Bản Đồ Pctt Phường Nhơn Bình, Thành Phố Quy Nhơn



Hình 4 2 Bản đồ PCTT phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn được hỗ trợ bởi 1


Hình 4.2: Bản đồ PCTT phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn


được hỗ trợ bởi phần mềm GIS. (Nguồn: Hà Văn Cát – BĐRC, 2015)

Bảng kiểm về PCTT thường tập trung nêu những vấn đề quan trọng để nhắc nhở người dân có tính chủ động hơn trong việc phòng ngừa như:

Trước thiên tai, người dân thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết, kiểm tra, gia cố, chằng chống nhà cửa; chuẩn bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để di dời; gia cố đê bao, đường sá ngăn lũ; chặt tỉa cành cây, kê kích đồ vật trong nhà lên cao; cất giữ tài sản, giấy tờ quan trong ở nơi an toàn; dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt cần thiết; sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương...

Trong thiên tai, không cho trẻ em chơi với nước lũ; tránh xa dòng nước lũ, cây to, cột điện; dự trữ thực phẩm, nước sạch, đậy kín dụng cụ chứa nước; xử lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


nước bằng Cloramin B hoặc đun sôi; đề phòng các hiểm họa từ mưa lụt, không đi ra ngoài khi có bão...

Sau thiên tai, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường xung quanh; xử lý rác, xác súc vật, không dùng nước, thực phẩm nhiễm bẩn; sửa chữa đường sá, cầu cống, giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả thiên tai, báo cáo thiệt hại với chính quyền địa phương…

4.2.4. Người dân trực tiếp tham gia QLRRTT:

Trong kế hoạch PCTT, có 76,6% cho rằng mục đích của PCTT là giúp cho cộng đồng phòng ngừa thiên tai tốt hơn; và có 86,6% người dân tự nguyện tham gia các hoạt động PCTT tại địa phương. Khi có thiên tai xảy ra, nhất là thiên tai lụt bão thì có đến 74,1% người dân cho rằng cần phải sơ tán đến nơi an toàn như: nhà cộng đồng tránh lũ, trường học, trụ sở thôn, xã, các nhà dân được xây dựng kiên cố, cao tầng… Các đối tượng người dân quan tâm sơ tán là người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ mang thai và gia súc, gia cầm... Người dân sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau tại cộng đồng như gia cố, chằng chống nhà cửa, giúp các hộ gia đình đơn thân, già yếu, khuyết tật,… và ưu tiên sơ tán người, tài sản khi có yêu cầu của chính quyền địa phương.


13,4%

Không tham gia

Tự nguyện tham gia

Không tham gia

86,6% Tự

nguyện tham gia

Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động PCTT tại địa phương. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)


Về phương châm “4 tại chỗ”: Khoản 3, Điều 4, Luật phòng, chống thiên tai 2013 ghi rõ “Phòng chống thiên tai được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ” (Lực lượng tại chỗ, Phương tiện tại chỗ, Chỉ huy tại chỗ và Hậu cần tại chỗ). Phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai được hiểu chung là: Mỗi gia đình, mỗi địa phương cần phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những gì cần thiết nhất để thực hiện việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai xảy ra ở địa phương tại bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu cứu trợ cho bản thân và gia đình hoặc địa phương mình, sẵn sàng hỗ trợ các gia đình và địa phương khác khi lực lượng bên ngoài đến hỗ trợ. Qua khảo sát, có 86,6% người dân nhận thức đầy đủ phương châm “4 tại chỗ”, điều này cho thấy người dân có ý thức cao trong việc thực hiện phương châm trên.


13,4% Biết không đầy đủ và không biết

86,6% Biết phương châm "4 tại chỗ"


Biết phương châm "4 tại chỗ"

Biết không đầy đủ và không biết

Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ người dân biết phương châm “4 tại chỗ”. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 đã xác định trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình trong PCTT. Cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn được xác định là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động PCTT; khi tham gia hỗ trợ hoạt động PCTT phải tuân thủ theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền; cán hân, hộ gia đình tự


chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động PCTT. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình PCTT. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia vào hoạt động thông tin, truyền thông và giáo dục về PCTT; trang bị thiết bị tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và tham gia ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân, hộ gia đình chủ động tìm kiếm cứu nạn và có trách nhiệm tham gia tìm kiếm cứu nạn theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ thẩm quyền. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm báo cáo chính xác thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi quản lý với BCHPCTT và TKCN cấp xã, cơ quan chủ quản…

Để xây dựng cộng đồng dân cư an toàn trước thiên tai, thì chủ trương và huy động đóng góp (tiền bạc, hiện vật, ngày công lao động,…) của người dân để thực hiện các công trình PCTT như: hiến đất, làm nhà cộng đồng tránh lũ; làm đường, tràn bê tông tránh lũ; làm kênh, cầu thoát lũ; trồng cây chắn gió; hỗ trợ người nghèo xóa nhà ở đơn sơ, dột nát… thì người dân phải được bàn bạc và đưa ra quyết định. Qua khảo sát cho thấy, 63,3% người dân cho rằng được tham gia và quyết định.


Người dân được tham gia bàn bạc, quyết định

63,3%

Người dân tham gia bàn bạc, nhưng quyết định ở chính quyền xã

36,6%

Người dân không được bàn bạc, quyết định

0.35%

Không rõ 0,75%


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%


Biểu đồ 4.12: Người dân quyết định về mức đóng góp các công trình. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)


Theo kết quả khảo sát, có đến 86,6% số hộ được phỏng vấn tham gia vào các hoạt động PCTT. Số còn lại là thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người khuyết tật, khó khăn… là các đối tượng được miễn tham gia, đóng góp. Các hộ gia đình có thu nhập ổn định phần lớn cho rằng phải có nghĩa vụ đóng góp bằng nhiều hình thức để góp phần xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai bão, lũ và gắn với xây dựng nông thôn mới… Tuy nhiên, còn có một bộ phận nhỏ người dân được hỏi cho rằng không tham gia hoặc không quan tâm đến hoạt động PCTT ở địa phương. Các hình thức đóng góp của người dân cũng rất đa dạng, từ việc đóng góp tiền bạc, hiện vật, hiến đất đến ngày công lao động. Khảo sát thực tế tại địa bàn 4 xã, phường cho thấy, hình tức đóng góp chủ yếu là ngày công lao động (69,1%). Điều này sát đúng với thực tế đời sống của người dân. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, thấp nên việc đóng góp bằng tiền bạc còn khiêm tốn. Có 65% người dân đóng góp tiền bạc - đây là những hộ có đời sống kinh tế đầy đủ hơn, chủ yếu tập trung vào các hộ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, hộ kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế trang trại… và có 20,8% người dân đóng góp hiện vật như: hiến đất làm đường bê tông tránh lũ, vật liệu xây dưng nhà... Việc đóng góp của người dân đều là tự nguyện, xuất phát từ kế hoạch PCTT của cộng đồng và để cho cộng đồng an toàn hơn, không có sự can thiệp của chính quyền và phù hợp với khả năng kinh tế của từng người dân.


80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

69,1%

65%

20,8%

Công lao động Tiền bạc Hiện vật


Biểu đồ 4.13: Hình thức đóng góp của người dân. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)


Trong QLRRTT, người dân mong muốn được chính quyền, các hội đoàn thể hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ nhân lực, vật lực trong PCTT.

Một thực tế khác, khi triển khai Dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa” (DRR) tại địa bàn 17 xã, phường thuộc huyện Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Ân và thị xã An Nhơn, do Hội Chữ thập đỏ Na Uy tài trợ giai đoạn 2010 - 2014, cho thấy việc tham gia của người dân trong cộng đồng khá cao, nhất là việc lập kế hoạch, đề xuất các giải pháp và huy động nguồn vốn đối ứng của người dân trong xây dựng các công trình an toàn trước thiên tai. Có công trình như: Cầu, đường bê tông, nhà cộng đồng tránh lũ… người sẵn sàng huy động đối ứng tới 70% nguồn kinh phí, tiêu biểu như các công trình: công trình đường bê tông xóm Chánh Hóa, thôn Chánh Hội, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, dự án hỗ trợ 130 triệu đồng, người dân hiến đất, hiến ngày công lao động và tiền đối ứng giá trị 350 triệu, tổng công trình là 480 triệu đồng; Nhà cộng đồng tránh lũ xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân, dự án hỗ trợ hỗ trợ 210/300 triệu đồng, người dân đối ứng công, tiền, giá trị 90 triệu; Cống hợp xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, dự án hỗ trợ 120/230 triệu, người dân huy động đối ứng 110 triệu…

Đề án 1002 của Chính phủ về “Nâng cáo nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” chưa được triển khai sâu rộng trên các địa bàn dân cư, đặc biệt là các xã trọng điểm về thiên tai trong tỉnh. Qua khảo sát người dân đề đạt nhiều mong muốn để làm tốt hơn công tác QLRRTT tại cộng động như: Thành lập nhóm kỹ thuật để triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTT dựa vào cộng đồng tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn); cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và QLRRTT; tham gia các diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ); thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ); thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng. Các hoạt động QLRRTT dựa vào cộng đồng thường xuyên được truyền thông qua trang internet, tivi, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi… để


người dân tiếp cận được nhanh hơn. Đối với chính quyền địa phương, cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTT dựa vào cộng đồng tại cộng đồng; hoàn thiện bộ máy phòng, chống và QLRRTT của cơ quan chuyên trách ở cấp cơ sở; xây dựng hệ thống đào tạo về quản lý thiên tai; xây dựng các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các hoạt động triển khai QLRRTT dựa vào cộng đồng; tổ chức đào tạo cho các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLRRTT dựa vào cộng đồng; trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền cơ sở…

4.2.5. Người dân tham gia kiểm tra, giám sát:

Mục đích của việc QLRRTT có sự tham gia của người dân (cộng đồng) là hướng đến nâng cao chất cuộc sống người dân, xây dựng cộng đồng an toàn, bềnh vững. Vì vậy, trong quá trình triển khai cũng như hoạt động, người dân có quyền kiểm tra, giám sát, duy tu bảo dưỡng các công trình do chính họ đóng góp.

Khi tiếp nhận thông tin thiên tai qua các kênh truyền thông, Ban chỉ huy PCTT cấp địa phương tuyên truyền, nhắc nhỡ người dân trong công tác phòng ngừa. Người dân thông tin lẫn nhau, phản ánh lên cấp trên để hỗ trợ, ứng phó; cùng nhau kiểm tra, gia cố các công trình, nhà cửa, hỗ trợ hàng xóm, láng giềng, hỗ trợ sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương… và chuẩn bị ứng phó với phương châm “4 tại chỗ”.

Khi được hỏi về hoạt động kiểm tra, giám sát các công trình do dân đóng góp, thì có 56,6% người dân cho rằng trực tiếp kiểm tra, giám sát; 32,6% cho rằng cán bộ, Ban chỉ huy PCTT cấp thôn, xã kiểm tra, giám sát; và 10,8% cho rằng cần thuê các đơn vị có chuyên môn để kiểm tra, giám sát. Người dân chủ yếu quan tâm đến các công trình mà họ tham gia đóng góp và những công trình có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của họ và cộng đồng họ như: đê điều các sông suối, hồ chưa nước có nguy cơ bị vỡ do mưa bão, hư hỏng cầu, đường, trụ điện, các công trình thông tin liên lạc,... Một số các công trình lớn do nhà nước đầu tư, ít có tác dụng trong PCTT


thì người dân không quan tâm nhiều. Việc này, họ cho rằng nhà nước quản lý, duy tu, bảo dưỡng…


10,8% thuê đơn vị có chuyên môn

Người dân kiểm tra, giám sát

32,6% cán bộ

BCH PCTT cấp thôn, xã kiểm tra,

giám sát

56,6% người dân kiểm tra, giám sát

Cán bộ BCH PCTT cấp thôn, xã kiểm tra, giám sát

Thuê đơn vị có chuyên môn


Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra, giám sát. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Qua khảo sát cho thấy rằng, vai trò của người dân trong QLRRTT là rất lớn. Người dân tham gia vào các công đoạn và hình thức rất đa dạng và thực tế, quyền người dân từng bước được nâng cao, nhất là kiểm tra, giám sát, huy động để duy tu, bảo dưỡng các công trình do dân đóng góp có sự bàn bạc, đóng góp ý kiến trực tiếp của người dân thông qua họp dân, tiếp xúc công khai, dân chủ.

Qua nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương và các ngành, hội đoàn thể rất quan tâm đến công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cộng đồng dân cư; đã hỗ trợ nhiều hoạt động thiết thực cho người dân như: Thành lập các nhóm hỗ trợ kỹ thuật để tổ chức các lớp tập huấn, trang bị kiến thức kỹ năng, tổ chức diễn tập, hướng dẫn cho người dân lập kế hoạch PCTT; in cấp phát đến người dân bảng kiểm hộ gia đình về PCTT... Cử cán bộ xuống địa bàn kịp thời cung cấp thông tin về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022