Thu Nhập Bình Quân Tháng Làm Căn Cứ Đóng Bhxh Bắt Buộc Chia Theo Khu Vực Năm 2017

3.3.3.1. Thu nhập bình quân tháng của người lao động11

Năm 2017, thu nhập bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 4254 nghìn đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH tại khu vực FDI: 5356 nghìn đồng/ tháng. Về tốc độ tăng thu nhập, cao nhất vẫn thuộc về tổ chức có vốn nước ngoài (tăng 16,5% so với năm 2016), tiếp đến là khu vực DN ngoài quốc doanh và nhà nước (lần lượt là 12,8% và 12,7%).

Hình 3.3: Thu nhập bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc chia theo khu vực năm 2017

Đơn vị: nghìn người


Nguồn ILSSA tính toán từ số liệu BHXH Việt Nam năm 2016 2017 So với thu nhập 1

Nguồn: ILSSA tính toán từ số liệu BHXH Việt Nam năm 2016, 2017

So với thu nhập bình quân (quý 2/2017) thì mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ bằng 66%, ở DN ngoài nhà nước bằng 72% và ở DN có vốn ĐTNN, tổ chức nước ngoài bằng 91% TNBQ tháng của NLĐ12.

Với mức thu nhập bình quân theo tháng của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là không cao cho nên điều này cũng đã ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH của người lao động. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy:


11 Báo cáo Xu hướng về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2008-2017 và dự báo giai đoạn 2018-2020 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội

12 Theo số liệu Điều tra Lao động Việc làm quý 2/2017 thì TNBQ tháng của LĐ LCHL khu vực DN Nhà nước là 6,84 triệu đồng/tháng, của DN ngoài Nhà nước là 5,89 triệu đồng/tháng và của DN, tổ chức nước ngoài là 5,89 triệu đồng/tháng

Anh bảo lương em thấp như vậy có 4 triệu, lại phải trích lại để đóng bảo hiểm xã hội thì em không muốn tham gia đâu, đành rằng hiểu là sau này em được hưởng nhưng do em lương thấp quá, tiền lo ăn hàng tháng không đủ anh ạ

PVS. Nữ lao động, 27 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Thu nhập cao thì trích bảo hiểm xã hội không vấn đề gì nhưng chúng em ở đây thu nhập thấp, tiền tiêu hàng tháng còn không đủ thì chúng em không muốn tham gia đâu

PVS. Nam lao động, 30 tuổi, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

- Khi tìm hiểu về đặc điểm giới tính của người lao động với sự tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp ngoài nhà nước. Kết quả số liệu bảng 3.3 cho thấy: có sự bất cân đối về giới tính của người lao động khi tham gia BHXH tại doanh nghiệp ngoài nhà nước. C thể: nam giới tham gia bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là 432.689 người chiếm 70.8% cao hơn so với nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội là 389.841 người chiếm 64.7%.

Kết quả số liệu phản ánh một thực tế là vấn đề bình đẳng giới cần được coi trọng hơn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước bởi lẽ tỷ lệ nam giới tham gia bảo hiểm xã hội đang cao hơn so với tỷ lệ nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều này hoàn toàn khác biệt so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi vấn đề ưu tiên lao động là nữ giới luôn được coi trọng. C thể: tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): tỷ lệ nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 163.607 người, chiếm 27.1%; cao hơn so với tỷ lệ nam giới: 104.817, chiếm 17.2%. Kết quả phân tích giới tính với sự tham gia bảo hiểm xã hội cho thấy người lao động là nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có được sự quan tâm nhiều hơn từ doanh nghiệp so với các loại hình doanh nghiệp khác, được coi là một “điểm sáng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và cũng hoàn toàn phù hợp với các chính sách ưu tiên vấn đề bình đẳng giới trong lao động của các quốc gia trên thế giới.

Tỷ lệ người lao động là nữ giới ở doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn so với tỷ lệ người lao động là nữ giới trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và cao hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nữ trong doanh nghiệp nhà nước. Điều này không thể giải thích là doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện tốt việc ưu tiên lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội hơn doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước mà bản chất là số lượng nữ giới ở trong doanh nghiệp ngoài nhà nước cao hơn nhiều số lượng nữ giới trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước.

Bảng 3.3. Giới tính người tham gia BHXH trong doanh nghiệp ngoài nhà nước


Loại hình doanh nghiệp

Giới tính


Nam

Nữ

Tổng số

Doanh Nghiệp nhà nước

73.033

12%

9.455

8,2%

122.488

Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài FDI

104.817

17,2%

163.607

27,1%

268.404

Doanh Nghiệp ngoài quốc doanh

432.689

70,8%

389.841

64,7%

822.530

Tổng cộng

610.539

100%

602.903

100%

1.213.422

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Khi phân tích khác biệt giới với thời gian tham gia BHXH từ dưới 12 tháng trong 03 loại hình doanh nghiệp. Kết quả số liệu bảng 3.4 cho thấy:

Trong nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc từ dưới 12 tháng thì nam giới có tỷ lệ cao gần gấp đôi so với nữ giới trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (64,6% và 35,4%); trong khi khu vực FDI, tỷ lệ nam, nữ chênh lệch là 17% (nam: 41,7% và nữ: 58,3%); trong khu vực DN ngoài nhà nước thì tỷ lệ này không chênh lệch lớn (51,3% và 48,7%). Kết quả số liệu một lần nữa lại khẳng định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp ngoài nhà nước đã quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của các lao động nữ.

Bảng 3.4. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

Loại hình doanh nghiệp

Thời gian tham gia BHXH từ

dưới 12 tháng


Tổng số

Nam

Nữ

DNNN

64.6%

35.4%

100%

DN có vốn đầu tư nước ngoài

41.7%

58.3%

100%

DN ngoài nhà nước

51.3%

48.7%

100%

Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam

Kết quả số liệu bảng 3.5 cho thấy: yếu tố giới thể hiện rò rệt trong nhóm lao động có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, sự chênh lệch này giữa nam và nữ 17% (doanh nghiệp nhà nước, nam: 58,3% và nữ: 41,7%; doanh nghiệp ngoài nhà nước, nam: 53,4% và nữ: 46,6%). Tuy nhiên, trong nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ này chênh lệch lên đến 21%, nhưng nữ lại có tỷ lệ tham gia cao hơn hẳn so với nam giới (nam: 39,9% và nữ: 60,2%). Kết quả số liệu vẫn khẳng định rằng các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội với các lao động nữ so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bảng 3.5. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước

Loại hình doanh nghiệp

Thời gian tham gia BHXH

từ dưới 10 năm


Tổng số

Nam

Nữ

DNNN

58,3%

41,7%

100%

DN có vốn đầu tư nước ngoài

39,9%

60,2%

100%

DN ngoài nhà nước

53,4%

46,6%

100%

Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam

- Về nơi sinh và hộ khẩu thường trú của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, kết quả số liệu bảng 3.6 cho thấy: đa số người lao động tham gia BHXH tại doanh nghiệp ngoài nhà nước đều là người dân Hà Nội, chỉ có 13,6% hiện đang cư trú ngoài khu vực Hà Nội, 16,2% có hộ khẩu thường trú ngoài Hà Nội. Tuy nhiên, nếu nhìn vào yếu tố nơi sinh thì tỷ lệ này có khác biệt đáng kể so với 02 yếu tố trước, có đến 42,3% người tham gia BHXH có nơi sinh là ngoài Hà Nội, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với yếu tố hộ khẩu ngoài Hà Nội và nơi cư trú hiện nay là ngoài Hà Nội. Điều này phản ánh mức độ di cư trong dân số thủ đô những năm phát triển kinh tế thị trường vừa qua là rất lớn; bên cạnh đó, những cởi mở về chính sách nhập hộ khẩu của thành phố cũng làm tăng tỷ lệ người lao động có hộ khẩu thường trú tại thủ đô. Điều này cũng phù hợp với nhận định về tính hội t lao động về các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước.

Bảng 3.6. Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chia theo yếu tố nơi sinh, hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ở Hà Nội


Loại hình doanh nghiệp

Nơi

cư trú

Hộ khẩu

thường trú

Nơi

sinh

Hà Nội

Ngoài Hà Nội

Hà Nội

Ngoài Hà Nội

Hà Nội

Ngoài Hà Nội

Doanh Nghiệp

nhà nước


115,868


6,620


116,115


6,373


81,193


41,295

Doanh Nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài


228,775


39,649


232,666


35,758


168,175


100,249

Doanh Nghiệp

ngoài quốc doanh


703,049


119,481


667,884


154,646


450,680


371,850


Tổng cộng


1,047,692


165,750


1,016,665


196,777


700,048


513,394

Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam

Tỷ lệ người tham gia BHXH không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội của các doanh nghiệp ngoài nhà nước cao hơn so với người tham gia BHXH không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội trong khu vực nhà nước và khu vực FDI. Như vậy, những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội đang làm việc chủ yếu trong doanh nghiệp nhà nước; đa số người lao động không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội làm việc trong khu vực FDI và ngoài nhà nước.

Điều này cũng tương tự với nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank) về yếu tố hộ khẩu quan hệ với các vấn đề về việc làm trong doanh nghiệp đã đánh giá: Những người đăng ký tạm trú có trải nghiệm việc làm rất khác với người có hộ khẩu thường trú. C thể, 70% những người đăng ký tạm trú làm việc trong khu vực ngoài nhà nước (gấp đôi tỷ lệ những người có hộ khẩu thường trú), và 30% làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, những người đăng ký tạm trú vẫn gặp phải nhiều rào cản về việc làm trong khu vực công [19]. Điều này cũng trùng với nhận định của Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (2011): “Tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tuyển dụng của cơ quan nhà nước và các tổ chức công vẫn yêu cầu có hộ khẩu thường trú. Trên thực tế, đôi khi áp lực đến từ chính quyền thành phố muốn ưu tiên giải quyết vấn đề việc làm cho cư dân thường trú . Mặc dù về mặt pháp lý trong Bộ luật lao động, Luật việc làm

đều không có quy định về việc ràng buộc hộ khẩu với việc làm, quyền có việc làm, quyền lao động của công dân, song trên thực tế, việc không có hộ khẩu thường trú cũng làm giảm đi một cách đáng kể, đối khi tước đi cơ hội việc làm của lao động nhập cư nghèo trong sự cạnh tranh của thị trường lao động. Kết quả khảo sát của tác giả Phạm Văn Quyết và cộng sự còn cho thấy, có 57,3% số lao động nhập cư nghèo đang làm việc có hợp đồng lao động (hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng mùa v ) được khảo sát đang làm việc trong khu vực chính thức nhưng vẫn không được tham gia BHXH. Điều này xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Nơi mà cơ quan quản lý BHXH và cả cơ quan thuế thường ít quản lý, nắm bắt được tình trạng lao động trong các doanh nghiệp này.

3.3.3.2. Thời gian của người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Kết quả số liệu bảng 3.7 cho thấy: trong 3 loại hình doanh nghiệp, lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước có thời gian tham gia BHXH từ 10 năm trở lên thấp nhất, là 20%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 21% và doanh nghiệp nhà nước là 57%.

Bảng 3.7. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội năm 2018

Loại hình doanh nghiệp

Lao động có thời gian

tham gia BHXH từ 10 năm trở lên

Tổng số lao động

tham gia BHXH trong DN

Tỷ lệ

%

Doanh nghiệp nhà nước

69,884

122,488

57 %

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài


57,081

268,424

21 %

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

167,050

822,530

20 %

Tổng số

294,015

1,213,442

24,2%

Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam

Năm 2017, có 651 nghìn người hưởng BHXH bắt buộc một lần, giai đoạn 2007-2017 có trên 5 triệu người nhận BHXH một lần từ quỹ BHXH bắt buộc, tăng 15,1%; trong khi đó chỉ có trên 1,1 triệu người được giải quyết chế độ hưu trí. Từ

1/1/2016 theo quy định của Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động sau 1 năm nghỉ việc hoặc không tiếp t c đóng BHXH mới được hưởng BHXH một lần, tuy nhiên sau 1 năm thực hiện quy định, số người yêu cầu được nhận BHXH một lần vẫn tăng cao cho thấy đa số người lao động vẫn lựa chọn nhận tiền và ngừng đóng BHXH thay vì tiếp t c đóng BHXH để được hưởng lương hưu để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.

Số người mới tham gia BHXH tăng chậm trong khi số người nghỉ hưởng lương hưu và số người dời khỏi hệ thống để hưởng BHXH một lần tăng nhanh đã khiến tỷ lệ giữa người đóng và người hưởng tiếp t c giảm từ 12,9% người đóng cho một người hưởng vào năm 2016 xuống còn 8,5% người đóng cho một người hưởng vào năm 2016. Thực tế này cho thấy việc gia tăng đối tượng tham gia BHXH là rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH.

Bảng 3.8. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội năm 2018

Loại hình doanh nghiệp

tham gia BHXH

dưới 12 tháng

LĐ tham gia BHXH

từ 1 năm

đến 5 năm

tham gia BHXH

từ 6 đến

10 năm

tham gia BHXH

tỷ lệ từ 10 năm trở lên

Tổng số LĐ tham gia BHXH trong DN

Doanh nghiệp nhà nước

5.9%

19.7%

17.3%

57 %

100%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

17.9%

41%

20%

21%

100%

Doanh nghiệp ngoài nhà

nước

24.5%

41%

14.3%

20%

100%

Tổng số

21.2%

38.8%

15.8%

24.2%

100%

Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam

Nhìn vào cơ cấu số người tham gia BHXH bắt buộc trong cả nước thì khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 68,3% tổng số người tham gia, tuy nhiên, trong tổng số người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khu vực doanh nghiệp thì khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 10,4%%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 43,4%, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 46,2%. Trong khi đó ở Hà Nội, tỷ lệ người lao động tham gia BHXH trong khu vực FDI (22,1%) thấp hơn nhiều so với khu vực ngoài quốc doanh (67,8%). Điều này, cho thấy việc thu

hút nguồn vốn FDI của thủ đô còn có hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của một trung tâm về chính trị - kinh tế của đất nước.

3.3.3.4. Mức lương trích đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định rò mức đóng BHXH được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLD-BNN. Vậy tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, việc mức lương trích đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như thế nào? Kết quả điều tra thực hiện Luật BHXH đối với BHXH bắt buộc cho thấy: Có 81,8% công nhân cho biết, mức trích nộp đóng bảo hiểm các loại của họ dựa vào mức lương cơ bản (lương ghi trong HĐLĐ); 4,4% trích đóng theo lương thực nhận; 1,5% đóng theo một mức cố định; 12,3% không biết mình đóng theo mức nào [49].

Phân theo ngành sản xuất, công nhân dệt may có 81,0% cho biết họ được trích đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản; công nhân điện tử là 93,1%. Phân theo giới tính, có 90,8% nữ và 77,1% nam công nhân đồng tình ý kiến này. Phân theo tuổi: dưới 18 tuổi, chiếm 50,0%; từ 19 - 20 tuổi, chiếm 80,0%; từ 21- 24 tuổi, chiếm

86,9%; từ 24 – 29 tuổi, chiếm 90,7%; từ 30 – 39 tuổi, chiếm 88,7%, từ 40 - 49 tuổi, chiếm 96,2%; từ 50 tuổi trở lên là 100,0%. Công nhân nhập cư có 86,2% được đóng bảo hiểm theo lương cơ bản; công nhân địa phương là 94,7%.

Trên thực tế, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức đóng BHXH bắt buộc hiện nay của Việt Nam còn cao. Do vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có xu hướng trốn đóng BHXH để tăng lợi nhuận, giảm chi phí. Nghiên cứu đánh giá tác động chính sách BHXH bắt buộc của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012) cho thấy, mức tiền lương đóng BHXH bình quân chỉ chưa bằng 70% tiền lương của người lao động, điều này sẽ dẫn đến tình trạng khi người lao động nghỉ hưu, mức lương hưu sẽ thấp hơn rất nhiều so với tiền lương khi đang làm việc, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nghỉ hưu và điều này cũng gây áp lực trong việc điều chỉnh lương hưu cho quỹ bảo hiểm xã hội. Đa số doanh nghiệp hiện chỉ đóng tiền lương BHXH bình quân thấp hơn nhiều so với tiền lương thực lĩnh của người lao động ở khối các doanh nghiệp (chỉ khoảng trên 60%), con số này cao hơn ở khối các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tuy nhiên cũng chỉ

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí