Chụp tủy cản
3.2.2. Nguyên nhân chèn ép tủy:
- Lao cột sống: đau 1-2 đốt sống khi sờ, gõ hoặc đau theo khoanh tủy tự nhiên. Ở trẻ em dễ phát hiện hơn, trẻ thường đau khi vận động cột sống hoặc khi đứng nhiều. Trẻ không cúi được vì cứng cột sống (có thể do đau), đau tăng về đêm. Cột sống thường lồi ra và đau. Ở người lớn ít thấy đốt sống lồi ra sau hay cong lại. Cần tìm áp xe dưới xương sườn 12 cạnh cột sống, trên hố thượng đòn, mặt trong đùi, khoeo chân. Cần hỏi kỹ tiền sử gia đình, láng giềng, bản thân, khám kỹ phổi, làm các xét nghiệm IDR, chụp phổi... X quang cột sống khu trú là cần thiết cho nhiều hình ảnh khác nhau tùy giai đoạn. Nhẹ nhất là phá hủy mâm kế trên dưới, đối xứng (mờ mất giới hạn, có thể có hình khuyết đối xứng nên thường gọi là hình ảnh soi gương).
Nếu tổn thương kéo dài đưa đến xẹp đốt sống hoặc hẹp khe liên đốt. Ngoài ra có thể thấy áp xe lạnh cạnh cột sống (1/2 hình thoi hoặc hình thoi).
- Ung thư đốt sống: thường gặp ở tuổi lớn, thường là thứ phát sau ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, cổ tử cung, vú, phổi... lúc đầu liệt cứng sau chuyển sang liệt mềm. Ðau cột sống có thể ở nhiều đốt sống. Chụp cột sống nếu đốt sống có hình ảnh ngà voi là ung thư tiên phát. Còn ung thư thứ phát (di căn) phá hủy đốt sống, tiêu xương, đốt sống có thể xẹp nhưng khoảng liên đốt (đĩa đệm) không bị xẹp lại như bệnh Pott (lao cột sống).
- Áp xe ngoài hoặc dưới màng cứng: có biểu hiện nhiễm trùng (cần tìm ổ tiên phát như, nhọt nhất là cạnh cột sống) kèm đau vùng cột sống khi ho, hắt hơi, vận động đau tăng đau khi ấn. Dịch não tuỷ ngoài hiện tượng tắc nghẽn có tế bào trung tính tăng. Chụp cột sống có thể thấy tổn thương đốt sống tương ứng (hình ảnh tiêu xương, mất giới hạn bề ngoài đốt sống).
- U nội và ngoại tủy: u ngoại tủy thường là u dây thần kinh (Neurinome) với dị cảm hay đau rễ khu trú một bên, tiến triển rất chậm, nếu nặng hơn rối loạn cảm
giác ở chi từ dưới lan lên (gọi là rối loạn cảm giác kiểu hướng thượng). Chụp cột sống 3/4 thường thấy lỗ liên hợp rộng ra. Chụp tủy cản quang có hình ảnh lòng chảo. Chụp cộng hưởng từ thấy hình tròn hay hình bầu dục ngấm thuốc gadolinium nhiều thấy rõ ở T1. Tiên lượng loại u này tốt nếu phẫu thuật sớm. Còn u nội tủy thường ít gặp hơn so với u ngoại tuỷ, là u nguyên phát thường gặp nhất là u tế bào ống nội tuỷ, sau là u tế bào hình sao. Triệu chứng lâm sàng khởi đầu không điển hình.
+ Rối loạn cảm giác chủ quan là những dấu hiệu đầu tiên nhưng kín đáo, khó định khu chính xác vị trí tổn thương. Hội chứng tháp xuất hiện muộn, rối loạn cơ tròn thấy sớm nếu u ở vùng thấp. Dựa vào phân ly cảm giác kiểu rỗng tuỷ (mất cảm giác nhiệt và đau, còn cảm giác sờ) có thể xác định vị trí tổn thương nội tuỷ. Nếu u phát triển thì rối loạn cảm giác lan từ trên xuống.
+ Chụp tủy cản quang thấy hình hai cột.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống: phần lớn là thoát vị 1 bên gây chèn ép tuỷ cùng bên, liệt hai chân khi thoát vị lớn đường giữa, thường sau 1 cử động mạnh, đột ngột
như thể thao, tai nạn. Bệnh có thể tự phát ở những người bị loạn dưỡng sụn.
- Viêm màng nhện dày dính (do giang mai hoặc lao) vừa có triệu chứng ngoại biên (nơi dày) rải rác và triệu chứng trung ương (dưới nơi tổn thương) thường không đối xứng. Phát hiện được nhờ xét nghiệm BW hoặc phản ứng bì lao, chụp phổi có thể phát hiện lao tiên phát, xét nghiệm dịch não tủy có phân ly đạm - tế bào...
3.2.3. Nguyên nhân không do chèn ép tủy:
- Viêm tủy kiểu Erb và các nguyên nhân khác không chèn ép tủy. Tiến triển từ từ với què tủy từng lúc. Có từng đợt rối loại vận động (đi lại khó) và rối loạn cảm giác, cơ tròn (tiểu khó), sau đó lại bình thường rồi lại có đợt khác. Cần hỏi kỹ tiền sử, làm các phản ứng huyết thanh ở máu và dịch não tủy về giang mai.
Ngoài viêm tủy có thể gặp những bệnh hiếm gặp
sau:
- Thiếu máu tủy: có hiện tượng què tủy khi đi lại
nhiều, nếu ở người lớn tuổi thường do xơ vữa động mạch.
U liềm đại não: đau đầu, liệt cứng 2 chi dưới, chụp sọ thẳng nghiêng có thể thấy dày màng não do vôi hóa. Tốt nhất chụp não cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ não.
- Xơ cứng rải rác (Sclérose en plaque): thường gặp ở người trẻ. Có dấu chứng tổn thương tháp, rối loạn cảm giác rải rác, hội chứng tiểu não, viêm dây thị. Bệnh tiến triển thành từng đợt.
- Xơ cứng cột bên teo cơ: khởi đầu ở tuổi trung niên, tiến triển từ từ với teo cơ, giật sợi ở cơ mô cái út, cái, liên đốt bàn tay (kiểu Aran-Duchene) hay ở nơi khác là do tổn thương ngoại biên (sừng trước tủy). Tổn thương trên xen kẽ với các dấu hiệu tổn thương nơron vận động trung ương. Có nghĩa vừa tổn thương tháp vừa tổn thương ngoại biên nhưng không có rối loạn cảm giác.
- Rỗng tủy sống: phân ly cảm giác kiểu rỗng tủy, liệt cứng, teo cơ kiểu Aran-Duchene.
- Bệnh Wesphal - Strumpel (liệt cứng kiểu tủy) chỉ tổn thương tháp nhưng đối xứng, từ từ nặng dần không có tổn thương nơron vận động ngoại biên, tiểu não và cảm giác.
- Bệnh Little ở trẻ em, hai chân duỗi cứng và bắt chéo, kém phát triển trí tuệ, có thể có động kinh, múa giật, múa vờn do xơ não từng điểm (do giang mai hoặc siêu vi lúc còn bào thai).
3.2.4. Khi khám thấy phản xạ gân xương giảm hoặc mất, trương lực cơ giảm:
- Giảm hoặc mất vận động hai chi dưới. Ðây là
trường hợp liệt mềm.
- Liệt mềm thì có thể do tổn thương nơron vận động ngoại biên (luôn luôn liệt mềm) hoặc tổn thương nơron vận động trung ương. Vậy nó khác nhau điểm nào?
Phân biệt tổn thương ngoại biên và trung ương
Tổn thương ngoại biên | Tổn thương trung ương | |
1. Vận động | Mất toàn bộ vận | Mất vận động hữu |
động | ý không hoàn toàn | |
2. Phản xạ gân | Mất phản xạ | Mất hoặc giảm |
xương | sau đó tăng (21 | |
3. Phản xạ da | Bình thường | ngày) |
Không bao giờ | Giảm hoặc mất |
Có thể bạn quan tâm!
- Loại Bỏ Các Yếu Tố Ngoài Sọ: Giảm Áp Lực Tĩnh Mạch: Nằm Ngửa Và Nâng Đầu Lên Khoảng 10-300 Để Tránh Đè Ép Tĩnh Mạch Cảnh, Tránh Kích Thích Vật
- Tai Biến Mạch Máu Não: Bao Gồm 2 Loại Là Nhồi Máu Não Và Xuất Huyết Não.
- U Não Ác Tính: Có Thể Tiến Triển Đột Ngột Như Một Tai Biến Mạch Máu Não Do Chảy Máu Trong U (Thể Giả Tai Biến Mạch).
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 23
- Ký Sinh Trùng: Ấu Trùng Sán Lợn, Giun Chỉ.
- Chẩn Đoán Xác Định: Dựa Vào Lâm Sàng Và Điện
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
có (-) | (+) | |
Rối loạn kiểu rễ, | ||
4. Phản xạ bệnh | dây | Kiểu dẫn truyền |
lý | Không, trừ tổn | Có |
5. Cảm giác | thương đuôi | |
6. Cơ tròn rối | ngựa | Không hoặc ít do |
loạn | Teo cơ nhanh | hạn chế cử động |
Âm tính | ||
7. Dinh dưỡng | Dương tính | |
8. Phản ứng | ||
thoái hóa điện |
bụng
- Nguyên nhân gây liệt mềm hai chi dưới: tùy thuộc tổn thương nơron trung ương hoặc ngoại biên.
- Nguyên nhân tổn thương nơron ngoại biên:
+ Viêm đa rễ dây thần kinh: rối lọan vận động, cảm giác, dinh dưỡng đối xứng từ ngọn chi lan vào gốc chi, phân ly đạm- tế bào trong dịch não tủy.
+ Viêm đa dây thần kinh: thiếu vitamin B1, ngộ độc INH, Emetin, bạch hầu, rượu, porphyria, viêm đa dây thần kinh phì đại tuần tiến (Déjerine-Sotas). Rối lọan cảm giác, vận động, dinh dưỡng từ ngọn chi vào
nhưng thường chậm. Có những dấu hiệu khác kèm theo tùy nguyên nhân (thiếu B1 gây phù, suy tim...)
+ Viêm sừng trước tủy cấp hoặc mãn: nếu cấp thường ở tuổi 1-2 đến 5-6tuổi đột ngột sau vài ngày, sốt, liệt, đối xứng, teo cơ nhanh. Không có rối lọan cảm giác.
+ Teo cơ tuần tiến Charcot-Marie-Tooth, teo cơ mác đối xứng, mang tính gia đình, dáng đi kiểu ngựa (Steppage), có giật sợi.
- Nguyên nhân tổn thương nơron vận động trung ương:
+ Viêm tủy cắt ngang: khởi đầu đột ngột, cùng một lúc biểu hiện giảm hoặc mất cơ lực, trương lực cơ giảm; giảm hoặc mất cảm giác toàn bộ dưới nơi tổn thương. Rối loạn cơ tròn trầm trọng kiểu không tự chủ. Nguyên nhân thường do siêu vi hoặc giang mai. Chuyển sang liệt cứng thường sau 21 ngày.
+ Viêm tuỷ thị thần kinh, còn gọi là bệnh Devic. Nguyên nhân chưa rõ, cóthể do độc tố của virus hay giai đoạn đầu của bệnh xơ cứng rải rác. Kèm theo liệt hai chân người bệnh thấy giảm thị lực, thậm chí mù mắt, có ám điểm trung tâm và thu hẹp thị trường.