Điều Kiện Tự Nhiên Và Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Hà Nội

chi từ nguồn Quỹ BHXH để giải quyết chế độ là 21.360 tỷ đồng thì đến năm 2013 là 77.614 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2008. Năm 2014, tổng chi BHXH theo dự toán giao của Chính phủ là 131.844 tỷ đồng; chi BHYT là 56.076 tỷ đồng, chi BHTN là 3.525 tỷ đồng.

Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đã được cải tiến thông qua việc đa dạng hóa phương thức chi trả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người th hưởng như chi trả thông qua tài khoản thẻ ATM; chi trả thông qua đại diện chi trả xã, thông qua hệ thống bưu điện xã. Việc chi trả các chế độ BHXH, quản lý đối tượng nhìn chung ổn định, không có vướng mắc lớn xảy ra, những tồn tại trong công tác chi trả đã dần được các địa phương chấn chỉnh, khắc ph c; công tác quản lý đối tượng tiếp t c được tăng cường và được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Thời kỳ từ năm 2014 đến nay

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Để hướng dẫn việc thực hiện BHXH, Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, pháp luật BHXH thời kỳ này đã kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã đi vào cuộc sống, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp t c hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; cơ bản tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng và bảo đảm khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội; hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, xây dựng, thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung; có lộ trình tiến tới bảo đảm sự bình đẳng trong tham gia và th hưởng bảo hiểm xã hội giữa lao động trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước; xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội tuân thủ theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tùy theo tính chất của từng chế độ, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của các bên tham gia bảo hiểm xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động tham gia và th hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; tăng cường ứng d ng thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội để cải cách thủ t c hành chính và quản lý đối tượng tham gia; tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam4.

2.4.2.4. Nội dung chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Mức đóng

Mức đóng BHXH hàng tháng bằng tỷ lệ đóng BHXH nhân (x) tiền lương tháng đóng BHXH (đối với BHXH bắt buộc)

BHXH bắt buộc

BHXH tự nguyện5

- Tỷ lệ đóng: 26% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động (trong đó: người lao động đóng: 8%, người sử dụng lao động đóng: 18%).

- Tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Từ 1/1/2016-2017: Tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ theo chế độ tiền

lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương

- Tỷ lệ đóng: 22% mức thu nhập do người lao động tự lựa chọn.

- Mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn6, c thể: 22% x 700.000 =

154.000 đồng/tháng.

- Mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở7tại thời điểm đóng, c thể: 22% x 1.300.000 x 20 =

5.720.000 đồng/tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.


4 http://thudaumot.binhduong.gov.vn/web/Default.aspx?tabid=175&ID=441

5 Theo Luật BHXH (2014), từ ngày 01/01/2018, Nhà nước h trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia

BHXH tự nguyện, c thể như sau: Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian h trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của m i người nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Theo đó, mức h trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn 2018-2020 là: 46.200 đồng/tháng với người nghèo, 38.500 đồng/tháng với người cận nghèo và

15.400 đồng/tháng với các đối tượng khác.

6Theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp d ng cho giai đoạn 2016 – 2020, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 là 700.000 đồng/người/tháng

7Theo NĐ 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2017 là 1.300.000 đồng/người/tháng

tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương.

- Từ 01/01/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Các khoản bổ sung dùng để tính đóng BHXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền c thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong m i kỳ trả lương.

- Chế độ hưởng

Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ gồm ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất, trong khi người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

+ Chế độ ốm đau

NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc mà bị ốm, tai nạn có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền mà không phải là TNLĐ-BNN hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% mức tiền lương của tháng liền trước tháng NLĐ bị ốm.

+ Chế độ thai sản

Lao động nữ mang thai hộ, sinh con, nhận nuôi con nuôi (dưới 6 tháng tuổi) đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Luật BHXH hiện hành cũng quy định lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản. Quy định này được đánh giá là rất nhân văn, đáp ứng kịp thời quyền lợi của người tham gia BHXH, tạo sự công bằng và bình đẳng đối với những người tham gia trên nguyên tắc có đóng, có hưởng.

+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ TNLĐ-BNN là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH. Tuy nhiên, năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn, vệ

sinh lao động và chuyển chế độ TNLĐ-BNN sang Luật này nhằm m c tiêu nâng cao hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa, h trợ cho người lao động khi gặp TNLĐ-BNN.

+ Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí được coi là chế độ quan trọng nhất trong chính sách BHXH. Vì m c đích của việc tham gia BHXH hôm nay là để được nhận mức lương hưu đủ khi về già, đảm bảo cuộc sống khi không còn tham gia lao động nữa.Sau một khoảng thời gian dài làm việc, lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi, có 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Trong một số trường hợp độ tuổi để được hưởng lương hưu được quy định thấp hơn nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh m c đã được ban hành hoặc có 15 năm làm việc ở nơi có ph cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Đối với những lao động có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì họ sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH được 20 năm. Đặc biệt đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có 20 năm đóng BHXH cũng đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí

Đối với chế độ BHXH tự nguyện, điều kiện để hưởng chế độ hưu trí cũng tương tự như BHXH bắt buộc, NLĐ nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH được 20 năm.

+ Chế độ tử tuất

Quy định về mức hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng trong BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện khá giống nhau, tuy nhiên, BHXH tự nguyện không có chế độ trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân NLĐ. Ngoài ra, điều kiện hưởng của trợ cấp mai táng phí trong chế độ BHXH tự nguyện quy định khắt khe hơn so với BHXH bắt buộc, c thể: NLĐ có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên chết thì mới được hưởng trợ cấp mai táng phí trong khi BHXH bắt buộc chỉ quy định NLĐ đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí.

- BHXH một lần

Theo quy định tại điều 60 của Luật BHXH hiện hành và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội thì những người đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp t c tham gia BHXH tự nguyện, những người ra nước ngoài định cư, người đang mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp t c đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH có yêu cầu được nhận BHXH một lần sẽ được hưởng BHXH 1 lần.

Chương 3

THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI


3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

3.1.1. Điều kiện địa lý – tự nhiên

Về vị trí địa lý:

Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang ở phía Bắc; Hà Nam, Hoà Bình ở phía Nam; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình, Phú Thọ ở phía Tây.

Từ ngày 01/8/2008, Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội (khoá

XII) có hiệu lực về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Theo đó, Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Nội (cũ), tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hà Nội ngày nay có diện tích tự nhiên là 3.344,7 km2, nằm ở hai bên bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu ở hữu ngạn. Hà Nội hiện nay đang có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Số đơn vị hành chính cấp xã là 584 (386 xã, 177 phường, 21 thị trấn), gần 8.000 thôn, tổ

dân phố - nhiều nhất cả nước8.

3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội

Theo báo cáo của Hà Nội, tốc độ tăng trưởng bình quân của Hà Nội cao gấp 1,3 lần tốc độ chung cả nước; quy mô GRDP tăng gấp gần 2 lần sau 10 năm, không chỉ của phần Hà Nội cũ mà của cả vùng mở rộng trước đây. Đến cuối năm 2017, Hà Nội đã đóng góp 19% nguồn thu ngân sách cả nước, 16,5% GDP cả nước. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 - 2018 đạt bình quân


8 C thể, hiện Hà Nội có 12 quận gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm. 17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và Ứng Hòa và 1 thị xã (Sơn Tây).

7,41% m i năm. Quy mô GRDP gấp 1,9 lần trước khi mở rộng, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,3 lần lên hơn 3.900 USD9.

Hình 3.1. Vai trò của kinh tế Hà Nội


Tổng mức đầu tư cho nông thôn giai đoạn 2008 2018 khoảng 18 000 tỷ đồng và 1

Tổng mức đầu tư cho nông thôn giai đoạn 2008-2018 khoảng 18.000 tỷ đồng và gần 3/4 nguồn vốn này được h trợ riêng 14 huyện, thị của Hà Tây và Mê Linh. Vậy nhưng, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, chênh lệch trình độ văn hóa của những công dân thủ đô vẫn còn lớn. Thu nhập đầu người tính chung là 86 triệu đồng năm 2017, nhưng tính riêng khu vực nông thôn chỉ là 38 triệu đồng.

Năm 2008, toàn thành phố chỉ có 27,5% lao động đang làm việc đã qua đào tạo, nhưng đến năm 2018, con số này là 63,18%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Số người có việc làm cũng tăng khi năm 2018, toàn thành phố giải quyết việc làm cho hơn 190.000 lao động, tăng 25,1% so với năm 2017. Hà Nội hiện có 369 cơ sở giáo d c nghề nghiệp, trung bình m i năm tuyển sinh, đào tạo nghề cho khoảng 150.000-190.000 lượt người.

Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nhu cầu lao động tại Hà Nội giữ vị trí cao so với các địa phương khác. Lượng cầu lao động nhìn chung tăng đều hàng năm, ngoài lao động tại ch còn có một lượng lao động từ các địa phương khác đổ về. Bình quân trong giai đoạn 2008 - 2014 tỷ lệ nhập cư thuần vào Hà Nội khoảng 0,5%/năm, tương ứng với khoảng 30.000 - 35.000 người được bổ sung thêm vào dân số Hà Nội m i năm từ nguồn nhập cư. Để đáp ứng nhu cầu đó, Hà Nội đã thực


9 Báo điện tử Vnexpress: Cuộc chuyển mình 10 năm của kinh tế Hà Nội. Thứ tư, 1/8/2018, 09:43 (GMT+7).

hiện kế hoạch phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn cả về số lượng lẫn quy mô, nên phần nào đã đáp ứng được việc làm cho người lao động. Năm 2014, số người có việc làm chính thức trong các loại hình doanh nghiệp chiếm khoảng 52,8% tổng dân số trên địa bàn.

Hình 3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội


Về cơ cấu tỷ lệ lao động nữ và nam có sự chênh lệch trung bình khoảng 6 3 2

Về cơ cấu, tỷ lệ lao động nữ và nam có sự chênh lệch trung bình khoảng 6,3% (lao động nữ luôn ít hơn lao động nam). Hà Nội được nhận định là đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn nhân lực trẻ đạt cực đại và tỷ lệ dân số trẻ trong độ tuổi lao động lớn. Nhóm tuổi từ 15 - 19 tuổi và trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 5% - 6%, nhóm tuổi từ 20 - 64 chiếm tỷ lệ chủ yếu trong lực lượng lao động Hà Nội hiện nay. Theo khu vực, hiện tại Hà Nội có đến 60,6% trong tổng lao động (khoảng 2,6 triệu người) đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực nhà nước chiếm khoảng 19%, khu vực tư nhân vào

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí