Sự Phát Triển Của Thị Trường Viễn Thông Việt Nam

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH‌‌

I. Sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam


1.Sự phát triển của các doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt

Nhu cầu của thị trường


Trong những năm gần đây, thị trường viễn thông Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, các công nghệ tiên tiến đều được đưa vào ứng dụng, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng … Tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam hiện naykhoảng 18 triệu máy, đạt mật độ gần 23 máy/100 dân, trong đó xấp xỉ có hơn 11 triệu thuê bao là thuê bao di động, trên 98% số xã trên toàn quốc đã có máy điện thoại, mạng lưới cáp quang SDH với công nghệ chuyển mạch mềm, công nghệ kết nối không dây Wifi … đã được triển khai.

Việt Nam được các tổ chức viễn thông quốc tế đánh giá là một trong nhưng quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới. Riêng mảng dịch vụ điện thoại di động, các nhà nghiên cứu thị trường quốc tế cho biết Việt Nam sẽ đạt 36 triệu thuê bao vào cuối năm 2010.

Việt Nam là nước tham gia thị trường di động tương đối muộn (năm 1993), nhưng đến tháng 7 năm 2005 đã có tới 6,4 triệu thuê bao ĐTDĐ, và tại thời điểm tháng 5 năm 2006, đã có 11 triệu thuê bao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 65-70%/năm. Các hãng phân tích và nghiên cứu thị trường quốc tế dự báo rằng hết năm 2010 VN sẽ có tới 52 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có tới 70% là điện thoại di động (tương đương 36 triệu thuê bao), tức tăng gấp ba lần hiện nay. Thực tế trong năm năm gần đây thị trường viễn thông VN, đặc biệt là thị trường thông tin di động, đã có sự phát triển bùng nổ, được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển rất nhanh trong lĩnh vực này… Đây thực sự là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

Đại diện của công ty tư vấn RJB Consultant khi nhận xét về tốc độ phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam, đã cho rằng “thị trường viễn thông di động Việt Nam đang cất cánh”. Bộ trưởng Bộ bưu chính viễn thông Đỗ Trung Tá cũng nhận định, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cộng với tốc độ phát triển như hiện nay của viễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

thông Việt Nam, trong thời gian tới thị trường thông tin di động của Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Năm 2003, thị trường di động Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc phát triển với tốc độ đạt 45% và tổng số thuê bao trên 2,7 triệu. Con số này trong năm 2004 là 65% và 4,5 triệu thuê bao. Đặc biệt, năm 2005 đã chứng kiến những kết quả phát triển ngoạn mục của các nhà khai thác dịch vụ di động, với tổng số thuê bao di động tính tới cuối tháng 12/2005 lên tới 8,7 triệu, tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2004. Và đến tháng 4/2006, trong tổng số hơn 14,6 triệu thuê bao điện thoại của VNPT, số thuê bao di động chiếm xấp xỉ 54%. Và trong tổng số gần 11 triệu thuê bao di động trên tòan quốc, VNPT chiếm hơn 70% thị phần. Năm 2006 này, VNPT đặt mục tiêu phát triển 4 triệu thuê bao mới, bao gồm cả di động và cố định với mức tăng trưởng dự kiến là 25%. Các con số trên mặc dù thể hiện khá rõ sự phát triển của mạng di động Việt Nam, nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu xã hội và nền kinh tế đối với lĩnh vực này, đồng thời cũng là bằng chứng cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường di động Việt Nam trong tương lai.

“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 5

Mặc dù đạt được tốc độ phát triển ấn tượng như vậy, nhưng mật độ điện thoại tính trên 100 dân của Việt Nam mới đạt 24,42 ; còn kém nhiều nước trong khu vực và thua xa các quốc gia Châu Âu. Điều này cho thấy thị trường viễn thông Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Bộ Bưu chính viễn thông dự báo đến năm 2010 mật độ điện thoại có thể đạt tới 42 máy/100 dân, trong đó gần hai phần ba sẽ là thuê bao di động.

Số liệu thống kê chính thức của Bộ Bưu chính viễn thông công bố cho thấy bảy tháng đầu năm nay mạng điện thoại của Việt Nam tăng thêm gần 4,6 triệu thuê bao, đưa tổng số thuê bao điện thoại lên 20,44 triệu. Trong đó mạng điện thoại di động đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển này với hơn 11 triệu thuê bao còn đang hoạt động. Ngoài ra, còn khoảng 6 triệu thuê bao khác của những khách hàng đã bị khóa hai chiều. Hai mạng Mobifone và Vinaphone của VNPT chiếm thị phần lớn nhất với trên tám triệu khách hàng, còn lại thuộc về Viettel Mobile, S – Fone và EVN Telecom.

Theo RJB Consultants, công ty tư vấn chuyên ngành viễn thông, số thuê bao di động của Việt Nam sẽ tăng lên đến 20 triệu vào năm 2008 và vượt qua mức 25 triệu vào

năm 2010. Trong năm năm tới, cơ cấu thị trường viễn thông di động ở Việt Nam hầu như vẫn không thay đổi, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn lớn nhất, chiếm đến một nửa tổng thuê bao của cả nước. Công ty này cũng dự báo tốc độ phát triển thuê bao điện thoại di động ở Việt Nam sau năm 2008 sẽ giảm và ổn định ở mức trên 10% trong một thời gian.

Thị trường viễn thông Việt Nam đã trải qua gần 6 năm liền tăng trưởng mạnh, và cho đến nay thị trường Viễn thông Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Với tốc độ tăng trưởng 25% hàng năm, Việt Nam hiện đang là thị trường viễn thông có tốc độ phát triển nhanh thứ 2 trong khu vực ASEAN, và là quốc gia có tốc độ phát triển thuộc hàng cao trên thê giới. Nhiều khả năng, thị trường này còn tiếp tục tăng trưởng cao ít nhất trong 2 năm tới.

Theo những con số thống kê gần đây nhất, chỉ tính riêng hai mạng điện thoại Mobifone và Vinaphone của VNPT, đã có tới trên 8 triệu thuê bao di động. Cho đến hết tháng 7/2006, tổng số thuê bao có phát sinh cước của Vinaphone đạt 4.363.133, trong khi đó con số này ở mạng Mobifone là 3.883.556.

Sự gia tăng của các nhà cung cấp trên thị trường


Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường viễn thông di động trong thời gian gần đây, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ di động trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Cách đây một vài năm, thị trường di động là sự độc quyền hoàn toàn của 2 “ông lớn” Vinaphone và Mobifone, 2 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Nhưng sau khi Viettel nhảy vào thị trường cung cấp dịch vụ di động, một loạt các nhà cung cấp khác cũng đã tham gia vào thị trường đang phát triển rất nhanh này. Tính đến nay, trên thị trường đã có tổng cộng 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động. Điều thú vị là thị trường có 3 nhà cung cấp sử dụng công nghệ GSM ( Vinaphone, Mobifone, Viettel) và 3 nhà cung cấp sử dụng công nghệ CDMA ( S – Fone, EVN Telecom và Hanoi Telecom ).

Nếu như trước đây, Vinaphone và Mobifone gần như hoàn toàn nắm độc quyền thị trường viễn thông di động và chiếm tới 95% thị phần, thì việc Viettel tham gia vào thị trường này đã đẩy các doanh nghiệp này vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn để giành thị phần. Mặc dù trước đó, trên thị trường đã có sự xuất hiện của mạng điện

thoại di động S – Fone với công nghệ CDMA, nhưng do không có những bước đi phù hợp nên mạng điện thoại này cũng không có những phát triển đáng kể, số thuê bao cũng còn đang rất khiêm tốn. Cũng sử dụng công nghệ CDMA, kể từ giữa năm nay công ty viễn thông điện lực EVN Telecom cũng đã cho ra đời mạng di động với tên gọi E – Mobile, với đầu số 096. Với công nghệ hiện đại và một hạ tầng viễn thông tương đối hoàn thiện, E – Mobile được đánh giá sẽ là một đối thủ đáng gờm trên thị trường di động trong thời gian tới. Hiện nay, mức cước của E – Mobile là thấp nhất so với mức cước của các nhà cung cấp khác.

VINAPHONE VMS

S-Phone Viettel CityPhone

EVN Tel

Một nhà cung cấp nữa cũng sẽ sớm đi vào triển khai dịch vụ trong thời gian tới là mạng điện thoại của công ty viễn thông Hà Nội – Hanoi Telecom. Đây là liên doanh giữa Hanoi Telecom và công ty Hutchinson Telecom của Hàn Quốc, đã được cấp phép triển khai mạng điện thoại di động 3G tại Việt Nam, sử dụng công nghệ CDMA. Hiện tại, Hanoi Telecom đang tiến hành phát sóng thử nghiệm trên diện rộng, và nếu đưa vào sử dụng, mạng điện thoại của Hanoi Telecom sẽ có đầu số 092.



28%

32%



6%

32%


Hình 3 – Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ di động


Có thể thấy sự gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động là một điều tất yếu khi mà nhu cầu của thị trường đang phát triển với tốc độ rất nhanh, trong khi thị trường di động của Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng. Người tiêu dùng sẽ được lợi hơn khi có thêm nhiều lựa chọn khi muốn sử dụng dịch vụ di động. Đồng thời, do tác động của cạnh tranh, người tiêu dùng cũng được hưởng một mức giá hấp dẫn hơn so với trước đây. Tuy nhiên, do nhiều nhà cung cấp quá nóng vội trong việc cung cấp dịch vụ khi mà hạ tầng viễn thông chưa đầy đủ, hay quá nóng vội trong việc phát triển thuê bao nên đã dẫn đến chất lượng của dịch vụ di động không dược đảm bảo. Trong

thời gian tới, chắc chắn sẽ còn có những doanh nghiệp khác sẽ tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này, kể cả doanh nghiệp trong nước lẫn những doanh nghiệp nước ngoài, và điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất là có thể được sử dụng những dịch vụ với chất lượng tốt và ở một mức giá chấp nhận được.

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường


Cũng như những thị trường khác, thị trường viễn thông không thể tự mình vận động, mà nó vẫn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác. Những yếu tố này có thể làm kìm hãm sự phát triển của thị trường, nhưng ngược lại nếu có thể phát huy mặt tích cực của những yếu tố này, thị trường viễn thông có thể phát triển nhanh chóng. Trong số rất nhiều những yếu tố có ảnh hưởng tới thị trường viễn thông, ba yếu tố dưới đây được cho là có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự phát triển của thị trường. Đó là:

- Nhu cầu sử dụng của xã hội


- Các chính sách của cơ quan quản lý


- Trình độ công nghệ của các nhà cung cấp


Thứ nhất, Nhu cầu sử dụng của xã hội hay nói cách khác chính là cầu của thị trường viễn thông đương nhiên là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu tới thị trường. Thị trường sẽ không thể phát triển nếu như qui mô của thị trường chưa đạt đến một độ lớn nhất định. Qui mô của thị trường đủ lớn thì mới đảm bảo đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đó. Vì đặc điểm của thị trường viễn thông là thị trường đòi hỏi một số vốn đầu tư ban đầu rất lớn dành cho công nghệ, để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông. Vì vậy một thị trường đủ lớn, và có tiềm năng sẽ là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Khi đó, khi tổng cung của thị trường tăng lên, và do yêu cầu của cạnh tranh, giá cả của dịch vụ sẽ giảm xuống. Và khi đó, sẽ có nhiều người có thể sử dụng dịch vụ hơn, đồng nghĩa với việc qui mô thị trường lại được mở rộng hơn.

Thứ hai, là một ngành dịch vụ có lượng khách hàng sử dụng lớn, có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của người dân, nên vai trò của các cơ quan quản lý đối với sự phát triển của ngành viễn thông là không thể thiếu được. Các cơ quan quản lý cần phải có những chính sách phù hợp để có thể khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp vào

thị trường viễn thông. Vì viễn thông là một ngành cần sự đầu tư lớn về vốn như đã nói ở trên nên các doanh nghiệp rất cần có những chính sách hỗ trợ, những chính sách ưu đãi để có thể giảm bớt những khó khăn trong thời gian đầu tham gia thị trường. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, những rào cản về mặt công nghệ – kỹ thuật, về chất lượng cũng cần được ban hành. Chỉ những doanh nghiệp nào đạt đủ tiêu chuẩn về mặt công nghệ, về độ phủ sóng, về chất lượng cuộc gọi … và phải cam kết đảm bảo những chất lượng đó thì mới có thể tham gia thị trường. Tránh tình trạng như thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp chưa trang bị đủ cho mình cơ sở hạ tầng viễn thông nhưng vẫn cứ tham gia thị trường, cung cấp dịch vụ viễn thông với chất lượng kém, làm giảm quyền lợi của khách hàng. Nếu những rào cản gia nhập này được thực hiện hiệu quả, thì chỉ những doanh nghiệp có năng lực thực sự mới có thể tham gia cung cấp dịch vụ. Và do đó, chất lượng dịch vụ sẽ tăng lên, người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn vào dịch vụ của các nhà cung cấp.

Yếu tố thứ ba, đó là trình độ công nghệ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Vấn đề không chỉ là việc sử dụng loại công nghệ nào, CDMA hay GSM, mà là việc các doanh nghiệp triển khai công nghệ đó như thế nào và đảm bảo chất lượng của công nghệ đó ra sao. Một ví dụ điển hình là công ty S – Fone, mặc dù ra đời sau Vinaphone và Mobifone, với công nghệ CDMA được cho là hiện đại hơn, có dung lượng đường truyền tốt hơn, nhưng do việc triển khai công nghệ chưa đồng bộ nên dẫn đến vùng phủ sóng hẹp, chất lượng cuộc gọi vẫn chưa cao, những dịch vụ gia tăng được hứa hẹn sẽ triển khai trên mạng điện thoại này cũng vẫn chưa được thực hiện. Nên kết quả là sự phát triển của mạng điện thoại S – Fone cho đến nay vẫn chưa được như người ta mong đợi. Trong khi đó, mạng điện thoại ra đời sau là Viettel với công nghệ GSM, nhưng do có sự đầu tư đầy đủ hơn về hạ tầng viễn thông, nên ngay sau khi gia nhập thị trường, đã có những bước phát triển rất nhanh.

Thị trường viễn thông Việt Nam rất cần những công nghệ tiên tiến hiện đại, để có thể cung cấp những dịch vụ với chất lượng cao đến người tiêu dùng. Với những công nghệ hiện đại đó, các nhà cung cấp có thể cung cấp cho người tiêu dùng rất nhiều giá trị gia tăng đi kèm, chứ không chỉ là dịch vụ gọi điện thoại thông thường. Đây chính là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của thị trường.

3. Những thách thức đối với thị trường viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập

Thời gian gần đây các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Việt Nam cạnh tranh ráo riết nhằm xác lập một vị thế vững chắc trước khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong nay mai. Sau khi gia nhập WTO, ngành viễn thông sẽ có nhiều biến chuyển lớn về thị phần, cơ cấu, cung cầu lao động theo hướng có lợi cho người lao động, người tiêu dùng, và cho toàn bộ nền kinh tế.

Cho dù hiện Việt Nam vừa mới gia nhập WTO hồi đầu tháng 11 vừa qua song trên thực tế từ nhiều năm nay cũng đã có một số đối tác nước ngoài tham gia hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển mạng điện thoại như Tập đoàn viễn thông Korea Telecom của Hàn Quốc, tập đoàn Nippon Telephone của Nhật Bản và tập đoàn viễn thông France Telecom của Pháp. Là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn, ngành viễn thông đang là đích ngắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tự do hóa cho ngành viễn thông cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tác động đến ngành này và toàn bộ nền kinh tế trên nhiều phương diện hơn, và cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề này để có những đối sách thích hợp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, trong khi vẫn chủ động đón nhận những ảnh hưởng tích cực mang đến trong quá trình này.

Tác động đầu tiên, dễ nhận thấy nhất, là về giá cả và loại hình sản phẩm / dịch vụ cung cấp. Sự cạnh tranh về giá cả hiện nay đã rất gay gắt giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước, và sẽ càng khốc liệt hơn nữa khi các doanh nghiệp FDI đổ bộ vào với công nghệ mới hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn, loại hình dịch vụ phong phú hơn. Kết quả là chất lượng dịch vụ được nâng cao, người tiêu dùng được nhiều lựa chọn dịch vụ hơn, trong khi giá cả cung ứng dịch vụ viễn thông lại giảm thấp hơn nữa.

Nguồn vốn bổ sung vào thị trường chủ yếu sẽ do các công ty FDI mang đến. Mặt khác, kinh nghiệm ở các nước mới mở cửa thị trường viễn thông gần đây cho thấy các công ty FDI này thường có xu hướng tìm kiếm sự hợp tác liên doanh với các công ty viễn thông nội địa, vốn hiểu biết sâu về thị trường nội địa. Các công ty nội địa cũng thường chào mời để được liên doanh với các đối tác nước ngoài này để tận dụng lợi thế của họ trong khai thác thị phần. Khi đã vào liên doanh, thông thường các công ty nội địa giữ nguyên hoặc bỏ thêm vốn đầu tư trong các dự án liên doanh. Ngược lại, các công ty nội địa không tìm được đối tác, hoặc không muốn liên doanh, có thể sẽ phải thu hẹp đầu tư cho thị phần bị sụt giảm. Nhưng trên tổng thể, lượng vốn đầu tư vào ngành sẽ tăng lên đế đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường viễn thông trong nước.

Quá trình tìm kiếm đối tác như vậy cũng sẽ dẫn đến những tái cơ cấu lớn và cải thiện quan trọng về tổ chức và hoạt động của các công ty nội địa nhằm làm tăng độ hấp dẫn của họ trong mắt công ty nước ngoài. Sau khi liên doanh, việc theo đuổi các chuẩn mực kinh doanh cao hơn do đối tác đặt ra cũng là một động lực khiến họ phải không ngừng hòan thiện cơ cấu và hoạt động của bản thân, là những yếu tố ảnh hưởng tích cực không chỉ đến tình hình kinh doanh của bản thân mà còn lên toàn nền kinh tế.Còn đối với các công ty chọn đứng ngoài cuộc hoặc không tìm được đối tác liên doanh cũng sẽ bị đặt trong áp lực cải cách, nếu không muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi khốc liệt hơn.

Thị trường viễn thông hội nhập, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới.

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ, đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt.‌

Tóm lại, sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngành viễn thông sẽ có thêm nhiều chuyển biến lớn về thị phần, cơ cấu, cung cầu lao động theo hướng có lợi cho người lao động, người tiêu dùng, và cho toàn bộ nền kinh tế. Nhưng xét về mặt vi mô, các doanh nghiệp trong ngành này sẽ phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn trước, với đối thủ là những công ty đến từ nước ngoài với trình độ công nghệ tiên tiến, nguồn vốn phong phú, cũng như là kinh nghiệm và trình độ quản lý lâu năm trong ngành viễn thông.


II. Sự phát triển của Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT)


1. Những thông tin chung về VNPT

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí