Thực Hành Sửa Chữa Hệ Thống Nhiên Liệu Động Cơ Xăng Dùng Bộ Chế.

Hình 1.2. Các bộ phận của bộ chế


Hình 1 3 Các chi tiết trên thân chế hòa khí Buồng phao Là một khoang chứa xăng 1


Hình 1.3. Các chi tiết trên thân chế hòa khí.

* Buồng phao:

- Là một khoang chứa xăng, trong đó có phao. Phao xăng cùng kim 3 cạnh có nhiệm vụ giữ cho mức xăng không thay đổi. Vật liệu làm phao thường có 2 loại: Một loại ống tròn kín rỗng ruột bằng lá đồng mỏng, một loại là ống tròn kín bằng nhựa. Trên phao xăng có lưỡi gà luôn luôn tì vào đuôi kim 3 cạnh để đóng hoặc mở cho xăng vào buồng phao. Kim 3 cạnh có thể bằng nhôm hoặc sắt.

- Buồng phao có lỗ thông với bên ngoài để cân bằng áp suất.

* Quả ga: Bằng nhôm hoặc bằng thép là một ống hình trụ rỗng ruột dịch chuyển lên xuống trong xylanh. 1 đầu quả ga bịt kín và vát chéo, dọc thân quả ga được xẻ rãnh để chuyển động tịnh tiến với chốt định vị trong xy lanh, ngoài ra còn có phần vát để cho vít nâng quả ga tì vào.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.


Kim ga Hình trụ côn lắp xuyên qua quả ga đuôi kim ga có nhiều rãnh để điều 2


* Kim ga: Hình trụ côn lắp xuyên qua quả ga, đuôi kim ga có nhiều rãnh để điều chỉnh kim cho phù hợp với từng mức tiêu thụ nhiên liệu theo yêu cầu của động cơ.

Hình 1 4 Kim ga Đầu côn của kim ga lọt trong cối kim và ống tia chính Quả ga 3

Hình 1.4. Kim ga

Đầu côn của kim ga lọt trong cối kim và ống tia chính. Quả ga được điều khiển bởi dây ga và luôn đóng họng khuyếch tán nhờ sức căng của lò xo.

* Ống tia chính: Có khoan các lỗ nhỏ gọi là ống thông hơi xếp bậc, phía dưới là nơi lắp gíc lơ chính, phía trên giáp với cối kim.

* Gíc lơ phụ: Lắp trong buồng phao gần gic lơ chính có nhiệm vụ cung cấp xăng cho động cơ ở chế độ không tải .

* Cửa hút: Thông với bầu lọc gió có lắp 1 bướm gió được điều khiển bằng tay le thông qua dây cáp.

Hoạt động của bộ chế

Hình 5 5 Nguyên lý làm việc của bộ chế 2 3 Các mạch xăng của bộ chế hòa khí 4

Hình 5.5. Nguyên lý làm việc của bộ chế

2.3. Các mạch xăng của bộ chế hòa khí.

2 3 1 Mạch xăng chính 1 Buồng phao 2 Đầu lắp với động cơ 3 Trục ga 4 Dây ga 5 5

2.3.1 . Mạch xăng chính.

1. Buồng phao.

2. Đầu lắp với động cơ. 3.Trục ga

4. Dây ga.

5. Lò xo

6. Họng khuyếch tan

7. Đầu nối với lọc gió.

8. Kim ga.

9. Lỗ phun chính.


Hình 1.6. Mạch xăng chính


2.3.2 Mạch xăng phụ

1 Lỗ tia cầm chừng 2 ống tia cầm chừng 3 Trụ ga 4 Đầu lắp với động cơ 5 6

1. Lỗ tia cầm chừng.

2. ống tia cầm chừng. 3.Trụ ga.

4. Đầu lắp với động cơ.

5. Dây ga.

6. Lò xo

7. Họng khuyếch tan

8. Đầu nối với lọc gió.

9. Vít gió.

10. Buồng phao.

11.Đường gió cầm chừng. Hình 1.7. Mạch xăng phụ


2.4.3. Nguyên lý làm việc

a. Chế độ khởi động:

Khi khởi động, tốc độ quay trục khuỷu tương đối thấp. Dòng khí đi qua bộ chế hòa khí có tốc độ thấp, độ chênh lệch áp suất nhỏ, xăng rất khó phun ra từ ống phun. Hơn nữa nhiệt độ động cơ tương đối thấp cho nên sự bay hơi của xăng kém vì thế hỗn hợp khí hình thành có nồng độ quá loãng, bất lợi cho việc đốt cháy. Để dễ khởi động, hỗn hợp khí phải có nồng độ tương đối đậm đặc (9/1). Do vậy hiện nay trên bộ chế hòa khí dùng các kiểu khởi động sau:

- Khởi động dùng bướm gió: Honda.

- Khởi động dùng mạch khởi động: Suzuki.

- Khởi động bằng nút bơm: Minck.

b. Chế độ không tải (Galăngti)

Tốc độ không tải lấy vòng quay ổn định thấp nhất làm chuẩn. Tốc độ không tải của động cơ xe máy thường 1200- 1700 vòng/phút. Lúc này động cơ chỉ khắc phục lực ma sát giữa các chi tiết của động cơ mà không cần công đưa ra. Ở chế độ làm việc này độ mở của quả ga là nhỏ nhất, tốc độ dòng khí qua chỗ lỗ tia rất chậm, chênh lệch áp suất được hình thành tương đối nhỏ, xăng không thể hút ra từ gíc lơ chính, mà được hút ra từ buồng phao qua giclơ phụ, gặp không khí trộn lẫn nhau tạo thành hòa khí. Ở chế độ này tỷ lệ hòa khí là loãng nhất (15/1).

c. Chế độ tải bình thường (trung bình)

Khi xe chạy bình thường với tốc độ < 35 km/h, lúc này động cơ làm việc ở chế độ tải trung bình, tương đương với 60% độ kéo của tay ga.

Tỷ lệ hỗn hợp hòa khí tương đối loãng (13/1) thời điểm này ga mở từ 1/3-1/3 xăng phun ra ở lỗ phun chính.

d. Chế độ tải lớn

Khi xe chạy ở tốc độ cao, đường có độ dốc lớn hoặc gồ ghề, cần động cơ phải phát ra công suất lớn nhất, quả ga cũng đạt tới độ mở lớn nhất, hỗn hợp khí cần có nồng độ đậm đặc hơn, lúc này nồng độ của hỗn hợp khí còn được quyết định bởi độ lớn của lỗ gíc lơ. Ở chế độ này tỷ lệ: (11/1).

2.4. Hiện thượng nguyên nhân hư hỏng

a. Xe chỉ chạy được từng quãng đường ngắn

Chạy được khoảng 200-300m, động cơ lịm dần rồi chết. Khoảng 10 phút sau máy lại nổ được. Do tắc xăng tại bình chứa hay ở bầu lọc của bình xăng con.

Cách xử lý: Kéo ống xăng ra khỏi BXC (khi biết xăng còn đầy trong bình). Nếu không thấy xăng chảy xuống mạnh là do nghẽn tại đáy bình xăng hay trong ống dẫn. Phải tháo bình xăng ra khỏi xe để súc rửa sạch.Nếu xăng chảy ra mạnh nơi đầu ống chứng tỏ bộ lọc xăng bị bẩn nghẽn phải tiến hành tháo súc.

b. Xe bị nhả nhiều khói đen, nổ bất thường ở ống bô, xe chạy ì ạch

Do thừa xăng, nghĩa là tỷ lệ khí hỗn hợp quá đậm xăng. Với tình trạng này, nồi bugi sẽ đóng đầy bụi đen hoặc ướt nhoèn dầu.

Cách xử lý: Lấy kim xăng ra khỏi trụ ga, dịch khoen chặn trên (đưa kim xăng xuống), đồng thời tháo và vệ sinh bầu lọc gió bởi nếu bầu bị bẩn, nghẽn cũng gây ra dư xăng.

c. Lên ga mà máy không bốc, đôi khi nổ lụp bụp. Do thiếu xăng. Tắc gích lơ hoặc mức xăng trong buồng phao thấp. Kim đặt sai

Cách xử lý: Thử đóng một phần bướm gió, động cơ vẫn nổ bình thường hoặc khi đóng 1/2 bướm gió, xe chạy tốt. Chỉnh lại bằng cách dịch khoen chặn kim xăng xuống (nâng kim xăng lên).

d. Xe chạy tốc độ cao không ổn

Ở vận tốc chậm và trung bình, xe chạy tốt, nhưng ở tốc độ cao, máy nổ không ngọt.Tình trạng này là do thiếu xăng ở tốc độ cao vì giclơ chính không chuẩn. Cần thay hoặc chỉnh lại.Trong trường hợp xe chạy cao tốc nhả khói đen, chứng tỏ giclơ chính lớn, phải thay loại bén hơn hoặc căn lại với sợi dây đồng nhỏ.

2.5. Thực hành sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế.

2.5.1. Chuẩn bị

2.5.2. Các bước tháo lắp hệ thống nhiên liệu

a. Tháo, lắp kiểm tra hệ thống nhiên liệu

* Tháo vệ sinh kiểm tra lọc xăng.

- Xoay khoá về vị trí off

- Dùng cơlê 17 dẹt tháo đai ốc cốc lọc trên BCHK lấy lọc xăng ra.

- Dùng bàn trải đánh sạch và dùng khí thổi.

- Kiểm tra lưới lọc xăng xem có bị rách, thủng không. Kiểm tra gioăng đệm cao su, nếu hư hỏng phải thay thế.

- Lắp cốc lọc và vòng đệm vào đúng vị trí.

- Xoay khoá vè vị trí on mở xăng cho xăng vào BCHK và kiểm tr xem có bị rì rỉ xăng không.

* Tháo làm sạch kiểm tra bình xăng.

- Mở khoá yên, tháo bu lông bắt yên xe lấy yên xe ra.

- Tháo đường xăng xuống bộ chế và xả hết xăng trong bình.

- Tháo cảm biến phao xăng lấy ra ngoài.

- Tháo đai ốc giữ bình xăng ra ngoài.

- Kiểm tra và xúc rửa bình xăng, kiểm tra đường ống dẫn và ống thông hơi.

- Lắp bình xăng.

* Tháo bảo dưỡng lọc gió.

Trong quá trình làm việc bụi bẩn bám vào lọc gió gây tắc máy chạy tắc máy chạy thiếu khí, thừa xăng, tôn nhiên liệu, công suất động cơ không đảm bảo, ta phải vệ sinh kiểm tra lại bầu lọc khí.

- Tháo yếm xe và các bộ phận liên quan.

- Dùng tô vít 4 cạnh tháo 4 vít bắt vỏ bầu lọc

Đánh tay láy xe hết về một phía Lấy lắp bầu lọc và lọc gió ra vệ sinh 7Đánh tay láy xe hết về một phía Lấy lắp bầu lọc và lọc gió ra vệ sinh 8

- Đánh tay láy xe hết về một phía.

- Lấy lắp bầu lọc và lọc gió ra vệ sinh.

Kiểm tra và vệ sinh có thể dùng xà phòng giặt tấm xốp và dùng khí thổi Kiểm 9Kiểm tra và vệ sinh có thể dùng xà phòng giặt tấm xốp và dùng khí thổi Kiểm 10


- Kiểm tra và vệ sinh ( có thể dùng xà phòng giặt tấm xốp và dùng khí thổi)

- Kiểm tra và vệ sinh vỏ bầu lọc, lắp lọc gió.

- Khi lắp bầu lọc gió vào ta bôi một lớp nhớt mỏng lên bề mặt của lọc.

+ Lọc gió xe máy bằng mút tẩm dầu : Loại này được dùng trên một số dòng xe như Dream, Wave, Future, Jupiter, Sirius và hầu hết các dòng xe của Piaggio. Khi lọc bẩn có thể vệ sinh tạm thời bằng cách xịt khí nén hoặc giặt bằng xăng, tuy nhiên không nên thực hiện nhiều lần.

+ Lọc gió xe máy bằng giấy khô : Loại này có thể vệ sinh bằng cách xịt sạch bằng khí nén sau mỗi 7.000 – 8.000km, có tuổi thọ cao. Các xe Cup, Nouvo LX sử dụng lọc gió này.

+ Lọc gió xe máy loại giấy dầu : Loại này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó có ưu điểm là khả năng lọc được những hạt bụi rất nhỏ nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng. Loại này đặc biệt không bảo dưỡng vệ sinh như hai loại trên bắt buộc cần phải thay thế định kỳ.

* Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bộ chế hoà khí.

- Dựng chân trống đứng.

- Khoá nhiên liệu.

- Tháo các chi tiết liên quan (Chi tiết phụ)

+ Tháo yếm xe.

+ Tháo bầu lọc gió.

+ Tháo le gió, quả ga.

+ Tháo khoá xăng.

+ Tháo đai ốc cố định bộ chế hoà khí trên cổ hút lấy bộ chế ra.

- Tháo rời bộ chế.

+ Tháo hai vít cố định cốc và thân chế, tách cốc đựng xădng và thân chế lấy zoăng ra (chú ý khi tháo không để chảy xăng để quan sát mức xăngtrong cốc).

+ Lật ngửa thân chế tháo chốt lấy phao xăng và kim ba cạnh ra.

+ Tháo jiclơ chính và phụ ra.

+ Tháo vít chỉnh xăng và chỉnh gió, ( chú ý các lò xo bên trong).

- Rửa sạch các chi tiết. Thông rửa các jíc lơ, các đường xăng, gió bằng khí hoặc dây thép nhỏ.

- Kiểm tra các chi tiết nếu mòn hoặc hư hỏng phải thay thế.

Lắp bộ chế hoà khí ngược quá trình tháo Lắp vít chỉnh xăng gió các jíc lơ 11

- Lắp bộ chế hoà khí, (ngược quá trình tháo)

+ Lắp vít chỉnh xăng, gió, các jíc lơ, kim phao và phao xăng.

+ Kiểm ta mức xăng, lắp bầu phao vào thân chế.

+ Lắp bộ chế vào cổ hút, lắp bầu lọc gió.

+ Điều chỉnh chế độ làm việc.

* Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết trên bộ chế hòa khí.

- Kiểm tra kim ga và quả ga. Quan sát vị trí của phe gài trên kim, quan sát độ mòn, độ cong của kim.

- Kiểm tra độ rò xăng trên bộ chế. Kiểm tra zoăng đệm, lọc xăng

- Kiểm tra các jíc lơ.

- Kiểm tra kim ba cạnh., phao xăng. Quan sát bề mặt của kim. Quan sát phao xăng.

Jíc lơ Kiểm tra kim ba cạnh phao xăng Quan sát bề mặt của kim Quan sát phao xăng 12Jíc lơ Kiểm tra kim ba cạnh phao xăng Quan sát bề mặt của kim Quan sát phao xăng 13

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí