Mô Hình Hồi Quy Logistic Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước 14

lớn của các tỷ lệ xác suất không cao, cũng như sự khác biệt của các loại hình doanh nghiệp này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Đối với năm 2017:

+ Loại hình doanh nghiệp: tương tự như năm 2016, càng là doanh nghiệp ngoài nhà nước thì càng ít tham gia bảo hiểm xã hội, so với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) tỷ số chênh lệch là [0.25-1].

+ Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp có số lao động càng lớn thì tỷ lệ lớn thì tỷ lệ tham gia chương trình bảo hiểm xã hội càng cao. Tỷ số chênh giữa Các doanh nghiệp có quy mô lao động siêu nhỏ (1 đến 10 lao động); doanh nghiệp nhỏ (10 đến 100 lao động); Doanh nghiệp vừa (100-200 lao động); doanh nghiệp lớn (trên 200 lao động) là [0.05-0.2-0.4-1].

+ Ngành kinh tế: năm 2017 có sự thay đổi so với năm 2016 c thể là: càng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; Giáo d c và đào tạo; Y tế và trợ giúp xã hội thì càng tích cực tham gia bảo hiểm xã hội.

- Đối với năm 2018: Càng là doanh nghiệp ngoài nhà nước thì càng có xu hướng ít tham gia bảo hiểm xã hội, so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỷ số chênh lệch là [0.1-1];

Tương tự như 02 năm 2016 và 2017, quy mô lao động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội. Quy mô lao động của doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội càng cao. Tỷ số chênh lệch giữa các doanh nghiệp là: Các doanh nghiệp có quy mô lao động siêu nhỏ (1 đến 10 lao động); doanh nghiệp nhỏ (10 đến 100 lao động); Doanh nghiệp vừa (100-200 lao động); doanh nghiệp lớn (trên 200 lao động), tỷ số chênh lệch lần lượt là [0.04- 0.25-0.5-1].

Với các ngành kinh tế: năm 2018 có sự thay đổi so với 2 năm 2016 và 2017 c thể là: càng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Giáo d c và đào tạo càng tích cực tham gia chương trình bảo hiểm xã hội. Một phát hiện đáng chú ý là doanh nghiệp hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có xu hướng giảm tham gia bảo hiểm xã hội hơn so với năm 2017.

Bảng 4.3. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ngoài nhà nước14

Yếu tố tác động đến tham gia

bảo hiểm xã hội

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018


Tỷ số chênh

lệch

Số lượng

Tỷ số chênh

lệch

Số lượng

Tỷ số chênh

lệch

Số lượng

Loại hình doanh nghiệp







Doanh nghiệp FDI – Nhóm đối

chứng

1

1564

1

1607

1

1605

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

0.21***

7071

0.25***

7074

0.1***

7042

Ngành







Nghệ thuật, vui chơi giải trí –

Nhóm đối chứng

1

52

1

47

1

52

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, khai khoáng; sản xuất và phân

phối điện, khí đốt, hơi nước


1.1


45


0.8


46


0.7


46

Công nghiệp chế biến, chế tạo

1.1

1538

1.4

1528

1.2

1519

Cung cấp nước, xử lý rác, nước thải

1.2

22

1.4

25

1.9

25

Xây dựng

0.7

1530

1.4

1561

0.8

1577

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe

máy

1.5

2320

3.2*

2335

1.9*

2315

Vận tải kho bãi

1.2

335

1.5

348

1.6

342

Dịch v lưu trú và ăn uống

0.5

586

0.6

589

0.5*

594

Thông tin và truyền thông

2.1*

410

2.3*

403

1.9

409

Hoạt động tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm

2.9*

86

16.6**

90

4.2*

84

Hoạt động kinh doanh bất động

sản

1.4

233

1.8

244

1.5

233

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 17


14 Số liệu được sử d ng từ nguồn điều tra tra doanh nghiệp của tổng c c thống kê tiến hành năm 2016,2017,2018

và công nghệ

1.6

847

3.1*

826

1.9

821

Hoạt động hành chính và dịch v

h trợ

0.9

447

1.8

448

0.9

438

Giáo d c và đào tạo

1.9

134

3*

138

2.8*

139

Y tế và trợ giúp xã hội

3.7*

50

3*

53

6.8*

53

Quy mô doanh nghiệp theo lao

động







Doanh nghiệp lớn ( 200 lao

động) – Nhóm đối chứng

1

942

1

893

1

966

Doanh nghiệp siêu nhỏ (1 đến 10

lao động

0.04***

2154

0.05***

2630

0.04***

1981

Doanh nghiệp nhỏ(10 đến 100 lao

động)

0.2***

4492

0.2***

4199

0.25***

4582

Doanh nghiệp vừa (100-200 lao

động)

0.3***

1047

0.4***

959

0.5*

1118

Hệ số R bình phương

0.27

0.253

0.282

N

8635

8681

8647


Hoạt động chuyên môn, khoa học


Ghi chú: * có ý nghĩa ở mức 5 phần trăm;

** có ý nghĩa ở mức 1 phần trăm

*** Kiểm định giả thuyết nghiên cứu thứ nhất, thứ hai, thứ ba: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh và quy mô lao động của doanh nghiệp ảnh hưởng tới mức độ tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp.

Với kết quả số liệu nêu trên cho thấy: chấp nhận giả thuyết nghiên cứu 1: Loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; giả thuyết nghiên cứu 2: ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và giả thuyết nghiên cứu 3:

quy mô lao động của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.

4.1.5. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đối xử không công bằng với người lao động

Hiện nay, ở Hà Nội, vấn đề doanh nghiệp ngoài nhà nước đãi ngộ người lao động lớn tuổi chưa tốt đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. “Chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng” của một số doanh nghiệp ngoài nhà nước trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm, thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan, ban ngành đoàn thể, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng. Việc chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quyền lợi, sinh kế của người lao động, trong đó có quyền tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Một trong những lý do của việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trên cơ sở phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác của người lao động. Vậy phân biệt tuổi tác của người lao động là gì? Phân biệt tuổi tác là khi một người được đối xử kém thuận lợi hơn người khác trong một tình huống tương tự, vì tuổi của họ.

Ví d , có thể là “phân biệt tuổi tác trực tiếp nếu người nộp đơn lớn tuổi không được xem xét cho một công việc bởi vì người sử d ng lao động lấy lý do là họ không có khả năng sử d ng công nghệ. Cũng là phân biệt tuổi tác khi có một quy tắc hoặc chính sách giống nhau đối với tất cả mọi người nhưng có ảnh hưởng không công bằng đối với những người ở một độ tuổi c thể. Điều này được gọi là “phân biệt đối xử gián tiếp . Ví d , nó có thể là phân biệt tuổi gián tiếp nếu người sử d ng lao động đòi hỏi một người lớn tuổi hơn để đáp ứng một bài kiểm tra thể lực - mà nhiều người trẻ hơn có thể đáp ứng - nếu tiêu chuẩn thể lực không phải là yêu cầu cố hữu của công việc. (Nguồn: Australian Human Rights Commission (2014): Know your rights: Age Discrimination).

Vậy tình trạng phân biệt đối xử về tuổi với người lao động ở Việt Nam và Hà Nội như thế nào? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở Hà Nội? Một số phát hiện từ các nghiên cứu trước đó cho thấy:

Theo nghiên cứu của Viện công nhân, công đoàn (2018) trong báo cáo “Khái quát tình hình công nhân, công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và một số dự báo” ph c v xây dựng Văn kiện Đại hội XII CĐVN thì hiện tượng các đơn vị, doanh nghiệp có biểu hiện tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng đối với lao động trung niên, lao động có số năm làm việc cao, đặc biệt là lao động nữ gia tăng nhưng còn thiếu các biện pháp xử lý.

Theo kết quả báo cáo nghiên cứu của Viện CNCĐ - TLĐLĐVN (2017) doanh nghiệp ngoài nhà nước còn có sự đối xử không công bằng với người lao động còn ở ch : bị sức ép năng suất, định mức lao động cao - cường độ lao động căng thẳng - sức khoẻ giảm sút; thu nhập không cao và bấp bênh, không có thời gian lo cho hạnh phúc gia đình, giáo dưỡng con cái. Đặc biệt có không ít DN tìm cách chấm dứt sử d ng LĐ trung niên như: chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn; giao kết nhiều HĐLĐ ngắn hạn và chấm dứt khi hết hạn; tạo cớ hoặc sắp xếp lại sản xuất để chấm dứt HĐLĐ, sa thải…

Báo cáo nghiên cứu của V Pháp chế - Bộ LĐTBXH (2017) cho rằng: đã xuất hiện một số tình trạng phân biệt đối xử với lao động lớn tuổi, mặc dù không phổ biến nhưng thực tế là đang diễn ra ở các địa phương, tập trung ở một số doanh nghiệp ngoài nhà nước, ngành gia công thâm d ng LĐ như dệt may, giầy da, điện - điện tử, g , chế biến thuỷ sản, tại một số tỉnh trong đó có Hà Nội. Về hình thức chấm dứt HĐLĐ: một số doanh nghiệp tìm cách để NLĐ tự thỏa thuận xin chấm dứt HĐLĐ trước hạn do không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc thay đổi cơ cấu công nghệ.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí cũng đã phản ánh tình trạng phân biệt đối xử và sa thải lao động tuổi trung niên. Theo tác giả Song Phương (2017), trong những năm gần đây xảy ra tình trạng doanh nghiệp tìm cách cho nghỉ việc những lao động tuổi trung niên làm các công việc giản đơn, đặc biệt ở ngành dệt và da giày. Tác giả cũng cho biết những lao động tuổi trung niên này sau đó sẽ khó tìm kiếm được công việc trong các doanh nghiệp. Theo Xuân Thảo (2017), thì trong những năm gần đây có tình trạng doanh nghiệp lách luật, sử d ng nhiều biện pháp để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trên 35 tuổi. Theo điều tra của Nhóm phóng viên báo Người lao động (2018), thì có hiện tượng

doanh nghiệp lấy lí do thu hẹp sản xuất để chấm dứt HĐLĐ với lao động lớn tuổi, nhưng sau đó lại tuyển d ng lao động thời v , lao động trẻ thay thế. Ngoài ra, bài báo cũng đưa ra nhiều dẫn chứng những lao động ở độ tuổi trung niên rất khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới sau khi bị sa thải.

4.1.6. Tổ chức công đoàn

Theo Luật Công đoàn năm 2012, "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [31]. Vậy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước như thế nào? Kết quả phỏng vấn sâu đối tượng là người lao động từ hai loại hình doanh nghiệp cho thấy:

- Vai trò của công đoàn trong việc hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là mờ nhạt, liên quan đến việc đóng tham gia bảo hiểm xã hội người lao động chủ yếu liên hệ trực tiếp với người quản lý chứ ít khi liên hệ với công đoàn. Thậm chí, vai trò của công đoàn trong các hoạt động khác của người lao động còn chưa được thể hiện rò.

“Nói chung mới đầu vào thì chỉ biết đóng bảo hiểm qua người quản l thôi còn công đoàn em chưa tiếp xúc nhiều. Ngày lễ tết thì thông qua công đoàn thôi còn lại đóng bảo hiểm thông qua quản l hết rồi. Hơn một năm nay em chưa thấy công đoàn tham gia cái gì cả. Bọn em chủ yếu làm việc với quản l , rồi quản l làm việc với công đoàn, chứ bọn em làm sao mà nói” PVS. Người lao động, Nữ, 25 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

“Em chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ công đoàn, em cũng không cập nhật được các thông tin gì cho em về nghĩa vụ và quyền lợi của em khi em tham gia bảo hiểm xã hội. Vào thì chỉ làm xong công việc của mình thì về thôi. Nên cái đó thì em cũng không biết”, PVS. Người lao động, Nam, 18 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

- Một số ý kiến còn cho rằng tổ chức công đoàn chỉ là bù nhìn và bị chi phối bởi sự quản lý của cấp trên, của ban giám đốc công ty.

“Thực ra công đoàn cũng bị chi phối bởi sự quản l của các cấp trên như ban giám đốc công ty, họ có quyền hạn nhất định nào đấy thôi, được quyết định một số việc nào đó thôi. Trong công ty tư nhân thì quyền giám đốc, phó giám đốc vẫn nhiều nhất trong giải quyết các công việc nói chung của công ty”, PVS. Nam, 38 tuổi, Người lao động tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.

“Thực ra công đoàn riêng công ty và công đoàn của Việt Nam nói chung là hầu như không có bảo vệ r ràng người lao động. Toàn dựa vào giới chủ nó không hoạt động độc lập. Bản chất của công đoàn là hoạt động độc lập và bảo vệ quyền lợi cho người lao động để nói lên tiếng nói của người lao động. Ở Việt Nam nói chung là không như thế giới chưa được độc lập và cái việc đấy còn phụ thuộc nhiều và chủ kiến của chủ lao động”.PVS. NLD, 42 Tuổi, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tổ chức công đoàn ít khi cung cấp các thông tin về bảo hiểm xã hội, người lao động chủ yếu biết các thông tin về bảo hiểm xã hội qua đài truyền hình. “Thường là trên thời sự hay các chương trình TV đều có nói đến mỗi khi có thay đổi về mức lương trước khi thực tế xảy ra. Sau đó, đến gần lúc đó thì bên BH sẽ có thông báo về thay đổi đến từng DN và DN phổ biến cho NLĐ. Thực ra NLĐ họ cũng được biết đến những có đó qua nhiều kênh thông tin như thế qua mạng hay TV và họ cũng có tự tìm hiểu”, PVS. Nam, 38 tuổi, Người lao động tại doanh nghiệp siêu nhỏ.

“Tổ chức công đoàn ở công ty ít khi tuyên truyền hay phổ biến về quyền lợi của bọn em khi tham gia bảo hiểm. Hầu như chỉ phổ biến có một lần thôi nhiều người nắm được thông tin hay không nắm được thì cũng là từ lúc ban đầu luôn”, PVS, Nam, 26 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

- Kết quả khảo sát từ Dự án “Tăng cường quyền của công nhân và đại diện của công đoàn tại Hà Nội năm 2016-2017 cho thấy kết quả khá tương đồng với nghiên cứu định tính bên trên. C thể như: Trong số các doanh nghiệp khảo sát, khi hỏi công nhân doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở chưa? Kết quả trả lời cho biết, 92,3% công nhân trả lời “đã thành lập , Chỉ có 1,0% công nhân trả lời doanh nghiệp họ làm việc “chưa thành lập công đoàn cơ sở , Điều đặc biệt là, vẫn còn 6,8% trả lời “không biết doanh nghiệp đã có công đoàn cơ sở chưa (?) Việc nhiều người lao động không biết doanh nghiệp mình đã có công đoàn cơ sở hay chưa, thể hiện hạn chế trên các mặt: i) công tác tuyên truyền về công đoàn chưa rộng rãi, hoạt động công đoàn chưa có nhiều ảnh hưởng đến công nhân; ii) bản thân công nhân cũng không quan tâm đến hoạt động công đoàn, tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Tỷ lệ tham gia công đoàn: Trong số công nhân trả lời, có 81,7% họ là đoàn viên công đoàn; Có 18,3% công nhân trả lời họ “chưa phải là đoàn viên công đoàn.

Hình 4.2. Ý kiến công nhân đánh giá hoạt động của công đoàn cơ sở


Biểu đồ ý kiến công nhân đánh giá hoạt cộng của CĐCS

2,4% 10,3%

Không có ý kiến gì:

10,3%

28,1%

Đại diện bảo vệ công nhân có hiệu quả: 48,4%


ĐD bảo vệ công nhân chưa hiệu quả: 10,8%

48,4%

Hoạt động CĐCS bị lệ thuộc bởi chủ DN: 28,1%

10,8%

Ý kiến khác:

2,4%


- Chỉ có 48,4% công nhân khẳng định công đoàn cơ sở đã thực sự đại diện bảo vệ quyền lợi của công nhân có hiệu quả. Ý kiến này, ở công nhân dệt may, chiếm 52,9%, cao hơn ngành điện tử, chỉ chiếm 45,3%; nữ chiếm 50,0%, cao hơn nam giới tới 8,0% (nam chiếm 42,0%); công nhân nhập cư, chiếm 47,1%, thấp hơn công nhân địa phương, chiếm 53,3%.

- Chỉ có 10,8% cho rằng công đoàn cơ sở đại diện bảo vệ công nhân “chưa hiệu quả; có 28,1% công nhân cho rằng, hoạt động công đoàn cơ sở còn chịu sự chi phối của chủ doanh nghiệp.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí