“Em biết lợi ích do BHXH mang lại nhưng anh bảo bây giờ em đấu tranh thì em sẽ mâu thuẫn với lãnh đạo đơn vị, thậm chí lại bị chuyển sang bộ phận vất vả hơn, thậm chí còn bị thôi việc, mà giờ em là lao động chính trong gia đình cho nên em không muốn đấu tranh với chủ doanh nghiệp đâu”.
PVS. Nữ lao động, 28 tuổi tại doanh nghiệp ngoài nhà nước
Một số ít người lao động do nhận thức về BHXH còn hạn chế, chưa ý thức được lo cho tương lai nên muốn phần đóng BHXH, BHYT, BHTN được trả thẳng vào lương để tăng thêm thu nhập ngay trước mắt lo cho cuộc sống cho hiện tại. Chính sách BHXH là do Nhà nước tổ chức thực hiện nhưng nhiều người lao động chưa hiểu rò, nhầm tưởng giống như các lại hình bảo hiểm thương mại khác. Ý thức trách nhiệm của một số người sử d ng lao động đối với người lao động chưa cao, việc chấp hành pháp luật về BHXH chưa nghiêm. Sự hiểu biết của người lao động về chính sách BHXH chưa cao
Về mặt nhận thức có thể hiểu theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Thứ nhất là, nhận thức đúng đắn và đầy đủ khi đó họ có thể tham gia nhưng cũng có thể không tham gia vì cho rằng thời gian nhận quyền lợi quá xa (từ 20-30 năm), thủ t c đôi khi lại không vừa ý... Thứ hai là, nhận thức không đúng đắn và chưa đầy đủ.Với các đối tượng lao động loại này, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội là vô cùng quan trọng giúp mở rộng diện bao phủ. Về thái độ của người lao động, đây là nhân tố mang nặng tính chất đám đông. Cho nên, công tác tuyên truyền vận động là cần thiết.Tuy nhiên, nhận thức và thái độ luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thái độ thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực.Về chính sách bảo hiểm xã hội, nó luôn bộc lộ ở những trạng thái tâm lý và cảm nhận khác nhau trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Nhưng gốc gác của vấn đề này vẫn là do nhận thức chi phối. Vì vậy, vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác tuyên truyền trong quá trình mở rộng đối tượng tham gia.
Tiểu kết chương 3
Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế của đất nước, do vậy, sự phát triển kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm qua đã thu hút sự phát triển của doanh nghiệp, người lao động về làm việc tại thủ đô. Về cơ cấu, tỷ lệ lao động nữ và nam có sự chênh lệch trung bình khoảng 6,3% (lao động nữ luôn ít hơn lao động nam). Hà Nội được nhận định là đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn nhân lực trẻ đạt cực đại và tỷ lệ dân số trẻ trong độ tuổi lao động lớn. Một vấn đề nổi cộm hiện nay là trình độ lao động có việc làm mà chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao 68,9%, trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng nghề đạt 0,64%, đại học chiếm 14,26%, thạc sĩ 1,31%. Theo tính toán từ nguồn dữ liệu điện tử của BHXH Việt Nam, tổng số doanh nghiệp tham gia đóng BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội là 93.695 doanh nghiệp, trong đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 1,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 7% và nhiều nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 91,4%. Tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước tham gia BHXH chiếm 10,1%, doanh nghiệp FDI chiếm 22,1%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 67,8% trong tổng số lao động tham gia BHXH của 3 loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê cũng cho thấy, ngay cả trong khu vực doanh nghiệp, số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp tại Hà Nội cũng thấp, chỉ chiếm khoảng 52% tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp; tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc cũng chỉ chiếm khoảng 85% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa số người tham gia BHXH của Hà Nội đều là người dân thủ đô, chỉ có 13,6% hiện đang cư trú ngoài khu vực Hà Nội, 16,2% có hộ khẩu thường trú ngoài Hà Nội. Tuy nhiên, có đến 42,3% người tham gia BHXH có nơi sinh là ngoài Hà Nội, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với yếu tố hộ khẩu ngoài Hà Nội và nơi cư trú hiện nay là ngoài Hà Nội. Điều này phản ánh mức độ di cư trong dân số thủ đô những năm phát triển kinh tế thị trường là rất lớn; bên cạnh đó, những cởi mở về chính sách nhập hộ khẩu của thành phố cũng làm tăng tỷ lệ người lao động có hộ khẩu thường trú tại thủ đô. Điều này cũng phù hợp với nhận định về tính hội t lao động về các trung tâm kinh tế - xã hội
lớn của đất nước và đặt ra nhiều vấn đề về an sinh xã hội cho nhóm lao động di cư, chưa có hộ khẩu thường trú tại thành phố. Tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn đang phổ biến.
Người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội cũng đang đối mặt với thuận lợi và khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội. Về thuận lợi, BHXH Việt Nam cũng thường xuyên sửa đổi, hoàn thiện quy trình, hồ sơ trong tất cả các lĩnh vực của ngành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối thoại với chủ doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác quản lý thu đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn thành phố; Nhận thức về sự cần thiết tham gia BHXH và ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sử d ng lao động ngày càng được nâng lên, chủ động hơn trong việc phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký tham gia. Về khó khăn, công nghệ thông tin phần mềm thực hiện giao dịch điện tử chưa thuận lợi và hiệu quả; việc giải quyết và trả hồ sơ qua bưu điện của cơ quan BHXH còn chậm, muộn gây khó khăn cho DN trong chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động; trình tự thủ t c thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội vẫn còn rườm rà, qua nhiều khâu không cần thiết và phức tạp; thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, nhận thức, thái độ của người lao động về bảo hiểm xã hội còn hạn chế.
Chương 4
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phát Triển Của Các Doanh Nghiệp Và Thực Hiện Chính Sách Bhxh Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Thu Nhập Bình Quân Tháng Làm Căn Cứ Đóng Bhxh Bắt Buộc Chia Theo Khu Vực Năm 2017
- Tỷ Lệ Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội Trong Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước
- Công Tác Triển Khai Thực Hiện Chính Sách, Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Đã Tác Động Tiêu Cực Đến Sự Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Người Lao
- Sự Khác Biệt Trong Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước Ở Hà Nội 13
- Mô Hình Hồi Quy Logistic Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước 14
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI
4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
Hiện nay, chúng ta phải khẳng định rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các nghiên cứu khoa học trước đó đã chỉ ra rằng: chủ trương, chính sách và pháp luật liên quan; việc tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật; người lao động; đặc điểm doanh nghiệp và tổ chức công đoàn, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ... ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trên cả 02 phương diện tích cực lẫn tiêu cực, đan xen lẫn nhau. Việc nhận diện rò các yếu tố tác động bao gồm: thúc đẩy và rào cản đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là rất quan trọng, là cơ sở cho việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong thời gian tới.
4.1.1. Chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội
4.1.1.1. Thực trạng việc ban hành chủ trương, chính sách và pháp luật về BHXH
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác bảo hiểm xã hội thông qua việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo c thể: Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó “yêu cầu các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng uỷ trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện chế độ BHXH ; Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/09/2009 của Ban Bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh: “BHYT là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội ; Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị,
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012
- 2020; tiếp t c khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, đồng thời xác định những định hướng mới mang tầm chiến lược: “BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội... Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của m i người dân"; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về cải cách chính sách BHXH, trong đó nêu rò m c tiêu cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: “Để BHXH thực sự là một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới m c tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch .
- Về mặt xây dựng, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội: tại kỳ họp thứ 05, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ Luật Lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995 (trong đó dành 01 chương XII quy định riêng về chế độ BHXH); ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động 1994.
BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua các dự luật quan trọng bao gồm: Luật BHXH số 71/2006/QH11, Luật BHXH số 58/2014/QH13; Luật BHYT số 25/2008/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13; Luật việc làm số 38/2013/QH13; Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13; Luật Dược số 105/2016/QH13; bổ sung trong Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13 quy định xử lý hình sự các hành vi gian lận, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, với việc tham gia hoàn thiện các dự luật về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam cũng tích cực tham gia xây dựng,
hoàn thiện trên 320 dự thảo Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
4.1.1.2. Tác động tích cực của chủ trương, chính sách và pháp luật đến sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
Thứ nhất, các chính sách bảo hiểm xã hội đã giúp cho đối tượng tham gia BHXH được mở rộng: từ việc chỉ thực hiện BHXH bắt buộc đối với công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang; đã mở rộng đến người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế, có hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên; lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam; người tham gia BHXH tự nguyện khu vực phi chính thức.
Thứ hai, các chính sách bảo hiểm xã hội đã hướng đến sự bình đẳng trong th hưởng chính sách giữa các nhóm đối tượng; phù hợp với hệ thống các chế độ BHXH được đề cập trong các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế. Cơ chế quản lý và sử d ng Quỹ BHXH dần được hoàn thiện theo hướng bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng quỹ; có sự liên thông về thời gian tham gia giữa 02 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, tạo sự bình đẳng cho người lao động.
Thứ ba, các chính sách bảo hiểm xã hội đã bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với việc trốn đóng, gian lận, tr c lợi quỹ BHXH, BHYT để đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, điều này tác động tích cực đến việc răn đe các doanh nghiệp trong việc h trợ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Nhìn chung, các quy định mới của pháp luật BHXH theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cùng với các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật cũng ảnh hưởng tới hành vi của người sử d ng lao động và người lao động tham gia BHXH.
4.1.1.3. Tác động tiêu cực từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH đến sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
Thứ nhất, thiếu các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện Luật, chính sách bảo hiểm xã hội. Nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp cho rằng chúng ta hiện nay chúng ta đang thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các quy định của
Luật, chính sách bảo hiểm xã hội hoặc văn bản ban hành muộn. C thể, các ý kiến tập trung nhiều nhất ở thực hiện các quy định và chế độ BHXH bắt buộc trong Luật BHXH như: quy định về mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với lao động là người nước ngoài, lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ 1-3 tháng; quy định về căn cứ đóng BHXH bao gồm tiền lương, ph cấp và các khoản bổ sung khác;quy định về việc NLĐ được tự bảo quản sổ BHXH; quy định về chế độ thai sản cho nam giới; quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp hoặc TNLĐ khi bị suy giảm khả năng lao động: chưa có hướng dẫn nếu bị suy giảm tạm thời hoặc thủ t c lấy lại số tiền đã ứng trước khi đi giám định suy giảm khả năng lao động.
Thứ hai, hệ thống luật pháp liên quan đến bảo hiểm xã hội chưa có sự thống nhất giữa các Luật về điều kiện thời gian hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH gây khó khăn trong việc theo dòi quản lý công tác thu đóng, xác nhận sổ BHXH và giải quyết chế độ cho người lao động.
“Hiện nay Luật BHXH (điều 2) quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động có hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên. Luật BHYT quy định đóng BHYT có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên; Luật việc làm (điều 43) quy định đối tượng đóng BHTN có hợp đồng từ 03 tháng trở lên”.
PVS. Nam, Cán bộ Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.
4.1.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
Việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sự ảnh hưởng này thông qua 02 nội dung: cải cách thủ t c hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và công tác thông tin và tuyên truyền.
4.1.2.1. Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tác động tích cực đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
- Việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Hằng năm, ngành BHXH ban hành kế hoạch kiểm soát thủ t c hành chính, trong đó trọng tâm là rà soát các thủ t c hành chính; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản để đánh giá và kịp thời loại bỏ hoặc sửa đổi thủ t c không phù hợp,
đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, đồng thời đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Kế quả là:
Đến cuối năm 2015, bộ thủ t c hành chính đã giảm xuống còn 33 thủ t c (so với 115 thủ t c cuối năm 2014), giảm 56% số lượng hồ sơ (gồm biểu mẫu, tờ khai, đơn, công văn đề nghị); giảm 82% số chỉ tiêu trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 78% quy trình thao tác thực hiện; thời gian thực hiện kê khai nộp bảo hiểm giảm từ 235 giờ xuống còn 81 giờ, dự kiến khi Luật BHXH được thực hiện từ ngày 01/01/2016 sẽ giảm xuống còn 45 giờ - đạt mức trung bình của các nước ASEAN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước dễ dàng tham gia BHXH.
- Việc đẩy mạnh giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Ngành BHXH cũng đã đẩy mạnh việc giao dịch điện tử đối với thủ t c tham gia BHXH; Năm 2016, triển khai Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ, cơ quan BHXH Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp cải cách TTHC như: rà soát bộ TTHC của ngành để tiếp t c cắt giảm và đơn giản hóa, nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia và DN như: bỏ quy định ký 2 lần/năm với người nhận lương hưu qua ATM; chuẩn bị giao sổ BHXH cho NLĐ; chi trả tiền BHXH trực tiếp vào tài khoản người th hưởng… Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, từ đầu năm 2016, đã cắt giảm thêm 01 TTHC, từ 33 thủ t c cuối năm 2015 xuống còn 32 thủ t c; giảm 38% thành phần hồ sơ, giảm 42% tiêu thức trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 54% quy trình, thao tác thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội [42].
- Việc đẩy mạnh công nghệ thông tin gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính
BHXH Việt Nam cũng đã đẩy mạnh đẩy mạnh ứng d ng công nghệ thông tin gắn với công tác cải cách TTHC như giao dịch điện tử thông qua thu, sổ thẻ, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH; duy trì hoạt động chuyển phát hồ sơ, kết quả cho đơn vị sử d ng lao động qua dịch v bưu chính bưu chính, DN không phải trực tiếp đến cơ quan BHXH để giao dịch; Theo tính toán của cơ quan BHXH Việt Nam, phương thức giao dịch điện tử và qua hệ thống bưu điện đã giúp giảm 16 giờ đi lại, chờ đợi trong việc làm thủ t c tại cơ quan BHXH cho 1 đơn vị trong 1 năm; với khoảng 200 nghìn DN đang tham gia BHXH, số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm.