Tỷ Lệ Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước

bằng khoảng trên dưới 80% tiền lương thực tế. Đối với người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo thang bảng lương do nhà nước quy định (khu vực nhà nước hoặc do ngân sách nhà nước chi) thì tiền lương tháng đóng BHXH cũng thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế (khoảng 60% tiền lương), trong khi đối với người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử d ng lao động thì con số này là khoảng 80% tiền lương. Người lao động làm việc trong lĩnh vực hoạt động dịch v , lĩnh vực xây dựng, sản xuất, chế biến có mức tiền lương đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương của người lao động (chỉ chiếm khoảng 55-65%), tỷ lệ này cao hơn đối với các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tuy nhiên cũng chỉ chiếm trên 70% tiền lương [49].

3.3.4. Tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Kết quả số liệu về tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho thấy: trong năm 2017, các doanh nghiệp ngoài nhà nước nợ 1.954.225 triệu đồng tiền tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm 15%. Nếu so sánh tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội với 02 doanh nghiệp nhà nước (11.5%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2.3%), doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội cao nhất.

Trong năm 2018, các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 12.5%. Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2017. Nếu so sánh tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội với 02 doanh nghiệp nhà nước (10.5%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (1.6%), doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn có tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội cao nhất so với các doanh nghiệp.

Trong năm 2019, các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 12.5%; Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn giữ nguyên so với năm 2018. Nếu so sánh tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội với 02 doanh nghiệp nhà nước (10.5%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (1.6%), doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn có tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội cao nhất so với các doanh nghiệp.

Kết quả số liệu trên cho thấy: vấn đề nợ bảo hiểm xã hội đang phổ biến trong doanh nghiệp ngoài nhà nước so sánh với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả số liệu cho thấy việc thực hiện đóng tiền bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp ngoài nhà nước là chưa tốt, ngoài ra việc kiểm tra, giám sát,

thanh tra, kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp ngoài nhà nước cửa cơ quan bảo hiểm xã hội thời gian qua là chưa tốt.

Kết quả phân tích tài liệu cũng cho thấy:

Việc trốn đóng bảo hiểm xã hội chứng tỏ một thực tế là sự phối hợp giữa người lao động, tổ chức công đoàn, bảo hiểm xã hội, sở Lao động, Thương binh và Xã hội kể cả UBND quận, huyện nơi doanh nghiệp đang hoạt động chưa tốt, chưa thực hiện tốt hoạt động thường xuyên thanh kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện những DN nợ BHXH, yêu cầu DN truy nộp tiền bảo hiểm xã hội.

Việc trốn đóng bảo hiểm xã hội cũng thể hiện những l hổng trong pháp luật về BHXH do mức xử phạt hành chính nợ BHXH, cơ chế giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong việc nộp tiền BHXH, ngăn chặn sự chậm trễ trong việc đóng tiền BHXH; Ngoài ra, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội do ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH của người sử d ng lao động chưa nghiêm, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc thu nộp BHXH một số đơn vị hành chính sự nghiệp th hưởng ngân sách nhà nước cũng nợ BHXH; Việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp nợ còn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp xử lý triệt để các trường hợp vi phạm về trốn đóng, nợ đóng BHXH. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra. Công tác khởi kiện chưa được thực hiện: Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13, từ ngày 1-1-2016 cơ quan BHXH không có quyền khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH mà giao quyền khởi kiện cho tổ chức Công đoàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một số doanh nghiệp ngoài nhà nước chậm đóng bảo hiểm xã hội do gặp phải khó khăn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.5. Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 13

3.3.5.1. Thuận lợi

Thứ nhất, BHXH Việt Nam cũng thường xuyên sửa đổi, hoàn thiện quy trình, hồ sơ trong tất cả các lĩnh vực từ thu, cấp sổ BHXH, chi trả chế độ BHXH theo hướng ngày càng giảm bớt các thủ t c hành chính không phù hợp, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ t c nộp BHXH nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và

người lao động. C thể: cắt giảm từ 263 thủ t c hành chính (năm 2009) xuống còn 32 thủ t c hành chính (năm 2016): trong đó: lĩnh vực thu từ 76 thủ t c xuống còn 7 thủ t c: Lĩnh vực cấp sổ BHXH từ 46 thủ t c xuống còn 02 thủ t c; lĩnh vực giải quyết chế độ BHXH từ 89 thủ t c xuống còn 15 thủ t c; áp d ng công nghệ thông tin, kết nối mạng giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp trong việc báo tăng, giảm, điều chỉnh thông tin cá nhân …

“Trước đây mỗi lần báo tăng, giảm lao động thì hoặc làm hồ sơ ốm đau, thai sản phải trực tiếp ra cơ quan BHXH thành phố khai báo, trường hợp sai sót phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Nhưng hiện nay, việc báo tăng, giảm đã qua thư điện tử của BHXH thông tin sửa chữa không phải qua cơ quan BHXH. Về hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cũng thuận lợi sau khi làm xong, bộ phận bưu điện trực tiếp nhận sau khi hoàn thành xong sẽ trực tiếp gửi lại về cho doanh nghiệp”.

PVS. Nữ; Người lao động, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Ngoài ra, ngành BHXH còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối thoại với chủ doanh nghiệp, cán bộ làm chính sách BHXH và người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cùng với đó, BHXH thành phố trực tiếp đối thoại với người sử d ng lao động, người làm chính sách về những khó khăn, vướng mắc trong việc điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH. Công tác tuyên truyền này đã giúp người sử d ng lao động và người lao động hiểu rò hơn chính sách BHXH bảo đảm quyền lợi của người lao động.

- BHXH thành phố Hà Nội luôn quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý thu đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn thành phố. Cử cán bộ chuyên quản theo dòi, đôn đốc, hướng dẫn đăng ký tham gia và đóng nộp BHXH; thường xuyên tổ chức kiểm tra doanh nghiệp trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH. Đội ngũ cán bộ viên chức của ngành BHXH thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn nghiệp v và lý luận chính trị, luôn ý thức trau dồi kiến thức về BHXH cũng như đạo đức nghề nghiệp và luôn n lực hết mình để đạt hiệu quả cao trong công việc. Tạo môi trường làm việc lành mạnh, duy trì phát động phong trào thi đua khen thưởng. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Hà Nội gọn nhẹ, khoa học đây là một trong những cơ sở để BHXH thành phố hoạt động có hiệu quả.

- Nhận thức về sự cần thiết tham gia BHXH và ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sử d ng lao động ngày càng được nâng lên, chủ động hơn trong việc phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký tham gia và đóng nộp, giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Nhận thức của người lao động về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH ngày càng được nâng cao; đời sống, thu nhập ngày càng ổn định nên quan tâm hơn đến chính sách BHXH.

3.3.5.2. Những khó khăn trong tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

Thời gian qua, trong quá trình hoạt động tham gia bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã gặp phải nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu định tính từ phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu lãnh đạo các doanh nghiệp ngoài nhà nước cho thấy:

Thứ nhất, công nghệ thông tin phần mềm thực hiện giao dịch điện tử chưa thuận lợi và hiệu quả: Một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch điện tử qua phần mềm của ngành BHXH. C thể:

- Đường truyền chậm, còn l i và sai sót, chưa cập nhật thường xuyên: Quy trình khai báo biến động lao động bằng hồ sơ giao dịch điện tử gặp nhiều khó khăn do đường truyền chậm, cán bộ xử l , theo d i giải quyết hồ sơ còn chậm dẫn đến DN nộp cách 15 ngày mà vẫn chưa nhận được giấy hẹn thông báo về việc xử l hồ sơ của DN, DN không kịp nộp hồ sơ bổ sung ngay trong tháng để khớp với số liệu trên BH. Dẫn đến tình trạng: phát sinh lãi phạt không đang đáng có cho DN; Ngoài ra nếu DN không kịp chỉnh sửa trong tháng, DN phải làm lại toàn bộ hồ sơ vào tháng sau, phát sinh nhiều thủ tục khác. Phần mềm kê khai dữ liệu (Ivan) chưa cập nhật thường xuyên dữ liệu mới nhất, thông tin trên phần mềm chưa đầy đủ, chưa có thông tin về NLĐ nước ngoài, hoặc phần mềm chưa tự động thoái thu cho LNĐ nghỉ ốm 14 ngày. NVBH vẫn phải cập nhật bằng tay.

- Giao dịch điện tử qua phần mềm của ngành bảo hiểm xã hội chưa thuận tiện, khó sử d ng.

“Trong quá trình thực hiện thủ tục BHXH bằng phần mềm điện tử nên khi giao dịch phần mềm mới thường cập nhật thường xuyên, khi đăng k tăng giảm xong không xác nhận được đăng k tăng giảm có thành công không. việc so sánh

sau khi nhập dữ liệu thay đổi trên phần mềm với cơ quan BH còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian”

PVS. Nam, Cán bộ ph trách bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp ngoài nhà nước

- Ứng d ng thông báo kết quả hồ sơ qua email chưa sử d ng được do vậy DN phải thường xuyên cập nhật vào phần mềm để theo dòi, kiểm tra tình trạng hồ sơ và tải kết quả

- Khi gặp vấn đề về sử d ng phần mềm thì h trợ của BHXH còn chậm, đôi khi DN phải lên nộp hồ sơ cứng gây mất thời gian và công sức, phát sinh thêm chi phí cho DN, trong khi đối với những DN có ít lao động thì giao dịch điện tử không thực sự mang lại nhiều thay đổi.

Phần mềm kê khai mới chỉ sử dụng được cho phần thu BHXH. Các chức năng khác vẫn chưa sử dụng được trong khi đó phần mềm kê khai đang được áp dụng (TS24) vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình kê khai. Doanh nghiệp đã hỏi cơ quan BHXH và được trả lời các chức năng khác (BHYT, Chế độ BHXH) chưa áp dụng và doanh nghiệp chưa biết khi nào thì có thể áp dụng, vẫn mất thời gian làm hồ sơ giấy và thời gian đi lại nộp hồ sơ trực tiếp giữa doanh nghiệp và cơ quan BHXH.”

PVS. Nữ, cán bộ ph trách bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài nhà nước

Thứ hai, việc giải quyết và trả hồ sơ qua bưu điện của cơ quan BHXH còn chậm, muộn gây khó khăn cho DN trong chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Để tiết kiệm tối đa thời gian đi lại, chờ đợi khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH, BHXH Việt Nam đã triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả TTHC qua hệ thống giao dịch điện tử (đến nay đã có 90% số DN tham gia); với các hồ sơ chưa thực hiện qua hệ thống giao dịch điện tử, cơ quan BHXH thực hiện giao nhận tại DN thông qua dịch v chuyển phát bưu chính (hệ thống bưu điện), DN không phải trực tiếp đến cơ quan BHXH để giao dịch. Tuy nhiên, nhiều DN lại gặp phải khó khăn do thực hiện theo hình thức này ph thuộc vào bưu điện, mọi giao dịch với cơ quan BHXH qua bưu điện chỉ thuận lợi khi hồ sơ không có sai sót, trong trường hợp có nhầm lẫn, sai sót phải sửa chữa lại thì thực hiện giao dịch qua bưu điện gây tốn kém chi phí và mất thời gian, thậm chí quá thời hạn, ảnh hưởng đến việc chi trả chế độ cho người lao động.

Thứ ba, đối với chính sách Bảo hiểm xã hội, nhiều DN phản hồi về trình tự thủ t c vẫn còn rườm rà, qua nhiều khâu không cần thiết và phức tạp.

Cụ thể đối với chế độ ốm đau, thai sản việc giải quyết chế độ 1 lần cho nam có vợ sinh con mà vợ không tham gia bảo hiểm Xã hội, vì Bảo hiểm xã hội quản l theo tỉnh nên không thể kiểm tra vợ của người lao động nam nếu có tham gia bảo hiểm ở đơn vị khác tỉnh. Hoặc trong trừơng hợp NLĐ khi con ốm không muốn vào BV vì thủ tục rườm rà, phức tạp nên họ đến cơ sở tư để khám. Vì không có quyền cấp giấy nghỉ việc hương BHXH nên các cơ sở khám tư chỉ được cấp cho NLĐ sổ con ốm. Theo quy định, thì bên BHXH không chấp nhận Sổ con ốm, như vậy quyền lợi của NLĐ đã bị thu hẹp lại. Người lao động nghỉ bệnh trên 14 ngày thì phải đợi cơ quan Bảo hiểm giải quyết xong chế độ ốm đau mới được báo giảm, gây khó khăn cho Doanh nghiệp."

PVS. Nữ, cán bộ ph trách bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp ngoài nhà nước

“Tại khoản 2, điều 2, Luật BHXH 2014 quy định người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng quy định này đối với lao động nước ngoài đến từ các nước mà Việt Nam đã k thỏa thuận chung về BHXH để đảm bảo lợi ích cho những lao động nước ngoài này khi họ trở về nước hoặc chuyển sang làm việc tại quốc gia khác. Tuy nhiên, hiện nay lại chưa k kết được các thỏa thuận này.

Ngoài ra, có DN còn cho rằng cơ quan BHXH không có xác nhận về kết quả tiếp nhận hồ sơ, phát sinh và vướng mắc của DN chưa được cơ quan BHXH giải quyết thỏa đáng.

Thứ tư, đối với chính sách Bảo hiểm y tế, DN và người lao động còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện KCB bằng thẻ BHYT như: quy trình chuyển tuyến, chưa tổ chức KCB ngoài giờ hành chính và cuối tuần, sai lệch thông tin về tên đơn vị trong giấy hưởng BHYT, công tác bàn giao thẻ BHYT cho DN, thu hồi thẻ BHYT của NLĐ thôi việc, giới hạn phạm vi đăng k KCB ban đầu…

Thứ năm, đối với chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, khó khăn, vướng mắc mà DN gặp phải chủ yếu ở thủ t c giải quyết chế độ BHTN như : đăng k thất nghiệp, thẩm định hồ sơ, giải quyết trợ cấp… còn có quy định chồng chéo, người lao động

mất thời gian đi lại và chờ đợi, thậm chí một số cơ quan còn giải quyết muộn, vượt quá số ngày quy định. Đối với trường hợp thời gian hưởng BHTN có những tháng lẻ được bảo lưu, NLĐ phải đem sổ BHXH về công ty cũ để chốt, khiến NLĐ phải đi lại nhiều gây lãng phí thời gian và tiền bạc".

“Thời gian quy định trong luật về việc giải quyết thủ tục BH thì vừa phải, hợp l . Tuy nhiên, cơ quan BH lại không thực hiện đúng thủ tục này. Thời gian giải quyết thực tế bao giờ cũng dài hơn thời gian quy định từ gấp đôi đến gấp 3 thời gian”

"Thời gian in sổ BHXH cho người lao động mới tham gia, còn hơi lâu bình thường phải 02 tháng người lao động mới có sổ."

"Cơ quan Bảo hiểm thường xuyên trả kết quả chậm hơn giấy hẹn (trung bình 5 ngày)"; “quá trình bộ phận kế toán BHXH chuyển tiền chế độ BHXH của NLĐ còn chậm, thường 1 tháng đến 2 tháng sau khi hồ sơ được duyệt”.

Thời gian in thẻ y tế cho người lao động thêm mới: phải mất gần 02 tháng kể từ ngày gửi hồ sơ chứng từ hợp lệ. “Thời gian giải quyết chế độ BHTN còn dài, thủ tục phức tạp”.

PVS. Nam, cán bộ ph trách bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp FDI.

Đáng lưu ý là có DN cho rằng việc trả kết quả qua bưu điện hay phần mềm giao dịch điện tử thường chậm trễ hơn so với nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH:

“Nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm thì thời gian trả kết quả sẽ đúng thời gian hơn. Còn nộp hồ sơ qua phần mềm bảo hiểm thì lâu hơn, có khi kéo dài thêm hơn 01 tuần”

PVS. Nữ, cán bộ ph trách bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Ngoài ra, theo kết quả quá trình khảo sát, một số doanh nghiệp cho rằng sự phối hợp giữa các phòng ban của đơn vị Bảo hiểm xã hội địa phương chưa tốt nhất là cán bộ một cửa và các bộ phận khác.

Cán bộ 1 cửa tiếp nhận và giải quyết TTHC thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, kết quả trả về đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn giải quyết. Việc giải quyết chưa thực sự linh hoạt và đáp ứng mong muốn của Doanh nghiệp”. PVS. Nam, cán bộ ph trách bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Thứ sáu, Nhận thức, thái độ, niềm tin của người lao động trong việc tham gia BHXH tại doanh nghiệp ngoài nhà nước còn hạn chế

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp tại Hà Nội thấp, chỉ chiếm khoảng 52% tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc cũng chỉ chiếm khoảng 85% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong những lý do người lao động tham gia BHXH thấp như vậy là do vẫn còn không ít người lao động chưa nhận thức đầy đủ và chưa quan tâm đến chính sách an sinh xã hội quan trọng này. Thậm chí nhiều người lao động còn muốn doanh nghiệp nơi mình làm việc không tham gia BHXH để hàng tháng không bị trừ khoản tiền đóng BHXH. Một số người lao động muốn không tham gia BHXH để được nhận thêm vài trăm nghìn đồng là không biết rằng số tiền mình mất đi lớn hơn rất nhiều cả hiện tại và trong tương lai. Họ không nhận thức BHXH đem lại cho người lao động những lợi ích mà không có khoản tiết kiệm nào có thể so sánh được. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy:

“Em cũng không chủ động quan tâm nhiều đâu, em chỉ biết là hàng tháng khi lĩnh lương thì em phải ngừa lại tiền để đóng bảo hiểm xã hội, chứ đóng bao nhiêu, hệ số như thế nào em cũng không quan tâm lắm”.

PVS. Nam lao động, 25 tuổi tại doanh nghiệp ngoài nhà nước

“Kể mà không tham gia BHXH thì hàng tháng em có thể tiết kiệm được một khoản tiền đỡ phải đóng BHXH, anh bảo thời buổi kinh tế khó khăn như này hàng tháng em đều thiếu tiền, không đóng BHXH thì tự nhiên em lại tiết kiệm được một khoản”.

PVS. Nữ lao động, 26 tuổi tại doanh nghiệp ngoài nhà nước

Kết quả phỏng vấn sâu còn cho thấy nhiều người lao động còn có nhận thức sai lầm khi tham gia bảo hiểm xã hội là: họ coi việc gửi tiết kiệm còn có lợi hơn tham gia BHXH.

“Em thấy em gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, em thấy còn có lợi hơn tiền tham gia BHXH bởi vì nguồn tiền này em có thể quản l được và em thích rút ra lúc nào thì em rút”.

PVS. Nam, 28 tuổi, người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước. Kết quả nghiên cứu định tính còn cho thấy:

Hầu hết người lao động đều hiểu biết về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH nhưng do sức ép vì việc làm nên NLĐ không dám đấu tranh với chủ sử d ng lao động để đòi hỏi quyền được tham gia BHXH.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí