Đặc Điểm Tình Hình Các Xã, Phường Nghiên Cứu:


sơ cấp cần thu thập, cùng với các thông tin thứ cấp từ các báo cáo phát triển kinh tế

- xã hội, báo cáo PCTT qua các năm. Để thu thập được các thông tin sơ cấp có liên quan tại địa phương có sự tham gia của người dân, đảm bảo tính chính xác tác giả áp dụng cách tiếp cận Nghiên cứu có sự tham gia (PR) và lựa chọn sử dụng phương pháp Nghiên cứu hành động tham gia (PAR). Đồng thời, để có thể phân tích hiện trạng và đưa ra kết luận chính xác và giải pháp phù hợp cần có một hệ thống nhập liệu, xử lý và phân tích dữ liệu phù hợp với quy mô của đề tài nên tác giá đã chọn phương pháp nhập liệu dạng nhị phân và xử lý số liệu qua phần mềm Microsoft Excel. Quan trọng nhất trong nghiên cứu này là phương pháp PAR.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng, cùng với phân tích, so sánh, thống kê mô tả để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên.

Thực hiện thu thập ý kiến của người dân thông qua bảng hỏi, chọn mẫu phi xác suất, phân phối tương đối trên địa bàn một xã, phường nghiên cứu. Tác giả đã đi nghiên cứu, khảo sát 120 hộ dân với phương pháp chọn mẫu phi xác suất tại 4 xã, phường trọng điểm về thiên tai (bão lũ) và mang tính đại diện cho các vùng, địa phương của tỉnh, gồm: Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn; xã Cát Chánh, huyện Phù Cát; xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân và xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh.

Tác giả chọn cách xác định kích thước mẫu bằng công thức:


Slovin:

n N

1 N.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

(Với n là kích thước mẫu, N là tổng thể và là sai số cho phép).

Bảng hỏi người dân sẽ được thực hiện dựa vào các cấp độ sau: (1) Người dân tham gia thụ động, (2) Người dân tham gia qua việc cung cấp thông tin, (3) Người dân tham gia bởi nghĩa vụ hay bắt buộc, (4) Người dân tham gia bởi định hướng từ bên ngoài, và (5) Người dân tự nguyện tham gia.

Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 8

Cấu trúc bảng hỏi dự kiến: (1) Thông tin người trả lời, (2) Điều kiện sống của người dân ở khu dân cư/xã/phường, (3) Hiểu biết của người dân về thiên tai, (4)


Sự tham gia của người dân trong QLRRTT (đóng góp tiền bạc, vật chất, ngày công…), và (5) Người dân lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra, giám sát.

Tác giả còn thực hiện phỏng vấn đại diện Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã, phường, huyện, tỉnh để ghi nhận thực trạng về sự tham gia của người dân trong công tác phòng chống và QLRRTT.

- Lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia rong lĩnh vực phòng chống thiên tai, thảm họa trong và ngoài tỉnh.

- Tác giả đề tài liên hệ, tiếp cận với một số kinh nghiệm và nghiên cứu trước ở trong nước và thế giới để đưa ra các giải pháp huy động đông đảo người dân tham gia vào công tác QLRRTT, thích ứng với BĐKH trong giai đoạn hiện nay.


CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QLRRTT TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BÌNH ĐỊNH


4.1. Đặc điểm tình hình các xã, phường nghiên cứu:

4.1.1. Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn:

Nhơn Bình là phường ven Đầm Thị Nại, thuộc thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố 5 km, với tổng diện tích đất tự nhiên 14,6 km². Địa giới hành chính phường được phân bố làm 9 khu vực dân cư (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9). Dân số toàn phường có5.125 hộ, 20.580 nhân khẩu. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,77%, cận nghèo chiếm 0,96%. Các đối tượng dễ bị tổn thương gồm: Người già, người khuyết tật, trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ có thai… chiếm hơn 46,6%.

Nhơn Bình là khu đô thị mới của thành phố Quy Nhơn, kinh tế đa dạng: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, làm muối, lao động ngành nghề ở các cụm, khu công nghiệp và lao động tự do trong và ngoài địa phương. Sinh kế từ nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) có 3.445 hộ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại 370 hộ; lực lượng lao động chính tập trung vào các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp và lao động ngành nghề tự do... 1.230 hộ. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 24,3 triệu đồng/năm.

Nhơn Bình là trọng điểm về thiên tai của thành phố Quy Nhơn, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi bão, áp thấp nhiệt đới, lụt, ngập úng, xâm nhập mặn. Trong các đợt thiên tai lụt bão lớn, Nhơn Bình bị thiệt hại nặng nề về tài sản, nhất là các công trình thủy lợi, mùa màng, nuôi trồng thủy hải sản; có năm thiệt hại về người do bão gây ra. Nhưng nhận thức của người dân về PCTT còn hạn chế.


4.1.2. Xã Cát Chánh, huyện Phù Cát:

Xã Cát Chánh là xã ven biển, thuộc huyện Phù Cát, cách trung tâm huyện (thị trấn Ngô Mây) khoảng 15 km về phía Tây, cách trung tâm tỉnh (Thành phố Quy Nhơn) khoảng 30 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 11,82 km². Địa giới hành chính phân bổ làm 5 thôn (Chánh Định, Chánh Hữu, Cánh Hội, Phú Hậu, Vân Triêm). Dân số toàn xã có 1.817 hộ, 7.560 nhân khẩu. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 21,43%, cận nghèo chiếm 11,22%. Các đối tượng dễ bị tổn thương (Người già, người khuyết tật, trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ có thai…) chiếm hơn 49%.Kinh tế ở xã Cát Chánh chủ yếu là nông nghiệp, chiếm trên 90%; tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, chiến khoảng 10%. Đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 14 triệu đồng/năm.

Cát Chánh là một trong những xã trọng điểm về thiên tai, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi bão, áp thấp nhiệt đới, lụt, ngập úng và xâm thực tác động. Trong các đợt thiên tai lụt bão lớn, Cát Chánh thường bị thiệt hại nặng nề về tài sản, mùa màng, có năm thiệt hại về người do bão gây ra. Một bộ phận nhân dân ở đây trình độ còn hạn chế, đời sống còn những khó khăn, phần lớn lực lượng lao động chính ở xã tập trung vào các đô, các khu công nghiệp, doanh nghiệp... để tìm kế sinh nhainên công tác PCTT cũng gặp những trở ngại.

4.1.3. Xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân:

Xã Ân Hảo Đông là xã trung du, nằm phía Bắc tỉnh, thuộc huyện trung du Hoài Ân, cách trung tâm huyện (Thị trấn Tăng Bạt Hổ) khoảng 7 km về phía Tây Nam, cách trung tâm tỉnh (Thành phố Quy Nhơn) khoảng 100 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 33,08 km². Địa giới hành chính phân bổ làm 7 thôn (Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam, Cảm Đức, Vạn Hòa, Hội Long, Hội Trung, Phước Bình). Dân số 8.658 nhân khẩu. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,1%, cận nghèo chiếm 10,01%. Các đối tượng dễ bị tổn thương (Người già, người khuyết tật, trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ có thai…) chiếm hơn 47%. Có 70% lực lượng lao động chính lao động, kiếm sống ngoài địa phương.


Kinh tế ở xã Ân Hảo Đông chủ yếu là nông nghiệp, chiếm trên 95%, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chiến khoảng 5%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 20,8 triệu đồng/năm.

Ân Hảo Đông là xã trung du, có nhiều đồi, núi, địa hình cách trở, cũng là xã trọng điểm thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới, lụt, ngập úng, sạt lở đất... Trong các đợt bão, lũ, xã Ân Hảo Đông thường bị thiệt hại về nhà cửa, các công trình hồ đập, đường giao thông, mùa màng... Một bộ phận nhân dân trình độ dân trí còn thấp, chưa có nhận thức tốt về công tác PCTT.

4.1.4. Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh:

Vĩnh Thịnh là xã miền núi, thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh, cách trung tâm huyện (Thị trấn Vĩnh Thạnh) khoảng 5 km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên 51,46 km². Địa giới hành chính phân bố ở 9 thôn, làng (Vĩnh Bình, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thái, Vĩnh Định, An Hội, An Nội, Vĩnh Trường, M2, M3). Dân số toàn xã có 1.853 hộ, 7.007 nhân khẩu, dân tộc thiểu số (Bana) chiếm 19,7%. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ 64,39%, cận nghèo chiếm 24,6%. Các đối tượng dễ bị tổn thương (Người già, người khuyết tật, trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ có thai,…) chiếm hơn 45%. Kinh tế ở xã Vĩnh Thịnh chủ yếu là nông nghiệp, chiến 99%. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp (17 triệu đồng/năm).

Vì là xã miền núi, có nhiều sông suối, đồi núi, địa bàn cách trở, nên khi có thiên tai như bão, lũ, sạt lở đất... thì công tác di dời gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là những thiệt hại lớn về nhà cửa, đê điều, mùa màng... của người dân. Trong khi đó, trình độ dân trí tại đây còn thấp, việc trang bị những kiến thức về PCTT còn hạn chế.

Nhìn chung, qua các lần tiếp xúc với các cán bộ chính quyền, đoàn thể và người dân tại 4 địa phương nghiên cứu, tác giả đúc kết và có nhận xét là:

- Các loại thiên tai, hiểm họa trên địa bàn 4 xã, phường là khá nhiều và tập trung vào các loại hình thiên tai liên quan đến nước, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lụt, ngập úng, sạt lở đất, sạt lở bờ đê, sông suối, núi.


- Bão, áp thấp nhiệt đới gây nhiều nguy cơ thiệt hại về người, tài sản của nhà nước, tập thể và người dân (Các công trình hạ tầng, đổ nhà, hư hỏng mùa màng...); ô nhiễm nguồn nước, năng lượng,... Tần suất cao từ 3 - 4 đợt/năm.

- Lũ lụt, ngập úng đã gây nên thiệt hại về người, nhà cửa, cơ sở hạ tầng có thể bị lũ cuốn trôi, làm bị sập, đổ do bị ngâm nước hoặc hư hỏng do các vật trôi nổi trong nước va đập. Thiệt hại tại các vùng ven sông, ven biển, các vùng trũng thường lớn hơn so với những vùng cao, bên trong đất liền. Các loại tài sản, vật dụng gia đình, lương thực, thực phẩm bị hư hỏng, thất lạc; lụt, ngập úng gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là nguồn nước sinh hoạt cho người dân; khả năng lan truyền dịch bệnh là rất cao. Bão, lụt, ngập úng thường đi kèm với sạt lở đất và làm gia tăng tác động dễ bị tổn thương đến người dân tại cộng đồng.

4.2. Thực trạng tham gia của người dân trong QLRRTT:


Khi phân tích thực trạng tham gia của người dân trong QLRRTT tại 4 xã, phường nghiên cứu thông qua quá trình khảo sát bằng bảng hỏi, thu thập ý kiến những người sinh sống lâu năm và có kinh nghiệm tại địa phương, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp của Ban chỉ huy PCTT và TKCN của xã, phường. Dựa vào các lý thuyết nghiên cứu trước và khung phân tích ở chương trước, tác giả tập trung vào các vấn đề: (1) Thông tin về thiên tai, (2) Khả năng ứng phó của người dân trong thiên tai (3) Người dân tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch PCTT, (4) Người dân trực tiếp tham gia QLRRTT và (5) Người dân tham gia kiểm tra, giám sát PCTT. Trong số 120 người dân được trả lời bảng hỏi, thì có khoảng 6% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (Bana). Sự tham gia của người dân được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể trong mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường bền vững và hướng đến xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai.

4.2.1. Thông tin về thiên tai, BĐKH:

Tỉnh Bình Định nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, hàng năm thường bị tác động trực tiếp bởi các loại thiên tai. Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những loại hình thiên tai đặc trưng nhất ở khu vực tỉnh Bình Định, thường xuất hiện


vào thời kỳ mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, nhiều nhất là tháng 10 và 11. Trung bình mỗi năm tỉnh Bình Định chịu tác động trực tiếp của 1 - 2 cơn bão. Lũ lụt xảy ra hàng năm trên phạm vi rộng lớn, bình quân mỗi năm xảy ra trung bình 3,5 đợt lũ. Tuy nhiên, do tác động của BĐKH, nên bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt… có biểu hiện thất thường, không nằm chung trong quy luật của tự nhiên như trong những năm qua.

Muốn biết được sự tham gia của người dân trong công tác QLRRTT và những lợi ích đem lại cho cá nhân và cộng đồng, thì người dân phải nắm bắt được thông tin, nhất là thông tin về cảnh báo thiên tai và thông tin về các tiềm lực sẵn có để ứng phó với nó. Trên thực tế, người dân nhận được càng nhiều thông tin - thông tin rõ ràng, chính xác thì sự tham gia của người dân càng đông đảo và tích cực hơn.

Khi thực hiện khảo sát với người dân tại 4 địa phương nêu trên, thì có 95% người dân cho biết nhận được thông tin về thiên tai như:bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng… từ truyền hình (Tivi); 75% từ hệ thống phát thanh tại thôn, xã; 65,8% từ cán bộ địa phương; 45,8% từ máy thu thanh (Radio); 30% từ hàng xóm, người thân; 3,3% từ các nguồn thông tin khác và rất ít người dân không biết thông tin về thiên tai.

Qua khảo sát trên cho thấy, tỉnh Bình Định thường xuyên bị thiên tai lụt bão nên người dân rất quan tâm về vấn đề này. Mặt khác, cho thấy trong điều kiện kinh tế của người dân ngày càng phát triển nên phần lớn người dân đều có các phương tiện nghe nhìn, đặc biệt qua phương tiện truyền hình (tivi). Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, nhất là các xã đã xây dựng được mạng lưới truyền thanh đến thôn, xóm để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến người dân, trong đó đưa các thông tin về thiên tai, cảnh báo thiên tai. Cán bộ địa phương cũng rất tích cực khi đã nắm bắt được thông tin đã kịp thời tuyên truyền, thông báo đến người dân; vai trò, trách nhiệm của người dân được phát huy, người dân có trách nhiệm thông tin lẫn nhau để cùng nhau chủ động ứng phó với thiên tai.


Tivi

95%

Hệ thống phát thanh tại thôn, xã

75%

Từ cán bộ địa phương

65,8%

Máy thu thanh (Radio)

45,8%

Hàng xóm, người thân

30%

Nguồn khác (Internet)

3,3%

Không biết 0,0083%

0%

20% 40% 60% 80% 100%


Biểu đồ 4.1: Thông tin nhận biết về thiên tai của người dân. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2016)

Khi nghe thông tin thiên tai sắp xảy ra, từ các nguồn thông tin cung cấp, thì có đến 85,8% người dân quan tâm đến việc gia cố, chằng chống nhà cửa; 84,1% người dân quan tâm đến việc chuẩn bị lương thực, nước uống; 79,1% người dân liên tục nghe và cập nhật các thông tin cảnh báo để kịp thời ứng phó; 52,5% người dân chuẩn bị các dụng cụ sơ tán (áo mưa, đèn pin, thuốc men…); và có 30% người dân cho rằng cần sơ tán gia súc gia cầm. Nhận thức và những việc làm trên cho thấy có tinh thần ứng phó rất cao khi nghe thông tin về thiên tai sắp xảy ra. Thực tế cho thấy, trong những năm trước đây có những cơn bão, lụt lớn, do tính chủ quan cùng với việc đưa thông tin đến người dân không kịp thời, nên thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được các cơ sở hạ tầng và ổn định đời sống nhân dân.

Thông qua các dự án “Giảm thiểu rủi ro thảm họa”, QLRRTT dựa vào cộng đồng… được triển khai tại địa bàn, người dân đã được tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tác hại của thiên tai, cách ứng phó với thiên tai và QLRRTT dựa vào cộng đồng như: biết lập kế hoạch PCTT ở hộ gia đình; tham gia tập huấn về sơ cấp cứu, tìm kiếm cứu nạn, tham gia các cuộc diễn tập phòng chống

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022