Sự Trở Về Với Huyền Thoại - Quy Luật Của Văn Học Đông - Tây


khéo léo mượn lời bài thơ “Đám ma em gái trên đồng” để bộc lộ tâm trạng của các nhân vật.

Tôi đi đưa đám ma em gái trên đồng Cái chết trắng, cái chết trắng xoá

Những con bướm trắng, những bông hoa trắng Những tâm hồn trắng, những cuộc đời trắng.

Có thể thấy, việc sử dụng thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một kỹ thuật viết rất riêng của ông. Chính vẻ đẹp đầy bí ẩn của những truyện ngắn này làm cho Đỗ Đức Hiểu “tò mò” đi tìm nguồn gốc: “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Ở đó, ông thấy “những giọt vàng” thơ ca và triết lí. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng những bí ẩn. Nó có nhiều bài thơ. Một hôm tôi bảo anh: “Có phải những bài thơ trong truyện của anh là tinh tuý, là cái thần, tức là tinh thần của truyện ngắn ấy? Anh mỉm cười hiền lành (Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn) và cũng bí ẩn” [283, tr.485]. Trộm nghĩ, dù bí ẩn đến đâu thì chất thơ ấy cũng được phát xuất, được nâng đỡ và chắp cánh từ trong nguồn mạch thi ca dân tộc. Bằng sự tương tác đó, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đạt được tính “lợi hại” của sự kết hợp mà Kuranốp - nhà nghiên cứu người Nga từng đề cập: trong nền văn học hôm nay, chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi... Sự xích lại này làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội hoạ, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng đoạn. Thứ dòng chảy ngầm này cần cho mọi truyện ngắn. Nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn có sức chuyển tải lớn. Nhiều người cho rằng Nguyễn Huy Thiệp lạnh lùng, vô cảm khi có những đoạn “giọng văn nén chặt, rất cọc, vẻ như triệt tiêu mọi cảm xúc”. Nhưng may thay, những dòng văn ấy không bị rơi xuống cái âm vực sắc lạnh của sỏi đá khi bên cạnh nó có những đoạn vút cao, chảy tràn chất thơ.

Với quan niệm "Truyện ngắn của tôi là tương duyên của những thể loại văn học khác nhau, chứ không có một biên độ, biên thùy nào của chính nó… Nó có thể là văn xuôi nhưng có thể chuyển thành thơ, một công án, một trích dẫn, một tùy bút, một kịch bản…" [52], tập Mưa mặt nạ của Nhật Chiêu đã đem đến cho người đọc


những truyện ngắn với cái form rất lạ. Ở đây, chúng ta trước hết quan tâm đến hiện tượng thơ trong văn. Tập truyện gồm 16 truyện ngắn thì có đến 11 truyện có sự hiện diện của thơ, rất nhiều thơ. Thơ trong truyện ngắn Nhật Chiêu cũng được "lồng", được "lắp ghép" trong cấu trúc tác phẩm bằng hai kiểu: có khi hòa lẫn một cách chặt chẽ với cấu trúc nội tại của truyện; có khi lại được tách ra thành những dòng trữ tình ngoại đề nhằm mở rộng trường liên tưởng, gia tăng khả năng diễn đạt cho truyện. Kiểu lắp ghép thứ nhất được thể hiện trong: Mưa mặt nạ, Chợ đằng đông, Con quạ, salon của chúa trời, thác khói. Kiểu lắp ghép thứ hai có trong: Đom đóm, Tiếng kêu, Vòng tròn trên cát, Mưa, Thác khói, Quả lê,… Điều thú vị là, những bài thơ được kết hợp nhuần nhuyễn và phóng khoáng với các yếu tố kì ảo, triết lí, danh ngôn, đồng dao, lối nói vần,… đã tạo nên gương mặt rất lạ, rất riêng của truyện ngắn Nhật Chiêu. Những bài thơ ấy có khi được tác giả trích dẫn từ những áng thi ca đã nằm lòng đối với độc giả và không ít lần tác giả làm thi sĩ để tự tạo lấy chất liệu cho truyện ngắn của mình. Có thể nói, Nhật Chiêu đã tập trung tối đa thế mạnh của thơ ca để gia tăng sức hàm chứa, sức biểu đạt ý nghĩa cho truyện ngắn.

Trong truyện ngắn Tiếng kêu, những bài thơ hòa âm một cách kì lạ với mạch truyện, với cấu tứ của truyện. Khi nói đến chiếc cầu gỗ cũ kĩ, hoang vắng; tác giả dẫn hai câu thơ Nguyễn Trãi với cách ngắt nhịp đầy sáng tạo:

Thôn hoang chiều xế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

cây vương ráng.

Lối vắng người thưa

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 12

nước ngập cầu.

Ngay sau đó, để thể hiện những suy ngẫm triết lí về chiếc cầu trôi thì những vần thơ lại một lần nữa góp vào cấu trúc ấy một cách chuyển tải đắt giá:

Người theo cầu qua nước cầu trôi

nước chẳng trôi.


Độ nén, sức hàm chứa, ý vị triết lí của những câu thơ cộng hưởng với thế giới huyền ảo của truyện đã tạo nên tầm biểu hiện rộng lớn trong khuôn khổ một truyện ngắn rất gọn nhẹ về dung lượng. Cũng như thế, biểu tượng đom đóm như một ẩn dụ lớn về sự phát sáng của đời người trong truyện ngắn cùng tên được dẫn dắt bằng thơ của hai thi sĩ Issa và Tản Đà. Mưa mặt nạ thành công bởi ý nghĩa tượng trưng của những chi tiết kì ảo nhưng bên cạnh đó, chính những câu thơ được đặt đúng chỗ: khi được đặt vào nhân vật chàng hề, lúc lại là lời của mặt nạ và có khi lại được dẫn biệt lập như lời của tác giả,… đã tạo nên sức lan tỏa ý nghĩa lớn cho tác phẩm.

Cuộc sống hiện đại với những thông tin ngồn ngộn, đôi khi người ta cũng cần dừng lại nghỉ chân bằng những phút suy tư lắng đọng. Xoay xở trên một mảnh đất nhỏ hẹp, sự thâm nhập của thơ vào văn xuôi đã tạo nên những áng văn xuôi "trong như lọc", vừa êm dịu, vừa nhiều sức lan tỏa, nhiều dư ba. Mối tương tác ấy quả tạo được nhiều công năng cho truyện ngắn hôm nay.

Dòng trữ tình một lần nữa đem lại mối duyên tình thật đẹp trong truyện ngắn sau 1986, truyện ngắn - trữ tình. Đó là truyện ngắn mà thế giới cảm xúc trữ tình dào dạt, thăng hoa; thế giới của cá tính sáng tạo được đúc bằng những biểu tượng đầy hàm nghĩa, được đúc bằng thơ ca với sự bão hòa của hình ảnh và cảm xúc. Tố chất ấy thể hiện một cách sinh động qua từng tác giả, tác phẩm. Và trong một số truyện ngắn đặc sắc lại có sự kết hợp tất cả những yếu tố đã làm nên chất trữ tình nói trên: Mưa mặt nạ, Cỏ lau, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi,…

2.2. HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN‌

Sự thâm nhập của huyền thoại vào văn học viết là một hiện tượng lạ. Sự thâm nhập của huyền thoại vào truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay lại càng là một chiều tương tác ẩn chứa nhiều thú vị và độc đáo. Độc đáo là bởi: xét về cấp độ tương tác, huyền thoại trong truyện ngắn đương đại là mối tương tác giữa một thể loại và một yếu tố siêu thể loại; xét về quy mô tương tác: huyền thoại trong truyện ngắn đương đại vừa là mối tương tác giữa các thể loại trong cùng hệ thống, vừa là mối tương tác ngoài hệ thống; tương tác vừa diễn ra trên chiều đồng đại vừa diễn ra trên chiều lịch đại. Còn thú vị là vì: với chiều tương tác này và bằng góc nhìn này,


chúng ta thấy được sự gặp gỡ giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới - chủ yếu là văn học phương Tây - trên diễn trình phát triển có tính chất chu kì của đời sống thể loại và tương tác thể loại. Thú vị còn vì: từ góc độ tương tác và từ chiều tương tác độc đáo này, chúng ta lí giải được nhiều điều mà những cách nhìn khác chưa giải quyết thỏa đáng.

Như đã nói ở phần Tương tác thể loại trong văn học: tương tác thể loại là hiện tượng hết sức đa dạng, nhiều chiều bởi không phải lúc nào sự tương tác cũng diễn ra trên một đường thẳng mà nhiều khi, đó là một quá trình với nhiều dích dắc, quanh co khúc khuỷu. Huyền thoại trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay là hiện tượng như thế. Do vậy mà sự phân tích, lí giải về nó cũng phải trở về với những trường đoạn dích dắc như thế.

2.2.1. Khái niệm huyền thoại

Trước hết, chúng ta trở về với khái niệm huyền thoại. Huyền thoại là khái niệm còn có nhiều cách hiểu, quan niệm về nó còn có sự rộng hẹp rất khác nhau; các cuộc tranh luận xung quanh khái niệm này chưa phải đã kết thúc. Theo Từ điển văn học (bộ mới), huyền thoại, tiếng Pháp: mythe, tiếng Latinh: mythos, là khái niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thủy, trong đó cái kì ảo che dấu những sự thật, được bảo tồn dưới nhiều dạng thức của đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ thuật. Với nét nghĩa này, có thể nói đến huyền thoại về đại hồng thủy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Xizip; Nữ Oa,… Theo Từ điển Robert: huyền thoại là một câu chuyện hoang đường có nguồn gốc trong dân gian từ thời sơ khai; nó kể chuyện dưới dạng biểu tượng, những con người, những sức mạnh thiên nhiên, như là những mặt khác nhau của thân phận con người. Huyền thoại là câu chuyện hư tưởng (mythos) và có ý nghĩa biểu tượng, mang nhiều nghĩa bí ẩn. Ví dụ hệ thống thần thoại Hi Lạp chẳng hạn. Huyền thoại "lấp lánh" nhiều nghĩa bí ẩn; hệ thống huyền thoại trình bày những tình huống mẫu của thân phận con người, những cách ứng xử mẫu,… nên đã trở thành cái nôi của truyện, kịch, tiểu thuyết sau này. Huyền thoại mang tính đa âm, phát sáng nhiều thông điệp; nó xuất phát từ vô thức tập thể ngày cổ xưa, nó trở thành


những mẫu cổ, từ đó các nhà văn sau này khai thác và sáng tạo theo vô thức cá nhân của mình.

Cũng theo Từ điển văn học (bộ mới), hiện nay, huyền thoại được hiểu theo nghĩa rộng hơn: huyền thoại là những chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn nhân loại, thường biểu đạt dưới dạng biểu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người. Với nét nghĩa này, có thể nhắc đến huyền thoại về Đông Juăng, Fauxt, thế giới huyền thoại trong sáng tác Kafka, Heminguê,… Khái niệm huyền thoại ở đây dường như đã xa rời cái nguồn gốc tư duy hư tưởng cổ xưa của nó mà nghiêng về ý nghĩa của tính giá trị. Trong trường hợp này, khi nói một tác phẩm đạt đến giá trị huyền thoại cũng giống như khi nói một tác phẩm đạt đến giá trị cổ điển. Phùng Văn Tửu trong chuyên luận Tiểu thuyết pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới thì định nghĩa huyền thoại nghiêng về cách xây dựng hình tượng nghệ thuật: "Có thể hiểu một cách khái quát huyền thoại là những hình tượng nghệ thuật gián tiếp, có tầm khái quát lớn và lung linh đa nghĩa. Nó là những hình ảnh tượng trưng với qui mô lớn hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu" [30]. Ông đề cao những huyền thoại xưa rất giàu tính chất văn chương trong kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú của nhân loại, và ông cho rằng: những huyền thoại cổ đại giàu chất thơ ca đã trở thành chất liệu quý giá cho sáng tác văn học.

Như vậy, huyền thoại được nhìn từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, nhiều cấp độ tiếp cận khác nhau. Người nghiên cứu tuỳ vào đối tượng nghiên cứu của mình mà chọn lựa cách hiểu, cách lập ngôn cho khái niệm này. Cũng như vậy, nghiên cứu sự tương tác thể loại với huyền thoại, luận án trước hết đề cập đến góc độ tiếp cận khái niệm, lối định danh cụ thể của mình. Theo đó, với vấn đề nghiên cứu là thể loại và sự tương tác thể loại, luận án nhìn huyền thoại dưới góc độ loại hình. Huyền thoại là một loại hình thuộc hệ thống thể loại văn học dân gian, trong đó, thần thoại là thể loại chủ yếu, đặc thù. Cách hiểu này rộng hơn quan niệm coi huyền thoại là thần thoại vì ngay cả khi quan niệm như vậy, các nhà nghiên cứu vẫn đưa những nghi lễ, những truyện cổ tích đời sau vào lĩnh vực của thần thoại và xem nó là những mảnh vụn, những tàn dư của thần thoại. Khi đã hiểu như vậy, luận án quan


tâm đến cách kiến giải của Mác về thể loại trung tâm của loại hình này: thần thoại là tự nhiên và các hình thái xã hội được trí tưởng tượng dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô thức. Chúng tôi quan tâm đến tính nghệ thuật; còn vô thức hay hữu thức là vấn đề thuộc trình độ tư duy của thời đại. Nói đến nghệ thuật là nói đến sáng tạo, xem huyền thoại như một loại hình của văn học dân gian là nhấn mạnh đến khía cạnh sức sáng tạo, nhấn mạnh đến trí tưởng tượng, sức tưởng tượng bay bổng, kì thú của ông cha - những người nghệ sĩ cổ xưa. Từ phương diện nghệ thuật có thể tiếp cận huyền thoại theo nghĩa: huyền thoại là những câu chuyện hư tưởng có ý nghĩa biểu tượng do trí tưởng tượng và sức sáng tạo của ông cha xây dựng nên nhằm lí giải các vấn đề của cuộc sống. Lêvi - Xtơrôx nhắc đến chức năng quan trọng của huyền thoại: "Huyền thoại có chức năng giải thích các vấn đề không thể giải quyết trong cuộc sống" [291, tr688]. Chúng tôi nhấn mạnh thêm rằng: đó là cách giải thích một cách kì ảo bằng các biểu tượng bay bổng, đa nghĩa. Từ những luận giải trên, đề tài đi đến tiếp cận khái niệm huyền thoại bằng các nội hàm khái niệm quan trọng sau đây: thứ nhất, đề tài nhìn huyền thoại dưới góc độ loại hình; thứ hai, đề tài chú trọng đến tính nghệ thuật thể hiện ở phương diện khả năng sáng tạo, sức tưởng tượng của huyền thoại; thứ ba, với chức năng lí giải cuộc sống và cách lí giải bằng các biểu tượng kì ảo nên có thể coi việc sáng tạo các biểu tượng kì ảo, đa nghĩa như phương thức phản ánh hay trường quan sát, nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật của huyền thoại. Cách đặt vấn đề như trên sẽ là nền tảng để luận án triển khai các luận điểm liên quan đến vấn đề tương tác với huyền thoại.

Từ việc hiểu khái niệm huyền thoại như trên, có thể nói: huyền thoại không phải là một vấn đề cổ xưa đã "ngủ yên" trong kho tàng folklore của mỗi dân tộc, huyền thoại không phải là loại hình "một đi không trở lại". Ngược lại, huyền thoại luôn được hồi sinh, được tái sinh một cách đa dạng, ở nhiều cấp độ,… trong diễn trình vận động và phát triển của mỗi nền văn học dân tộc. Nói như Lêvi - Xtơrôx (đã dẫn ở trên): Huyền thoại có chức năng giải thích các vấn đề không thể giải quyết trong cuộc sống mà văn chương thời nào cũng đặt các vấn đề cuộc sống nên những vấn đề huyền thoại đặt ra sẽ được đặt đi đặt lại qua các thời kì lịch sử. Có


điều, qua nghiên cứu, tác giả luận án thấy rằng: trong hầu hết các nền văn học lớn trên thế giới, sự trở về của huyền thoại dường như có tính qui luật; qui luật có tính chu kì của sự "giải huyền thoại" và "tái huyền thoại hóa". Thật thú vị vì trong khi nghiên cứu "lộ trình" của sự tương tác có tính dích dắc, quanh co ấy; chúng tôi nhận thấy có sự gặp gỡ giữa văn học thế giới và văn học Việt Nam. Sự gặp gỡ có tính qui luật này giúp chúng ta lí giải được một cách khách quan và thuyết phục nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa truyện ngắn hiện đại thế giới và truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay.

2.2.2. Sự trở về với huyền thoại - quy luật của văn học Đông - Tây

2.2.2.1. Huyền thoại trong văn học thế giới

Dưới ánh sáng của văn học so sánh, chúng ta có cái nhìn ngang để thấy được một số vấn đề về huyền thoại trong văn học thế giới. Trong chuyên khảo Thi pháp của huyền thoại, nhà huyền thoại học nổi tiếng thế giới E. M. Meletinsky đã xem xét huyền thoại bắt đầu từ những hình thức cổ xưa nhất cho đến những biểu hiện của chủ nghĩa huyền thoại trong văn học thế kỉ XX. E. M. Meletinsky đánh giá rất cao vai trò của huyền thoại đối với văn học nghệ thuật: huyền thoại là cái hình ảnh tự nó đã là thi ca và tự mình vừa là chất liệu vừa đồng thời là bản nguyên của thi ca cho chính mình. Huyền thoại là thế giới, là mảnh đất mà trên đó chỉ có các tác phẩm nghệ thuật là có thể thăng hoa và phát triển. Ông nhìn thấy trong sự vận động của văn học thế giới, chủ yếu là phương Tây, diễn ra hai quá trình: quá trình "giải huyền thoại hóa" và quá trình "tái huyền thoại hóa". Việc giải huyền thoại hóa diễn ra trong giai đoạn phân hóa tình trạng nguyên hợp của văn hóa nguyên thủy, chẳng hạn, truyện cổ tích là một mảnh "văng ra" của huyền thoại. Nhưng có một điểm rất đáng lưu tâm là việc giải huyền thoại hóa luôn không trọn vẹn và chỉ có tính tương đối (do giá trị hài hòa muôn thuở của huyền thoại); và cùng với việc giải huyền thoại hóa thường diễn ra tình trạng tái huyền thoại hóa. Ở văn học phương Tây, hướng giải huyền thoại hóa biểu hiện rò nhất trong văn học thời khai sáng thế kỉ XVIII, chủ nghĩa thực chứng thế kỉ XIX. Trong khi đó và cùng với quá trình đó, xu hướng tái huyền thoại vẫn tiếp tục trong chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XIX và đặc biệt:


"Trong thế kỉ XX chúng ta chạm trán với sự tái huyền thoại hóa khá mạnh mẽ" (ít ra là trong khuôn khổ văn hóa phương Tây) [230]. Chính những "huyền thoại mới" trong văn học của chủ nghĩa lãng mạn "là một trong những mắt xích quan trọng dẫn đến chủ nghĩa huyền thoại trong tiểu thuyết thế kỉ XX" [230, tr.396]. Ở điểm này, chúng ta nhận thấy con đường dích dắc và sự vận động phát triển có tính tiệm tiến của yếu tố huyền thoại trong văn học phương Tây, đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn.

Quá trình phát triển tiệm tiến đó đã dẫn đến sự trở lại một cách mới mẻ và độc đáo của huyền thoại trong văn học thế kỉ XX. Thực chất, huyền thoại trong thế kỉ XX là một vấn đề có phạm vi hết sức rộng lớn chứ không riêng gì văn học. Sự trở lại mạnh mẽ và có hệ thống của huyền thoại đã đưa đến việc hình thành "chủ nghĩa huyền thoại". Thực chất huyền thoại trong văn xuôi thế kỉ XX là phản huyền thoại tức huyền thoại lộn trái. Sự trở về với huyền thoại trong văn xuôi thế kỉ XX đã trở thành xu thế chung có tính quy luật của nhân loại. Chủ nghĩa huyền thoại hiện diện không chỉ ở Châu Âu mà hầu như nó có mặt khắp các châu lục trên thế giới, trở thành chủ nghĩa huyền thoại của toàn cầu. Vào những năm 50 - 60, thi pháp huyền thoại đã thâm nhập vào văn học của "thế giới thứ ba": các nền văn học Mỹ - Latinh, một số nền văn học Á Phi; và tất nhiên có thể nói đến khả năng về sự tồn tại của chủ nghĩa huyền thoại ở Việt Nam.

Sau thế chiến hai, như một sự xung đột trước hiện thực xã hội đương thời, huyền thoại hóa trở thành một thủ pháp ngày càng phổ biến. Chủ nghĩa huyền thoại trong văn xuôi thế kỉ XX không chỉ thể hiện ở quy mô có tính toàn cầu mà còn để lại những giá trị về sự đa dạng của các xu hướng, sự kết tinh độc đáo của những phong cách tác giả. Người ta có thể nói đến chủ nghĩa huyền thoại như những phản đề giữa Joyce và Thomas Mann, chủ nghĩa huyền thoại trong những dạng thức khác nhau của John Updike, Kateb Yassin, G. Macquez, J. Elliot, Moravia, Anna Kwain,… Bên cạnh chủ nghĩa huyền thoại với nghĩa là sự trở về với những motip, những biến thể của các biểu tượng truyền thống trong huyền thoại nguyên thủy, còn có ngả rẽ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như là khả năng đạt đến "một sự tổng

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí