Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Ngành Ngân Hàng Việt Nam Đến Năm 2020


mạnh đến HQHĐ của NH. Kết quả nghiên cứu của Pastory, Marobhe và Kaaya (2013) cho kết luận trái ngược về nhân tố CDE nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH) có mối quan hệ cùng chiều với ROE với mức tác động 0,011, điều này có ý nghĩa là khi cố định các nhân tố khác thì GROWTH tăng một đơn vị sẽ làm ROE tăng lên 0,011 đơn vị và ngược lại. Kết quả này phù hợp với rất nhiều các nghiên cứu trước đây cho rằng tăng trưởng của các NH được xem là có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ và khả năng sinh lời của các NHTM.

4.4. Kết quả phân tích.

4.4.1. Tổng hợp kết quả

Từ các kết quả ở bảng 4.25 và 4.29 tác giả tổng hợp được chiều tác động của các biến cấu trúc nguồn vốn và các biến kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của các NHTMViệt Nam

Bảng 4.30: Tổng hợp kết quả


Biến độc lập

Giả thuyết

Biến phụ thuộc

Mức độ phù hợp với

kết quả NC

ROA

ROE

EQA

+

+

+

Đúng

EQD

+

+

+

Đúng

EQL

+

+

+

Đúng

EQS

+

+

+

Đúng

CIN

-

-

-

Đúng

LTD

-

K

K

Sai

GROWTH

+

+

+

Đúng

CDE

-

-

-

Đúng

NIM

+

+

K

Đúng một phần

NPL

-

K

K

Sai

Chú thích: “+” Tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê

“-” Tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê “K”: không có tác động



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - 15

Nguồn :tác giả

4.4.2. Tóm tắt các kết quả đạt được:


Đề tài nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam dựa trên các công cụ phân tích định lượng. Tác giả đã sử dụng hai chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường HQHĐ của các NHTM Việt Nam và đồng thời


đưa các yếu tố nội sinh như: tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản, Tỷ lệ VCSH/tổng nợ, tỷ lệ VCSH trên tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ VCSH trong tổng tiền gửi để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam, đồng thời đưa các yếu tố như tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tài sản, quy mô tổng tiền gửi của khách hàng làm các biến kiểm soát vào mô hình nghiên cứu. Sau khi thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán trong giai đoạn từ năm 2008- 2016, mẫu nghiên cứu gồm 19 NHTM tương đương với 171 quan sát và sử dụng phần mềm Stata để chạy các số liệu các kết quả thu được như sau :

-Thứ nhất: việc lựa chọn mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp để nghiên cứu các nhân tố thuộc cấu trúc vốn đến chỉ tiêu ROE và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) là phù hợp để nghiên cứu các nhân tố thuộc cấu trúc vốn đến chỉ tiêu ROA. Kết quả cụ thể là trong bốn biến độc lập và năm biến kiểm soát đưa vào mô hình ROA thì cả bốn biến độc lập và bốn biến kiểm soát đều có tác động và có ý nghĩa thống kê. Đối với mô hình nghiên cứu ROE thì cả bốn biến cấu trúc vốn là EQA, EQL, EQS, EQD cũng đều có tác động cùng chiều, năm biến kiểm soát thì có một biến tốc độ tăng trưởng tài sản (GROWTH) có tác động cùng chiều còn hai biến tỷ lệ CP/TN (CIN) và quy mô tổng tiền gửi của khách hàng(CDE) có tác động ngược chiều, còn biến tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) không có tác động.

- Thứ hai: bốn biến thuộc cấu trúc nguồn vốn là EQA, EQL, EQS, EQD đều có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến hai chỉ tiêu phản ánh HQHĐ điều đó thể hiện ý nghĩa:

+ Cấu trúc nguồn vốn của các NHTM Việt Nam nghiêng về nợ hơn là VCSH: điều này thể hiện rõ ở các nhân tố nghiên cứu như tỷ lệ VCSH/tổng tài sản hay VCSH/ tổng nợ. Việc cấu trúc nguồn vốn mà trong đó tỷ lệ VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ hay là hệ số nợ cao đem đến những thách thức cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam.

+ Tỷ lệ VCSH/tổng các khoản dư nợ cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng tích cự đến HQHĐ của các NHTM Việt nam: cho vay là nguồn thu chính của các NHTM, vì thế tỷ lệ VCSH/tổng các khoản dư nợ cho vay sẽ chỉ ra việc VCSH đã được các ngân hàng đẩy ra như một khoản vay như thế nào. Hơn nữa, tỷ lệ này cũng nhằm cho biết mức độ cẩn thận của các ngân hàng trong việc cho vay, các nghiên cứu về cấu trúc vốn của các NHTM trên thế giới từ trước đến nay chỉ có nghiên cứu của các tác giả Pastory, Marobhe và Kaaya (2013) đưa chỉ tiêu này vào trong nghiên cứu của họ,


nhưng kết quả đưa ra là tác động của chỉ tiêu này đến hiệu quả hoạt động của các NHTM là trái chiều, ngược với kết quả nghiên cứu của tác giả.

+ VCSH/tổng tiền gửi của khách có ảnh hường cùng chiều đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam: hầu hết các nghiên cứu trước đây không đưa quy mô tổng tiền gửi của khách hàng vào để nghiên cứu. Các ngân hàng có VCSH nhỏ muốn mở rộng quy mô phải mở rộng đi vay để cho vay, mở rộng tổng tài sản là tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng làm tăng yêu cầu về VCSH, tuy nhiên khi các NHTM mất khả năng thanh toán, có thể gây tổn thất lớn cho xã hội khi đó VCSH góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền bởi vì các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng VCSH. Do đó, nếu quy mô VCSH càng lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ thấy yên tâm hơn. Trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra được tác động cùng chiều giữa tỷ lệ VCSH/tổng tiền gửi của khách và HQHĐ của các NHTM.

→ Các kết quả nghiên cứu về tác động của các biến thuộc cấu trúc nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam này trái ngược với các nghiên cứu theo cách tiếp cận lý thuyết M&M và lý thuyết đánh đổi: đó là đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả của các DN hay NH càng lớn, đây gần như là kiến thức phổ biến được công nhận trong rất nhiều lĩnh vực cả tài chính và phi tài chính.

→ Đối với các nghiên cứu được giải thích bằng lý thuyết trật tự phân hạng đó là tỷ lệ VCSH trong cấu trúc nguồn vốn có tác động cùng chiều với HQHĐ của các ngân hàng, nhưng trong những nghiên cứu thực nghiệm này các tác giả cho rằng kết luận về tương quan nghịch giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của ngân hàng “dường như” phù hợp hơn trong những giai đoạn có hoàn cảnh đặc biệt: như theo Hortlund (2005) thập niên 1980 (tự do hóa tài chính), thập niên 1990 (thời kỳ hỗn loạn tài chính) và ông cho rằng nếu về lâu dài thì mối quan hệ ngược chiều này cần phải tiếp tục nghiên cứu. Berger (1995) cũng cho rằng các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay cuối những năm 1980 đã có thể cải thiện khả năng sinh lời của họ bằng cách tăng tỷ lệ vốn của họ. Osborne, Fuertes và Milne (2011) cho rằng trong điều kiện căng thẳng, các ngân hàng có thể cải thiện khả năng sinh lời của họ bằng cách tăng tỷ lệ vốn. Nghiên cứu của Bach (2006) cho rằng mối quan hệ này xảy ra trong thời gian ngắn và điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định; Demigruc thì kết luận là mối quan hệ này đúng đối với hệ thống tài chính kém phát triển; Kết quả của Huchison và Cox lại nhạy cảm với các vấn đề về dữ liệu; một số tác giả khác thì cho rằng các kết luận trong các nghiên cứu của họ không phải xảy ra trong những giai đoạn hay điều kiện thông thường …Nghĩa là đối với các nghiên cứu có kết quả cấu trúc vốn có tác động cùng chiều với HQHĐ của các NHTM các tác giả chỉ đưa ra được chiều tác động là đồng


nhất, còn các điều kiện khác thì không có được sự thống nhất. Và các nghiên cứu được trích dẫn ở trên còn có một giới hạn vì họ áp đặt hạn chế rằng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận là tuyến tính và đồng nhất giữa các ngân hàng và các khoảng thời gian, mối quan hệ tích cực được tìm thấy là mối quan hệ trung bình giữa các ngân hàng và các khoảng thời gian. Có ba nghiên cứu đã cố gắng để giảm hạn chế này: Berger (1995) ước tính mối quan hệ tuyến tính giữa ROE và vốn ngược chiều đối với các ngân hàng thương mại Mỹ nhưng cho phép các mối quan hệ (và trên thực tế là toàn bộ mô hình) thay đổi giữa các giai đoạn 1983-1989, trong đó các ngân hàng nói chung được cho là dưới mức tỷ lệ vốn tối ưu, và 1990-1992 trong đó họ được cho là đã vượt quá tỷ lệ vốn tối ưu của họ. Hệ số này là tích cực trong giai đoạn đầu và tiêu cực trong lần thứ hai, phù hợp với lý thuyết trên rằng tỷ lệ vốn tối ưu tăng trong giai đoạn căng thẳng và các ngân hàng khởi hành từ tỷ lệ vốn tối ưu của họ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép các mối quan hệ thay đổi giữa các ngân hàng, theo quan điểm lý thuyết, nó có thể sẽ tùy thuộc vào việc các ngân hàng có ở trên hay dưới tỷ lệ vốn tối ưu và mức độ gần gũi với chúng. Osterberg và Thomson (1996) đã khám phá các yếu tố quyết định đòn bẩy của các công ty cổ phần ngân hàng Hoa Kỳ (BHCs) trong giai đoạn 1987-1988. Đặc điểm kỹ thuật của họ bao gồm một khoản thu nhập tuyến tính và thuật ngữ tương tác bao gồm thu nhập nhân với mức độ yêu cầu về vốn. Họ thấy rằng cấu trúc vốn và thu nhập có tương quan dương, và mối quan hệ này là tích cực hơn cho các ngân hàng gần với mức tối thiểu quy định. Gropp và Heider (2010) nghiên cứu các yếu tố quyết định đòn bẩy cho các NH lớn của Mỹ và châu Âu trong giai đoạn 1991-2004. Chúng bao gồm lợi tức trên tài sản và lợi tức trên tài sản nhân với một biến giả bằng 1 nếu ngân hàng gần với yêu cầu quy định, ROA và cấu trúc vốn có mối liên hệ tiêu cực, nhưng khi vốn gần với mức tối thiểu quy định, mối quan hệ tổng thể là 0. Các đặc điểm phi tuyến tính được sử dụng trong Gropp and Heider (2010) và Osterberg và Thomson (1996) bị hạn chế vì mối quan hệ chỉ có thể thay đổi đối với các NH có vốn đầu tư thấp. Các yếu tố thúc đẩy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động được xác định ở trên cho thấy mối quan hệ có thể khác nhau tùy thuộc vào việc ngân hàng ở trên hay dưới tỷ lệ vốn tối ưu và do đó mối quan hệ có thể thay đổi giữa các ngân hàng có vốn cao, ngân hàng vốn vừa và ngân hàng vốn thấp ….

Thực tế trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008-2016 chính là giai đoạn có rất nhiều thăng trầm đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, bởi như đã đề cập ở những nội dung trên hệ thống ngân hàng (HTNH) Việt Nam trong giai đoạn này trải qua từ suy giảm, phục hồi


và bước đầu phát triển. Trong giai đoạn này có những thay đổi lớn của Đảng và chính phủ trong việc đưa ra những chính sách tiền tệ: từ chính sách nới lỏng tiền tệ trong những năm khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008-2009, sau đó là chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát trong quá trình thực hiện đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và bắt đầu từ năm 2015 trở đi HTNH bắt đầu ổn định và tích cực phát triển. Đây cũng chính là giai đoạn HTNH Việt Nam bước vào lộ trình thực hiện Basel II của Việt Nam bắt đầu từ tháng 2/2016 thí điểm cho 10 NHTM (cả 10 NH này đều nằm trong 19 NHTM nghiên cứu), cho đến năm 2018 tất cả các NHTM còn lại đều phải tuân thủ những quy định của hiệp ước Basel II.

Và kết quả cuối cùng cho thấy giả thuyết về tác động của các biến thuộc cấu trúc nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam là tác động tích cực của tác giả đã được khẳng định, kết quả này cũng phù hợp với cách tiếp cận của các nghiên cứu trên thế giới cho rằng mối quan hệ này được giải thích bằng lý thuyết trật tự phân hạng về chiều tác động của cấu trúc vốn đến HQHĐ, nhưng cũng cho thấy điểm khác biệt với các nghiên cứu khác đó là nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn khá dài, trong giai đoạn này nền kinh tế của Việt Nam trải qua cả quá trình bao gồm: suy thoái, phục hồi và bước đầu tăng trưởng, trong giai đoạn này nền kinh tế Việt nam tuy có khó khăn nhưng không hề hỗn loạn và mất kiểm soát,Việt Nam là một nước có hệ thống tài chính ổn định và tương đối phát triển, các ngân hàng trong nhóm nghiên cứu đa dạng về quy mô, và kết quả nghiên cứu ổn định với vấn đề về dữ liệu.

- Thứ ba: Đối với biến kiểm soát tốc độ tăng trưởng của tài sản (Growth) có tác động cùng chiều với cả ROA và ROE, mối tương quan dương này cho thấy các NHTM Việt Nam càng có tốc độ tăng trưởng tài sản càng cao hay quy mô ngân hàng càng lớn thì HQHĐ càng tăng.

- Thứ tư: Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), đây chính là biến tác giả đưa thêm vào mô hình nghiên cứu và biến này chỉ giải thích được mối quan hệ đến ROA: NIM có tác động cùng chiều với ROA, nhưng không có tác động đối với ROE, điều này giải thích mối quan hệ tương hỗ giữa NIM và ROA: khi NIM tăng đồng nghĩa ROA cũng tăng và ngược lại. Còn NIM không có ảnh hưởng trực tiếp đến ROE;

-Thứ năm: biến kiểm soát tổng tiền gửi của khách hàng (custom deposit: CDE) có tác động ngược chiều với cả ROA và ROE điều này có thể giải thích bằng lý thuyết tài chính doanh nghiệp như sau: thông thường khi các tổ chức kinh tế nói chung sử dụng nợ để tài trợ cho các HĐKD của mình với mong muốn đầu tiên là mở rộng được quy mô tổng nguồn vốn, lý do nữa là việc sử dụng nợ sẽ làm cho các tổ chức được


hưởng lợi ích từ khoản “tiết kiệm thuế” do chi phí sử dụng nợ là chi phí trước thuế, nhưng khi sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến việc chi phí trả cho việc sử dụng nguồn vốn này vượt quá cả lợi ích thu được từ khoản “tiết kiệm thuế” – lúc đó thì tác dụng “lá chắn thuế” của nợ hoàn toàn không đem lại hiệu quả cho các tổ chức kinh tế nữa. Ở đây, đối với các NHTM Việt Nam nghiên cứu việc quy mô tiền gửi tăng dẫn đến chi phí trả lãi quá nhiều làm tăng tổng chi phí hoạt động của các NHTM Việt Nam, kéo gần hơn khoảng cách giữa tổng chi phí và tổng doanh thu hay nói cách khác làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản làm cho ROA giảm, khi ROA giảm mặc dù hệ số nhân VCSH tăng nhưng tốc độ tăng không bù lại được tốc độ giảm của ROA nên kéo theo ROE cũng giảm, và khi CDE tăng cũng làm cho tỷ lệ an toàn vốn giảm đi. Trong các nghiên cứu trước đây chỉ có Pastory, Marobhe và Kaaya (2013) nghiên cứu về chỉ tiêu Ln (CDE), nhưng trong nghiên cứu của mình các tác giả lại không tìm ra mối quan hệ giữa CDE và các biến phụ thuộc ROA, ROE.

-Thứ sáu : Biến kiểm soát tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIN) có tác động ngược chiều với cả ROA và ROE nghĩa là khi chi phí càng tăng nếu doanh thu không tăng thì khoảng cách giữa chi phí và doanh thu càng hẹp dẫn đến thu nhập càng kém tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả ROA và ROE, hoặc khi chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập thì tỷ lệ CIN cũng sẽ giảm làm ROA và ROE cũng giảm.


Kết luận chương 4

Chương 4 tác giả đã nêu được những điểm chính như sau:

-Tác giả đã khái quát được lịch sử hình thành và tốc độ phát triển của các NHTM Việt Nam

- Tác giả đã nêu được thực trạng cấu trúc vốn và HQHĐ của các NHTM Việt Nam nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2016:

Về CTV thông qua các chỉ tiêu:EQA, EQD, EQL, EQS cho thấy các NHTM duy trì cấu trúc vốn nghiêng về sử dụng nợ thể hiện qua giá trị trung bình của mẫu nghiên cứu là tỷ lệ VCSH chiếm trong tổng tài sản chỉ là 9,5191% và tỷ lệ VCSH chiếm trong tổng nợ là 11,122%, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm trong các khoản vay trung bình là 22,607% , tỷ lệ VCSH chiếm trong tổng nguồn tài trợ ngắn hạn (trong đó tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn) là 11.869%

Về HQHĐ của các NH theo chỉ tiêu ROA có xu hướng giảm ở các năm gần đây, mức giảm thấp nhất là năm 2015 với mức 0,53% cao nhất là năm 2008 với mức 1,73%. Đối với chỉ tiêu ROE thì kết quả cũng cho ra tương tự, giá trị trung bình của chỉ tiêu này đạt giá trị 10.63169% .

Tác giả tiến hành kiểm định về cấu trúc vốn và HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008- 2016, các kết quả cho thấy như sau:

- Các NHTMVN có tỷ lệ VCSH trong cấu trúc nguồn vốn càng cao, hay hệ số nợ càng thấp thì HQHĐ (ROA,ROE) càng tăng.

- Tỷ lệ CP/TN càng thấp thì ROA, ROE của các NHTM càng cao.

- Quy mô tổng TS càng lớn thì ROA, ROE của các NHTM càng tăng.

- Quy mô tổng tiền gửi càng nhỏ thì ROA, ROE của các NHTM càng lớn.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có tác động tích cực với ROA, nhưng không có tác động đối với ROE của các NHTM.

- Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ cấp tín dụng không có tác động đến ROA và ROE.


CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Như đã phân tích trong các chương trên việc nghiên cứu vềcấu trúc tài chính không phải là vấn đề mới mẻ đối với các DN trong các lĩnh vực thuộc các ngành kinh tế, nhưng ở Việt Nam trong lĩnh vực NHTM thì đây là nghiên cứu mới vì thế việc hoàn thiện cấu trúc tài chính để nâng cao HQHĐ không phải là công việc có thể hoàn tất trong một thời gian ngắn được. Để phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 do NHNN đề ra, nội dung dưới đây của luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị về CTTC nhằm nâng cao HQHĐ của các NHTM việt Nam, ngoài ra, nội dung cuối cùng của chương này đề cập những khía cạnh liên quan đến CTTC và HQHĐ của các NHTM Việt Nam mà luận án chưa giải quyết, là cơ sở định hướng cho các nghiên cứu khác trong tương lai.

5.1. Định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020

“Các NHTMNN và các NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Các NHTMNN cùng với NHTMCP trong nước đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các TCTD nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng khác góp phần bảo đảm sự phát triển hoàn chỉnh, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh.

Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo Đề án cơ cấu lại các NHTMNN và Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP, cụ thể:

- Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động):

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ương đến chi nhánh. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban Kiểm soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro.

Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 05/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí