Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Về Sự Tham Gia Của Người Dân:


(Selp-management): Chính quyền không có động cơ để giải quyết vấn đề của địa phương, thiếu vắng hoàn toàn sự quan tâm của chính quyền.

Một nghiên cứu khác của Ben Fleming cho thấy sự tham gia của cộng đồng là chìa khóa để phát huy sức mạnh của cộng đồng, không phải lúc nào thì sự tham gia từ bên ngoài cũng giúp tăng cường sức mạnh cộng đồng. Cần có một môi trường nuôi dưỡng những khát vọng và hành động nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng. Một vài cách thức để đạt được điều đó là: Không được đánh giá thấp cộng đồng, hãy cho họ những phương tiện và giúp họ hành động một các linh hoạt chứ không nên nâng đỡ họ; Chia nhỏ các vấn đề cần giải quyết; Hãy bắt đầu bằng chính những mối quan tâm xuất phát và liên quan tới cộng đồng; Đừng bao giờ áp đặt ngay lập tức ý kiến và giải pháp của riêng bạn; Giúp họ nhận thức rõ các giải pháp hiện có và chỉ ra tác động của những giải pháp đó; Tạo dựng niềm tin của những người tham gia bằng cách cụ thể hóa những thành quả đầu tiên đã đạt được; Hãy xây dựng từng nấc thang trong phát triển kỹ năng, niềm tin và sự tâm huyết tham gia của cộng đồng để giúp họ tiến lên; Luôn xem xét và mở rộng thành viên và những nhóm lợi ích mới; các kế hoạch phải cụ thể để dẫn đến thành công…

Theo Phil Bartle: Một cách hữu hiệu để khởi động quá trình tự đánh giá của cộng đồng đó là tổ chức thiết lập bản đồ. Trên bản đồ cần đánh dấu những trụ sở, những con đường và hệ thống cơ sở vật chất chủ đạo như là nhà vệ sinh công cộng, nơi tập kết rác thải, kênh mương, sân chơi, trụ sở tôn giáo… Tất nhiên, mỗi địa điểm này đều cần được thảo luận kỹ càng nhằm tránh phát sinh các mâu thuẫn trong quá trình thẩm định cũng như nhằm tăng cường minh bạch. Việc vẽ bản đồ bằng cách nhóm họp lại tại một nơi thuận tiện để thống nhất lại toàn bộ vấn đề. Bản đồ này sẽ được sử dụng lại cho giai đoạn tiếp theo đó là thiết lập bản kiểm kê cộng đồng.

Qua các lý thuyết trên, có thể thấy rằng, sự tham gia của người dân nhằm đến mục đích là trao quyền để từ đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc ra các quyết định có thể ảnh hướng đến trực tiếp đến cá nhân và cộng đồng xung quanh,


đồng thời qua đó cũng tăng cường sự tương tác giữa người dân hưởng lợi và các cơ quan thực hiện chương trình, dự án. Người dân sẽ tham gia theo các mức độ khác nhau vào các chương trình, dự án mà có tác động trực tiếp đến họ hay đến cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống. Căn cứ vào thực tiễn hiện nay, thì làm tốt QLRRTT đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích của người dân và cộng đồng, đặc biệt là xây dựng cộng đồng an toàn trước những thiên tai có thể xảy ra; nâng cao đời sống của người dân trong điều kiện BĐKH hiện nay. Như vậy, người dân là “chủ thể”, là tất yếu trong công tác QLRRTT tại cộng đồng mà chính họ đang sinh sống.

Tóm lại: Tác giả sử dụng Thang đo của David Arnstein’s, cách tiếp cận “Nghiên cứu sự tham gia” (PR), “Nghiên cứu cộng đồng tham gia” (PAR) và các nghiên cứu khác về sự tham gia của người dân để đánh giá, phân tích.

3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về sự tham gia của người dân:

Sự tham gia của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động có liên quan đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của một địa phương. Đến nay, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của người dân, từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến giảm nghèo bền vững, tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách, sử dụng đất, an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới;…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Tổ chức Oxfarm đã đưa ra các luận điểm về vấn đề người dân được tham gia vào quá trình thiết kế, xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng là tối cần thiết, đồng thời cũng đưa ra đề xuất tăng cường sự tham gia của người sản xuất nhỏ trong quy hoạch sử dụng đất. Cũng trong một nghiên cứu của mình năm 2012, Oxfam cũng chỉ ra cách thức tăng cường tiếng nói cộng đồng của người dân tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An. Thông qua tình huống thực tế này cũng cho thấy rõ phản ứng của người dân và chính quyền đối với các vấn đề này và đưa ra nhận định rằng quyền của cộng đồng về các vấn đề đất đai là cộng đồng phải được tham vấn trước khi thực hiện sự thay đổi nào, vì đó là kế sinh nhai của người dân và chỉ có họ mới đánh giá được đúng lợi ích mà đất đai mang lại.


Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 7

Trong nghiên cứu của mình về vấn đề quy hoạch, Nguyễn Thị Thu Hiền (2010) chỉ ra rằng các nhà quy hoạch và quản lý cần làm việc không chỉ vì người dân mà còn phải cùng với người dân, sự tham gia của người dân là cần thiết và ngày càng phổ biến. Nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào Chương trình MTQGXDNTM tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Bàn Cao Sơn (2016) đã khẳng định rằng sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng vì người dân đóng vai trò chủ thể của Chương trình, là người hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình; từ kết quả tham gia của người dân vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở một địa bàn cụ thể, từ đó các cấp chính quyền đưa ra các chính sách để tăng cường vai trò của người dân nhằm đạt đến kết quả cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ và nhiều nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong chương trình 134, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, khuyến nông, bảo vệ rừng...

Thông qua các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong việc xác định vai trò của người dân trong việc tham gia vào các hoạt động là thực sự quan trọng. Tùy từng hoàn cảnh, mục tiêu của địa phương và năng lực, kiến thức có thể thấy rằng sự tham gia của người dân thực sự đa dạng, trên tất cả các lĩnh vực với mức độ tham gia khác nhau người dân mới biết mình cần cái gì để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cùng với các bước tiến hành khác để đảm bảo mục tiêu thì người dân cũng có vai trò quan trọng. Khi người dân được tham gia vào quá trình công việc mà có lợi ích hay chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến mình, họ sẽ tích cực chủ động hơn mà không còn dựa dẫm quá nhiều vào nhà nước như trước.

Theo thống kê của Guijt và Cornwall, từ năm 1970 tới nay đã có 29 phương pháp và kỹ thuật tham gia được đưa ra và phát triển dưới một tên gọi chung là “Nghiên cứu tham gia” (PR - Participatory Research). Trong đó cách tiếp cận “Nghiên cứu hành động tham gia” (PAR - Participatory Actoin Research) đã được Deshler (1995) định nghĩa mang tính chất chung và được thừa nhận.

Tóm lại: QLRRTT chỉ có thể thành công với sự tham gia đầy đủ của các thành viên cộng đồng trong việc phân tích tình hình, đánh giá nhu cầu và đưa ra


quyết định. Người dân địa phương là nguồn thông tin tốt nhất về môi trường sống của họ; kiến thức của họ có thể được sử dụng cho việc ra quyết định. Quá trình tham gia của người dân làm tăng niềm tin, phát triển kỹ năng, năng lực và hợp tác của người dân địa phương. Điều này giúp họ tăng khả năng đối phó với các thách thức của các cá nhân và nhóm cư dân trong cộngđồng.Các chuyên gia bên ngoài nhận được hiểu biết toàn diện hơn về cộng đồng khi họ trợ giúpcộng đồng và do đó, họ đạt được hiệu quả hơn trong công việc của họ.Các giải pháp thích hợp hơn đối với nhu cầu và mong muốn của người dân. Đề xuất, dự án được cộng đồng chuẩn bị cho chính bản thân họ, nên có thể sửa đổi bổ sung cho đúng trước khi phê duyệt. Kết quả là các nguồn lực được sử dụng thích hợp. Người dân có sự hiểu biết rõ ràng về các giải pháp thực tế đối với cộng đồng và họ có thái độ tích cực đối với phát triển, điều này có thể giúp tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp.Người dân tận tâm với môi trường của họ, họ có thể quản lý và duy trì môi trường tốt hơntrong việc giảm khả năng sử dụng không đúng các nguồn lực. Sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch là một phần quan trọng trong xu hướng tiến tới một xã hội dân chủ hơn. Những giải pháp mang tính nhân văn và bền vững hơn - Đây là kết quả của các hành động trên.

3.3. Khái niệm thiên tai, BĐKH và tình trạng dễ bị tổn thương:

3.3.1. Thiên tai:

Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Thiên tai có xu hướng cực đoan hơn bởi BĐKH (DMC, 2015).

3.3.2. Rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai:

- Rủi ro thiên tai: Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Ví dụ: RRTT do bão gây


ra có thể là nhà cửa tốc mái hoặc nhà đổ; người dân bị thiệt mạng hoặc thương tích; thuyền đánh cá bị phá hỏng; cây trồng bị quật ngã, mùa màng thất thu.

- Cấp độ RRTT: RRTT đượ phân thành các cấp độ. Cấp độ RRTT là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tiêu chí phân cấp đọ RRTT bao gồm: Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; Phạm vi ảnh hưởng; Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường. Thủ tướng Chí phủ quy định chi tiết về mức độ thiên tai (DMC, 2015).

3.3.3. Hiểm họa:


Là một sự kiện hoặc hiện tượng không bìn thường có thể đe dọa đến tính mạng con người, tài sản, cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội và môi trường.

Hiểm họa tự nhiên: Bão, lũ lụt, sạt ở đất, hạn hán, động đất, sóng thần...


Hiểm họa do con người gây ra: Ô nhiễm môi trường, rò rỉ khí độc, chiến tranh, khủng bố...

Hiểm họa do tác động bởi các hoạt động của con người: Làm gia tăng tốc độ phát thải khí nhà kính (một nguyên nhân dẫn đến BĐKH) như chặt phá rừng, đốt rừng để sản xuất, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng làm thay đổi, ngăn chặn dòng chảy của nước sông/suối... (Thủ tương Chính phủ, 2009).

3.3.4. Biến đổi khí hậu:

Là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định (ví dụ như sử dụng các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị trung bình hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH có thể là do quy trình tự nhiên bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người đến các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất (SREX Việt Nam, 2015).

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng nồng độ của các khí nhà kính


trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí cacbonic được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…), phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất…

Trong hệ thống xã hội, thích ứnglà quá trình điều chỉnh theo khí hậu thực tế hoặc dự tính để hạn chế thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Trong hệ thống tự nhiên, thích ứng là quá trình điều chỉnh theo khí hậu hiện tại và theo những ảnh hưởng của khí hậu. Sự can thiệp của con người có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh theo khí hậu dự tính (SREX Việt Nam, 2015).

3.3.5. Thích ứng với BĐKH:

Là sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con người nhằm ứng phó với những biến đổi thực tế hoặc dự kiến của khí hậu hoặc các ảnh hưởng của chúng, để giảm bớt tác hại hoặc khai thác những cơ hội có ích do chúng mang lại.

Thích ứng nhằm chỉ hoạt động ứng phó với các hậu quả của BĐKH, mà chủ yếu là giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối với các ảnh hưởng của BĐKH (Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thích ứng cũng có thể đề cập đến việc khai thác bất kỳ cơ hội lợi ích mà biến đổi khí hậu có thể mang lại). Có nhiều định nghĩa khác nhau về thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng có lẽ định nghĩa của Chương trình khung về vấn đề BĐKH của Liên hiệp quốc (UNFCCC) là đơn giản nhất: “Là các bước thực tế để bảo vệ các quốc gia và các cộng đồng có thể bị phá vỡ hoặc bị thiệt hại do biến đổi khí hậu” (DMC, 2011).

3.3.6. Năng lực phòng, chống thiên tai (ứng phó):

Là tổng hp các ngun lực, điểm mạnh và các điều kiện và đặc tính sn có trong cộng đồng, tchc và xã hi có thể được sdng nhm đạt được các mục tiêu đề ra. Ví dụ: Năng lực ứng phó (tổ chức di dời kịp thời, diễn tập, tổ chức thành lập các nhóm ứng phó nhanh, cứu hộ); Hệ thống công trình (nhà kiên cố, hệ thống đê điều); ý thức, kinh nghiệm, kỹ năng của cộng đồng và của người dân.

3.3.7. Tình trạng dễ bị tổn thương:

Là xu hướng hay khuynh hướng bị ảnh hưởng xấu. Khuynh hướng này cấu thành một đặc tính bên trong của các yếu tố ảnh hưởng. Trong lĩnh vực rủi


ro thiên tai, điều này bao gồm các đặc tính của một người hoặc một nhóm và tình hình của họ có ảnh hưởng đến khả năng của họ để dự đoán, đối phó, chống lại và phục hồi từ các tác động có hại của hiện tượng vật lý. Tình trạng dễ bị tổn thương là kết quả của nguồn tài lực xã hội, điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, thể chế, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường và các quy trình (DMC, 2015).

3.3.8. Đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai:

Đối tượng dễ bị tổn thươnglà nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo (DMC, 2015).

3.3.9. Đánh giá rủi ro có sự tham gia:

Đánh giá RRTT có sự tham gia của người dân là một quá trình nhờ đó tất cả các bên liên quan thu thập và phân tích thông tin rủi ro thiên tai theo sự hướng dẫn của các thành viên nhóm công tác kỹ thuật. Căn cứ vào đánh giá này, tiến hành lập kế hoạch đối với các hoạt động thích hợp nhằm giảm những rủi ro thiên tai có thể có ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của người dân. Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng chính là quá trình đánh giá có sự tham gia ở cấp cộng đồng về các loại hình hiểm hoạ trong quá khứ, các mối đe doạ hiện tại cũng như xu hướng thay đổi khí hậu - đánh giá hiểm họa, kết hợp với hiểu biết các nguyên nhân cơ bản: tại sao các hiểm họa trở thành thiên tai - đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và các nguồn lực cộng đồng bị ảnh hưởng có thể khai thác sử dụng để giảm nhẹ rủi ro - đánh giá năng lực, và xem cách người dân đánh giá rủi ro khác nhau như thế nào, tức là đánh giá nhận thức của người dân về rủi ro. Đánh giá rủi ro thiên tai thường được sử sụng với tên gọi là đánh giá HVCA.

Rủi ro thiên tai (Risk) liên hệ với Hiểm họa (Hazard), Tình trạng dễ bị tổn thương (Vulnerability) và Năng lực ứng phó (Capacity) theo biểu thức sau:


Ri ro thiên tai = (Mc độ Him ha x Tình trng dbtnthương)

Năng lc ng phó


(Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2010)


Qua biểu thức ta thấy, muốn giảm nhẹ RRTT, ta phải giảm tình trạng dễ bị tổn thương, giảm nguy cơ hiểm họa và tăng cường năng lực ứng phó. Để đạt được điều này, trước hết cần phải đánh giá các yếu tố này, trên cơ sở đó mới đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm giảm nhẹ RRTT.

Một phương pháp đặc biệt hữu ích giúp nâng cao nhận thức và góp phần đề ra các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tốt hơn là phương pháp Đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực (HVCA - Hazard Vulnerability Capacity Assessment). Phương pháp này đang sử dụng rộng rãi ở các tổ chức làm việc với cộng đồng.

HVCA bao gồm một quá trình thu thập và phân tích thông tin về: các hiểm họa ở địa phương người dân có thể gặp phải ở nơi họ đang sinh sống; mức độ tình trạng dễ bị tổn thương của người dân địa phương và năng lực của họ, để ứng phó và phục hồi khi bị thiên tai tấn công.

3.4. Phương pháp nghiên cưú:

3.4.1. Địa bàn nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu mức độ tham gia của người dân tại 4 xã, phường trọng điểm về thiên tai (lụt bão) của tỉnh Bình Định, gồm: Phường Nhơn Bình - Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại 1, phía Nam tỉnh), xã Ân Hảo Đông - Huyện Hoài Ân (xã trung du, huyện trung du, phía Bắc tỉnh), xã Cát Chánh - Huyện Phù Cát (xã ven biển, huyện đồng bằng của tỉnh) và xã Vĩnh Thịnh - Huyện Vĩnh Thạnh (xã miền núi, huyện miền Núi của tỉnh).

3.4.2. Cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu:

Để lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung đề ra, tác giả căn cứ vào những thông tin cần thu thập về thiên tai, rủi ro thiên tai; nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong công tác ứng phó; đối chiếu với thông tin

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí