Bảng Kết Quả Kiểm Tra Trắc Nghiệm Bài Nội Khóa Tại Thực Địa

Bảng 2.1. Bảng kết quả kiểm tra trắc nghiệm bài nội khóa tại thực địa


Điểm

Điểm <5

Điểm <7

Điểm <8

Điểm 9

Điểm 10

Tổng số

Lớp TN

%

0

0

4

11,8

19

55,9

9

26,5

2

5,8

34

100

Lớp ĐC

%

2

6,1

18

54,5

12

36,4

1

3,0

0

0

33

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông - 11

Bảng 2.2. Bảng kết quả kiểm tra tự luận bài nội khóa tại thực địa


Điểm

Điểm <5

Điểm <7

Điểm <8

Điểm 9

Điểm 10

Tổng số

Lớp TN

%

0

0

6

17,6

15

44,2

13

38,2

0

0

34

100

Lớp ĐC

%

0

0

16

48,5

13

39,4

4

12,1

0

0

33

100

Từ bảng 2.1. và bảng 2.2 cho thấy, với hai đề kiểm tra kết quả của lớp TN cao hơn lớp đối chứng. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp toán học để phân tích cho kết quả, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp GV và HS thông qua các phiếu hỏi. Kết quả đều khẳng định việc sử dụng di sản CVĐCTC UNESCO trong dạy học bài nội khóa tại di sản đem lại hiệu quả giáo dục rõ rệt, không khí lớp học sôi động, các em hứng thú với các nhiệm vụ học tập, chủ động tìm kiếm tư liệu để thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa còn chủ động đề nghị thầy cô trợ giúp để hoàn thiện bài báo cáo (nhóm 2, HS xây dựng ý tưởng phỏng vấn nhân chứng lịch sử là cụ Hoàng Thị Khìn - Lão thành cách mạng, người nấu cơm cho Bác những ngày Bác ở Pác Bó và là nhân chứng cuối cùng còn sống). Các em mạnh dạn chia sẻ ý tưởng, đề nghị được thầy cô và ban quản lý giúp đỡ để được gặp và trò chuyện với bà, quay video, biên tập thành bản báo cáo của nhóm. Hoặc với nhóm 1, các em chủ động sử dụng những kiến thức cơ bản của các môn học như Toán học, Địa lý, Lịch sử để giải quyết nhiệm vụ học tập - đo khoảng cách từ mốc 108 đến Hang Pác Bó; ; nhận xét về khả năng tự cấp và tự túc lương thực ở Pác Bó…để chứng minh vì sao Bác Hồ lại chọn Pác Bó chứ không phải nơi nào khác để hoạt động cách mạng.

Quá trình tổ chức dạy học tại thực địa không chỉ giúp GV kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà còn đánh giá được ý thức tham gia, năng lực học tập của từng các thể HS qua đó có cái nhìn toàn diện, đánh giá đúng năng lực của người học. Kết quả trên cũng là cơ sở để chúng tôi khẳng định tính khả thi của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận văn.

2.5.4.2. Đối với bài nội khóa trên lớp

Chúng tôi lựa chọn tiết 2 của bài 18 (Lịch sử lớp 12). Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). Với hai giáo án

+ Giáo án thực nghiệm: chúng tôi áp dụng các biện pháp sử dụng di sản trong dạy học lịch sử đối với bài nội khóa trên lớp như luận văn đã đề xuất.

+ Giáo án đối chứng: soạn giảng bình thường.

Giáo án thực nghiệm được soạn theo hình thức mới với đầy đủ 5 bước:

Khởi động: GV sử dụng tài liệu ảnh, nhạc và nội dung bài thơ “Đăng sơn” kết hợp với ngôn ngữ miêu tả đầy sinh động để nêu lên tình huống có vấn đề, thu hút sự chú của HS.

Với phần nội dung kiến thức cơ bản của bài, chúng tôi sử dụng các PPDH tích cực, kết hợp với CNTT như: sử dụng hiệu ứng lược đồ động để cụ thể hóa diễn biến của Chiến dịch Biên giới; thiết kế phần mềm thực tế ảo hoặc video toàn cảnh, giúp HS có cơ hội tham quan khu di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950 qua đó khắc sâu kiến thức, nhất là những kiến thức có trong các câu hỏi thi trắc nghiệm, qua đó giúp các em nắm vững tri thức, vận dụng vào thực tiễn.

Phần củng cố chúng tôi sử dụng các trò chơi như “Phía sau mảnh ghép”, với mỗi câu hỏi ngắn các em sẽ lật mở được một phần bức tranh tương ứng với một gợi ý cho từ khóa, GV khích lệ tinh thần HS bằng các phần thưởng cho mỗi câu trả lời đúng.

*Đánh giá kết quả: Chúng tôi xây dựng đề kiểm tra 15 phút gồm hai phần trắc nghiệm (5 điểm) và tự luận (5 điểm). Đề kiểm tra được xây dựng theo ma trận đề với tỷ lệ nhận biết 30%, thông hiểu 30%, vận dụng 40% (20% vận dụng thấp, 20% vận dụng cao). Số liệu bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng được xử lý theo phương pháp thống kê toán học.

Bảng 2.3. Bảng kết quả kiểm tra phần trắc nghiệm bài nội khóa trên lớp


Điểm

Điểm <1

Điểm 1-2

Điểm 2-3

Điểm 3-4

Điểm 4-5

Tổng số

Lớp TN

%

0

0

0

0

16

40

24

60

40

100

Lớp ĐC

%

0

0

2

4,8

17

40,2

19

45,4

4

9,6

42

100


Bảng 2.4. Bảng kết quả kiểm tra phần tự luận bài nội khóa trên lớp


Điểm

Điểm <1

Điểm 1-2

Điểm 2-3

Điểm 3-4

Điểm 4-5

Tổng số

Lớp TN

%

0

0

0

0

2

5

26

65

12

30

40

100

Lớp ĐC

%

0

0

3

7,1

14

33,3

23

54,8

2

4,8

42

100

Từ bảng trên, có thể dễ dàng nhận thấy điểm số của phần trắc nghiệm và phần tự luận ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Số bài đạt điểm cao của lớp TN cao gấp 6 lần lớp đối chứng trong khi số bài đạt điểm trung bình của cả hai phần trắc nghiệm và tự luận chỉ bằng 1/6 hoặc 1/7 lớp đối chứng. Bên cạnh đó, chúng tôi quan sát trong giờ học ở lớp TN mức độ tương tác của HS với các tài liệu trực quan và với GV cao hơn lớp đối chứng, các em hăng hái tham gia vào các nhiệm vụ học tập tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng, một số em còn sẵn sàng thể hiện các bài hát then, hát lượn…Điều đó cho thấy giờ học đã thực sự thu hút sự chú ý của HS, khơi gợi được trí tò mò, chính các tài liệu về di sản

đã dẫn dắt HS và lôi cuốn các em tìm hiểu, khám phá những tri thức mà mình chưa biết từ đó có cái nhìn toàn diện về các sự kiện, nội dung lịch sử trong SGK, có sự liên hệ chặt chẽ với lịch sử địa phương. Trong những khía cạnh nhất định việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử là một cách làm thiết thực để GV bộ môn từng bước tiếp cận với chương trình và SGK phổ thông mới.

*

* *

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di sản trong dạy học lịch sử, đề xuất các biện pháp sư phạm phù hợp và tiến hành thực nghiệm sư phạm với hình thức dạy học bài lịch sử nội khóa trên lớp và thực địa, chúng tôi rút ra kết luận việc sử dụng di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng góp phần quan trọng vào việc khắc sâu kiến thức nhất là những kiến thức cơ bản, các sự kiện lịch sử quan trọng, các nhân vật và hiện tượng lịch sử điển hình, tạo hứng thú học tập bộ môn đồng thời giúp HS phát triển khả năng nhận thức. Di sản địa chất CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng còn mở ra khả năng tích hợp các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông để GV triển khai các hoạt động học tập dưới dạng trải nghiệm, khám phá nhất là thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn theo định hướng STEAM. Đồng thời cho thấy có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học từ dạy học nội khóa đến dạy học ngoại khóa nhằm tạo môi trường học tập mới mẻ, HS được bộc lộ năng lực và phẩm chất cá nhân nhất là có thể học và tự học thông qua các hoạt động như học tập trên lớp, tự học ở nhà và học qua trải nghiệm.

KẾT LUẬN


1. Di sản là những tài sản vật chất, tinh thần vô giá suốt bề dày lịch sử hàng ngàn năm của quốc gia, dân tộc. Đó là những giá trị cốt lõi, là nền tảng của nền văn hóa Việt Nam. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản chính là giữ gìn, trân trọng những giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các giá trị văn hóa dân tộc đó cần được vun đắp, giữ gìn và bảo vệ, biến sức mạnh văn hóa thành sức mạnh nội lực tổng thể, cấu thành giá trị nền tảng vững chắc của xã hội cho sự nghiệp xây dựng đất nước XHCN. Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi người ở thế hệ hôm nay và mai sau trong việc thực hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

2. Cao Bằng là vùng đất có lịch sử lâu đời, gắn với nhiều sự kiện lịch sử và nhiều biến cố lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc. CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng chứa đựng một loạt điểm địa chất có ý nghĩa địa lý, lịch sử, văn hóa mang tầm khu vực và thế giới. Các điểm địa chất non nước có tầm quan trọng từ quan điểm khoa học, sự hiếm có, tính giáo dục và mang giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh những giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống phong phú. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị từ CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Do đó nếu hệ thống di sản trên được sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả về nhiều mặt.

3. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, di sản nói chung, di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng nói riêng đã được khai thác và sử dụng như một môi trường học tập mang tính “mở” có tính thực tiễn, thực hành cao, gắn kết nhà trường với xã hội, gắn lý thuyết với thực hành. Ở đó, cả

người dạy và người học đều cần thay đổi tính “cố hữu” của mình, linh hoạt, chủ động thích nghi với thay đổi của môi trường đồng thời thay đổi dần thói quen học tập thụ động, một chiều, đọc chép mà bấy lâu nay vẫn được coi là những “đặc sản” của dạy học lịch sử. Bên cạnh đó di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng còn tạo dựng một môi trường học tập mới mẻ, mang tính “mở” nội dung học tập đa dạng, sự kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt đã gợi ý cho GV cách thức xây dựng những chủ đề học tập theo định hướng STEAM hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của giáo dục thế giới và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 chuẩn bị đưa vào thực hiện. Trên cơ sở chỉ rõ những yêu cầu của việc sử dụng di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học lịch sử, chúng tôi đã chỉ ra những yêu cầu của việc lựa chọn nội dung của di sản tương ứng với từng bài học góp phần khắc phục tình trạng lúng túng trong việc lựa chọn nội dung của GV từ đó gợi ý những biện pháp sư phạm thích hợp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.

4. Để việc sử dụng di sản CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng trong dạy học lịch sử Việt Nam đạt hiệu quả, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

Một là, nâng cao nhận thức của HS, GV và cán bộ quản lý GD về vai trò và tầm quan trọng của CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá, dạy học lồng ghép, tích hợp trong các môn học.

Hai là, nâng cấp, tôn tạo di sản, có chiến lược số hóa các di sản tiêu biểu có thể sử dụng trong dạy học. Xây dựng kế hoạch cho HS tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, giải quyết các bài tập nhận thức tại các di sản ở địa phương nhất là những di sản văn hóa phi vật thể. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ quan quản lý di sản, tổ chức các tiết học, các buổi ngoại khóa với sự tham gia của các nhân viên khu di tích, nhà quản lý di sản…

Ba là, xây dựng cơ chế đặc thù cho GV thực hiện giáo dục kết hợp với di sản, nâng cao chất lượng đời sống của GV, tạo điều kiện cho GV được nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác các giá trị của di sản trong dạy học tạo tâm thế yên tâm công tác, nhiệt huyết với giờ học có sử dụng di sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Vân Anh (2014), Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

2. A.G. Coovaliop (1971), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Văn Bài (2008), “Phát huy giá trị di sản trong quá trình phát triển và hội nhập, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 10 tr. 34.

4. Bernd Meier (2004), Lý luận dạy học hiện đại, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo dục học - Tài liệu dành cho giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Công văn số 5977 Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và THPT từ năm học 2008 - 2009.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn Hóa - Thể thao và Du lịch (2013), Hướng dẫn số 73, Ngày 16 tháng 01 năm 2013 - Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, Trung tâm GDTX.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn Hóa - Thể thao và Du lịch (2013), Tài liệu tập huấn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

10. Nguyễn Thị Côi (1998), Bảo tàng lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THPT. NXB ĐHQG, Hà Nội.

11. Hoàng Thanh Hải (2013), “Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa cho học sinh phổ thông qua môn lịch sử”, Tạp chí Giáo dục, Số 308, Kỳ II - 4/2013.

12. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tao, NXB Trẻ Hà Nội, Hà Nội

13. Nguyễn Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

14. Phạm Thị Thanh Huyền (2019), Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023