Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 11


Mười ba bến nước, yếu tố kỳ ảo lại đóng vai trò của chất dẫn truyện, của cái phông mà qua đó cả một cuộc chiến tranh tàn khốc cùng với số phận của con người sau cuộc chiến hiện lên một cách chân thực, sống động và ám ảnh hơn. Những câu chuyện huyền bí về con Thuồng Luồng “tóc đen dài xõa sượi, vai trần trắng, vú căng mẩy như vú con gái, nhưng mình rắn, bàn chân tay nhái” sinh ra những bọc trứng; hình nộm rơm “cốt con gái hồn con Thuồng Luồng” do anh Tào yểm “đứa nào yêu tao mà bỏ thì phát điên, thành con Thuồng Luồng” cứ như thực như mơ, đưa người đọc chìm vào không gian huyền thoại. Nhưng nếu gạt lớp sương mù huyền thoại ấy đi, chúng ta sẽ thấy được một hiện thực đang hiển hiện trước mắt về số phận của những người phụ nữ có chồng nhiễm chất độc màu da cam.

Những năm tháng chiến tranh, người phụ nữ chung thủy chờ đợi chồng. Khi chiến tranh kết thúc, người chồng trở về thì còn hạnh phúc nào bằng niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ. Niềm mơ ước tưởng chừng giản đơn ấy lại trở nên vô cùng xa vời đối với những người vợ có chồng bị nhiễm chất độc da cam. Họ có con nhưng không thể làm mẹ vì những đứa con mà họ sinh ra không được làm người, mà là những quái thai. Sao sinh nở đến lần thứ năm vẫn là “một bọc có nhiều cục thịt đỏ, như Thuồng Luồng đẻ bọc trứng non” khiến dân làng ghê sợ, ghẻ lạnh, xa lánh còn cô thì rơi vào tình trạng “mụ mị dở tỉnh dở điên”. Sao hoài nghi chính mình, có lúc cứ nghĩ mình là con Thuồng Luồng nên lần nào cũng sinh ra bọc trứng. Có khi lại cho rằng vì lời yểm của anh Tào mà mình ra nông nỗi này nên quyết tâm đi đào hình nộm mà anh Tào đã yểm, hy vọng sẽ thay đổi được số phận. Không riêng gì Sao, bao nhiêu phụ nữ thời ấy cũng chịu chung số phận như vậy. Vì thế mà có một thời, người ta nhìn thấy trên các dòng sông tràn ngập những bè chuối chở những liễn sành màu da lươn đựng các hài nhi dị dạng. Cho nên, những câu chuyện ma mị về con Thuồng Luồng, hay chuyện cô gái sinh ra một cục thịt


đỏ lòm, có cái miệng tròn như đồng sèng, cứ kêu khẹc, khẹc do anh Tào kể chính là câu chuyện về người phụ nữ có chồng bị nhiễm chất độc hóa học đã được huyền thoại hóa.

Có thể nói rằng, yếu tố kỳ ảo đã góp phần làm cho bức tranh hiện thực về chiến tranh hiện lên vừa chân thực, vừa lung linh, ám ảnh. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở tái hiện hiện thực, mà qua số phận của những người phụ nữ như Sao, nó còn gợi cho người ta một triết lý lớn về tình yêu, trách nhiệm, lòng nhân ái, về kiếp làm người… Đây mới chỉ là một trong những tác phẩm đầu tay mà Sương Nguyệt Minh có sử dụng bút pháp huyền ảo nên bên cạnh những thành công còn có cả những hạn chế. Hạn chế của ông một phần là do đã “tham” đưa quá nhiều chi tiết vào trong tác phẩm, một phần là vì ông sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo Mỹ Latin. Chính điều này đã làm giảm đi tính đa thanh của tác phẩm. Nhà văn Văn Chinh khi đọc Mười ba bến nước đã có nhận xét: “Cũng có lúc nhân vật nhập được đồng, như cảnh “tôi” bị ám ảnh bởi mấy lần sinh ra quái thai, cứ càng ngày càng tin vào huyền hoặc quỷ thần. Ở những trang thành công này, văn chương có ma lực khi đọc, có độ vang vọng khi buông sách. Nhưng ngay cả nhân vật thành công này cũng không phải chỗ nào cũng “thượng đồng” nổi. Trong các truyện khác, chi tiết cứ sượng sùng, cứ như tố cáo sự bày đặt giả tạo, ít nhất là sự vụng về. Trong các trường hợp như thế, thì sự gia cố, tham lam chi tiết lại càng dễ bị nhận ra” [10]. Văn Chinh cũng khuyên Sương Nguyệt Minh nên học dân gian: “Cái thằng ấy ác đến mức rắn cắn nó, rắn chết!” chứ không nên tiếp tục dòng hiện thực huyền ảo Mĩ Latin, ở đó Gabriel Garcia Marquez mất những hơn ba chục trang để chỉ nói một điều tương tự.

Nếu như ở các truyện Nơi hoang dã đồng vọng, Đi trên đồng năn, Mười ba bến nước, yếu tố kỳ ảo còn xuất hiện ít thì đến Dị hương, Đồi con gái, yếu tố kỳ ảo đã xuất hiện dày đặc hơn, thể hiện sự chắc tay của Sương Nguyệt Minh khi sử dụng bút pháp hiện thực, lãng mạn và kỳ ảo.


Khi đọc Đồi con gái, Trần Hoàng Anh cho rằng ý tưởng của truyện thực ra không mới nhưng hoàn toàn mới trong cách sử dụng bút pháp nghệ thuật. Những thân phận đàn bà và khát khao bản năng trên một hòn đảo vắng vẻ được miêu tả một cách ma mị bằng bút pháp lãng mạn, huyền ảo và chất giả tưởng từng xuất hiện trong nhiều truyện ngắn khác của ông. Trên hòn đảo ấy, có những địa danh kỳ lạ như vụng Đàn Bà, đồi Con Gái, bãi Khỏa Trần với cả một miếu thờ mà đồ thờ là sinh thực khí của người đàn ông, mang đậm dấu ấn tín ngưỡng phồn thực. Người con trai nào đặt chân lên hòn đảo này cũng có những giấc mơ ân ái với một người con gái đẹp. Đặc biệt là ở đây có những câu chuyện huyền hoặc, bí ẩn về vụng Đàn Bà, đồi Con Gái, giếng Ngọc... Con người ở đây cũng hư hư thực thực, ông Trần vừa là một nhà văn, có bài in trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà, vừa phảng phất một người đàn ông vạn chài, lại vừa mang dáng dấp một ông đồ nho, vừa lại giống một hồn ma trong đêm. Cả cô gái đến trong giấc mơ đẹp như nữ thần pogana ngời ngời dưới ánh trăng cũng đậm chất huyền hoặc…

Ở nhiều tác phẩm, Sương Nguyệt Minh đã mạnh dạn đề cập đến yếu tố sex nhưng đến Dị hương, Đồi con gái, những ẩn ức tình dục, khát khao bản năng của con người được ông nói đến mạnh mẽ hơn. Cho nên Đồi con gái còn là một triết lý về tình yêu. Một tình yêu trong kìm nén, bên là trung trinh gìn giữ, bên là sự ham muốn xác thịt, muốn phá bung ra. Người vợ ở nhà chờ đợi chồng cố gắng giữ tấm lòng chung thủy nhưng cũng không tránh khỏi nỗi khát thèm xác thịt. Người vợ có bị đám đàn ông lạ mặt cưỡng bức hay là do nỗi thèm muốn bấy lâu không được giải tỏa khiến cô tưởng tượng ra cuộc chung đụng ấy? Dù thực hay hư nhưng cảm giác vừa sợ hãi, vừa thích thú của người vợ là có thật, bởi đây là lần đầu tiên trong đời cô được biết thế nào là hạnh phúc ái ân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Và huyền hoặc nhất có lẽ là truyện ngắn Dị hương. Ở đây, chất kỳ ảo được sử dụng đậm đặc, biến hóa, dẫn người đọc vào mê cung thần bí. Đọc


Sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 11

xong câu chuyện, người đọc không khỏi băn khoăn việc công chúa Ngọc Bình nô giỡn với con giao long đực ở hồ Dâm Đàm thực hư ra sao; tại sao Nguyễn Ánh vung gươm chém đầu mấy cung nữ “máu đỏ phun lên như mạch nước ngầm hở miệng” mà không ai bị chết; Trần Huy Sán dùng gươm khỏa lia lịa xuống dòng sông sao chỉ những con cá đực mới bị chết tức tưởi. Giữa chốn thiên nhiên rừng núi: “Ánh ngạc nhiên thấy dây võng đứt mà vẫn đưa chao trên mặt đất. Té ra, nối hai đầu võng với thân cây là hai con trăn. Trăn đực, trăn cái đều ngóc đầu nhìn Ánh thân thiện, hiền từ và nhẩn nha vặn mình đưa võng nhè nhẹ” [31, tr.33]. Lạ kỳ hơn cả là mùi hương trên thân thể công chúa Ngọc Bình khiến vua Nguyễn Ánh mê đắm, khát khao chiếm đoạt, nhưng mỗi khi ân ái xong mùi hương ấy lại biến mất vì “mùi máu tanh tưởi và mùi khét binh khí đã lấn át trùm lấp, bịt chặt các lỗ huyệt, lỗ chân lông, không cho dị hương của nàng tỏa ra” [31, tr.39].

Nguyễn Ánh đã trải qua bao nhiêu năm chinh chiến, bước qua bao nhiêu xác người, xác ngựa, đi qua bao nhiêu mộc, khiên, gươm, kiếm… nhuốm máu “mùi tanh cảu máu người, mùi khét lẹt của binh khí va chạm tụ lại thành mùi chết chóc, ngấm vào da thịt Ánh”. Thế nhưng trước vẻ đẹp và hương thơm kỳ lạ của Ngọc Bình, Ánh cũng không tránh khỏi nỗi rạo rực khát thèm như chàng trai trẻ lần đầu biết yêu. Trai tài gái sắc gặp nhau, niềm khát khao yêu bấy lâu nay đã được thỏa, cả hai chìm vào trong biển tình ân ái: “Tay chân Ngọc Bình quấn lấy người Ánh. Hình ảnh con giao long thoáng lướt qua đầu Ánh rồi biến mất. Ánh trôi vào mê mị. Tiếng rên rỉ trong niềm khoái lạc tột cùng của Ánh tựa hồ tiếng binh khí chạm vào nhau lan ra mặt sông làm váng đầu quan quân” [31, tr.29]. Ngọc Bình sau sáu năm làm vợ Quang Toản nay mới được làm người đàn bà đúng nghĩa nên“hai mắt sáng rỡ, lấp lánh. Nụ cười tươi tắn đầy thỏa mãn”. Những khát khao đời thường của hai nhân vật lịch sử đã được Sương Nguyệt Minh phát hiện và miêu tả


bằng những câu văn giàu chất thơ, nhưng nhà văn cũng sớm thấy được mầm mống bi kịch của cuộc hôn nhân này. Hai người đến với nhau bằng tình yêu và niềm đam mê mãnh liệt nhưng vẫn không thể có được hạnh phúc. Ngọc Bình lúc nào cũng cảm thấy bóng dáng của chiến tranh, chết chóc vây quanh Ánh. Dị hương trên thân thể nàng là mùi thơm “vừa trần tục vừa thanh tao, dịu dàng mà quý phái, cuồng dại mà thanh bình”, hoàn toàn đối lập với Tà hương “âm u, lạnh lẽo, thiên về sức mạnh độc đoán” của Nguyễn Ánh. Cho nên dù được vua Gia Long yêu thương nhưng Ngọc Bình vẫn không hạnh phúc và ngay cả Nguyễn Huệ có sống lại cưới nàng thì cuộc đời nàng vẫn rơi vào bi kịch. Bởi Ngọc Bình đại diện cho cái đẹp mà cái đẹp không bao giờ song hành cùng cái ác…

Ranh giới giữa hư và thực trong Dị hương dường như đã bị xóa nhòa, không phân biệt được đâu là thực đâu là hư, nó làm cho tác phẩm trở nên lung linh, huyền ảo hơn. Với truyện ngắn này, Sương Nguyệt Minh đã khá thành công trong việc mượn bút pháp huyền ảo để xây dựng nên những hình tượng văn học, đặc biệt là những nhân vật vốn tồn tại trong lịch sử, nhằm nói lên cái nhìn về hiện thực đời sống. Ông đã cố gắng nhìn và lý giải những tâm sự “rất đời”, “rất người” của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh và hoàng hậu Lê Ngọc Bình bằng cái nhìn của người hiện đại thông qua bút pháp huyền ảo và cách dẫn truyện khá hấp dẫn. Chính sự kết hợp bút pháp hiện thực, lãng mạn và kỳ ảo đã làm cho tác phẩm có tính đa thanh. Truyện ngắn không chỉ nói đến những khát kháo rất đời, rất người của Nguyễn Ánh và Lê Ngọc Bình mà đằng sau đó là một triết lý lớn về cái đẹp: Cái đẹp không bao giờ song hành cùng cái ác mà cái chết của công chúa Ngọc Bình là minh chứng cho điều đó. Ngoài ra, nó còn là nỗi băn khoăn về anh hùng – mỹ nhân, là giày vò về loạn lạc – an lành, là đau đớn về bạo tàn – cái đẹp. Tất cả những vấn đề này đã được Sương Nguyệt Minh đặt ra trong tác phẩm của mình.


Trong chính tập truyện ngắn Dị hương được coi là bước ngoặt trong hành trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật thì vẫn có những tác phẩm được viết theo bút pháp truyền thống. Đó là truyện ngắn Bên dòng sông Tonle sap, Cha tôi. Điều đó cho thấy, sự vận động trong truyện ngắn của ông có kế thừa và phát triển. Bởi vận động không có nghĩa là đoạn tuyệt với cái cũ mà vẫn có sự tiếp nối, kế thừa cái cũ để sáng tạo cái mới.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều truyện ngắn viết theo bút pháp huyền ảo từ sau 1975 chính là dấu hiệu đổi mới, những nỗ lực cách tân nghệ thuật không thể phủ nhận của các nhà văn hiện đại từ 1986 đến nay. Nguyễn Huy Thiệp được xem là nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo sớm nhất giai đoạn sau đổi mới (1989) với hàng loạt các tác phẩm như: Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu, Nàng Bua... Chính nhà văn này đã khẳng định: “Văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết… Trong văn học, thế giới hoang tưởng nhà văn dựng nên có thể như thực, giống thực, khác thực, siêu thực”. Sau Nguyễn Huy Thiệp là hàng loạt các cây bút xuất sắc như Võ Thị Hảo, Lưu Minh Sơn, Hòa Vang… Bằng việc khám phá thế giới, con người tâm linh bằng bút pháp huyền ảo, các nhà văn sau 1975 đã xây dựng được những nhân vật gần gũi hơn, chân thực hơn trong văn học. Con người phải đối diện với chính mình, số phận, cuộc đời mình với tư cách là một cá nhân độc lập. Vì thế, truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo giai đoạn này thiên về khám phá, chiêm nghiệm về cuộc sống, con người và đậm chất triết lý tạo nên tiếng nói đa thanh trong quan niệm nhân sinh của các nhà văn. Như chùm truyện Tim vỡ, Nàng tiên áo xanh, Hành trang người đàn bà Âu Lạc mang đậm cảm hứng triết luận về người phụ nữ và số phận của họ. Dựa vào cảnh ngộ những người phụ nữ mang nỗi đau của “cả giới đàn bà”, Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời người phụ nữ “Ôi! Khốn khổ! Khốn khổ cho đàn bà! Kiếp người


ngắn ngủi, mà các người thì suốt đời đuổi theo những cao siêu mây gió” (Tim vỡ). Nỗi bất hạnh ấy không giảm bớt mà qua thời gian càng đầy thêm.

Truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo của Sương Nguyệt Minh vẫn tiếp tục cảm hứng khám phá cuộc sống, con người của văn học trước đó nhưng có khác. Ông thiên về khai thác số phận người phụ nữ sau chiến tranh và đời sống bản năng, nỗi ẩn ức tình dục không dễ gì nói ra được của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó, đưa ra những triết lý sâu sắc về tình yêu, con người, về cái đẹp ở đời, và đằng sau những triết lý ấy là thái độ cảm thông, giàu lòng nhân ái của nhà văn dành cho con người. Với những kết quả đổi mới trong tư duy, bút pháp nghệ thuật, truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã góp một phần không nhỏ vào vườn hoa đầy hương sắc của văn học Việt Nam đương đại. Nền văn học nước nhà có khởi sắc được hay không phần lớn phụ thuộc vào những người cầm bút có ý thức trách nhiệm, luôn cố gắng tìm ra hướng đi mới cho tác phẩm của mình. Việc làm đó sẽ thúc đẩy bánh xe văn học tiến gần và hòa nhập với văn học thế giới, có được chỗ đứng trong lòng bạn đọc quốc tế.

Được biết, hiện nay, Sương Nguyệt Minh không chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn quen thuộc - một thể loại đã mang lại cho ông nhiều thành công mà còn đang chuyển sang viết tiểu thuyết. Ông tâm sự, viết tiểu thuyết chật vật và khó khăn hơn nhiều so với truyện ngắn, nếu truyện ngắn là chạy 100m, thì viết tiểu thuyết là chạy maratong. Dù ở thể loại nào thì ý thức nghề nghiệp, quan niệm “nhà văn phải khác biệt” vẫn chi phối ngòi bút của Sương Nguyệt Minh. Mong muốn tạo lập một phong cách riêng, không muốn bị hòa lẫn vào các nhà văn đàn anh là vô cùng chính đáng, nhưng để làm được điều đó thì theo ông lại vô cùng khó khăn: “Đi lại con đường các nhà văn Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nam Hà, Trung Trung Đỉnh… đã từng đi thì tôi lại không muốn. Muốn viết khác các nhà văn đàn anh đã từng viết mà chưa viết được”


[3]. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể tin tưởng vào sự cố gắng đổi mới của nhà văn và hy vọng cuốn tiểu thuyết về chiến tranh sắp ra đời hứa hẹn nhiều điều bất ngờ.

Có thể nói, sự vận động trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh là sự vận động có kế thừa, phát triển. Nó không hề đoạn tuyệt với cái cũ. Trên cơ sở cái truyền thống mà đổi mới, cách tân, điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn trong ý thức sáng tạo của Sương Nguyệt Minh. Vì vậy, với cả những đề tài được cho là đã quá quen như đề tài chiến tranh, tác phẩm của ông vẫn khiến người đọc ngạc nhiên, thích thú. Đáng chú ý là sự vận động ấy không chỉ diễn ra trên bề mặt đề tài, nhân vật, bút pháp nghệ thuật mà còn diễn ra ở chiều sâu, trong nội tại bản thân các yếu tố đó. Điều đó lý giải vì sao, mặc dù nhà văn viết rất nhiều về hai mảng đề tài chiến tranh, nông thôn nhưng khi đọc những tác phẩm ấy người đọc không hề thấy nhàm chán, không cảm thấy như gặp lại những điều đã được các nhà văn khác đã viết.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí