Câu 16. Theo ông/bà, chính quyền hỗ trợ những gì cho người dân lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai ?
Tập huấn bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng.
Hỗ trợ nhân lực.
Hỗ trợ vật lực.
Khác (xin ghi cụ thể)……………………………………………………………..
Câu 17. Theo ông/bà, chủ trương và mức đóng góp (tiền bạc, hiện vật, ngày công lao động…) của người dân để thực hiện các công trình phòng chống thiên tai tại địa phương (nhà tránh lũ; đường, tràn bê tông tránh lũ; kênh, cầu thoát lũ; trồng cây chắn gió bão…) ở thôn, xã được quyết định như thế nào ?
Người dân được tham gia bàn bạc và quyết định.
Người dân tham gia bàn bạc nhưng quyết định ở chính quyền xã.
Người dân không được tham gia bàn bạc, chính quyền xã tự quyết định.
Không rõ.
Câu 18. Hình thức đóng góp để thực hiện các công trình phòng chống thiên tai tại địa phương (nhà tránh lũ; đường, tràn bê tông tránh lũ; kênh, cầu thoát lũ; trồng cây chắn gió bão…) ông/bà đã thực hiện ?
Tiền bạc.
Ngày công lao động.
Hiện vật.
Khác………………………………………………………………………………
Câu 19. Ông/bà có tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai ở địa phương ?
Có tham gia.
Có biết thông tin nhưng không tham gia.
Không biết, không tham gia.
Câu 20. Theo ông/bà, quản lý rủi ro thiên tai người dân nên tham gia ở mức độ nào?
Người dân phải được tham gia vào việc ra quyết định.
Người dân cần phải được tham gia đóng góp ý kiến.
Người dân chỉ được thông báo.
Người dân không cần tham gia.
Câu 21. Việc lập bản đồ quản lý rủi ro thiên tai tại địa phương ông/bà có cần thiết hay không ?
Cần thiết.
Rất cần thiết.
Không cần thiết.
Không quan tâm.
Câu 22. Theo ông/bà, việc xây dựng bản kiểm về phòng chống thiên tai (những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai) tại khu dân cư và hộ gia đình có cần thiết hay không ?
Cần thiết.
Rất cần thiết.
Không cần thiết.
Không quan tâm.
Câu 23. Theo ông/bà, người dân có quyền được kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền và cộng đồng trước, trong và sau thiên tai ?
Có.
Không có.
Câu 24. Theo ông/bà, ai là người kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả nhất ?
Thuê các đơn vị có chuyên môn.
Cán bộ, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai cấp thôn, xã.
Người dân trực tiếp tham gia.
Không quan tâm.
Không rõ.
Câu 25. Chính quyền có tạo điều kiện cho người dân tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát về quản lý rủi ro thiên tai ?
Người dân thực hiện thông qua cán bộ, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tại cấp thôn, xã.
Người dân trực tiếp tham gia thực hiện thông qua phản ánh, kiến nghị.
Không tạo điều kiện cho người dân tham gia.
Không rõ.
Câu 26. Theo ông/bà, điều gì gây cản trở cho sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý rủi ro thiên tai ?
Chính quyền không thông qua người dân đối với một số công việc.
Chính quyền ép buộc người dân tham gia vào một số công việc mà người dân không muốn tham gia.
Quyết định của chính quyền không khớp với nguyện vọng của người dân.
Nguyên nhân khác:……………………………………………………………….
Câu 27. Theo ông/bà, làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay ?
Tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng chống thiên tai cho người dân.
Cho người dân được bàn bạc và đưa ra quyết định.
Trao quyền giám sát cho người dân.
Biện pháp khác:………………………………………………………………….
Câu 28. Theo ông/bà, để làm tốt hơn công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu, thì những giải pháp nào sau đây là hiệu quả nhất ?
Công tác lập kế hoạch phòng chống thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai lụt bão phải gắn kết với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan nhà nước, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp; thành lập các đội phản ứng nhanh, các nhóm hỗ trợ cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai.
Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai lụt bão, thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tại cộng đồng.
Tăng cường xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai lụt bão tại cộng đồng.
Tăng cường sinh kế cho người dân, giúp người dân nâng cao năng suất và tăng sức chịu đựng trước các loại thiên tai như: hạn hán, bão, lũ lụt, xói mòn đất, nắng nóng…
Quan tâm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, gia cố các công trình như: xóa nhà ở đơn sơ, nhà tránh lũ, đê điều, hồ chứa, đường giao thông, cầu…nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai lụt bão.
Những ý kiến đề xuất khác:……………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………..
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ÔNG/BÀ
Phụ luc 2:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGƯỜI DÂN THAM GIA PCTT Ở CỘNG ĐỒNG
Người dân vẽ sơ đồ lát cắt PCTT | |
Nhà cộng đồng tránh lũ |
Cầu nông thôn |
Đường giao thông nông thôn |
Tràn vượt lũ |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Pctt Phường Nhơn Bình, Thành Phố Quy Nhơn
- Một Số Khó Khăn Khi Người Dân Tham Gia Qlrrtt:
- Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 12
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
(Nguồn: Hà Văn Cát – BĐRC, 2014)
Phụ lục 3:
BẢN CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM
(TRƯỚC/TRONG/SAU THIÊN TAI) TRONG CÔNG TÁC PCTT TẠI HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG NHƠN BÌNH, QUY NHƠN
I. TRƯỚC THIÊN TAI:
1. Tham gia tập huấn về: sơ cấp cứu và cứu nạn, lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thảm họa cấp hộ gia đình, chằng chống nhà cửa, chuồng trại… để ứng phó tốt hơn với thiên tai.
2. Người dân cùng với cán bộ địa phương đánh giá rủi ro thiên tai để chủ động lập kế hoạch ứng phó.
3. Cần xác định rõ nơi và địa điểm nơi sơ tán.
4. Chủ động dự trữ lương thực thực phẩm, nước uống, đèn, dầu, đèn pin, pin dự phòng, thuốc men… trong mùa mưa bão.
5. Chuẩn bị các dụng cụ ứng phó thiên tai như: ghe, thuyền, áo phao, phao cứu hộ, túi sơ cấp cứu, dây thừng…
6. Thường xuyên theo dõi các thông tin dự báo thời tiết qua thông tin đại chúng,ti vi, đài phát thanh, loa phát thanh…
7. Thu hoạch các sản phẩm lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản trước khi bão, lụt.
8. Di chuyển tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản vào nơi cư trú an toàn.
9. Chật cây, tỉa cành, chuẩn bị lối thoát hiểm.
10. Chuyển người, tài sản, gia súc, gia cầm đến nơi an toàn khi có thông báo và hướng dẫn của chính quyền địa phương.
11. Trong trường hợp cần sơ tán thì cần chuẩn bị quần áo, dụng cụ sơ cấp cứu, đèn pin, nến, radio, pin dự phòng, lương thực thực phẩm và nước uốngđến nơi sơ tán.
12. Chuyển các loại hóa chất, thuốc trừ sâu… lên chỗ cao và an toàn để tránh nguy cơ nhiễm độc.
13. Cất giữ những thứ quan trọng, chuyển vật dụng, giấy tờ, lúa gạo, thóc giống đến chỗ cao ráo và an toàn.
14. Gia cố cổng, bờ bao nôi trồng thủy sản.
II. TRONG THIÊN TAI:
1. Tránh ra ngoài khi đang có bão, lụt. Không ở gần khu vực cửa sổ, cửa lớn để tránh nguy hiểm. Không cho trẻ em chơi đùa với nước lũ.
2. Tìm mọi cách để cập nhật thông tin về bão, lụt đang xảy ra.
3. Đậy kín giếng, vật chứa nước để tránh nước lũ tràn vào.
4. Không sử dụng các thực phẩm bị ẩm ướt - ngập lụt.
5. Cá nhân không được ở các nhà tạm ở bờ nuôi trồng thủy sản.
6. Không được ra ngoài vớt vác các vật trôi nỗi trong dòng nước lũ. Không đi qua các dòng chảy thoát lũ.
7. Đậy kín nhà tiêu để chất thải trong nhà tiêu không tràn ra ngoài…
8. Trong trường hợi cúp điện, cần tắt tất cả các thiết bị điện để bảo đảm an toàn.
9. Xử lý nước uống bằng hóa chất Cloramine B hoặc đun sôi trong vùng 10 phút để phòng bệnh tiêu chảy.
10. Sơ cứu những người bị thương khi chưa có sự hỗ trợ/can thiệp của nhân viên
y tế.
11. Chấp hành tuyệt đối theo sự chỉ dẫn, hướng dẫn của chính quyền địa phương
và BCHPCTT cấp phường, xã.
III. SAU THIÊN TAI:
1. Duy trì nghe đài, tivi, về các bản tin dự báo thời tiết, đảm bảo cho đến khi khu vực người dân sống an toàn thì mới trở về hoặc ra khỏi nhà.
2. Cần dọn dẹp, sửa sạn an toàn và chắc chắn khi mọi người trở về nhà.
3. Dọn dẹp nhà cửa, đường xá, khai thông cống rảnh để phòng các bệnh như: tiêu chảy, sốt xuất huyết, đỏ mắt, nước ăn chân... Mang ủng, găng tay, khẩu trang khi dọn vệ sinh.
quan.
4. Xử lý rác, xác súc vật chết, nguồn nước để phòng tránh các dịch bệnh liên
5. Cẩn thận vì một số con vật nguy hiểm như rắn, chuột có thể ẩn nấp trong nhà
trong lúc bão, lụt xảy ra.
tay.
6. Không được dùng nước nhiễm bẩn để rửa chén bát, đánh răng, nấu ăn hoặc rửa
7. Báo cáo với chính quyền địa phương về các hư hỏng của hệ thống đường giao
thông, đường dây điện hoặc các cột điện, cây xanh ngã đổ…để họ có hướng xử lý.
8. Vứt bỏ đi những thực phẩm hay thức ăn đã tiếp xúc với nước lũ.
9. Tuân thủ sự chỉ dẫn và tham gia tích cực cùng chính quyền khắc phục hậu quả của thiên tai.
(Nguồn: Hà Văn Cát - Dự án GIZ, 2015)