Công Tác Chuẩn Bị Của Người Dân Khi Nắm Bắt Thông Tin Về Thiên Tai. (Nguồn: Tổng Hợp Của Tác Giả, Năm 2016)


lụt bão… Đến mùa mưa bão người dân sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, dự trữ lương thực, thực phẩm; chuẩn bị các dụng cụ ứng phó như áo phao, phao cứu sinh, đèn pin, can nhựa, hòn hồ sơ… Sẵn sàng di dời khi có lệnh của chính quyền địa phương. Địa điểm sơ tán được người dân xác định là những nơi cáo ráo, an toàn như: Trụ sở xã, thôn, nhà cộng đồng tránh lũ, trường học, các công trình kiên cố, nhà cao tầng của người dân trong cộng đồng…

Báo cáo đánh giá VCA tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, do Hội Chữ thập đỏ tỉnh thực hiện năm 2014 cho thấy: người dân quan tâm đến 5 vấn đề lớn sắp xếp theo thứ tự trong thiên tai lụt bão là: An toàn tính mạng, tài sản khi có thiên tai; Thiệt hại chăn nuôi ảnh hưởng thu nhập đời sống; Thiệt hại trồng lúa ảnh hưởng đến thu nhập đời sống; Nuôi trồng thủy sản có nguy cơ rủi ro mất vốn ảnh hưởng đến đời sống và Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Liên tục nghe và cập nhật các thông tin cảnh báo

79,1%

Chuẩn bị lương thực, thực phẩm

84,1%

Chằng chống, gia cố nhà cửa

85,8%

Chuẩn bị dụng cụ sơ tán

52,5%

Sơ tán gia súc, gia cầm

30%

Không biết 0,33%


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100%

Biểu đồ 4.2: Công tác chuẩn bị của người dân khi nắm bắt thông tin về thiên tai. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Nhận thức về BĐKH của người dân: Có 89,1% người dân nhận được thông

tin về BĐKH và có 68,3% người dân cho rằng nguyên nhân của BĐKH là tự nhiên và do con người gây ra. Có 80,8% người dân cho rằng BĐKH sẽ làm cho bão


thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn; có 61,6% người dân cho rằng BĐKH sẽ làm thay đổi về mùa vụ cây trồng; 52,5% cho rằng bệnh dịch thường xuyên hơn; 34,1% nước biển dâng; 0,66% cho rằng thay đổi về trữ lượng cá, mùa đánh bắt cá; và có tỷ lệ rất thấp người dân không biết về BĐKH và tác động của nó đến đời sống xã hội. Nguồn thông tin mà họ biết được về BĐKH chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng như Tivi, Đài truyền thanh, qua tuyên truyền của cán bộ thôn, xóm, các cuộc họp dân; qua các khóa tập huấn của cơ quan khuyến nông…


10,9% Người

dân không biết


89,1% Người dân nhận biết về biến đổi khí hậu


Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ người dân biết về BĐKH. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)


Không biết 0,0083%

Thay đổi về trữ lượng cá, mùa đánh bắt cá 001%

Nước biển dâng

34,1%

Dịch bệnh thường xuyên hơn

52,5%

Thay đổi về mùa vụ, cây trồng

61,6%

Bão thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn

80,8%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%


Biểu đồ 4.4: Nhận thức của người dân về tác động của BĐKH (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Qua số liệu khảo sát trên cho thấy người dân có hiểu biết khá đầy đủ về

BĐKH, kịp thời nắm bắt các thông tin về thiên tai, tác động và ảnh hưởng của BĐKH đến con người và đời sống xã hội, từ đó có những biện pháp để chủ động ứng phó, nhất là trong sản xuất, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp...

4.2.2. Ứng phó của người dân trong PCTT:

Để chủ động ứng phó, PCTT thì vấn đề quan trọng nhất là phải làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, cảnh giác phòng tránh của người dân tại cộng đồng dân cư. Việc này chính quyền cần phải hỗ trợ cho người dân như: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân; tăng cường hệ thống thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai. Thực hiện tổng hợp các giải pháp công trình và phi công trình; chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai; lập kế hoạch nâng cấp trường học, trạm y tế, trụ sở, nhà văn hóa cộng đồng và các công trình công cộng khác (Các công trình này cần được kết hợp sử dụng làm


địa điểm sơ tán dân khi có thiên tai). Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, xác định khu vực nguy hiểm, người dân xây dựng riêng phương án PCTT tại hộ gia đình, có kế hoạch di dời dân cư ra khỏi vùng có rủi ro thiên tai cao. Phần lớn (74,1%) người dân chấp hành chủ trương của chính quyền địa phương về di dời đến nơi an toàn khi có thiên tai sắp xảy ra. Địa điểm di dời được người dân xác định là những nơi cao ráo, không bị ngập nước,chắn gió, có thể dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống… như: nhà cộng đồng, trụ sở thôn, xã, trường học, nhà cao tầng - kiến cố…những lúc như thế này thì tinh thần tương thân tương ái, tính cộng đồng của người dân được phát huy cao độ.

Công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai (lụt bão) đã được người dân quan tâm phòng ngừa và ứng phó. Qua khảo sát, có 81,6% người dân quan tâm đến việc dự trữ lương thực, thực phẩm; 76,6% quan tâm đến việc sửa chữa, nâng cấp nhà cửa cho vững chắc khi có thiên tai, lụt bão sắp xảy ra; 57,5% người dân quan tâm chuẩn bị các vật dụngđể ứng phó, bảo đảm sự an toàn cho gia đình (áo phao, phao cứu sinh, đèn pin, can nhựa, hòn hồ sơ,…); 55% người dân quan tâm đến việc tham gia tập huấn sơ cấp cứu, TKCN, lập kế hoạch phòng chống thiên tai hộ gia đình; và có rất ít người dân không quan tâm đến công tác phòng ngừa và sẵng sàn ứng phó khi có thiên tai lụt bão xảy ra. Tuy nhiên, cũng có đến 44,1% người dân cho rằng gia đình không đủ người để thực hiện công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai.

Nghiên cứu về các hoạt động quản lý, ứng phó với rủi ro thiên tai, thì có 91,6% người dân cho rằng làm tốt công tác quản lý rủi ro thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản; có 67,5% người dân cho rằng sẽ phòng tránh dịch bệnh ở người và gia súc sau thiên tai; 58,3% cho rằng nâng cao năng lực ứng phó, phòng tránh thiên tai cho cộng đồng; 50% người dân cho rằng sẽ làm tốt công tác bảo vệ môi trường; và có 40,8% người dân cho rằng sẽ dự báo được các diễn biến, tác động của thiên tai.


Bảo vệ môi trường

50%

Dự báo được diễn biến, tác động của thiên tai

40%

Giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

91,6%

Phòng tránh dịch bệnh ở người và gia súc

67,5%

Nâng cao năng lực, ứng phó phòng tránh thiên tai cho cộng đồng

58,3%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100%


Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người dân về quản lý, ứng phó với RRTT. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

4.2.3. Người dân tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch PCTT:

Qua khảo sát cho thấy, có đến 87,5% người dân tham gia xây dựng kế hoạch PCTT vì mục đích chung của cộng đồng. Điều này cho thấy, người dân đã có nhận thức tốt, tham gia tự nguyện để đóng góp ý kiến trong xây dựng kế hoạch PCTT ở địa phương. Người dân đã tham gia đóng góp ý kiến, chắc chắn rằng người dân đã hiểu biết và chuẩn bị cho mình các phương án trong phòng ngừa thiên tai có thể xảy ra.



13% Không

biết


88% Người dân biết kế hoạch PCTT


Giúp cộng đồng phòng ngừa thiên tai tốt hơn

76,6%

Giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai

60%

Xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai cho cộng đồng

38,3%

Xây dựng khu vực sơ tán tại địa phương

53,3%

Chuẩn bị tổ chức các hoạt động ứng phó

69,1%

Giúp cộng đồng phục hồi sau thảm họa

58,3%

Khác 0,041%


0% 10%20%30%40%50%60%70%80%90%

Biều đồ 4.6: Tỷ lệ người dân biết kế hoạch PCTT ở địa phương. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 9


Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ người dân biết về mục đích của kế hoạch PCTT. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Trong lập kế hoạch PCTT thì ý kiến của người dân là quyết định. Người dân đề đạt những giải pháp thực tế, những rủi ro mà họ có gánh chịu trong cuộc sống hàng ngày. Chính quyền có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn, lắng nghe, tổng hợp ý kiến người dân để hoàn thiện kế hoạch.


80%

75%

70%


60%

57,5%

50%


40%


30%


20%

10%

10,8%

10%


0%

Chính quyền TW Chính quyền huyện,

tỉnh

Chính quyền xã

Người dân

Biểu đồ 4.8: Ý kiến người dân là quyết định trong lập kế hoạch PCTT. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Việc thiết lập bản đồ QLRRTT tại địa phương và việc xây dựng bảng kiểm về PCTT (những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai) tại khu dân cư và hộ gia đình, thì phần lớn người dân được hỏi cho rằng đây là việc làm rất cần thiết. Bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm kỹ thuật thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng), xây dựng pano và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả tại địa điểm trung tâm của mỗi cộng đồng, góp cho người dân luôn có nhận thức, chuẩn bị các phương án và sẵn sàng ứng phó với thiên tai.


0.058% Khác

41,6% Cần

thiết

Rất cần thiết

57,7% Rất

cần thiết

Cần thiết

Khác


Biểu đồ 4.9: Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của Bản đồ QLRRTT. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Thực tế qua triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh Bình Định cho thấy: việc vẽ bản đồ phòng, chống rủi ro thiên tai là rất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích ho người dân tại cộng đồng. Bản đồ được treo trang trọng ở nới đông dân cư qua lại như: trụ sở xóm, thôn, UBND xã, trường học, các ngã ba, ngã tư đường… và cấp phát bản đồ đến từng hộ gia đình sẽ có nhiều tác động tích cực đến nhận thức và làm thay đổi hành vị của người dân trong PCTT ở cộng đồng. Từ kết quả của dự án GIZ, do Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai, hiện nay Bản đồ PCTT được hỗ trợ bởi phần mềm GIS đã được Văn phòng thường trực BCHPCTT – TKCN tỉnh triển khai ứng dụng trong toàn tỉnh.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí