VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
NGUYỄN THỊ MỸ
ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Chủ Thể Định Tội Danh Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi.
- Xác Định Mặt Khách Quan Của Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi.
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH XUÂN NAM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rò ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 3 năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ MỸ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 7
1.1. Cơ sở lý luận về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 7
1.2 . Định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. 20
1.3 Phân biệt dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với
một số tội phạm khác có dấu hiệu pháp lý tương đồng hoặc ly lai. 36
Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM
NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG 41
2.1. Tổng quan tình hình định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2016 đến năm 2020 41
2.2. Thực trạng định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong khởi tố,
điều tra, truy tố và xét xử 46
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẦM BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 61
3.1. Giải pháp 61
3.2. Một số kiến nghị về hướng dẫn áp dụng pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hiệu quả định tội danh Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi. 72
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật Hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
TAND Toà án nhân dân
TTHS Tố tụng hình sự
VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật Việt Nam luôn đề cao quyền con người, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền con người được nhà nước đảm bảo bằng việc quy định vào Hiến pháp của Nhà nước. Vì vậy, thực tiễn đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và phòng ngừa các loại tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm quyền con người nói riêng.
Việc nhận thức rò về loại tội phạm xâm phạm đến quyền con người, đặc biệt là người dưới 16 tuổi đang là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, nó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục những khó khăn trong việc xác định tội phạm nói chung, tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.
Người dưới 16 tuổi hiện đang được toàn xã hội, được Đảng, nhà nước quan tâm, bảo hộ để họ phát triển hơn nữa khi trưởng thành sẽ xây dựng và phát triển đất nước, người dưới 16 tuổi nói chung được coi là tương lai của đất nước. Và đây cũng là đối tượng rất đặc biệt, rất cần sự quan tâm của cộng đồng. Lại đặc biệt hơn những đối tượng này là nữ (có những yếu tố nhất định, nhạy cảm.v.v.) cần cộng đồng quan tâm hơn trên tất cả mọi góc độ khác nhau khi có sự tác động đến đối tượng này.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, vấn đề định tội danh đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đang có những bất cập, khó khăn trong cả nhận thức và thực tiễn thực hiện như: việc xác định độ tuổi, giới tính, các yếu tố cấu thành khác của đối tượng lẫn người bị hại tạo cho việc định tội danh cực kỳ khó khăn. Và thực tiễn khi có vụ án xảy ra, việc thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự theo hướng nào ? chuyển họ từ tội này sang tội khác giống hơn, hay chuyển từ khung hình phạt này sang khung hình phạt khác rất cần thiết
phải xác định được tội danh để cơ quan tố tụng lấy đó làm cơ sở và ra các quyết định áp dụng các hoạt động tố tụng cho phù hợp và đúng pháp luật.
Tỉnh Bình Dương mặc dù có địa giới hành chính còn hẹp, tuy nhiên trong thực tế khảo sát đã xuất hiện nhiều vụ phạm tội có liên quan đến tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đây chính là cơ sở để học viên lựa chọn đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề định tội danh nói chung và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật do đó luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu lý luận về pháp luật hình sự và những người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật. Chính vì vậy đã có nhiều sách chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài và các bài viết về vấn đề này có thể dẫn một số công trình điển hình sau đây:
- Lệ Văn Đệ (2004) Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam. Sách chuyên khảo Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
- Gs.Ts Vò Khánh Vinh (2007) lý luận về định tội danh, sách chuyên khảo nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
- Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Tp. Hồ Chí Minh (2020). Định tội danh khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát.
- Hoàng Thị Kim Thư (2017). Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại Tp. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.
- Đỗ Ngọc Lợi (2011). Định tội danh các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Trần Văn Thường (2018). “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội.
- Lữ Thị Hằng (2017). Tội xâm phạm tình dục trẻ em và ván đề bảo vệ quyền trẻ em qua công tác xét xử ở khu vực miền Trung Tây Nguyên. Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Số ra ngày 01/11/2017
- Nguyễn Triệu Luật (2018). Xâm hại tình dục trẻ em – Thực trạng và giải pháp. Tạp chí nghiên cứu và xây dựng pháp luật số ra ngày 07/7/2018.
- Lê Việt Nga, Bùi Thị Hường (2020), pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Một số kiến nghị hoàn thiện. Trang thông tin điện tử Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ngày 06/01/2020.
Qua nghiên cứu các sách chuyên khảo, các luận văn và các bài viết trên đây cho thấy các công trình khoa học này đã nghiên cứu trên nhiều phương diện và dưới nhiều góc độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến định tội danh, định tội danh một số tội phạm cụ thể, liên quan đến các quy định của pháp luật hình sự về tội xâm hại tình dục trẻ em; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng chống các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Đây là những kiến thức lý luận và thực tiễn mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, chưa có một công trình, bài viết nào có nội dung trùng lặp với đề tài luận văn. Do đó, đề tài luận văn là một vấn đề mới cần phải được nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về định tội danh, phân tích các quy định của pháp luật về tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và thực tiễn định tội danh tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua khảo sát trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020, luận văn đề
xuất các giải pháp định tội danh đúng định tội danh tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về định tội danh và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
+ Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
+ Khảo sát, thu thập số liệu, hồ sơ một số vụ án điển hình về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
+ Phân tích, đánh giá để tìm ra những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về định Tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong thực tiễn.
+ Rút ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
+ Đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo định tội danh đúng đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về loại tội phạm này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của luận văn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Vấn đề định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
.....