Khái Niệm Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp Ngoài Nhà Nước

hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Theo ILO, hệ thống ASXH bao gồm 9 chế độ như sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất.

Ở Việt Nam, nhiều học giả, các nhà quản lý cũng đưa ra các định nghĩa rộng, hẹp khác nhau về ASXH. Tác giả Hoàng Chí Bảo định nghĩa ASXH theo nghĩa rất rộng, đó là sự an toàn của cuộc sống con người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách2. Nguyễn Hải Hữu thì tiếp cận ASXH từ góc độ chính sách

theo nghĩa rộng, gần với định nghĩa của ILO, đó là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khác quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về BHXH, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội" [11].

Mai Ngọc Cường cho rằng, để thấy hết được bản chất ASXH, chúng ta phải tiếp cận theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này. Theo nghĩa rộng: ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội. Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ [06].


2 Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài KX02.02/06-10

Mặc dù, với những diễn đạt khác nhau, các quan niệm về ASXH đều có những điểm chung sau đây [12]:

(1) Bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn như rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống.

(2) Nhà nước đóng vai trò chính trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch v ASXH.

(3) Lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội nên m c tiêu chính sách ASXH hướng tới là bao phủ toàn dân, bảo đảm cho mọi thành viên xã hội, kể cả người yếu thế được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch v (đây cũng là lý do để nhà nước tham gia trong chính sách ASXH).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Một hệ thống ASXH quốc gia bao giờ cũng được cấu trúc gồm 3 yếu tố cơ bản:

Thứ nhất: Các chính sách mang tính chất phòng ngừa rủi ro

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 7

Đây là tầng trên cùng của hệ thống ASXH, đóng vai trò can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư để bảo đảm cho mọi người có việc làm, thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, với tr cột cơ bản nhất là các chính sách về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; h trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Thứ hai: Các chính sách mang tính chất giảm thiểu rủi ro

Đây là tầng thứ hai của hệ thống ASXH nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro với các hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng như: BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.v.v.

Thứ ba: Các chính sách mang tính chất khắc phục rủi ro

Đây là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà không tự khắc ph c được như: người già không có lương hưu, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nghèo, người bị thiên tai... Các chính sách tầng này bao gồm cứu trợ xã hội trợ giúp xã hội.

2.1.2. Khái niệm BHXH, BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện

BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu, nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu nhập. Ở tất cả các quốc gia, chính sách BHXH đều được xem là một tr cột cơ bản, quan trọng nhất trong hệ thống ASXH.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về về BHXH, chẳng hạn [03]:

Từ các giác độ khác, cũng có thể có những khái niệm khác nhau về BHXH [03], chẳng hạn:

- Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế định pháp luật bảo vệ người lao động, sử d ng tiền đóng góp của người lao động, NSDLĐ, và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết.

- Từ giác độ tài chính: BHXH là sự chia sẻ rủi ro về tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.

- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ gặp phải các “rủi ro xã hội nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội….

Hiện nay, Luật BHXH (2014) quy định: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Chính sách BHXH được cấu thành chủ yếu từ 2 chính sách:

- BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà theo quy định của pháp luật, người lao động và NSDLĐ phải tham gia, áp d ng cho khu vực kinh tế chính thức, có quan hệ lao động, chủ yếu cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị kinh tế.

- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động tham gia (chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, không có quan hệ lao động) được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu

nhập của mình và Nhà nước có chính sách h trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ BHXH.

Luật BHXH (2014) cũng quy định, đối với BHXH bắt buộc thì gồm có các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất và BHXH tự nguyện thì chỉ có 02 chế độ: hưu trí; tử tuất.

So sánh giữa BHXH và các loại hình bảo hiểm thương mại có sự khác nhau cơ bản như:

Thứ nhất, sự khác biệt lớn nhất là ở m c đích: BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, còn bảo hiểm thương mại nhằm m c đích là sinh lời. Như vậy, khoản lời của bảo hiểm nhân thọ được lấy từ chính tiền của người tham gia bảo hiểm thương mại.

Thứ hai, về điều kiện, mức phí tham gia: Đối tượng tham gia BHXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mức đóng xác định trước là 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Nhưng đối với bảo hiểm nhân thọ, do tính chất lợi nhuận nên điều kiện tham gia thường khá chặt chẽ về tuổi đời, sức khỏe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro tài chính.

Thứ ba, về quyền lợi: Tiền đóng vào quỹ BHXH đều được điều chỉnh tăng tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng từng năm (CPI) theo quy định của Chính phủ được công bố tại năm mà người tham gia hưởng chế độ (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm, tính từ năm 2008 đến nay). Còn bảo hiểm nhân thọ thì tính theo lãi suất thị trường. Người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế. Trong thực tế, gần như hàng năm Nhà nước đều điều chỉnh tăng lương hưu, chỉ tính riêng cho giai đoạn từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần (tùy theo nhóm đối tượng) so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002. Đây là ưu điểm vượt trội của BHXH. Đối với bảo hiểm thương mại, quyền lợi được hưởng theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, trong trường hợp rủi ro mà DN bảo hiểm phá sản thì người tham gia có thể mất hết quyền lợi. Ngược lại khi tham gia BHXH thì quyền lợi của người tham gia được bảo đảm an toàn tuyệt đối vì quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ không bị phá sản;

nếu mất khả năng chi trả thì Nhà nước sẽ điều tiết từ ngân sách để bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân.

2.1.3. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước

Doanh nghiệp được định nghĩa là đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài), hoặc theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau đây:

Doanh nghiệp nhà nước gồm các loại doanh nghiệp sau: (1) doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động do trung ương quản lý và địa phương quản lý; (2) công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước do trung ương quản lý và địa phương quản lý;

(3) công ty cổ phần vốn trong nước mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu, gồm 2 loại: (1) doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; (2) doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm các doanh nghiệp vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân của một hoặc nhóm người có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm: (1) doanh nghiệp tư nhân; (2) công ty hợp danh; (3) công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; (4) công ty cổ phần không có vốn nhà nước; (5) công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống [39].

Trong luận án này, chỉ tập trung xem xét loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, đang có nhiều vấn đề cần xem xét đối với chính sách BHXH cho người lao động.

2.1.4. Khái niệm người lao động, người lao động tham gia BHXH bắt buộc Khái niệm "Người lao động" là" danh từ chung dùng để chỉ tất cả đến những người làm công ăn lương" bằng sức lao động hoặc trí óc làm ra các sản phẩm vật chất hoặc về tinh thần cho người khác, làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề

khác nhau trong xã hội.

Bộ luật lao động (2012) của Việt Nam giải thích khái niệm “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử d ng lao động (Khoản 1 Điều 3). Luật việc làm (2013) giải thích khái niệm “Người lao động là công

dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc (Khoản 1 Điều 3). Như vậy, giữa 02 luật định nghĩa khái niệm này khác nhau, Luật việc làm định nghĩa khái niệm người lao động rộng hơn, bao gồm cả người lao động làm việc trong khu vực chính thức, phi chính thức, có quan hệ lao động hoặc không có quan hệ lao động; Bộ luật lao động chỉ áp d ng cho người lao động trong khu vực có quan hệ lao động, do vậy khái niệm người lao động gắn với một quan hệ lao động c thể, tức là có hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động và người sử d ng lao động. Luận án sử d ng khái niệm người lao động theo quy định của Bộ luật lao động vì họ đang làm việc trong doanh nghiệp, gắn với một quan hệ lao động c thể.

Luật BHXH (2014) quy định mọi người lao động đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với chính sách BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia bao gồm 10 nhóm đối tượng:

(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa v hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử d ng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (bắt đầu thực hiện từ 01/01/2018);

(3) Cán bộ, công chức, viên chức;

(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp v , sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân ph c v có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

(8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

(10) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp, bao gồm 03 nhóm đối tượng:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa v hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (bắt đầu thực hiện chính sách này từ 01/01/2018);

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ (chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ).

Luật BHXH (2014) cũng quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch v , kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.

2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài

2.2.1. Lý thuyết vai trò

Đề tài cũng sử d ng lý thuyết vai trò-vị thế của Ralph Linton (1893-1953) đã có công đầu trong việc xác định nội dung xã hội học của khái niệm vị thế và vai trò. Theo Linton, vị thế được hiểu theo hai nghĩa: theo một nghĩa trừu tượng, vị thế là một vị trí trong khuôn mẫu tương tác nhất định có nghĩa là một nhóm người có nhiều vị thế do tham gia nhiều khuôn mẫu hành vi. Theo một nghĩa c thể, vị thế của một người là tập hợp tất cả các vị thế mà người đó nắm giữ trong các mối tương

tác xã hội. Do vị thế được hiểu theo 2 nghĩa cho nên vai trò cũng được hiểu theo hai nghĩa tương tự. Vai trò của một người là tổng hợp các vai trò mà người đó thực hiện, nhờ vậy mà vai trò của một người sẽ xác định người đó làm gì cho xã hội và có thể mong chờ gì ở xã hội [14]. Trong quan hệ lao động, ngươi lao động là người làm công, làm thuê cho người sử d ng lao động nên có sự lệ thuộc, yếu thế so với người sử d ng lao động, do vậy, sự tham gia BHXH của người lao động cũng chịu sự ảnh hưởng từ vị thế xã hội này của họ trong quan hệ lao động.

Hai là lý thuyết hệ thống vai trò của Parsons giải thích rằng các vai trò xã hội tạo thành một hệ thống xã hội mà bất kỳ một sự thay đổi ở một vai trò này sẽ kéo theo sự thay đổi ở các vai trò khác và cả hệ thống [14]. Xã hội Việt Nam đang được đổi mới một cách toàn diện trong đó kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường. Do đó, vai trò, vị thế của người lao động, người sử d ng lao động cũng thay đổi cho phù hợp. Người lao động ngày cang đóng vai trò tích cực, chủ động hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới hoặc thời kỳ bao cấp để phù hợp với sự đổi mới của các quan hệ lao động, của nhà nước, người lao động và doanh nghiệp trong cả hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới.

Ba là lý thuyết tập hợp-vai trò của Merton giải thích rằng có những vai trò mang tính tổng hợp, tập hợp, chủ đạo, bao trùm các vai trò khác. Người lao động thực hiện nhiều vai trò khác nhau, nhưng vai trò là người làm thuê, làm công sẽ là chủ đạo, chi phối các vai trò là công dân, đoàn viên công đoàn trong quan hệ lao động, BHXH [14]. Cần áp d ng lý thuyết của Merton vào phân tích tập hợp các vai trò của người lao động để thấy tính đặc thù của quan hệ lao động, từ đó đánh giá chính xác về các yếu tố chi phối, tác động đến hành vi tham gia BHXH của người lao động.

2.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Các nhà xã hội học như: George Homans, PeterBlau, James Coleman… cho thấy rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử d ng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Weber đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động của con người ngày càng trở nên duy lý với tính toán chi li, tỷ mỉ chính xác về giữa m c đích và kết quả. Luận điểm thực sự luôn là điểm tựa cho các nhà kinh tế. Các

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí