Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 14


bao năm tháng, bằng nẻo đường này, các cây bút truyện ngắn đương đại đã thực sự khôn ngoan khi đứng trên đôi vai của người mẹ khổng lồ.

Rất nhiều cây bút truyện ngắn đương đại đến với chiều tương tác này: Hòa Vang, Tạ Duy Anh, Vò Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Trung Khâu, Lưu sơn Minh, Phạm Hải Anh, Lê minh Hà, Y Ban, Trần Chiến, Đoàn Lê, Nguyễn Hiệp, Trần Hạ Tháp, Nguyễn Văn Phú, Hà Khánh Linh,… Với tính chất là những biểu tượng có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu; huyền thoại dân tộc đã trở về để chiếu sáng cho bao nhiêu vấn đề của cuộc sống thực tại. Với sự phục sinh của huyền thoại, yếu tố huyền thoại như một tố chất loại hình mới chi phối đến nhiều thành tố khác nhau của tác phẩm: thời gian, không gian nghệ thuật, nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu - âm hưởng truyện,… Vẫn là không gian vô tận, thời gian vĩnh hằng, nhân vật bất tử của thi pháp truyện cổ nhưng tất cả đã mang hơi hướng của tinh thần hiện đại, được đặt dưới góc độ tư duy của triết học, mĩ học đương đại. Một điều rất thú vị khi chúng ta bắt gặp nhiều biểu tượng huyền thoại truyền thống đã nằm lòng trong thế giới tâm hồn tuổi thơ của mỗi con người Việt Nam được tái sinh một cách kì diệu trong truyện ngắn hôm nay: huyền thoại Thánh Gióng trong Gióng, huyền thoại Tấm Cám trong Ngày xưa, cô Tấm, huyền thoại Sơn Tinh Thủy Tinh trong Sơn Tinh Thủy Tinh, huyền thoại An Dương vương trong An Dương Vương của Lê Minh Hà; huyền thoại về mẹ Âu cơ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban; huyền thoại Sơn Tinh Thủy Tinh trở lại trong Sự tích những ngày đẹp trời, huyền thoại về cô Tấm trong Bụt mệt của Hòa Vang; huyền thoại về cô Tấm một lần nữa trở về trong Con quạ của Nhật Chiêu,… Hiểu theo nghĩa rộng, huyền thoại về nàng Thúy Vân trở về trong Thúy Vân của Trần Chiến; huyền thoại về nàng Kiều trở về trong Tri âm của Phạm Hải Anh,… Bên cạnh đó, âm hưởng huyền thoại trong truyện dân gian truyền thống còn được dội lên từ các motip: hóa kiếp, sự hiển linh của linh hồn người chết, motip luân hồi, motip "ở hiền gặp lành", motip "thử thách và đền đáp",… Đó còn là yếu tố thần kì, là không khí truyện, là kết cấu truyện,…


Yếu tố huyền thoại trở về trong truyện ngắn với những biểu hiện hết sức đa dạng, nhiều vẻ. Hòa Vang nhại cổ tích với sự mở đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa", "vào những dịp ấy" đầy tính chất phiếm chỉ trong Huyền thoại Rồng. Nhiều truyện ngắn Tạ Duy Anh đậm chất huyền thoại: Người thắng trận, Ngũ gia truyện, Truyền thuyết viết lại, Tội tổ tông,… Nhiều truyện ngắn Vò Thị Hảo gợi nhớ về thế giới của huyền thoại: Nàng tiên xanh xao, Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, Nữ hoàng cô đơn, Đêm bướm ma, Lãnh cung, Nghiệp chướng, Báo oán, Đầu thai, Giải thoát,… Đó còn là âm hưởng ma mị của sự đi về giữa thế giới người âm và còi dương thế trong một loạt tác phẩm: Nghĩa địa xóm chùa - Đoàn Lê, Chợ rằm ở gốc cây cổ thụ - Y Ban. Hình tượng huyền thoại mẹ Âu Cơ tái xuất hiện trong nhiều truyện ngắn bây giờ: Hành trang của người đàn bà Âu Lạc - Vò Thị Hảo, Bức thư gởi mẹ Âu Cơ - Y Ban,…

"Giải thiêng" đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của văn học sau 1975 [306]. Điều đó đặc biệt đúng đối với những truyện ngắn huyền thoại. Hành trang của người đàn bà Âu Lạc là một huyền thoại sáng thế mới của thời hiện đại. Hình thể truyện không khác gì huyền thoại xưa. Mở đầu, người đàn bà Âu Lạc xuất hiện với thời gian đầy mơ hồ, tương đối: "không sớm không muộn". Tiếp theo là một thế giới còn hồng hoang, sơ khai hỗn độn: trên bãi lầy gần biển sinh ra người đàn bà đầu tiên - người đàn bà Âu Lạc. Tình tiết câu chuyện gợi nhớ đến mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường, huyền thoại Con Rồng cháu Tiên của người Kinh. Thế nhưng, biến thể của truyện nằm ở tính chất hàm nghĩa, ở những dụ ngôn đầy sức hàm chứa về hành trang của những người đàn bà Âu Lạc. Người đàn bà Âu Lạc của Vò Thị Hảo "so bì" gánh nặng hành trang trên vai mình với hành trang của mẹ Dạ Dần, hành trang của mẹ Âu Cơ. Sức phát sáng ý nghĩa, tính chất mỉa mai, giễu nhại của truyện bộc lộ trong ẩn dụ: Hành trang của người đàn bà Âu Lạc nặng trĩu đôi vai bởi phải gánh thêm một mớ triết lí, một mớ trách nhiệm, một mớ quy định, lại mang nặng: một bên chồng, bên con, bên tam tòng tứ đức; lại còn chất thêm những mỹ từ của thời đại mới,… Vò Thị Hảo đã nối huyền thoại với huyền thoại, nối biểu tượng hàng nghìn năm với thực tại cuộc sống. Trên nền của biểu tượng huyền thoại,


truyện chiếu ứng những lớp ý nghĩa thâm trầm, sâu sắc về thân phận, về cuộc đời, về gánh nặng và cũng có thể về "thiên tính nữ" của người đàn bà Âu Lạc từ xưa đến nay. Truyện ngắn Vò Thị Hảo là minh chứng cho một điều: huyền thoại là siêu ngôn ngữ, huyền thoại phát sinh nhiều ý nghĩa cả khi hoàn cảnh nảy sinh ra nó đã trôi qua từ rất lâu.

Với khả năng "nảy thêm ý nghĩa mới ngay cả sau khi người sáng tạo ra nó hoặc những hoàn cảnh khiến nó ra đời đã biến đi từ lâu. Chung quanh một huyền thoại, ý nghĩa tiếp tục kết tinh" [30, tr.401], Lê Minh Hà đã tái sinh huyền thoại Thánh Gióng qua truyện ngắn mà nhan đề đã có tính giải thần: Gióng. Xoay xỏa trên một mảnh đất rất nhỏ gọn là truyện ngắn nhưng với sự chiếu ứng một cách kì lạ và tài tình giữa những song đề truyền thống - hiện đại, truyện ngắn Gióng là mẫu mực cho tính kinh tế của những truyện ngắn có sự thâm nhập của yếu tố huyền thoại. Giá trị quan trọng xét về phương diện thể loại là ở đó Lê Minh Hà đã tạo tác những lớp ý nghĩa mới cho huyền thoại xưa. Chất huyền thoại hiện đại của truyện chủ yếu được thể hiện ở chỗ "huyền thoại đã không kể hết". Có thể nói chung cho đặc điểm của truyện ngắn huyền thoại Việt Nam đương đại: nơi huyền thoại, cổ mẫu kết thúc là nơi truyện ngắn huyền thoại bắt đầu. Lê Minh Hà đã viết tiếp huyền thoại. Hình tượng Gióng bay về trời như biểu tượng đẹp về sự thăng hoa để hoá thành bất tử, để nhân vật đi vào còi thần; biểu tượng đẹp ấy đã đi vào sử sách, quan trọng hơn - đã đi vào tâm thức dân tộc. Lê Minh Hà "nối dài" đời sống trần thế cho Gióng bằng sự trở về. Dấu vết của truyền thuyết xưa vẫn rò: "Gióng ra trận, ngựa sắt thở ra lửa cũng đốt cháy mất ít nhiều". Nhưng tình huống người anh hùng trở về lại đầy ý nghĩa thức nhận: "Giặc đã tan rồi, ngựa sắt đưa Gióng trở về làng. Đường làng ngò xóm vắng hoe, nhưng sau mỗi bờ giậu đều ngấp nghé bao nhiêu là mắt… Những đôi mắt mừng rỡ, những đôi mắt hoảng sợ". Bên cạnh chi tiết Gióng trở về là tâm trạng "ào ra rồi sựng lại", là sự sững sờ của mẹ trước tình huống "Làng xóm đâu rồi. Đâu hết cả rồi. Góc rơm. Bờ tre. Chân rào. Hàng giậu. Chỉ những mắt nhìn ngấp nghé". Những câu văn ngắn như những tiếng nấc trong nỗi tuyệt vọng, nghẹn ngào của mẹ. Gióng vô cùng bối rối, buồn bã, mẹ nghẹn ngào vỗ vào lưng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

ngựa giục con đi. Gióng lại ra đi, lại đi bởi vì: "Chái nhà chật của mẹ không đủ cho Gióng cúi mái đầu trai trẻ bước vào. Những con đường làng cũng chật, rào giậu kẹp kín không đủ rộng đủ dài cho Gióng ruổi ngựa". Biết bao ý nghĩa ẩn dụ được tiếp nối gợi lên từ tình huống này, từ những câu văn này,… Lê Minh Hà song chiếu nhiều phản đề nhưng không hề làm "phương hại" đến thần tượng, thậm chí còn tôn dày thêm cho thần tượng, tạo sinh cho thần tượng những suy tư trong nỗi cô đơn, trong sự cay đắng của thế thái nhân tình thời hiện đại. Đây là cách lồng truyện, cách chập cấu trúc vừa khéo, vừa tinh của Lê Minh Hà. Song đề truyền thống - hiện đại đi bên nhau, soi sáng cho nhau đã tạo cho truyện một dung lượng ý nghĩa lớn, có thể nói đến dung lượng tiểu thuyết. Phong cách thể loại độc đáo cũng được Lê minh Hà thể hiện trong nhiều truyện ngắn: Ngày xưa, cô Tấm, Sơn Tinh, Thủy Tinh, An Dương Vương,…

Hòa Vang góp vào dòng truyện ngắn này những thiên huyền thoại mới đầy ấn tượng: Bụt mệt, Nhân sứ, Sự tích những ngày đẹp trời. Nguyễn Thị Tuyết Nhung nhìn thấy những ánh sáng lạ phát ra từ truyện ngắn Hòa Vang và chính thứ ánh sáng lạ ấy đã "Đánh thức trí tưởng tượng bị ngủ quên trong văn học thời trước đổi mới" [304]. Quả thật như vậy, Hòa Vang như đối thoại với quá khứ qua Sự tích những ngày đẹp trời. Ở truyện ngắn này, mệnh đề: nơi huyền thoại kết thúc là nơi truyện ngắn bắt đầu, đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nơi huyền thoại kết thúc là nơi Hòa Vang bắt đầu Sự tích những ngày đẹp trời. Hòa Vang đã "phản huyền thoại" khi bắt đầu truyện ngắn của mình bằng cái sự riêng nhỏ âm thầm rất người trong lòng người con gái lấy chồng xa: "Đó là nỗi nhớ nhà của Mị Nương". Từ đó, Hòa Vang đã liên tục đưa ra những phản đề để cùng song chiếu với những mệnh đề gắn với huyền thoại xưa. Đầu tiên là sự trao điểm nhìn cho Thủy Tinh, một nhân thần "phản diện" trong sự đối lập với nhân thần "chính diện" được nhiều ưu ái là Sơn Tinh. Từ điểm nhìn ấy, Hòa Vang đã vén bức màn huyền ảo của sương khói thời gian để hé mở nhiều điều về "tâm tình Thủy tinh". Qua điểm nhìn ấy, Hòa Vang từ chỗ "giải oan" nhiều điều cho Thủy Tinh đã đi đến "chiêu tuyết" cho nhân thần "phản diện" này. Phản đề còn được tạo ra một cách đầy tính đối lập ở một sự

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 14


tích khác: trong khi dân gian dùng những cơn ghen tuông thịnh nộ của Thủy Tinh để giải thích nguyên nhân của những ngày thời tiết xấu bởi thiên tai mưa lũ thì kết thúc truyện này, Hòa Vang tạo nên sự tích mới: sự tích những ngày đẹp trời; và ông giải thích nguyên nhân của những ngày đẹp trời ấy là ngày Mị Nương hóa thành những ngọn gió thơm mát vượt lên những triền đê để hồ hởi ào ra với Biển: "Biển mênh mông, xanh thẳm đến tận mí trời, cợn lên những cụm hoa trắng muốt, trải đến tận bờ đón ngọn gió nhỏ. Những tiếng rì rào khe khẽ lặn vào tĩnh mịch vô biên… Người ở biển bảo tôi: Đó là những ngày đẹp trời".

Là một cây bút truyện ngắn tiêu biểu, một hiện tượng văn học độc đáo của cao trào đổi mới văn học Việt Nam từ sau 1986, Nguyễn Huy Thiệp góp mặt ở phương diện tương tác này với tư cách là tác giả của những truyện ngắn huyền thoại vừa đa dạng, nhiều dư vị vừa đạt được độ kết tinh cao. Sương mù huyền thoại như bao trùm nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Thị Bình nhìn thấy Nguyễn Huy Thiệp trên đường "tìm về với lối kể chuyện của dân gian, của sử kí thời trung đại, sau gần một trăm năm truyện ngắn Việt Nam hướng theo mô hình tự sự của phương Tây", nhưng bà cũng lưu ý người đọc rằng: đây hoàn toàn không phải là con đường "hoài cổ" [215, tr.255]. Hầu hết các truyện ngắn của ông đều có sự hiện diện của huyền thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, thi ca, lịch sử,… Điều độc đáo là, tác giả không chỉ sử dụng chúng một cách đơn giản như những “trích đoạn” hay vay mượn như một môtíp, mà ông ảnh hưởng và cách điệu hoá chúng, xóa nhòa các ranh giới lịch sử tới mức phi thời gian để tạo nên không khí huyền thoại cho một tác phẩm hiện đại. Vấn đề ở đây là việc xử lý các tư liệu văn học của tác giả. Tất cả những vốn liếng mang bản quyền chung ấy qua tay tác giả bỗng trở thành sản phẩm đặc sắc mang bản quyền riêng của Nguyễn Huy Thiệp. T.N.Philimonora nhận thức rất rò tố chất này trong bài viết: “Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết văn học”. Và như vậy, không cần nhiều lời, sức mạnh biểu tượng có tính vĩnh cửu của các thể loại cổ tích, huyền thoại... kết hợp với các đặc tính mở của tư duy tiểu thuyết đã tạo nên sự cộng hưởng thể loại mà các tác phẩm thông thường không bao giờ có được. Chất huyền thoại biểu hiện trong


truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp theo nhiều dạng, tạo được dấu ấn qua nhiều yếu tố tác phẩm. Thế nhưng, phát biểu của Nguyễn Huy Thiệp giúp ta "giải mã" được một điều: chất huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kết quả của sự tương tác với những gì bản chất nhất, gốc gác nhất của truyền thống văn hóa dân tộc. Nguyễn Thị Tuyết Nhung bắt mạch rất đúng tố chất này khi gọi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là "hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần thời đại" [306]. Ở Nguyễn Huy Thiệp có mô hình cổ tích qua Trương Chi, có những huyền thoại bản mường qua mười truyện ngắn trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, có huyền thoại về Mẹ Cả qua Con gái thủy thần, có truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen trong Chảy đi sông ơi,… Bên cạnh đó, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn gợi lên những biểu tượng sâu thẳm trong tín ngưỡng dân gian, đó là những biểu tượng mang "mẫu tính", đó là vẻ đẹp "thiên tính nữ" được tái đi tái lại qua nhiều truyện ngắn, nhiều nhân vật. Vẻ đẹp "thiên tính nữ" trở thành nguồn cảm hứng, niềm say mê sáng tạo của tác giả: chị Thắm với lòng tốt như thiên thần (Chảy đi sông ơi), nàng Sinh với những giọt nước mắt yêu thương khiến đá cũng tan thành nước (Trái tim hổ), bé Thu với một "tâm hồn mẹ" trong thiên chức nguyên sơ của nó (Tâm hồn mẹ), nàng Bua với tất cả sự độ lượng, bao dung (Nàng Bua), là chị Sinh như biểu tượng Mẫu giữa một thế giới đàn ông trong vòng quay của bát quái (Không có vua).

Đúng là truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn tồn tại song song hai trạng thái: vừa kế thừa, bảo lưu những yếu tố thuộc về tâm thức dân gian lại vừa đối thoại và phủ định nó. Trương Chi là một mẫu mực của đặc tính đó. Vẫn là một Trương Chi xấu về hình thức nhưng tuyệt đẹp về tâm hồn, Nguyễn Huy Thiệp viết lời đề từ: "Ngày xưa có anh Trương Chi. Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay" (Truyện cổ), vẫn là một chàng Trương Chi sống phóng khoáng giữa bầu trời sông nước tự do; và vẫn là một Trương Chi cô đơn trong mối si tình. Thế nhưng, Nguyễn Huy Thiệp đã "phản tỉnh" cái thói quen tiếp nhận một chiều đã in sâu thành nếp trong dân gian bằng hình ảnh chàng Trương Chi vừa xuất hiện đã "trật quần đái vọt xuống sông". Mạch truyện ấy được tiếp diễn bằng một tràng độc thoại của Trương Chi mà lúc nào


cũng thô thiển như nhau: cứt, cứt, cứt, cứt, Tất cả đều là cứt, Tất cả đều thối hoắc cả. Nguyễn Huy Thiệp "giải thiêng" huyền thoại, đối thoại lại với dân gian. Trương Chi vẫn si tình nhưng "Tình yêu của chàng hướng về tuyệt đối" chứ không phải là Mị Nương vì như lời Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp hát:

"Thực ra, nàng đôi khi cũng rỗng tuếch và tẻ nhạt Tâm hồn nàng có những con rắn hoài nghi…"

Nếu nói về cảm hứng "giải thiêng" trong truyện ngắn sau đổi mới thì cảm hứng ấy đạt đến cao trào ở Nguyễn Huy Thiệp. Bằng những phản đề chan chát trên tinh thần "tự phê", "tự nghiệm", trên tinh thần phản tỉnh để dập tắt những ảo tưởng hão huyền, Nguyễn Huy Thiệp đã kết thúc truyện ngắn Trương Chi bằng cách khác, sự kết thúc mang đậm cách nhìn của một nhà văn hiện đại: "Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi". Bởi cũng trong kết thúc truyện ngắn này, Nguyễn Huy Thiệp thành thực: "Tôi - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy" mặc dù ông vẫn thừa nhận "Cái kết thúc ấy là tuyệt đối và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình". Nguyễn Huy Thiệp để Trương Chi lại văng tục ở giây phút rốt đời bởi với ông cái kết cục Mị Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc là một điều "vừa tàn nhẫn vừa phi lí"; nhưng chính Nguyễn Huy Thiệp cũng cay đắng hạ bút bằng một mệnh đề đầy mỉa mai: "Lẽ đời là thế". Với chỉ vài trang sách, dựa vào cốt truyện cổ, Nguyễn Huy Thiệp đã làm sống dậy huyền tích xưa với những trăn trở mới. Nguyễn Huy Thiệp đã xới lên biết bao vấn đề của ngày hôm nay ở sự "giễu nhại", ở tính chất "giải thiêng" ấy. Đúng là bằng những truyện như thế này, Nguyễn Huy Thiệp đã dùng huyền thoại để giải huyền thoại, dùng cổ tích để giải cổ tích.

Đến với hiện tại từ cội nguồn folklore truyền thống, truyện ngắn đương đại đã đi con đường riêng của mình để hòa nhập vào thành tựu phát triển của truyện ngắn thế giới. Do vậy, yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn hôm nay mới lạ chứ không xa lạ: lạ vì đó là một tố chất, một hiện tượng rất mới của văn xuôi hôm nay nhưng không xa lạ vì yếu tố mới ấy bắt mạch thật sâu trong "kí ức tập thể" quá đỗi nồng ấm, thân thương của dân tộc.


2.2.3.2. Những sáng tạo huyền thoại mới

Đều là những truyện ngắn huyền thoại nhưng nếu những truyện ngắn trên đây là kết quả của sự tương tác từ nội lực truyền thống văn học dân tộc, thì lại có những truyện ngắn là kết quả của một phạm vi tương tác rộng hơn, trong đó có chiều tương tác với yếu tố huyền thoại trong văn học phương Tây. Nếu những truyện ngắn giả cổ tích, giả huyền thoại ở trên có điểm tựa, có cơ sở để cất cánh là những huyền thoại, những cổ mẫu, những nguyên mẫu trong đời sống văn hóa dân tộc; thì có những truyện ngắn không dựa trên một huyền thoại cụ thể nào mà chỉ dựa trên tư duy huyền thoại để sáng tạo nên những huyền thoại mới. Chiều tương tác này rất giống với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Kafka. Như đã nói ở trên, mỗi nhà văn Việt Nam, tự vô thức hay hữu thức đều tiềm tàng một thế giới huyền thoại. Tự giác hay không tự giác, mỗi nhà văn Việt Nam đã được đứng trên đôi cánh bay bổng của người mẹ huyền thoại. Nhưng các cây bút truyện ngắn đương đại cuối thế kỉ XX còn có những chân trời mới của sự giao lưu, của sự tương tác. Như lợi thế của người đến sau, họ đứng trên cả hai vai của những người khổng lồ. Do vậy, ở những truyện ngắn này, biểu tượng kì ảo có tính huyền thoại trở nên đa dạng hơn, tự do hơn. Chúng tôi gọi những truyện ngắn đó là: những sáng tạo huyền thoại mới.

Viết lời tựa cho tập truyện ngắn liêu trai của Phan Đức Nam, Đỗ Lai Thuý tổng kết: Trải qua gần 300 năm, truyện liêu trai và truyện kinh dị như những bông hoa lạ, những bông hoa ác mọc lên từ tất cả những dòng văn học [230]. Đầy thú vị khi những bông hoa kì lạ ấy lại đầy hương sắc trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này. Ở đây, cần phân biệt rò một điều về nguồn tương tác: nếu yếu tố truyền kì, liêu trai chủ yếu bắt nguồn từ nội lực văn học dân tộc thì chất kinh dị lại chủ yếu là kết quả sự tương tác thể loại với chủ nghĩa huyền thoại phương Tây. Nhiều người dùng từ kì ảo, có người dùng từ kinh dị để gọi tên các truyện ngắn này là xuất phát từ những cơ sở ấy. Điều đó còn có ý nghĩa trong sự phân biệt với chất huyền thoại dân gian trong hướng tương tác ở trên. Đây là xu hướng thể hiện trong sáng tác của nhiểu tên tuổi: Nguyễn Tham Thiện Kế, Ngô Tự Lập, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Vĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022