu trúc tài chính tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu nghịch đảo với khá nhiều các nghiên cứu: ví dụ khi nghiên cứu về cấu trúc tài chính các tác giả khác sẽ nghiên cứu về hệ số nợ (Tổng nợ/tổng tài sản), hay hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ dài hạn như phần tổng quan mà tác giả đề cập. Lý do để tác giả đưa ra các chỉ tiêu này đó là do đặc thù ngành NH nói chung và Việt Nam nói riêng VCSH chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NH nên tác giả muốn nâng cao tầm quan trọng của VCSH khi đặt VCSH ở vị trí đầu tiên, thêm nữa với các chỉ tiêu như EQL, EQS (VCSH/Tổng dư nợ cho vay hay VCSH/ tổng tiền gửi của khách hàng) tác giả muốn nghiên cứu xem việc đẩy VCSH ra như một khoản vay sẽ tác động đến HQHĐ của các NHTM như thế nào và sự đảm bảo của NH đối với khoản tiền gửi của khách ra sao. Thêm một điều nữa là các nghiên cứu về HQHĐ của NH đã có nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam còn tương đối hạn chế đặc biệt là nghiên cứu về tác động của cấu trúc tài chính đến HQHĐ của các NHTM nên tài liệu tham khảo cũng như các phương pháp luận trong nghiên cứu là một khó khăn không nhỏ đối với tác giả, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đề tài. Vì vậy những hạn chế trong đề tài là điều khó tránh khỏi.
- Trong mô hình nghiên cứu đã đưa ra mặc dù đã kiểm định và rút ra được một số kết luận quan trọng để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó kết quả chạy mô hình cũng cho thấy các biến trong mô hình đưa ra chỉ mới giải thích được 72,92% cho ROA và 57,56% cho ROE tức là còn khoảng 1/3 các yếu tố tác động lên HQHĐ của NH chưa được xem xét . Nguyên nhân của hạn chế này do thời gian có hạn cũng như năng lực hiện tại còn hạn chế. Vì vậy tác giả mong muốn sẽ được nghiên cứu sâu hơn để đưa ra một thước đo đánh giá tổng quát hơn HQHĐ của HTNH Việt Nam cũng như xây dựng được một mô hình với cách kiểm định tốt hơn và xác định được nhiều hơn các yếu tố tác động lên HQHĐ của NH để làm một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu về sau cũng như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cácNH
trong việc đưa ra các chính sách nâng cao HQHĐ và tái cấu trúc tài chính của các NHTM.
5.4.2.Gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai
Luận án đã nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra được những đề xuất, gợi ý đối với cấu trúc tài chính và HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam, tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này khá rộng và phức tạp nên cần tiếp tục có những nghiên cứu trong tương lai.
Thứ nhất, mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu của luận án là 19 NHTM trong giai đoạn 2008 - 2016 với dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán là chủ yếu, như vậy cỡ mẫu chưa đủ lớn để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể các NHTM Việt Nam nhưng các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng cỡ mẫu về không gian và thời gian.
- Về thời gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện trong khoảng thời gian lâu hơn để có thể đánh giá hữu ích đối với tổng thể trong dài hạn.
- Về không gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện đối với nhiều NHTM hoặc các tổ chức tín dụng trong cả hệ thống.
Thứ hai, nghiên cứu các biện pháp cụ thể cho các gợi ý, đề xuất của luận án.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra được một số gợi ý, đề xuất chung đối với cấu trúc tài chính và HQHĐ của các NHTMViệt Nam. Để các gợi ý, đề xuất của luận án có tính thuyết phục cao hơn, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp cận từng trường hợp NH cụ thể và từ đó chỉ ra cách thức, biện pháp thực hiện cụ thể cho các gợi ý, đề xuất này.
Thứ ba, bổ sung thêm các phương pháp kiểm định hồi quy.
Mặc dù tác giả đã tích cực tiếp cận phương pháp phân tích hồi quy nhưng các mô hình của luận án chỉ dừng lại với những kiểm định cơ bản như mô hình các nhân tố tác động cố định và tác động ngẫu nhiên với kiểm định Hausman để chọn mô hình phù hợp. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo tác giả mong muốn bổ sung các phương pháp đo lường có độ tin cậy cao hơn một trong số đó, được sử dụng nhiều hiện nay là DEA (Data Envelopment Analysis)…hay bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đa dạng hơn như Tobin ,s Q hay EVA…
Kết luận chương 5
- Ở chương 5 tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cấu trúc tài chính nhằm nâng cao HQHĐ tại các NHTMVN trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển của ngành NHVN
- Tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị đối với chính phủ và NHNN.